Chơi như thế nào để việc học thật hiệu quả. Học ra sao để luôn có số điểm tốt mà vẫn không bị gọi là “mọt sách” và không bị căng thẳng. Cũng như làm thế nào để cân bằng việc làm thêm, công tác đoàn hội, việc học và việc chơi?
Những thắc mắc trên đã được chuyên gia tâm lý Lý Thị Mai giải thích trong buổi trò chuyện mang tên: “Làm thế nào cân bằng giữa việc học và việc chơi”.
"Thái quá bất cập"
Trường hợp của bạn nam sinh năng động Nguyễn Khắc Thương (sinh viên ngành Công tác xã hội trường ĐH KHXH&NV TP.HCM) nêu ra được cho là rất phổ biến trong giới sinh viên. Một ngày của Thương chia ra làm 8 phần, trong đó 6 phần để chơi, còn 2 phần để học. Nhưng do dùng một khoảng thời gian dài để chơi nên bạn thường cảm thấy mỏi mệt vào những giờ cuối ngày. “Và những giời cuối ngày em thường ngủ luôn, không học bài nổi, do đó điểm số của em rất xấu" - Thương chia sẻ.
Bạn Trần Thị Hồng Hoa - sinh viên năm hai - lại là một cán bộ đoàn năng nổ, vì thế mà Hồng Hoa thường bị áp lực giữa việc học, việc chơi, cũng như các hoạt động của đoàn, nhiều lúc bạn Hoa không biết làm thế nào để cân bằng và làm tốt cả ba công việc trên. Bạn Hoa tâm sự: “Đôi lúc em muốn vui chơi, thư giãn cùng bạn bè, nhưng luôn canh cánh trong lòng các hoạt động đoàn, không yên tâm đi chơi được”.
Còn bạn Nguyễn Thị Vân Lam (sinh viên khoa Ngôn ngữ trường ĐH KHXH& NV TP.HCM) có hoàn cảnh cũng "bi đát" không kém như những bạn trên. Nhiều lúc Vân Lam học quá tải nên bị stress. Vào những lúc căng thẳng ấy, Lam lại không thể vui chơi cùng bạn bè, vì luôn bị điểm số của các môn học “ám ảnh”. “Em muốn hỏi là có cách nào để học tập mà không bao giờ bị stress không?” - Vân Lam tâm sự.
Chuyên gia tâm lý Lý Thị Mai nhận xét rằng sở dĩ mà các bạn bị mất căng bằng như thế là chưa biết phân bổ việc học và việc chơi hợp lý.
Chơi và học phải hài hòa
Chuyên gia tâm lý Lý Thị Mai mở đầu phần trả lời những câu hỏi của các bạn bằng việc kể về lịch làm việc tất bật của cô từ 6g sáng đến 12g khuya, làm các bạn sinh viên phải tròn xoe mắt ngạc nhiên. Nhưng điều hay nhất là cô Mai chưa bao giời bị căng thẳng. Và cô cũng chia sẻ bí quyết với các bạn là luôn phải tìm những giờ phút thư giãn trong một chuỗi công việc.
Đầu tiên là phải biết xác định lịch học, cũng như làm việc cụ thể. Cô Mai còn nhấn mạnh rằng việc quan trọng nhất của sinh viên đó chính là phải lấy được mảnh bằng tốt nghiệp.
Những tình huống mà cô Mai đưa ra làm không khí trong phòng trở nên náo nhiệt hẳn lên. “Bạn hãy thử tưởng tượng đi, nếu người yêu bạn là một người học dở thì bạn có chấp nhận không?” Câu trả lời “Không” của hơn 2.000 bạn sinh viên làm khán phòng như muốn "nổ tung". Do đó mà mọi người phải chăm chỉ học tập, không chỉ vì áp lực gia đình, mà còn vì áp lực của chính bản thân mình.
Nhưng cũng đừng vì học quá mà các bạn tự cắt mất giờ phút thư giãn của mình. Cách tốt nhất là chúng ta phải biết tìm được sự thư giãn ngay trong chính giờ học.
Nếu không có điều kiện để tham gia vận động ngoài trời, cách tốt nhất là các bạn nên chọn việc thư giãn thật là hợp lý. Ví dụ như sau khi học bài quá căng thẳng, bạn có thể gấp quyển vở lại, hát thầm. Hay trong phòng ngột ngạt quá, bạn có thể đứng lên, làm vài động tác thể dục đơn giản, như vươn vai, hít thở, hoặc đi dạo…
Cô Mai cũng có lời khuyên cho các bạn hoạt động đoàn hội, đó là một ngày các bạn dành khoảng 30 phút cho công tác đoàn, và cố gằng hết sức để làm tốt vai trò của mình. Nếu như lúc nào các bạn căng thẳng, mệt quá, thì liệu pháp thư giãn tốt nhất đó chính là ngủ. Và bắt đầu một ngày mới bằng tinh thần thật thoải mái.
"Yêu cũng là một trong những cách chơi, cách thư giãn hiệu quả. Chính tình yêu sẽ giúp các bạn cân bằng hơn về mặt tâm lý, tinh thần, tình cảm, từ đó giảm đi những căng thẳng, mệt mỏi trong việc học" - Lý Thị Mai chia sẻ.
