Dưới đây là tâm sự của một nữ sinh trung học : “Có một bạn trai mới chuyển đến lớp tôi, cô giáo xếp ngồi cạnh tôi. Không hiểu vì sao mà mỗi khi nhìn bạn ấy là mặt tôi lại bừng đỏ. Hai đứa rất ít khi nói chuyện với nhau.
Nhà bạn ấy ở gần nhà tôi nhưng chúng tôi cũng không về cùng đường với nhau. Nhưng không hiểu vì sao tôi lại thích bạn ấy, lúc nào cũng nghĩ đến bạn ấy, muốn biết bạn ấy làm gì, đang nghĩ gì, thích gì... Cứ như thế trong lòng tôi cảm thấy bất an, lo lắng, không yên tâm học hành cho đến khi tốt nghiệp phổ thông trung học”.
Nhà bạn ấy ở gần nhà tôi nhưng chúng tôi cũng không về cùng đường với nhau. Nhưng không hiểu vì sao tôi lại thích bạn ấy, lúc nào cũng nghĩ đến bạn ấy, muốn biết bạn ấy làm gì, đang nghĩ gì, thích gì... Cứ như thế trong lòng tôi cảm thấy bất an, lo lắng, không yên tâm học hành cho đến khi tốt nghiệp phổ thông trung học”.
Những tình cảm khác giới nảy nở sớm trong nhà trường đối với các em học sinh ngày nay đã trở thành hiện tượng phổ biến và làm đau đầu không ít các bậc phụ huynh. Thật ra, đó là những tình cảm hết sức tự nhiên, trong sáng và không thể cấm đoán ở lứa tuổi học trò. Nhưng vấn đề là làm thế nào để hướng dẫn các em xử lý những rung động đầu đời một cách chủ động và không ảnh hưởng đến học tập cũng như tương lai của bản thân mình.
Tác hại thứ nhất của tình yêu sớm là không kiểm soát được tình cảm. Các em còn nhỏ tuổi bồng bột thiếu suy nghĩ, thiếu tri thức và kinh nghiệm, thiếu năng lực thích ứng với xã hội cũng như năng lực để tổ chức một gia đình, lại chưa biết xây dựng cho mình một quan niệm về tình bạn và tình yêu trong sáng. Như vậy chỉ có thể coi đó là những rung động nhất thời của lứa tuổi học sinh chứ chưa phải là tình yêu đúng nghĩa.
Tác hại thứ hai của tình yêu học trò là tính không ổn định. Tình cảm tuổi mới lớn nhiều cảm tính nhưng ít lý trí và mơ hồ, chưa có ý thức tự giác, các em chưa ý thức được việc xây dựng một gia đình tiêu chuẩn. Vì thế tình yêu tuổi học trò không ổn định, không chín chắn, đó là tình cảm chưa được định hình, khác về bản chất với tình yêu sâu sắc và giàu nội dung xã hội ở người trưởng thành.
Tác hại thứ ba của yêu sớm là bỏ bê việc học hành. Thời kỳ từ nhi đồng đến thanh thiếu niên là thời kỳ mấu chốt quan trọng của sự phát triển trí lực và trau dồi nhân cách. Trong thời kỳ này, nhiệm vụ chính của các em là học tập thật tốt, tích lũy sức lực, bồi dưỡng bản lĩnh phục vụ xã hội. Nếu các em sa đà vào yêu đương sẽ bỏ bê học hành, sự nghiệp tương lai bị ảnh hưởng không nhỏ. Vậy các bậc cha mẹ cần đả thông tư tưởng cho con mình để con bạn không sa vào yêu đương quá sớm.
1. Nắm vững nguyên tắc khai thông, đó là thái độ tôn trọng, tích cực tìm hiểu, quan tâm và hướng dẫn con luôn cả về tâm sinh lý của tuổi mới lớn. Thái độ đúng đắn của cha mẹ là tôn trọng nhân cách của con, tìm hiểu những tình cảm trong sáng và đẹp đẽ của con, quan tâm đến những suy nghĩ trong học tập, thái độ quan điểm sống của con, hạn chế cho con tiếp xúc riêng với bạn khác giới, hướng con đến những hoạt động tập thể công ích lành mạnh.
2. Nắm vững nội dung : Nội dung khai thông là hướng dẫn con cách dùng ý chí để chế ngự tình cảm nhất thời. Nếu trong lòng có những tình cảm rung động cũng nên giữ kín, không bộc lộ ra đợi đến khi trưởng thành đủ điều kiện chín chắn thì mới vun trồng cho tình cảm đó phát triển.
3. Nắm vững phương pháp : Phương pháp chỉ bảo khai thông cho con trẻ tối kị việc thô bạo. Nhiều bậc cha mẹ coi việc con mình có những tình cảm khác giới tuổi học trò là tai họa, người lớn luôn áp đặt mọi suy nghĩ của mình lên con trẻ coi đó là có biến đổi xấu. Do đó đã đánh mắng, ép con nói ra khiến con bạn trở nên ngang ngạnh, chống đối, hậu quả là giữa cha mẹ và con cái nảy sinh bất đồng, không hòa thuận. Như vậy càng khiến con bạn đến với người chúng yêu.
Các nhà tâm lý học đã đưa ra lời khuyên cho những bậc phụ huynh có con ở tình trạng này như sau :
- Cha mẹ cần khuyên bảo con phải “nhảy ra” dùng lý trí để chiến thắng tình cảm, thoát khỏi những băn khoăn lo lắng từ việc yêu sớm,
- Cha mẹ khuyên con phải “đóng băng” cần coi trọng tương lai phía trước, cần đóng băng tình cảm nhất thời này. Và con trẻ cần phải “cách xa”, sau khi trở lại với tập thể, tuyệt đối không tiếp xúc riêng với đối tượng, hãy coi đó là những người bạn tốt vô tư trong sáng như tình bạn tuổi học trò.
Hà Châu (Báo Phụ Nữ VN)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét