Home » » Biến đam mê thành “nghề”

Biến đam mê thành “nghề”

Làm sao xác định đâu là đam mê chỉ để “dạo chơi”, đâu là đam mê có thể thành “nghề” và gắn bó với bạn lâu dài?

Hãy thử khi có thể


Bạn có sở thích viết lách? Hãy thử gửi bài ngay cho vài tờ báo. Bạn thích vẽ? Mở dịch vụ vẽ chibi cho mọi người trên facebook với giá rẻ xem sao. Bạn đam mê kinh doanh? Mở ngay một shop online trên mạng ngay khi có thể. Bạn đam mê ẩm thực? Tìm ngay một Trường dạy ẩm thực uy tín để học và mở quán ăn ngay sau đó. 

Đừng chần chừ, đừng chờ đợi. Bạn còn trẻ, bạn có quyền bắt đầu lại mọi thứ, đừng e ngại bất kì điều gì. 

Muốn biết đam mê nào thích hợp nhất với bạn, phải thử bằng những trải nghiệm thực tế. Càng trải nghiệm được nhiều công việc, bạn càng có sự lựa chọn đúng đắn hơn, đỡ phải tiếc nuối hơn.


Tham khảo ý kiến từ “người đi trước”

Nguồn tham khảo rất đa dạng, bạn có thể hỏi trực tiếp người thân, bạn bè, hay đơn giản là cộng đồng mạng (facebook, diễn đàn…). 

Tốt nhất là bạn tự tìm thông tin qua sách báo, internet vì đó là nguồn thông tin khách quan nhất, giúp bạn có định hướng tốt nhất. 

Chẳng hạn như một bạn đam mê ngành công nghệ thông tin nhưng còn mơ hồ, những gì mà các thành viên ở diễn đàn công nghệ chia sẻ sẽ giúp bạn có được quyết định đúng đắn nhất, xem bạn có thật sự phù hợp và đam mê hay không.

Cân nhắc về cơ hội thăng tiến


Nếu bạn có đam mê, ắt hẳn bạn chẳng bao giờ muốn đam mê của mình đi theo lối mòn và mãi “dậm chân tại chỗ”, ngày này qua ngày khác bạn đều phải “xào đi xào lại” những việc giống nhau mà không hề thay đổi. 

Nếu muốn biến đam mê thành nghề, bạn hãy ước mơ và có những mục tiêu cụ thể, xa hơn, lớn hơn. 

Nếu bạn không thấy được bất kì cơ hội thăng tiến nào trong đam mê của mình, chỉ nên xem đó là nghề tay trái và quyết định đi một con đường khác.

Phải có “tình huống dự phòng”


Đam mê có thể tạo động lực cho bạn nhất thời, nhưng chưa chắc đã theo bạn mãi mãi. Cho dù bạn đam mê đến đâu thì cũng sẽ có một giai đoạn nào đó chán chường. Trong giai đoạn ấy, bạn cần làm một điều nào đó thật khác. “Tình huống dự phòng” rất quan trọng, vì khi bạn chưa xác định được bạn muốn làm “nghề” gì thật sự, bạn cần có sự lựa chọn. 

Khi bạn có nhiều sự lựa chọn, bạn sẽ cảm thấy an tâm với quyết định của mình.

                                         (Sưu tầm)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét