Nếu bạn có thể chăm lo công việc riêng của mình mà không xen vào việc của người khác mỗi khi không cần thiết thì quả thật là tốt đẹp.
Sau đây là lời khuyên của Đức Phật : "Không nên nhìn vào lỗi lầm của người khác, vào những gì người khác đã làm và những gì người khác bỏ qua. Hãy nhìn vào những gì chính ta đã làm và những gì ta bỏ qua?".
Lại nữa, ở một nơi khác, Ngài dạy : "Người luôn luôn nhìn vào lỗi lầm của kẻ khác và luôn luôn chao động, chỉ làm tăng trưởng ô nhiễm của chính mình. Người nầy còn lâu mới diệt hết được ô nhiễm".
Vào một trường hợp khác, Ngài dạy : "Thấy lỗi lầm của người khác thì dể nhưng rất khó thấy lỗi của chính mình. Người ta sàng sảy lỗi lầm của người khác giống như đánh bông để lấy hột, nhưng đối với lỗi của mình thì người ta nơm nớp giấu kín như người đánh bẫy chim tự ngụy trang".
"Bậc cao thượng không tách mình ra khỏi con đường chơn chánh, mặc cho những gì có thể xảy ra, và không còn bám vào lạc thú của trần gian. Bậc Thiện Trí luôn luôn trầm lặng và thản nhiên, khi vui cũng như lúc buồn".
Không ai có thể sống trên thế gian nầy mà khỏi bị chỉ trích và khiển trách.
Đức Phật dạy : "Người ta khiển trách kẻ lặng thinh. Người ta khiển trách kẻ nói nhiều cũng như người nói ít. Như vậy, trên thế gian nầy không ai tránh khỏi bị khiển trách".
Và Đức Phật cũng có dạy : "Đã không bao giờ có trong quá khứ, sẽ không bao giờ có trong tương lai, và trong hiện tại cũng không có ai bị khiển trách hoàn toàn hay hoàn toàn được tán dương".
Không phải tất cả những ai chỉ trích bạn đều là kẻ thù của bạn. Bạn phải biết sử dụng cơ hội bị chỉ trích ấy để tìm ra những thiếu sót mà tự bạn không thể thấy. Không nên bỏ dỡ một công trình tốt đẹp chỉ vì có sự chỉ trích. Nếu bạn có can đảm tiếp tục hoàn tất viên mãn, bất kể những lời chỉ trích, bạn quả thật là một vĩ nhơn và bạn có thể thành công bất luận nơi nào.
Lời chỉ trích giống như viên thuốc đắng, hay mũi thuốc chích làm đau, nhưng chữa hết bịnh. Chúng ta phải có can đảm tiếp nhận mọi chỉ trích và không nên sợ nó.
Trích từ "Nhẹ gánh lo âu" - Sri Dhammananda
Sau đây là lời khuyên của Đức Phật : "Không nên nhìn vào lỗi lầm của người khác, vào những gì người khác đã làm và những gì người khác bỏ qua. Hãy nhìn vào những gì chính ta đã làm và những gì ta bỏ qua?".
Lại nữa, ở một nơi khác, Ngài dạy : "Người luôn luôn nhìn vào lỗi lầm của kẻ khác và luôn luôn chao động, chỉ làm tăng trưởng ô nhiễm của chính mình. Người nầy còn lâu mới diệt hết được ô nhiễm".
Vào một trường hợp khác, Ngài dạy : "Thấy lỗi lầm của người khác thì dể nhưng rất khó thấy lỗi của chính mình. Người ta sàng sảy lỗi lầm của người khác giống như đánh bông để lấy hột, nhưng đối với lỗi của mình thì người ta nơm nớp giấu kín như người đánh bẫy chim tự ngụy trang".
"Bậc cao thượng không tách mình ra khỏi con đường chơn chánh, mặc cho những gì có thể xảy ra, và không còn bám vào lạc thú của trần gian. Bậc Thiện Trí luôn luôn trầm lặng và thản nhiên, khi vui cũng như lúc buồn".
Không ai có thể sống trên thế gian nầy mà khỏi bị chỉ trích và khiển trách.
Đức Phật dạy : "Người ta khiển trách kẻ lặng thinh. Người ta khiển trách kẻ nói nhiều cũng như người nói ít. Như vậy, trên thế gian nầy không ai tránh khỏi bị khiển trách".
Và Đức Phật cũng có dạy : "Đã không bao giờ có trong quá khứ, sẽ không bao giờ có trong tương lai, và trong hiện tại cũng không có ai bị khiển trách hoàn toàn hay hoàn toàn được tán dương".
Không phải tất cả những ai chỉ trích bạn đều là kẻ thù của bạn. Bạn phải biết sử dụng cơ hội bị chỉ trích ấy để tìm ra những thiếu sót mà tự bạn không thể thấy. Không nên bỏ dỡ một công trình tốt đẹp chỉ vì có sự chỉ trích. Nếu bạn có can đảm tiếp tục hoàn tất viên mãn, bất kể những lời chỉ trích, bạn quả thật là một vĩ nhơn và bạn có thể thành công bất luận nơi nào.
Lời chỉ trích giống như viên thuốc đắng, hay mũi thuốc chích làm đau, nhưng chữa hết bịnh. Chúng ta phải có can đảm tiếp nhận mọi chỉ trích và không nên sợ nó.
Trích từ "Nhẹ gánh lo âu" - Sri Dhammananda
0 nhận xét:
Đăng nhận xét