Sự phát triển cá tính con người thực sự bắt đầu khi người ta nhận ra điều thật giản dị là chính các quy luật là yếu tố tối hậu quyết định mọi việc chứ không phải chính bản thân chúng ta.
Cái giản dị của quy luật
Bí quyết sống là lấy quy luật làm tâm điểm cho cuộc sống. Chúng ta không nắm toàn quyền kiểm soát, quy luật mới là yếu tố điều khiển tối hậu. Chúng ta quá tự kiêu khi chúng ta nghĩ rằng chúng ta nắm quyền kiểm soát. Đúng, chúng ta có thể kiểm soát hành động của mình, nhưng làm sao mà điều khiển được hậu quả của những hành động đó. Vì thế, nói cho cùng hậu quả đó chịu sự điều khiển của các quy luật, các luật của tự nhiên.
Quá trình xây dựng cá tính và sáng tạo chất lượng cuộc sống chính là quá trình sắp xếp, sửa đổi các hành vi và niềm tin của chúng ta cho phù hợp với quy luật của vũ trụ. Các quy luật này không gắn liền với một cá nhân cụ thể nào, quy luật là những sự thật khách quan nằm ngoài chúng ta và hiển nhiên đúng. Các quy luật tác động đến cuộc sống của chúng ta bất luận ta có biết đến quy luật và tuân thủ quy luật hay không.
Nếu lối sống của bạn hiện nay không hoàn toàn phù hợp với các quy luật, có lẽ đây là thời điểm thích hợp để bạn đổi cách cầm lái cuộc đời mình : đổi một tấm bản đồ mang tên "giá trị" lấy một chiếc la bàn (compas) mang tên "quy luật". Khi bạn nhận ra rằng những quy luật và thực tiễn nằm ngoài chúng ta mới là yếu tố tối hậu quyết định điều gì sẽ xảy ra, bạn sẽ nhận ra một điều rằng những gì bạn coi là quan trọng (giá trị) chỉ là yếu tố thứ yếu cần phải được điều chỉnh cho phù hợp với quy luật.
Mục đích, vai trò, kế hoạch và hoạt động của mỗi người cần phải được điều chỉnh cho phù hợp với quy luật. Đáng tiếc là người ta thường chỉ thấy cần phải điều chỉnh khi người ta gặp phải những cơn khủng hoảng trong cuộc đời kiểu như : công ty giảm biên chế; việc làm có nguy cơ bị mất; quan hệ với thủ trưởng có vấn đề; thất bại lớn trong thi đấu; hôn nhân bị đe dọa, khó khăn tài chính trầm trọng, hoặc nhận được chẩn đoán của bác sĩ rằng mình chỉ còn sống được vài tháng nữa mà thôi.
Thiếu những cuộc khủng hoảng đó, người ta như thiếu chất xúc tác để thay đổi vậy. Chúng ta có thể bị tê liệt sống trong những bận rộn hàng ngày, lặp đi lặp lại và quên không nghĩ đến việc tại sao không tạm dừng và tự hỏi mình những việc mình đang làm có phải là việc quan trọng và cần thiết hay không?
Khiêm tốn là mẹ của đạo đức, bởi vì tinh thần khiêm tốn giúp người ta khai nhãn giới để hiểu được những quyền năng cao hơn mình, dần dần từng bước sửa đổi mình sao cho mình sống hòa hợp với quy luật của vũ trụ.
Dũng cảm là cha của đạo đức, bởi vì mỗi người đều cần rất nhiều lòng dũng cảm để sống theo đúng quy luật, để trung thực với chính mình trong từng "khoảnh khắc chọn lựa" của hành vi.