Ngọc Mai (Tuổi Trẻ Online)
Những thắc mắc trên đã được chuyên gia tâm lý Lý Thị Mai giải thích trong buổi trò chuyện mang tên: “Làm thế nào cân bằng giữa việc học và việc chơi”.
"Thái quá bất cập"
Trường hợp của bạn nam sinh năng động Nguyễn Khắc Thương (sinh viên ngành Công tác xã hội trường ĐH KHXH&NV TP.HCM) nêu ra được cho là rất phổ biến trong giới sinh viên. Một ngày của Thương chia ra làm 8 phần, trong đó 6 phần để chơi, còn 2 phần để học. Nhưng do dùng một khoảng thời gian dài để chơi nên bạn thường cảm thấy mỏi mệt vào những giờ cuối ngày. “Và những giời cuối ngày em thường ngủ luôn, không học bài nổi, do đó điểm số của em rất xấu" - Thương chia sẻ.
Bạn Trần Thị Hồng Hoa - sinh viên năm hai - lại là một cán bộ đoàn năng nổ, vì thế mà Hồng Hoa thường bị áp lực giữa việc học, việc chơi, cũng như các hoạt động của đoàn, nhiều lúc bạn Hoa không biết làm thế nào để cân bằng và làm tốt cả ba công việc trên. Bạn Hoa tâm sự: “Đôi lúc em muốn vui chơi, thư giãn cùng bạn bè, nhưng luôn canh cánh trong lòng các hoạt động đoàn, không yên tâm đi chơi được”.
Còn bạn Nguyễn Thị Vân Lam (sinh viên khoa Ngôn ngữ trường ĐH KHXH& NV TP.HCM) có hoàn cảnh cũng "bi đát" không kém như những bạn trên. Nhiều lúc Vân Lam học quá tải nên bị stress. Vào những lúc căng thẳng ấy, Lam lại không thể vui chơi cùng bạn bè, vì luôn bị điểm số của các môn học “ám ảnh”. “Em muốn hỏi là có cách nào để học tập mà không bao giờ bị stress không?” - Vân Lam tâm sự.
Chuyên gia tâm lý Lý Thị Mai nhận xét rằng sở dĩ mà các bạn bị mất căng bằng như thế là chưa biết phân bổ việc học và việc chơi hợp lý.
Chơi và học phải hài hòa
Chuyên gia tâm lý Lý Thị Mai mở đầu phần trả lời những câu hỏi của các bạn bằng việc kể về lịch làm việc tất bật của cô từ 6g sáng đến 12g khuya, làm các bạn sinh viên phải tròn xoe mắt ngạc nhiên. Nhưng điều hay nhất là cô Mai chưa bao giời bị căng thẳng. Và cô cũng chia sẻ bí quyết với các bạn là luôn phải tìm những giờ phút thư giãn trong một chuỗi công việc.
Đầu tiên là phải biết xác định lịch học, cũng như làm việc cụ thể. Cô Mai còn nhấn mạnh rằng việc quan trọng nhất của sinh viên đó chính là phải lấy được mảnh bằng tốt nghiệp.
Những tình huống mà cô Mai đưa ra làm không khí trong phòng trở nên náo nhiệt hẳn lên. “Bạn hãy thử tưởng tượng đi, nếu người yêu bạn là một người học dở thì bạn có chấp nhận không?” Câu trả lời “Không” của hơn 2.000 bạn sinh viên làm khán phòng như muốn "nổ tung". Do đó mà mọi người phải chăm chỉ học tập, không chỉ vì áp lực gia đình, mà còn vì áp lực của chính bản thân mình.
Nhưng cũng đừng vì học quá mà các bạn tự cắt mất giờ phút thư giãn của mình. Cách tốt nhất là chúng ta phải biết tìm được sự thư giãn ngay trong chính giờ học.
Nếu không có điều kiện để tham gia vận động ngoài trời, cách tốt nhất là các bạn nên chọn việc thư giãn thật là hợp lý. Ví dụ như sau khi học bài quá căng thẳng, bạn có thể gấp quyển vở lại, hát thầm. Hay trong phòng ngột ngạt quá, bạn có thể đứng lên, làm vài động tác thể dục đơn giản, như vươn vai, hít thở, hoặc đi dạo…
Cô Mai cũng có lời khuyên cho các bạn hoạt động đoàn hội, đó là một ngày các bạn dành khoảng 30 phút cho công tác đoàn, và cố gằng hết sức để làm tốt vai trò của mình. Nếu như lúc nào các bạn căng thẳng, mệt quá, thì liệu pháp thư giãn tốt nhất đó chính là ngủ. Và bắt đầu một ngày mới bằng tinh thần thật thoải mái.
"Yêu cũng là một trong những cách chơi, cách thư giãn hiệu quả. Chính tình yêu sẽ giúp các bạn cân bằng hơn về mặt tâm lý, tinh thần, tình cảm, từ đó giảm đi những căng thẳng, mệt mỏi trong việc học" - Lý Thị Mai chia sẻ.
Ngọc Mai (Tuổi Trẻ Online)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét