Ngày nay, hầu hết chúng ta chỉ quan tâm đến kết quả, kết quả và kết quả! Chúng ta có những khóa dạy quản lý bằng mục tiêu. Chúng ta cũng nghe người ta nói rằng điều quan trọng nhất chính là điểm mấu chốt. Dường như chẳng còn vấn đề gì khác nữa. Chỉ cần đạt được cái mình muốn, ta không quan tâm đến việc mình đã làm hại bao nhiêu mạng sống dọc đường. Ta lừa gạt bạn bè, người hợp tác kinh doanh với mình, lôi kéo họ vào tròng chỉ để đạt được cái mình muốn. Mục đích biện minh cho phương tiện.
Dường như vì một lý do nào đó mà người ta không hiểu được ý nghĩa thực sự của câu : “Gieo nhân gì thì gặt quả nấy”. Cái ta “gặt” chính là “quả” và cái ta gieo chính là “nhân” mà ta đã trồng.
“… người nào gieo nhân gì thì sẽ gặt quả nấy” - Kinh Thánh Galatians
“Ta gieo ý tưởng và ta gặt được hành động.
Ta gieo hành động và ta gặt được các thói quen
Ta gieo thói quen và ta gặt được tính cách
Ta gieo tính cách và ta gặt được số phận”
Hãy chú ý xem tại sao từ “gieo” lại luôn đi trước từ gặt. Nói cách khác, nếu chúng ta không gieo bất cứ thứ gì, ta cũng chẳng gặt được bất cứ điều gì, nghĩa là trước tiên chẳng có gì mà gặt. Như đã đề cập trước đây, “gieo” là nguyên nhân. Vậy là nguyên nhân quan trọng hơn kết quả vì không có nguyên nhân thì không có kết quả. Vì thế, kết quả luôn phụ thuộc vào nguyên nhân, nhưng nguyên nhân lại không phụ thuộc vào kết quả.
Nhiều người không chú ý được đến điều đó. Điều này có thể hiểu được tại sao nhiều người trong chúng ta lại bận rộn đến nỗi không có bữa ăn sáng đúng nghĩa, bận đến nỗi không có thời gian quan sát vẻ mặt của vợ, chồng hoặc con, để quan sát nguyên nhân trở thành kết quả như thế nào.
Ở trường chúng ta đã được học định luật 3 Newton : khi tác động vào một vật, vật đó sẽ tác động ra một lực bằng hoặc lớn hơn lực ta đã tác động. Không ai phủ nhận điều này. Phải chăng điều đó được coi là một chân lý, nhưng không thực sự áp dụng nó vào trong cuộc sống của mình?
Mỗi hành động của chúng ta đều là một nhân và phản ứng tương đương hoặc trái ngược là một quả.
“Bí mật của thành công không phụ thuộc vào kết quả, vậy hãy làm hết sức mình và hãy để cho kết quả tự “chăm sóc” lấy chính nó.
Đừng sợ hãi kết quả. Hãy quan tâm đến “nhân” mà bạn đang trồng mỗi ngày, mỗi tuần, mỗi tháng, mỗi năm. “Quả” sẽ biết tự chăm sóc chính nó. Nhưng hỡi ôi, con người như một vĩ nhân vĩ đại đã nói, lại sợ “quả” mà chẳng sợ “nhân”. Quả thật, nhiều người có cái nhìn lệch lạc. Thay vì quan tâm đến nguyên nhân, chúng ta chỉ nghĩ đến kết quả. Ta sợ bệnh nhưng lại chẳng thèm quan tâm đến sức khỏe. Ta chỉ chăm chỉ làm giàu mà không thèm quan tâm đến khách hàng. Ta muốn con cái ngoan ngoãn mà chẳng thèm quan tâm để ý đến bản thân mình cư xử với cha mẹ như thế nào.
“Mỗi kết quả đều có nguyên nhân, mọi việc sảy ra đều có lý do. Nếu nguyên nhân đúng đắn, hợp lý và vững chắc, kết quả như mong đợi là điều tất yếu sảy ra. Có quá nhiều người lảng phí năng lực của mình để trông đợi kết quả, thay vì chăm lo nguyên nhân”. - Vô Danh
Môt kết quả có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau mà ta đã “gieo” trồng trong những lần khác nhau trong đời. Tương tự, mỗi “nhân” một khi đã gieo trồng có thể tạo ra một "quả" nhưng "quả" này có thể xuất hiện ở một thời điểm khác trong tương lai. Một số "nhân" chín nhanh hơn các nhân khác, một số thì không thế. Nhưng hãy cẩn thận, mỗi “nhân” chín sẽ thành một "quả" tương đương với nó. Mỗi nguyên nhân sẽ luôn có một kết quả”.
