Có những thành công hoàn toàn từ hai bàn tay trắng. Có những thành công là sự hoàn thiện, trau dồi kiến thức cho bản thân. Có những thành công là vượt qua chính mình.
Hình như trên các kệ sách và thư viện, một trong những loại sách ứng dụng được xuất bản nhiều nhất chính là các sách viết về thành công. Bí quyết thành công, con đường dẫn đến thành công, một trăm phương thức thành công, thành công đến từ đâu...
Chẳng phải tự nhiên con người lại quan tâm nhiều đến thành công như thế. Đã có cung hẳn phải có cầu. Chính từ cái cầu này mới có vô số người viết về thành công. Viết về thành công không chỉ có các nhà tâm lý, các chuyên viên. Viết về thành công còn có những người đã thành công trong sự nghiệp. Loại sách này thường được đón đọc một cách nhiệt tình nhất.
Chẳng có gì khó hiểu, bởi đó là những điều rút ra từ thực tế. Nó trước tiên thoả mãn trí tò mò của mọi người. Con đường thực tế ấy diễn ra như thế nào? Sau đó là: Mình có thể "bắt chước" được không? Hay ít ra là rút được những bài học kinh nghiệm.
Xung quanh chúng ta hiện có không ít người thành công: doanh nhân, bác sĩ, kỹ sư, diễn viên điện ảnh, ca sĩ... Số lượng đông đảo ấy càng thúc đẩy ước mơ vươn tới thành công của bao người.
Thế nhưng, có bao nhiêu tấm gương thành công, có lẽ sẽ có bấy nhiêu con đường. Và chắc chắn rằng chúng chẳng dễ dàng gì. Bởi xuất phát điểm của nhiều người, đa số đều giống nhau. Căn bản là làm sao để có thể đi xa hơn, cao hơn, ra đến những đại lộ quang quẻ, rộng rãi. Đó ắt hẳn không phải là điều đơn giản.
Thành công là sự phấn đấu không ngừng nghỉ
Con đường khởi nghiệp của nữ doanh nhân Mai Thị Tấn - Giám đốc công ty TNHH Thảo Mộc, bắt đầu khá suôn sẻ.
Ra đời với tấm bằng đại học ở nước ngoài, rồi trở thành giám đốc một xí nghiệp Nhà nước, dường như con đường công danh của chị êm đềm và rộng rãi như những bạn bè cùng đi du học về.
Đang làm giám đốc, công việc bình thường, ổn định, chị bỗng bị một loại cây có cái tên lạ lẫm - hibiscus, hoa màu đỏ, hấp dẫn.
Biết được những công dụng về mặt y học của nó, chị từ bỏ con đường rộng rãi của mình, lao vào nghiên cứu khoa học để chế biến rượu, trà, mứt... từ hoa, quả, rễ, cành của loài cây "lạ hoắc lạ huơ" này. Biết bao tiền bạc và công sức đổ vào những thí nghiệm, sáng chế.
Đến một ngày kia, người phụ nữ nhiệt tâm và chân thành ấy ngớ người với lệnh khám, tịch thu, niêm phong phòng thí nghiệm, cùng các "tang vật sản xuất hàng giả".
Với những công trình nghiên cứu tích luỹ suốt 3 năm trời, chị đã tự minh oan cho mình. Thế nhưng, mọi thứ coi như đổ sông đổ biển.
Không nản chí, chị quyết tâm làm lại từ đầu với hai bàn tay trắng. Tuy nhiên, lần này chị lại bị lừa. Những người đồng ý hợp tác làm ăn với chị thực chất chỉ muốn lợi dụng các nghiên cứu của chị để kinh doanh kiếm lời, còn chị chẳng nhận được đồng kinh phí nào.
Lại bắt đầu sự nghiệp với lần cố gắng thứ ba, thành lập công ty riêng Thảo Mộc. Lần này, thành công đã mỉm cười với chị. Thế nhưng, khó khăn lại ập đến, những sản phẩm làm ra bị làm nhái, bị giả nhãn mác.
Tuy vậy, chị không lấy đó làm buồn. Niềm vui lớn nhất của chị là loài cây nước ngoài với những công dụng chữa bệnh tuyệt vời đã được biết đến ở Việt Nam.
Sau những bài báo của chị viết về giống cây hibiscus trên báo, hàng trăm độc giả gửi thư đến thắc mắc và xin giống cây. Chị sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và những gì mình có với mọi người.
Niềm vui của chị không nằm trong thành công, trong lợi nhuận của công ty, mà ở khát khao mang loài cây hữu ích này đến với cộng đồng.
Câu chuyện của nữ giám đốc Mai Thị Tấn có lẽ là một ví dụ sắc nét nhất cho sự thành công của những nhà khoa học, những nữ doanh nhân ngày nay. Nó là minh chứng rõ ràng và cụ thể nhất cho hai từ: mồ hôi và nước mắt.
Mồ hôi đổ ra với những say mê, những tìm tòi, nghiên cứu. Và nước mắt đổ ra cho những trả giá, mất mát, vượt qua những cạm bẫy, những gian khó vòng vèo của con đường đi lên.
Kiến thức giúp con người phấn đấu vươn lên
Không phải vô cớ mà hầu như với bất kỳ người phụ nữ thành công nào, người ta cũng có thể viết những bài báo hàng nghìn từ. Ở đó bao giờ cũng là những câu chuyện đầy xúc động về nghị lực và ý chí con người.
Bạn có thể nhìn thấy họ hôm nay có nhà lầu, biệt thự, xe hơi. Có quần áo sang trọng và tiện nghi vật chất hơn người. Thế nhưng, để có được điều đó, họ đã phải vượt qua rất nhiều khó khăn, gian khổ.
Một lần ghé vào một nhà hàng chay trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, tôi ngồi dưới mái vòm trong suốt, nghe mưa rơi, nhạc thiền và nhất là câu chuyện thú vị về người nữ chủ quán trẻ. Chị là Ngọc Diệp - chủ nhà hàng Việt Chay và vài công ty khác.
Con đường đến với thành công của Diệp hôm nay cũng trải qua bao nhiêu khó khăn. Gia đình nghèo, anh em đông, lại là con cả nên dù đỗ Đại học Kinh tế, cô phải nghỉ học để giúp cha mẹ nuôi các em.
Ngày ngày ngồi thu từng đồng lẻ từ bàn bi-da, nhìn học trò đi ngang ríu rít chuyện trường lớp, lòng Diệp không thể nào yên. Cô hiểu rằng mình phải học thì mới thoát khỏi cảnh nghèo.
Hiểu ước mơ mãnh liệt và ý chí phấn đấu của cô con gái vốn có thành tích học tập xuất sắc ấy, mẹ cô lặng lẽ gom quần áo cũ bán được một khoản tiền nhỏ, cho cô lên Sài Gòn tiếp tục con đường học vấn.
Sau mấy năm nghỉ học đi làm, vốn liếng kiến thức toán, lý, hoá rơi rớt hết. Vậy là Diệp quyết định học ngoại ngữ. Số tiền nhỏ nhoi của mẹ giúp cô lấy được chứng chỉ A Anh văn. Lần thứ hai, mẹ lại bán đi đôi hoa tai cho cô lên Sài Gòn học tiếp chứng chỉ B. Nhờ đó, Diệp đã đậu vào khoa tiếng Anh trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
Cho đến bây giờ, khi công thành danh toại, Diệp vẫn thường bùi ngùi nhớ lại những ngày ở nhà người quen để đi học. Có hôm nhớ nhà, Diệp ra sau hè, ngồi nhìn ánh đèn chớp nháy của máy bay trên đường hạ cánh mà khóc.
Khi kiếm được đồng tiền đầu tiên nhờ làm phiên dịch cho khu du lịch địa đạo Củ Chi, nhìn các em ăn tô hủ tiếu ngon lành, Diệp càng nung nấu quyết tâm phải học để thay đổi cuộc đời của mình, của các em.
Kết quả con đường phấn đấu ấy giờ là chuỗi nhà hàng, là hai công ty và sự thành đạt của các em. Còn chính cô, sau khi thành công lại lặng lẽ quy y.
Trau dồi kiến thức là một điều gần như bắt buộc đối với tất cả những người muốn xây dựng sự nghiệp. Ngày xưa, để trở thành một thương gia, người ta chỉ cần chiếc bàn tính và đầu óc khôn ngoan, biết tính toán. Ngày nay, đời sống hiện đại đặt ra cho mỗi người những yêu cầu phấn đấu ngày càng cao.
Đó không chỉ là sự nhạy bén, tính toán giỏi mà còn là những phương pháp khoa học để quản lý, xây dựng và hoạch định kế hoạch.
Tôi còn nhớ cách đây không lâu, khi phỏng vấn bà chủ thẩm mỹ viện trên đường Nguyễn Trãi, tôi tình cờ nghe được câu chuyện về con trai của bà.
