Tôi không tưởng tượng nổi có cuộc sống, công việc nào lại không có đối kháng ở mức độ nào đó. Chúng ta sống trong xã hội của những lợi ích đối kháng, mỗi người mỗi chuẩn mực riêng.
Với bạn, kết quả công việc này là hoàn hảo nhưng với người khác thì không thể chấp nhận. Với bạn, việc này là gấp và vô cùng quan trọng, nhưng người khác thì không quan tâm.
Xung quanh bạn luôn có quá nhiều việc, nhiều người đặt trong mối quan hệ đối kháng này và nó dường như là điều không thể tránh khỏi. Bạn phải đối kháng để có được một kết quả như mình mong muốn, để làm rõ một ý định, để thúc đẩy một công việc, để giải quyết mâu thuẫn hoặc để phá vỡ một lối mòn…
Tuy nhiên, bởi đây là điều không tránh khỏi, bạn không nên coi nó như một cuộc chiến, và tự chuốc lấy căng thẳng, giận dữ, thất vọng. Bạn có thể đối kháng một cách mềm mỏng mà vẫn hiệu quả. Như thế, bạn không chỉ đạt được kết quả mong đợi mà còn gần gũi, thân thiện hơn với mọi người cả trong quan hệ công việc và cá nhân.
Như tôi quan sát, đa phần mọi người thường tỏ ra thù địch khi phải đối kháng. Họ đánh mất cả sự khiêm nhường và tính nhân đạo. Bằng thái độ mình đúng, người khác sai, họ lên tiếng: “Tôi phản đối”, “Tôi sẽ chỉ cho anh thấy”... Thế nhưng, thái độ của họ đã tự biến mình thành kẻ thù và làm cho người kia trở nên dè chừng hơn. Người kia bắt đầu tỏ ra cố chấp, không biết lắng nghe. Khi một người cảm thấy không được tôn trọng, họ sẽ không bao giờ tôn trọng đối phương.
Chìa khóa dẫn bạn tới thành công chính là hãy tỏ ra kiên quyết mà vẫn mềm mỏng, tôn trọng đối phương. Hãy tự nhủ những gì bạn đang tìm kiếm là một giải pháp. Đừng đổ lỗi, đừng trách mắng ai. Như thế, bạn sẽ nhìn ra sự vô tội của mình và của cả người khác. Tránh những câu nói dễ làm người khác tổn thương theo kiểu: “Anh sai rồi. Chúng ta cần phải nói chuyện”, thay bằng một câu nói có tình người hơn.
Và quan trọng hơn lời nói là cảm xúc. Hãy cố tránh đối kháng vào những lúc tâm trạng không tốt. Bạn có thể chờ thêm đôi chút, khi mình không còn giận dữ, căng thẳng. Trước một người bình tĩnh, tự chủ đang nói những điều thành thật nhất từ đáy lòng, người khác thường trở nên có lý lẽ, biết lắng nghe.
Trong mọi trường hợp, kể cả những tình huống được cho là khó khăn nhất, nếu bạn biết đối kháng một cách mềm mỏng, nó không chỉ giúp bạn có được kết quả như ý mà còn giảm bớt căng thẳng. Bạn mềm mỏng cũng có nghĩa là bạn thanh thản. Bạn bớt đấu tranh, gây hấn đồng thời được mọi người tôn trọng, hỗ trợ. Bên cạnh đó, quan trọng hơn hết là cảm giác dễ chịu của chính bạn cả trong ý nghĩ và cảm xúc.
Lần tới đây, khi phải đối kháng với ai dù vì lý do gì, hãy tỏ ra mềm mỏng, bạn sẽ thấy cuộc sống bớt hẳn những trận chiến.
Trích từ "Thăng tiến trong sự nghiệp" – Richard Carlson
Với bạn, kết quả công việc này là hoàn hảo nhưng với người khác thì không thể chấp nhận. Với bạn, việc này là gấp và vô cùng quan trọng, nhưng người khác thì không quan tâm.
Xung quanh bạn luôn có quá nhiều việc, nhiều người đặt trong mối quan hệ đối kháng này và nó dường như là điều không thể tránh khỏi. Bạn phải đối kháng để có được một kết quả như mình mong muốn, để làm rõ một ý định, để thúc đẩy một công việc, để giải quyết mâu thuẫn hoặc để phá vỡ một lối mòn…
Tuy nhiên, bởi đây là điều không tránh khỏi, bạn không nên coi nó như một cuộc chiến, và tự chuốc lấy căng thẳng, giận dữ, thất vọng. Bạn có thể đối kháng một cách mềm mỏng mà vẫn hiệu quả. Như thế, bạn không chỉ đạt được kết quả mong đợi mà còn gần gũi, thân thiện hơn với mọi người cả trong quan hệ công việc và cá nhân.
Như tôi quan sát, đa phần mọi người thường tỏ ra thù địch khi phải đối kháng. Họ đánh mất cả sự khiêm nhường và tính nhân đạo. Bằng thái độ mình đúng, người khác sai, họ lên tiếng: “Tôi phản đối”, “Tôi sẽ chỉ cho anh thấy”... Thế nhưng, thái độ của họ đã tự biến mình thành kẻ thù và làm cho người kia trở nên dè chừng hơn. Người kia bắt đầu tỏ ra cố chấp, không biết lắng nghe. Khi một người cảm thấy không được tôn trọng, họ sẽ không bao giờ tôn trọng đối phương.
Chìa khóa dẫn bạn tới thành công chính là hãy tỏ ra kiên quyết mà vẫn mềm mỏng, tôn trọng đối phương. Hãy tự nhủ những gì bạn đang tìm kiếm là một giải pháp. Đừng đổ lỗi, đừng trách mắng ai. Như thế, bạn sẽ nhìn ra sự vô tội của mình và của cả người khác. Tránh những câu nói dễ làm người khác tổn thương theo kiểu: “Anh sai rồi. Chúng ta cần phải nói chuyện”, thay bằng một câu nói có tình người hơn.
Và quan trọng hơn lời nói là cảm xúc. Hãy cố tránh đối kháng vào những lúc tâm trạng không tốt. Bạn có thể chờ thêm đôi chút, khi mình không còn giận dữ, căng thẳng. Trước một người bình tĩnh, tự chủ đang nói những điều thành thật nhất từ đáy lòng, người khác thường trở nên có lý lẽ, biết lắng nghe.
Trong mọi trường hợp, kể cả những tình huống được cho là khó khăn nhất, nếu bạn biết đối kháng một cách mềm mỏng, nó không chỉ giúp bạn có được kết quả như ý mà còn giảm bớt căng thẳng. Bạn mềm mỏng cũng có nghĩa là bạn thanh thản. Bạn bớt đấu tranh, gây hấn đồng thời được mọi người tôn trọng, hỗ trợ. Bên cạnh đó, quan trọng hơn hết là cảm giác dễ chịu của chính bạn cả trong ý nghĩ và cảm xúc.
Lần tới đây, khi phải đối kháng với ai dù vì lý do gì, hãy tỏ ra mềm mỏng, bạn sẽ thấy cuộc sống bớt hẳn những trận chiến.
Trích từ "Thăng tiến trong sự nghiệp" – Richard Carlson
0 nhận xét:
Đăng nhận xét