Trước đây, khi chúng ta tự xây dựng hệ thống "giá trị" của riêng mình và kiểm tra hệ thống đó qua giao tiếp xã hội rồi sau đó triển khai mục đích, lý tưởng của mình dựa trên những gì mà chúng ta coi là quan trọng. Chúng ta sống theo xu hướng tự mình làm ra luật điều chỉnh hành vi của chính mình, sống độc lập và đầy tự hào. Nhưng Tự hào chỉ có tác dụng gây ấn tượng trong khi đó Khiêm tốn mới thực sự có quyền năng đem lại thành công thực sự. Đạt được cái gì đó mà ta coi là quan trọng không chắc gì đã làm tăng chất lượng cuộc sống của ta.
Không có gì hủy hoại sự nghiệp của người ta nhanh bằng sự kiêu ngạo. Tính kiêu ngạo luôn nhắc nhở người ta "Tôi biết rõ nhất". Khi ta khoác lên mình bộ trang phục Kiêu ngạo chúng ta luống cuống, lúng túng trong hành vi vì sợ lòng Tự hào sẽ đến và đi quá nhanh.
Nhưng nếu ta đổi sang bộ cánh Khiêm tốn, chúng ta sẽ tiến bộ thực sự. Khi chúng ta quá đắm chìm trong niềm tự hào, chúng ta thường phạm sai lầm là gieo một hạt giống này mà lại muốn thu hoạch một vụ mùa kia. Thế giới quan của chúng ta và những quá trình, thói quen mọc trên thế giới quan đó sẽ không thể nào sản sinh ra được vụ mùa chúng ta mong đợi nếu thế giới quan đó dựa trên những ảo ảnh, những từ ngữ quảng cáo, những cuộc huấn luyện ngắn hạn và những chiến thuật tìm kiếm thành công dựa trên những thủ thuật tạo dáng để lấy lòng người (personality-based success strategies). Chất lượng cuộc sống không bắt nguồn từ ảo ảnh. Vậy chúng ta phải làm thế nào để sống phù hợp với những quy luật vốn là thực tại khách quan điều chỉnh chất lượng cuộc sống của chúng ta?
Bốn phẩm chất của con người
Là con người, chúng ta có bốn phẩm chất đặc trưng là :
- tự nhận thức (self-awareness),
- ý thức (conscience - sự tự nhận thức về cái đúng, cái sai trong hành vi của mình),
- độc lập ý chí (independent will),
- và Trí tưởng tượng (creative imagination).
Bốn phẩm chất này không chỉ làm cho chúng ta khác với loài vật, mà còn giúp chúng ta phân biệt được giữa thực tế và ảo ảnh, để có được quyền năng biến chiếc đồng hồ thành chiếc la bàn, để có khả năng sống theo những quy luật khách quan quyết định chất lượng cuộc sống.
Khả năng tự nhận thức cho phép chúng ta tự xem xét thế giới quan (paradigms - cái thấu kính mà qua đó chúng ta nhìn thấy thế giới cấu tạo bằng tri thức có được và trường đời mà ta đã trải qua) của mình. Với khả năng tự nhận thức, ta có thể viết lại kịch bản cuộc đời mình thay vì để mặc cho cái kịch bản kia nó điều khiển mình. Rất nhiều chương trình tâm lý, giáo dục và đào tạo tập trung vào củng cố khả năng tự ý thức. Hầu như quyển sách nào về vấn đề tự tu dưỡng cũng đều tập trung khuyến khích khả năng này của người ta mà thôi.
Ý thức là phẩm chất giúp chúng ta hiểu được cái ở bên trong nội tâm chúng ta sâu xa hơn ý nghĩ và cái ở bên ngoài chúng ta và đáng tin cậy hơn những điều mà chúng ta coi là quan trọng. Ý thức giúp chúng ta kết nối được với cái khôn ngoan của tuổi tác và của lòng tốt. Ý thức là hệ thống tự dẫn dắt ở bên trong chúng ta có khả năng giúp ta cảm nhận đồng thời với khi ta hành động, hoặc thậm chí có thể hình dung được hành động hoàn toàn trái ngược với những điều mà ta coi là quan trọng nhất và cả những quy luật đúng đắn nhất. Ý thức là cái rất chung. Con người dù là theo tôn giáo nào, thuộc nền văn hóa nào, thân phận ra sao đều phải giải quyết những nhu cầu căn bản của con người (và các nhu cầu này đều giống nhau) để sống (nhu cầu thể chất và tài chính), để yêu (nhu cầu xã hội), để học (nhu cầu giáo dục), và để có thể để lại cái gì đó cho đời (nhu cầu tinh thần).
Độc lập ý chí chính là khả năng hành động của chúng ta, là quyền năng vượt qua giới hạn của thế giới quan, vượt qua khó khăn để viết lại kịch bản cuộc đời mình, để hành động dựa trên quy luật thay vì phản ứng một cách vô thức tùy thuộc vào xúc cảm, hứng thú hay hoàn cảnh. Mặc dù môi trường và gen di truyền có ảnh hưởng cực kỳ mạnh đến chúng ta, những yếu tố đó không điều khiển chúng ta. Chúng ta không phải là nạn nhân. Cuộc sống của chúng ta không phải là kết quả của quá khứ của chính chúng ta. Cuộc sống của chúng ta là kết quả của sự lựa chọn của chúng ta. Chúng ta tự chịu trách nhiệm về cuộc đời mình đồng nghĩa với chúng ta có nghị lực để chọn lựa phương án hành vi của mình. Khả năng lựa chọn phương án hành vi chính là một khía cạnh của độc lập ý chí.
Trí tưởng tượng chính là khả năng của mỗi chúng ta sáng tạo ra trong trí não những điều vượt quá thực tại hiện thời. Chúng ta sử dụng chính trí tưởng tượng để xác định mục đích cuộc sống của mình, đặt ra các mục tiêu, lập kế hoạch, hoặc hình dung ra trong trí não làm thế nào để thực hiện được mục đích cuộc sống trong những hoàn cảnh khó khăn, thử thách nhất. Chúng ta có thể tưởng tượng được bất cứ bối cảnh nào mà chúng ta muốn cho dù việc đó chưa bao giờ xảy ra cả. Trí tưởng tượng giúp chúng ta vượt qua hạn chế của ký ức. Ký ức là cái bất biến, thuộc về quá khứ. Trí tưởng tượng là cái khả biến, thuộc về hiện tại và tương lai, với các yếu tố chưa xảy ra nhưng có thể xảy ra như tiềm năng, tầm nhìn, mục tiêu, mục đích. Cách nhìn xưa cũ là muốn thành công thì phải cố gắng hơn nữa. Nhưng mọi nỗ lực đều sẽ trở nên yếu và kém hiệu quả nếu sức mạnh ý chí không có sự hỗ trợ của trí tưởng tượng đầy sáng tạo.
Hãy chăm sóc những phẩm chất riêng có của mình
Để củng cố những phẩm chất quý báu trên, chúng ta cần phải chăm sóc và tập luyện liên tục.
4 cách để chăm sóc những phẩm chất đặc trưng của mỗi chúng ta :
* Chăm sóc khả năng tự nhận thức bằng cách ghi nhật ký hay lịch làm việc. Hàng ngày mà ghi chép và phân tích được những gì mình đã trải qua là một việc làm có hiệu quả rất cao vừa tăng cường khả năng tự nhận thức, vừa chăm sóc các phẩm chất khác đồng thời tạo điều kiện để tất cả các phẩm chất tương tác với nhau.
* Giáo dục ý thức của mình bằng cách học, lắng nghe và phản ứng lại với hoàn cảnh. Một cuộc sống trung thực và có đạo đức là điều duy nhất đáng để mà theo đuổi. Một khi đã chọn, đó là một cuộc vật lộn. Bạn sẽ luôn luôn có những phương án khác nữa. Nếu bạn sử dụng đúng những phẩm chất loài người của mình, bạn sẽ nhìn thấy những lựa chọn có tính đạo đức hơn. Vì thế việc này phụ thuộc rất nhiều vào việc bạn đã giáo dục ý thức của mình như thế nào. Bạn cần phải thường xuyên tập luyện với ý thức của mình. Ý thức càng không chắc chắn bao nhiêu thì số trường hợp không biết nên hành động như thế nào càng tăng. Tất nhiên, thế nào cũng còn trường hợp khó, đó là những trường hợp đỉnh điểm của tri thức và kinh nghiệm. Để trưởng thành, bạn cần phải tiến về phía đỉnh điểm ấy, học cách sáng tạo ra những phương án mà bạn, khi suy nghĩ trung thực nhất với lòng mình, nghĩ rằng là điều đúng đắn.
* Chăm sóc khả năng độc lập ý chí bằng cách hứa và giữ lời hứa. Một trong những cách tốt nhất để củng cố khả năng độc lập ý chí là hứa và giữ lời hứa. Mỗi lần làm điều đó, ta như vừa gửi được một khoản tiền tiết kiệm vào tài khoản Đạo đức của mình và số tiền gửi là số lượng lòng tin mà ta có vào chính bản thân mình, tin rằng mình có khả năng làm điều mình nói. Để tu dưỡng đạo đức, cần phải bắt đầu bằng hứa và giữ những lời hứa nho nhỏ. Hãy làm dần dần từng bước một.
* Phát triển trí tưởng tượng qua tưởng tượng hình ảnh. Tưởng tượng hình ảnh là một hình thức tập luyện tinh thần được các vận động viên và diễn viên nổi tiếng thế giới sử dụng. Hình thức tập luyện này cũng có thể được sử dụng để cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn. Ví dụ, bạn có thể tưởng tượng mình ở trong những hoàn cảnh mà thông thường thì có thể gây ra cảm giác đau đớn, khó chịu. Hãy dùng phép phân thân để tự nhìn mình trong hoàn cảnh đó, thay vì phản ứng lại như thông thường, hãy mường tượng mình hành động trên cơ sở những quy luật và giá trị mà bạn đã xác định được. Cách hay nhất để đoán trước được tương lai của mình là sáng tạo ra tương lai đó.
Quả rụng về gốc
Với cái khiêm tốn của kẻ sống theo quy luật, chúng ta sẽ học hỏi được nhiều hơn từ quá khứ, hy vọng vào tương lai và hành động với lòng tự tin, không kiêu ngạo, trong hiện tại.
Kiêu ngạo chính là thiếu khả năng tự nhận thức, là mù quáng, là ảo ảnh, là biến dạng của tự tin, và là cảm giác sai lầm rằng chúng ta cao hơn quy luật của vũ trụ.
Lòng tự tin đích thực bắt nguồn từ sự bảo đảm chắc chắn rằng nếu chúng ta hành động trên cơ sở quy luật thì kết quả đạt được sẽ là chất lượng cuộc sống cao hơn. Tự tin là sản phẩm của cá tính và năng lực. Bảo đảm chắc chắn trong cuộc sống của chúng ta không dựa trên của cải, địa vị, bằng cấp, cũng không vì ta hơn người khác, mà ngược lại, bắt nguồn từ chính bản thân đạo đức của ta, trên cơ sở những quy luật của muôn đời.
Nếu một người không rèn luyện mình sống theo quy luật, thì vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời, người đó sẽ mắc sai lầm mà chọn con đường dẫn đến sự thành đạt theo kiểu "chỉ cần mục đích, bất chấp thủ đoạn" và bỏ mặc cho hoàn cảnh điểu khiển đạo đức của chính mình. Những người như vậy sẽ phát biểu rằng "công việc là công việc", với ý nghĩa rằng họ tự làm ra luật chơi cho cuộc chơi của chính mình. Thậm chí họ còn có thể biện hộ cho cả những hành vi phi đạo đức với danh nghĩa "công việc", mặc dù họ cũng có một bản mục đích hành động đẹp đẽ.
Chỉ có cách sống theo những quy luật "vượt thời gian" chúng ta mới có thể đạt được cuộc sống tốt đẹp về mọi mặt : đạo đức, thể chất, xã hội và tài chính.