Hãy cố gắng chịu đựng cho dù bạn phải đương đầu với bất kì kết quả nào đi nữa, vì chúng chính là quả của các nhân mà bạn đã gieo trồng. Không một lời nguyền rủa nào có thể thay đổi được điều đó. Nó chỉ làm cho mọi việc trở nên tồi tệ hoặc chỉ làm cho bạn tổn thương thêm thôi. Không ai đem đến nó cho bạn cả. Bạn đã tự gieo trồng các nhân ấy. Đã quá muộn để thay đổi các kết quả sau này. Hãy tiếp tục chịu đựng chúng. Đừng dùng thủ đoạn để thay đổi chúng. Hãy “gieo” trồng các nhân mới và cũng chắc chắn như ngày mai trời lại sáng, các “quả” của các nhân mới của bạn sẽ xuất hiện. Có thể bạn không biết chính xác lúc nào, nhưng chắc chắn chúng sẽ xuất hiện!
“Chúng ta không chịu nhìn kỹ những việc trong quá khứ của mình; đó là lý do tại sao cứ đổ lỗi cho hiện tại”. Có một thời cho tất cả mọi sự. Bất kể cái gì của bạn vẫn sẽ là của bạn. Chắc chắn nó sẽ đến. Bạn không cần phải lo lắng hay phá vỡ các nguyên tắc của mình để ép buộc nó; chắc chắn nó sẽ đến nếu không ngay từ đầu nó đã không thuộc về bạn.
Vấn đề trong xã hội chúng ta hiện nay là trong lúc tìm kiếm thành công, nhiều người trong chúng ta đã được huấn luyện hoặc bị lên chương trình để trở thành những “người nhận”. Xã hội chúng ta đang có xu hướng coi việc thu lợi nhuận như mục tiêu và mục đích tối hậu của cuộc sống.
Ngày nay, ta có thể thấy nhiều “người nhận” thành công như thế. Nhiều người trong số họ có vẻ như có rất nhiều tiền. Họ có thể đang chiếm giữ vị trí cao trong xã hội. Nếu bạn nghiên cứu kĩ gương mặt của họ, bạn sẽ thấy rất ít người trong số họ thật sự có vẻ hạnh phúc. Nhưng thường thì không phải như vậy, nụ cười của họ có vẻ giả tạo, không phải là nụ cười tự nhiên của những người hạnh phúc thực sự. Họ đã quá thành công trong việc “nhận” và chính việc này đã làm cho họ tự cho mình là trung tâm nên không có hạnh phúc thực sự.
Mặt khác, nếu bạn quan sát một người hạnh phúc và thành công thực sự thì bạn sẽ luôn cảm thấy rằng người ấy rất lịch thiệp, ân cần và quan tâm đến người khác hơn cả bản thân.
Lần nọ, một người hàng xóm quan sát thấy một ông lão 80 tuổi ở bên cạnh nhà đang trồng một cây sầu riêng non. Người hàng xóm bèn hỏi ông lão : “ Ông muốn ăn trái cây sầu riêng này à?”, dù biết rõ là phải trồng từ 8 đến 10 năm cây sầu riêng mới ra trái.
Ông lão tạm ngưng đào đất và tươi cười nói : “ Không, ở tuổi này rồi, tôi biết là tôi sẽ không chờ nổi đến ngày ấy đâu. Cả đời mình, tôi đã được thưởng thức nhiều quả sầu riêng, nhưng chưa có quả nào sinh ra từ cái cây do tôi tự vun trồng. Tôi sẽ không có sầu riêng thưởng thức nếu những người khác không làm cái việc mà tôi đang làm đây. Tôi chỉ đang cố gắng trả ơn những người đã trồng sầu riêng cho tôi thưởng thức”.
Như vậy, theo phương châm trên, trong mọi việc ta làm, trước tiên ta nên là “người cho” và sau đó mới là "người nhận". Ta sẽ không chỉ nhận được những gì mà ta muốn mà cuối cùng, ta còn thực sự hạnh phúc. Vì thế, việc đầu tiên phải làm trước khi thu hoạch là gieo hạt.
“Việc cho đòi hỏi ta phải có tấm lòng thực sự vì tất cả những gì bạn có thể thấy trước tiên chính là mình đang hy sinh. Có vẻ như điều này sẽ làm tổn thương bạn và làm bạn cảm thấy như đang mất mát, nhưng khi bạn cho, bạn hành động theo ý thức, nhận thức sâu sắc và biết ơn tất cả những gì Thượng Đế đã ban cho mình. Khi đó Ngài sẽ ban phúc cho bạn nhiều hơn” - David Brandt Berg.
“Hãy thích một tổn thất hơn là một lợi ích không lương thiện; một cái mang lại đau khổ trong chốc lát còn hơn cái kia mang lại đau khổ suốt đời” - Chilton.
Dù không có nỗi sợ hãi, cũng xin ghi nhớ rằng dù bạn làm bất cứ điều gì, hãy biết chắc rằng mọi điều bạn làm không gây hại cho người khác mà trái lại đem lại lợi ích cho mọi người.
“Hãy chọn ra một hạt giống tốt
Chỉ khi ấy mới nên gieo nó
Lên vùng đất vừa mới tìm thấy
Đừng bao giờ để hạt giống xấu được gieo”.
Cũng cần nhấn mạnh ở đây, việc dám liều lĩnh thất bại không hề cho ta cái quyền lừa đảo mọi người và sau đó tự cởi bỏ trách nhiệm về những hậu quả do chính hành động của mình gây ra.
Cá tính, sự chính trực, uy tín, sự lương thiện, sự trung thực và các nguyên tắc đạo đức mà chúng ta có là điều cực kỳ quan trọng. Trong cuộc tìm kiếm của cải vật chất, nhiều người đã quên mất những phẩm chất không sờ thấy được nhưng lại rất quan trọng này. Hãy thử nhìn các chủ doanh nghiệp lúc ban đầu; họ đã đến với cái túi rỗng và sau đó, lại tích lũy được những của cải vật chất vô cùng to lớn. Lúc ban đầu họ đã có những cái gì để đổi lấy những của cải vật chất? Hãy suy ngẫm về điều này.
Quả thật có những phẩm chất phi vật chất như tính cách, các nguyên tắc đạo đức..vv. Chúng thật sự có thể biến thành những cái thuộc về vật chất như : người ta tự nguyện tin tưởng họ, khách hàng sẵn sằng mua hàng của họ. Có nhiều người trong thế giới này được người khác sẵn sàng giao cho hàng triệu đồng. Trường hợp điển hình là của Liem Liong : chỉ cần một lá thư của ông là các ngân hàng sẵn sàng cho ông vay hàng triệu đồng. Với nhiều người khác, một bức thư cam kết hay một thư tín dụng là đủ. Ngược lại, có hàng trăm nghìn người khác còn không được ủy thác nữa. Vì vậy điều quan trọng nhất là trong cuộc hành trình tích lũy sản phẩm vật chất của mình, ta phải làm cho đúng.
Năm 1923, 8 trong số những người giàu nhất thế giới gặp nhau tại khách sạn ở Chicago. Khi tập hợp lại với nhau, họ là những người giàu hơn bất kỳ ai trên thế giới. Họ cũng đương nhiên là nhóm tích lũy tài chính nhiều hơn bất kỳ ai.
Nhưng 25 năm sau, đây là điều xảy ra với họ :
1/ Charles Schwab, chủ tịch công ty thép độc quyền lớn nhất thế giới, bị phá sản trước khi chết.
2/ Richard Whiny, chủ tịch sở giao dịch chứng khoán New York (New York Stock Exchange) đã bị gửi đến nhà lao Sing Sing.
3/Jesse Livermore, con gấu vĩ đại của thành phố Wall, đã tự sát.
4/ Ivard Krueger, người đứng đầu tập đoàn tư bản độc quyền nhất thế giới đã tự vẫn.
5/ Howard Hopson , chủ tịch công ty ga lớn nhất Bắc Mĩ đã bị mất trí.
6/ Arthur Cutton, nhà đầu cơ lúa mì lớn nhất chết ở nước ngoài- không trả hết nợ.
7/ Leon Fraser, chủ tịch ngân hàng International Settlement, đã tự sát.
8/ Albert Fall, thành viên trong các nội các của tổng thống, đã được ân xá để chết ở nhà.
Tất cả những người này biết rất rõ là nên làm như thế nào để tích lũy tiền trong suốt cuộc hành trình, họ đã không gieo trồng các “nhân’ đúng cách.
Và xin hãy nhớ cho rằng , không có cách đúng để làm một việc sai.
“Có cách nào để thay đổi kết quả không?” Chắc chắn là có. Đó chính là điều khiển cuộc sống này trở nên thú vị hơn, biến ta thành ông chủ nắm giữ số phận của chính mình.
Tuy nhiên, một điều quan trọng nữa là nếu muốn thay đổi kết quả, ta nên xem lại nguyên nhân. Một căn bệnh không thể chữa khỏi được bằng cách loại bỏ các triệu chứng của nó. Muốn chữa khỏi hẳn hoàn toàn, phải điều trị tận gốc.
“Nguyên nhân và kết quả,
Phương tiện và mục đích
Hạt và quả
Không thể tách rời nhau
Vì kết quả đã đơm hoa trong nguyên nhân
Mục đích có sẵn trong phương tiện
Trái có sẵn trong hạt” - Emaeson
Nếu bạn tiếp tục làm những gì bạn vẫn làm, bạn sẽ vẫn đạt được những gì bạn thường đạt.
Trích từ "Dám thất bại" - Billi P.S. Lim
0 nhận xét:
Đăng nhận xét