Trong lớp, em là một sinh viên bình thường, không có điểm gì nổi bật. Tính em ít nói, hay nhường nhịn. Thỉnh thoảng thấy các bạn có vẻ lấn lướt, em hơi khó chịu nhưng cũng chỉ cười trừ rồi cho qua. Một số bạn cho rằng em cư xử như vậy là dại dột, vì nhường nhịn sẽ thua thiệt. Muốn thành công, mình phải chặn đầu, cản lối, đừng để ai vượt qua mình.
Em không đồng tình với suy nghĩ đó của các bạn, nhưng cũng... chẳng tranh cãi làm gì. Bởi đôi lúc trên đường, em thấy người ta chẳng chịu nhường nhau một bánh xe, để rồi tất cả phải đứng lại giữa trời nắng, phải hao tốn xăng xe, hít khói bụi trong trạng thái hết sức bực bội... Đó chẳng phải là dại dột hay sao? Như vậy, nhường nhịn đâu hẳn là thua thiệt phải không cô?
binhyen@yahoo.com.vn
Em không đồng tình với suy nghĩ đó của các bạn, nhưng cũng... chẳng tranh cãi làm gì. Bởi đôi lúc trên đường, em thấy người ta chẳng chịu nhường nhau một bánh xe, để rồi tất cả phải đứng lại giữa trời nắng, phải hao tốn xăng xe, hít khói bụi trong trạng thái hết sức bực bội... Đó chẳng phải là dại dột hay sao? Như vậy, nhường nhịn đâu hẳn là thua thiệt phải không cô?
binhyen@yahoo.com.vn
*******************************
- Trả lời tư vấn của Tiến sĩ giáo dục học Nguyễn Thị Bích Hồng :
Không ít người có tính cách ưa thích sự nổi trội, vượt hơn người khác và không chịu thua kém ai. Điều đó cũng có ý nghĩa tích cực, giúp họ có động lực mạnh mẽ để phấn đấu.
Nhưng sự "bon chen" cũng khiến họ mệt mỏi, căng thẳng và day dứt khi "lực bất tòng tâm".
Thông thường, người có thái độ nhường nhịn có vẻ thiệt thòi hơn, ít có cơ hội và ít được hưởng điều kiện tốt nhất so với những người có tính lấn lướt người khác. Nhưng không phải lúc nào sự nhường nhịn cũng gây thua thiệt, như em đã phân tích về hiện tượng giao thông trên đường phố.
Chủ động nhường nhịn trước hết tạo sự bình an trong tâm trí, có thể giúp ta tìm ra cách giải quyết tốt đẹp cho cả đôi bên, hơn là sự đối đầu quyết liệt để giành phần hơn về mình.
Tuy vậy, nhường nhịn quá mức có khi lại là sự nhu nhược, vô tình dung túng cho sự bất công, tạo ra phiền muộn, bất mãn trong quan hệ giữa người với người. Vì thế, thái độ nhường nhịn chỉ có ý nghĩa tích cực khi mang lợi ích cho nhiều người nhưng sự thiệt thòi không lớn đến mức gây tổn hại cho bản thân.
Nguồn : Phụ Nữ Online
Không ít người có tính cách ưa thích sự nổi trội, vượt hơn người khác và không chịu thua kém ai. Điều đó cũng có ý nghĩa tích cực, giúp họ có động lực mạnh mẽ để phấn đấu.
Nhưng sự "bon chen" cũng khiến họ mệt mỏi, căng thẳng và day dứt khi "lực bất tòng tâm".
Thông thường, người có thái độ nhường nhịn có vẻ thiệt thòi hơn, ít có cơ hội và ít được hưởng điều kiện tốt nhất so với những người có tính lấn lướt người khác. Nhưng không phải lúc nào sự nhường nhịn cũng gây thua thiệt, như em đã phân tích về hiện tượng giao thông trên đường phố.
Chủ động nhường nhịn trước hết tạo sự bình an trong tâm trí, có thể giúp ta tìm ra cách giải quyết tốt đẹp cho cả đôi bên, hơn là sự đối đầu quyết liệt để giành phần hơn về mình.
Tuy vậy, nhường nhịn quá mức có khi lại là sự nhu nhược, vô tình dung túng cho sự bất công, tạo ra phiền muộn, bất mãn trong quan hệ giữa người với người. Vì thế, thái độ nhường nhịn chỉ có ý nghĩa tích cực khi mang lợi ích cho nhiều người nhưng sự thiệt thòi không lớn đến mức gây tổn hại cho bản thân.
Nguồn : Phụ Nữ Online
0 nhận xét:
Đăng nhận xét