Cái giản dị của quy luật
Bí quyết sống là lấy quy luật làm tâm điểm cho cuộc sống. Chúng ta không nắm toàn quyền kiểm soát, quy luật mới là yếu tố điều khiển tối hậu. Chúng ta quá tự kiêu khi chúng ta nghĩ rằng chúng ta nắm quyền kiểm soát. Đúng, chúng ta có thể kiểm soát hành động của mình, nhưng làm sao mà điều khiển được hậu quả của những hành động đó. Vì thế, nói cho cùng hậu quả đó chịu sự điều khiển của các quy luật, các luật của tự nhiên.
Quá trình xây dựng cá tính và sáng tạo chất lượng cuộc sống chính là quá trình sắp xếp, sửa đổi các hành vi và niềm tin của chúng ta cho phù hợp với quy luật của vũ trụ. Các quy luật này không gắn liền với một cá nhân cụ thể nào, quy luật là những sự thật khách quan nằm ngoài chúng ta và hiển nhiên đúng. Các quy luật tác động đến cuộc sống của chúng ta bất luận ta có biết đến quy luật và tuân thủ quy luật hay không.
Nếu lối sống của bạn hiện nay không hoàn toàn phù hợp với các quy luật, có lẽ đây là thời điểm thích hợp để bạn đổi cách cầm lái cuộc đời mình : đổi một tấm bản đồ mang tên "giá trị" lấy một chiếc la bàn (compas) mang tên "quy luật". Khi bạn nhận ra rằng những quy luật và thực tiễn nằm ngoài chúng ta mới là yếu tố tối hậu quyết định điều gì sẽ xảy ra, bạn sẽ nhận ra một điều rằng những gì bạn coi là quan trọng (giá trị) chỉ là yếu tố thứ yếu cần phải được điều chỉnh cho phù hợp với quy luật.
Mục đích, vai trò, kế hoạch và hoạt động của mỗi người cần phải được điều chỉnh cho phù hợp với quy luật. Đáng tiếc là người ta thường chỉ thấy cần phải điều chỉnh khi người ta gặp phải những cơn khủng hoảng trong cuộc đời kiểu như : công ty giảm biên chế; việc làm có nguy cơ bị mất; quan hệ với thủ trưởng có vấn đề; thất bại lớn trong thi đấu; hôn nhân bị đe dọa, khó khăn tài chính trầm trọng, hoặc nhận được chẩn đoán của bác sĩ rằng mình chỉ còn sống được vài tháng nữa mà thôi.
Thiếu những cuộc khủng hoảng đó, người ta như thiếu chất xúc tác để thay đổi vậy. Chúng ta có thể bị tê liệt sống trong những bận rộn hàng ngày, lặp đi lặp lại và quên không nghĩ đến việc tại sao không tạm dừng và tự hỏi mình những việc mình đang làm có phải là việc quan trọng và cần thiết hay không?
Khiêm tốn là mẹ của đạo đức, bởi vì tinh thần khiêm tốn giúp người ta khai nhãn giới để hiểu được những quyền năng cao hơn mình, dần dần từng bước sửa đổi mình sao cho mình sống hòa hợp với quy luật của vũ trụ.
Dũng cảm là cha của đạo đức, bởi vì mỗi người đều cần rất nhiều lòng dũng cảm để sống theo đúng quy luật, để trung thực với chính mình trong từng "khoảnh khắc chọn lựa" của hành vi.
Trước đây, khi chúng ta tự xây dựng hệ thống "giá trị" của riêng mình và kiểm tra hệ thống đó qua giao tiếp xã hội rồi sau đó triển khai mục đích, lý tưởng của mình dựa trên những gì mà chúng ta coi là quan trọng. Chúng ta sống theo xu hướng tự mình làm ra luật điều chỉnh hành vi của chính mình, sống độc lập và đầy tự hào. Nhưng Tự hào chỉ có tác dụng gây ấn tượng trong khi đó Khiêm tốn mới thực sự có quyền năng đem lại thành công thực sự. Đạt được cái gì đó mà ta coi là quan trọng không chắc gì đã làm tăng chất lượng cuộc sống của ta.
