Chủ một công ty xây dựng kể với tôi câu chuyện sau đây: Ông ấy đang xúc tiến một dự án khá lớn với một khách hàng hơi gàn. Công việc mà vị khách hàng yêu cầu ông thực hiện là chuyển một số lượng khổng lồ vật liệu nặng đến một địa điểm.
Khi công việc sắp hoàn thành, không biết vì lý do quỉ quái gì mà vị khách nọ lại muốn dời số vật liệu ấy đến một chỗ khác nữa. Ai cũng thấy rằng đó là một yêu cầu kỳ quặc, đòi hỏi không ít thời gian và công sức. Nhưng chuyện đó có vẻ rất quan trọng đối với vị khách hàng đó.
Khi công việc sắp hoàn thành, không biết vì lý do quỉ quái gì mà vị khách nọ lại muốn dời số vật liệu ấy đến một chỗ khác nữa. Ai cũng thấy rằng đó là một yêu cầu kỳ quặc, đòi hỏi không ít thời gian và công sức. Nhưng chuyện đó có vẻ rất quan trọng đối với vị khách hàng đó.
Một số người trong công ty của ông phẫn nộ và cảm thấy bị “bóc lột” như thể ông bị vị khách nọ lợi dụng. họ đòi ông đừng làm và họ yêu cầu nếu làm thì ông chủ phải buộc vị khách nọ trả thêm chi phí.
Mặc dù bản thân ông chủ công ty cũng bực mình, nhưng ông quyết định cứ làm theo lời yêu cầu trước đã, việc còn lại sẽ giải quyết sau và không phản đối hay than phiền gì. Ông tiến hành dời đống vật liệu theo lời yêu cầu của người khách nọ mà không tính thêm chi phí phụ trội nào. Việc này khiến ông tốn thêm nhiều thì giờ cũng như chi phí cho công nhân.
Ông ấy cho tôi biết kể từ đó ông thường nhận được những hợp đồng công việc từ vị khách hàng ấy nhiều hơn bất cứ một người nào khác trong suốt cuộc đời hành nghề của ông. Sự thật, con người đó đã trở thành khách hàng lớn nhất của ông. Người đó thường nói với ông chủ công ty xây dựng rằng ông ta rất coi trọng thiện chí của ông chủ công ty đã không nề hà làm thêm việc. Từ đó giữa hai người có mối quan hệ công việc thật tốt đẹp.
Tôi cũng gặp nhiều trường hợp tương tự như thế. Có lần tôi đã ký một hợp đồng diễn thuyết. Do đã nhận lời việc này nên tôi đã phải gác lại một số việc khác dù có thù lao tốt hơn. Đến gần ngày nói chuyện, bỗng công ty nọ đột nhiên hủy bỏ việc tổ chức và đề nghị tôi thay đổi ngày giờ. Sự kiện đó làm xáo trộn chuỗi công việc và gây thiệt hại cho tôi, ít ra là về tiền bạc.
Hiển nhiên tôi có quyền cả về mặt đạo đức và pháp lý để từ chối yêu cầu của họ và bắt họ phải trả chi phí cho tôi. Song tôi không làm vậy. Tôi đồng ý thay đổi ngày giờ mà không phàn nàn gì.
Có lẽ bạn nghĩ họ đã thắng! Họ rất cảm động và biết ơn. Và, cũng giống như ông chủ công ty xây dựng nói trên, quyết định của tôi đã mang lại nhiều lợi ích. Từ đó, tôi nhận được nhiều yêu cầu làm việc với họ mà tôi cho là có liên quan đến thái độ uyển chuyển của tôi trước đó.
Vậy thì thiện cảm – được người khác coi trọng – thực sự đem lại lợi ích gì? Tôi nghĩ nó thực sự quý giá. Có điều là không phải bao giờ sự việc cũng có hậu. Không phải thiện chí của chúng ta luôn được đánh giá cao. Quả là có người chuyên lợi dụng kẻ khác và bạn không làm sao biết được lúc nào thì thiện chí của bạn được đáp lại. Thế nhưng, nếu bạn thấy rằng có hảo tâm thiện chí với người khác là điều tốt nên làm thì có ngày bạn cũng sẽ được đền ơn. Biết được như thế, bạn cảm thấy thư thái trong lòng và không còn băn khoăn về tiền bạc thiệt hơn nữa.
Đừng hiểu lầm tôi. Cả tôi và ông chủ công ty xây dựng kia không phải lúc nào cũng mềm dẻo uyển chuyển hoặc tự phá bỏ các tiêu chuẩn công việc của mình. Thiện cảm là một trong những thứ bạn phải nhận ra ngay khi thấy nó vào chính lúc đó.
Mặc dù không định lượng được, thiện cảm vẫn là một loại hàng hóa có giá trị. Và nó là một nhân tố đáng kể trong khi bạn quyết định một công việc. Vậy thì từ nay trở đi, khi khách hàng hoặc thân chủ yêu cầu bạn uyển chuyển hay làm điều gì đặc biệt thì bạn nên xem xét yếu tố thiện cảm này. Biết đâu hảo ý của bạn được đặt vào đúng chỗ.
Trích từ “Mưu sự làm giàu” - Richard Carlson
0 nhận xét:
Đăng nhận xét