Không có gì hủy hoại sự nghiệp của người ta nhanh bằng sự kiêu ngạo. Tính kiêu ngạo luôn nhắc nhở người ta "Tôi biết rõ nhất". Khi ta khoác lên mình bộ trang phục Kiêu ngạo chúng ta luống cuống, lúng túng trong hành vi vì sợ lòng Tự hào sẽ đến và đi quá nhanh.
Nhưng nếu ta đổi sang bộ cánh Khiêm tốn, chúng ta sẽ tiến bộ thực sự. Khi chúng ta quá đắm chìm trong niềm tự hào, chúng ta thường phạm sai lầm là gieo một hạt giống này mà lại muốn thu hoạch một vụ mùa kia. Thế giới quan của chúng ta và những quá trình, thói quen mọc trên thế giới quan đó sẽ không thể nào sản sinh ra được vụ mùa chúng ta mong đợi nếu thế giới quan đó dựa trên những ảo ảnh, những từ ngữ quảng cáo, những cuộc huấn luyện ngắn hạn và những chiến thuật tìm kiếm thành công dựa trên những thủ thuật tạo dáng để lấy lòng người (personality-based success strategies). Chất lượng cuộc sống không bắt nguồn từ ảo ảnh. Vậy chúng ta phải làm thế nào để sống phù hợp với những quy luật vốn là thực tại khách quan điều chỉnh chất lượng cuộc sống của chúng ta?
Bốn phẩm chất của con người
Là con người, chúng ta có bốn phẩm chất đặc trưng là :
- tự nhận thức (self-awareness),
- ý thức (conscience - sự tự nhận thức về cái đúng, cái sai trong hành vi của mình),
- độc lập ý chí (independent will),
- và Trí tưởng tượng (creative imagination).
Bốn phẩm chất này không chỉ làm cho chúng ta khác với loài vật, mà còn giúp chúng ta phân biệt được giữa thực tế và ảo ảnh, để có được quyền năng biến chiếc đồng hồ thành chiếc la bàn, để có khả năng sống theo những quy luật khách quan quyết định chất lượng cuộc sống.
Khả năng tự nhận thức cho phép chúng ta tự xem xét thế giới quan (paradigms - cái thấu kính mà qua đó chúng ta nhìn thấy thế giới cấu tạo bằng tri thức có được và trường đời mà ta đã trải qua) của mình. Với khả năng tự nhận thức, ta có thể viết lại kịch bản cuộc đời mình thay vì để mặc cho cái kịch bản kia nó điều khiển mình. Rất nhiều chương trình tâm lý, giáo dục và đào tạo tập trung vào củng cố khả năng tự ý thức. Hầu như quyển sách nào về vấn đề tự tu dưỡng cũng đều tập trung khuyến khích khả năng này của người ta mà thôi.
Ý thức là phẩm chất giúp chúng ta hiểu được cái ở bên trong nội tâm chúng ta sâu xa hơn ý nghĩ và cái ở bên ngoài chúng ta và đáng tin cậy hơn những điều mà chúng ta coi là quan trọng. Ý thức giúp chúng ta kết nối được với cái khôn ngoan của tuổi tác và của lòng tốt. Ý thức là hệ thống tự dẫn dắt ở bên trong chúng ta có khả năng giúp ta cảm nhận đồng thời với khi ta hành động, hoặc thậm chí có thể hình dung được hành động hoàn toàn trái ngược với những điều mà ta coi là quan trọng nhất và cả những quy luật đúng đắn nhất. Ý thức là cái rất chung. Con người dù là theo tôn giáo nào, thuộc nền văn hóa nào, thân phận ra sao đều phải giải quyết những nhu cầu căn bản của con người (và các nhu cầu này đều giống nhau) để sống (nhu cầu thể chất và tài chính), để yêu (nhu cầu xã hội), để học (nhu cầu giáo dục), và để có thể để lại cái gì đó cho đời (nhu cầu tinh thần).
Độc lập ý chí chính là khả năng hành động của chúng ta, là quyền năng vượt qua giới hạn của thế giới quan, vượt qua khó khăn để viết lại kịch bản cuộc đời mình, để hành động dựa trên quy luật thay vì phản ứng một cách vô thức tùy thuộc vào xúc cảm, hứng thú hay hoàn cảnh. Mặc dù môi trường và gen di truyền có ảnh hưởng cực kỳ mạnh đến chúng ta, những yếu tố đó không điều khiển chúng ta. Chúng ta không phải là nạn nhân. Cuộc sống của chúng ta không phải là kết quả của quá khứ của chính chúng ta. Cuộc sống của chúng ta là kết quả của sự lựa chọn của chúng ta. Chúng ta tự chịu trách nhiệm về cuộc đời mình đồng nghĩa với chúng ta có nghị lực để chọn lựa phương án hành vi của mình. Khả năng lựa chọn phương án hành vi chính là một khía cạnh của độc lập ý chí.
Trí tưởng tượng chính là khả năng của mỗi chúng ta sáng tạo ra trong trí não những điều vượt quá thực tại hiện thời. Chúng ta sử dụng chính trí tưởng tượng để xác định mục đích cuộc sống của mình, đặt ra các mục tiêu, lập kế hoạch, hoặc hình dung ra trong trí não làm thế nào để thực hiện được mục đích cuộc sống trong những hoàn cảnh khó khăn, thử thách nhất. Chúng ta có thể tưởng tượng được bất cứ bối cảnh nào mà chúng ta muốn cho dù việc đó chưa bao giờ xảy ra cả. Trí tưởng tượng giúp chúng ta vượt qua hạn chế của ký ức. Ký ức là cái bất biến, thuộc về quá khứ. Trí tưởng tượng là cái khả biến, thuộc về hiện tại và tương lai, với các yếu tố chưa xảy ra nhưng có thể xảy ra như tiềm năng, tầm nhìn, mục tiêu, mục đích. Cách nhìn xưa cũ là muốn thành công thì phải cố gắng hơn nữa. Nhưng mọi nỗ lực đều sẽ trở nên yếu và kém hiệu quả nếu sức mạnh ý chí không có sự hỗ trợ của trí tưởng tượng đầy sáng tạo.
Hãy chăm sóc những phẩm chất riêng có của mình
Để củng cố những phẩm chất quý báu trên, chúng ta cần phải chăm sóc và tập luyện liên tục.
4 cách để chăm sóc những phẩm chất đặc trưng của mỗi chúng ta :
* Chăm sóc khả năng tự nhận thức bằng cách ghi nhật ký hay lịch làm việc. Hàng ngày mà ghi chép và phân tích được những gì mình đã trải qua là một việc làm có hiệu quả rất cao vừa tăng cường khả năng tự nhận thức, vừa chăm sóc các phẩm chất khác đồng thời tạo điều kiện để tất cả các phẩm chất tương tác với nhau.
* Giáo dục ý thức của mình bằng cách học, lắng nghe và phản ứng lại với hoàn cảnh. Một cuộc sống trung thực và có đạo đức là điều duy nhất đáng để mà theo đuổi. Một khi đã chọn, đó là một cuộc vật lộn. Bạn sẽ luôn luôn có những phương án khác nữa. Nếu bạn sử dụng đúng những phẩm chất loài người của mình, bạn sẽ nhìn thấy những lựa chọn có tính đạo đức hơn. Vì thế việc này phụ thuộc rất nhiều vào việc bạn đã giáo dục ý thức của mình như thế nào. Bạn cần phải thường xuyên tập luyện với ý thức của mình. Ý thức càng không chắc chắn bao nhiêu thì số trường hợp không biết nên hành động như thế nào càng tăng. Tất nhiên, thế nào cũng còn trường hợp khó, đó là những trường hợp đỉnh điểm của tri thức và kinh nghiệm. Để trưởng thành, bạn cần phải tiến về phía đỉnh điểm ấy, học cách sáng tạo ra những phương án mà bạn, khi suy nghĩ trung thực nhất với lòng mình, nghĩ rằng là điều đúng đắn.
* Chăm sóc khả năng độc lập ý chí bằng cách hứa và giữ lời hứa. Một trong những cách tốt nhất để củng cố khả năng độc lập ý chí là hứa và giữ lời hứa. Mỗi lần làm điều đó, ta như vừa gửi được một khoản tiền tiết kiệm vào tài khoản Đạo đức của mình và số tiền gửi là số lượng lòng tin mà ta có vào chính bản thân mình, tin rằng mình có khả năng làm điều mình nói. Để tu dưỡng đạo đức, cần phải bắt đầu bằng hứa và giữ những lời hứa nho nhỏ. Hãy làm dần dần từng bước một.
* Phát triển trí tưởng tượng qua tưởng tượng hình ảnh. Tưởng tượng hình ảnh là một hình thức tập luyện tinh thần được các vận động viên và diễn viên nổi tiếng thế giới sử dụng. Hình thức tập luyện này cũng có thể được sử dụng để cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn. Ví dụ, bạn có thể tưởng tượng mình ở trong những hoàn cảnh mà thông thường thì có thể gây ra cảm giác đau đớn, khó chịu. Hãy dùng phép phân thân để tự nhìn mình trong hoàn cảnh đó, thay vì phản ứng lại như thông thường, hãy mường tượng mình hành động trên cơ sở những quy luật và giá trị mà bạn đã xác định được. Cách hay nhất để đoán trước được tương lai của mình là sáng tạo ra tương lai đó.
Quả rụng về gốc
Với cái khiêm tốn của kẻ sống theo quy luật, chúng ta sẽ học hỏi được nhiều hơn từ quá khứ, hy vọng vào tương lai và hành động với lòng tự tin, không kiêu ngạo, trong hiện tại.
Kiêu ngạo chính là thiếu khả năng tự nhận thức, là mù quáng, là ảo ảnh, là biến dạng của tự tin, và là cảm giác sai lầm rằng chúng ta cao hơn quy luật của vũ trụ.
Lòng tự tin đích thực bắt nguồn từ sự bảo đảm chắc chắn rằng nếu chúng ta hành động trên cơ sở quy luật thì kết quả đạt được sẽ là chất lượng cuộc sống cao hơn. Tự tin là sản phẩm của cá tính và năng lực. Bảo đảm chắc chắn trong cuộc sống của chúng ta không dựa trên của cải, địa vị, bằng cấp, cũng không vì ta hơn người khác, mà ngược lại, bắt nguồn từ chính bản thân đạo đức của ta, trên cơ sở những quy luật của muôn đời.
Nếu một người không rèn luyện mình sống theo quy luật, thì vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời, người đó sẽ mắc sai lầm mà chọn con đường dẫn đến sự thành đạt theo kiểu "chỉ cần mục đích, bất chấp thủ đoạn" và bỏ mặc cho hoàn cảnh điểu khiển đạo đức của chính mình. Những người như vậy sẽ phát biểu rằng "công việc là công việc", với ý nghĩa rằng họ tự làm ra luật chơi cho cuộc chơi của chính mình. Thậm chí họ còn có thể biện hộ cho cả những hành vi phi đạo đức với danh nghĩa "công việc", mặc dù họ cũng có một bản mục đích hành động đẹp đẽ.
Chỉ có cách sống theo những quy luật "vượt thời gian" chúng ta mới có thể đạt được cuộc sống tốt đẹp về mọi mặt : đạo đức, thể chất, xã hội và tài chính.
Sưu tầm
0 nhận xét:
Đăng nhận xét