Anh chàng có thời gian sa đà theo bạn bè xấu, bỏ học đi chơi. Đến khi được mẹ cho vay vốn mở một quán cafe dành cho tuổi teen, anh liền thích thú lao vào kinh doanh.
Bẵng đi hai, ba năm, gần đây, tôi quay trở lại thẩm mỹ viện thấy quán của anh không còn nữa. Hỏi bà chủ, bà hồ hởi khoe: Nó làm một thời gian rồi hiểu ra rằng muốn phát triển kinh doanh thì phải học. Nó tạm ngưng công việc và quay trở lại học rồi". Trong mắt người mẹ ấy ánh lên niềm vui tự hào.
Không ít những người thành đạt nói về chữ Tâm, chữ Tín của mình trong kinh doanh. Còn giới văn nghệ sĩ thường đề cập đến tấm lòng và sự hy sinh cho nghệ thuật.
Song hành với sự thành công là sự hy sinh
Ai yêu mến nghệ thuật thứ bảy và ủng hộ cho điện ảnh Việt Nam, không thể không nhớ đến Ngọc Hiệp, cô diễn viên làm nên tên tuổi một thời từ những vai diễn lam lũ, xấu xí.
Ngọc Hiệp không phải là một diễn viên có nhan sắc. Nếu bất ngờ gặp ngoài đời thường, chẳng ai nghĩ cô là một diễn viên nổi tiếng. Điều làm nên tên tuổi của cô chính là sự lao động nghệ thuật nghiêm túc và hết lòng.
Thậm chí, đôi lúc người ta còn tặng cô hai chữ "hy sinh" vì nghệ thuật. Thế nhưng, mỗi lần nghe đến hai chữ đó, Ngọc Hiệp lại cười nhẹ nhàng: "Mình làm cho vai diễn của mình, cho mình, tại sao phải coi là hy sinh?"
Câu trả lời đơn giản ấy chính là điều làm cho người nghe phải ấn tượng về cô. Cô không coi là diễn, là cái gì xa lạ tách rời mà như một phần cuộc sống bình thường của mình.
Thế nhưng, nói như thế không có nghĩa là không nhắc đến yếu tố hy sinh trong những thành công của một con người.
Dường như không bao giờ chúng ta muốn buông xuôi hai tay. Các mục tiêu đặt ra sẽ luôn thúc đẩy, đòi hỏi ở bạn một nghị lực vượt qua những buông xuôi, chấp nhận, lười biếng, nuông chiều bản thân. Những ước mơ sẽ khiến bạn vượt qua sự yếu đuối của chính mình để làm người dẫn đầu, người đón phong ba bão táp và chịu đựng thử thách... Đó chính là sự hy sinh rất lớn để trở thành người thành đạt.
Câu chuyện của bạn tôi là một ví dụ. Chị là vợ của một đại gia nổi tiếng trong TP.HCM. Nhà chị giàu "không để đâu cho hết". Ấy thế mà vào lứa tuổi 40, khi con cái đã tương đối trưởng thành, chị bắt đầu đi học trở lại. Trước đó, chị đã nghỉ học gần 15 năm để ở nhà, chăm sóc cho gia đình, cha mẹ, làm hậu phương cho chồng.
Ai cũng cười khi biết chị muốn đi học, cho rằng chị "rảnh chuyện". Chồng chị cũng chẳng mấy thích thú. Anh muốn chị thường xuyên ở nhà, chăm sóc con cái, nhà cửa và làm người vợ đẹp cho anh hãnh diện với bạn bè.
Không được ủng hộ, chị vẫn âm thầm phấn đấu học tập. Chị tất bật ngược xuôi sao cho việc nhà, việc chăm sóc chồng con và hai người mẹ già đều chu toàn.
Rồi chị tốt nghiệp đại học, lấy luôn bằng thạc sĩ Ngôn ngữ của một trường đại học nước ngoài tại Việt Nam và được nhiều trường đại học mời đi dạy.
Giờ đây, chồng chị rất hãnh diện về chị. Chị không phải khó khăn đi dạy như hồi đầu chưa được anh đồng ý nữa. Anh cho xe đưa đón chị đi dạy và hết sức trân trọng công việc của chị.
Tôi nghĩ, chị thật sự là người phụ nữ thành đạt, trong cả gia đình lẫn ngoài xã hội.
Như thế nào mới gọi là thành công?
Vậy như thế nào mới gọi là thành công? Vì sao đến cuối bài tôi mới đưa ra câu hỏi này? Bởi hình như trên đời này có rất nhiều điều được gọi là thành công, nhưng thật ra, nó chỉ là bề nổi của cuộc sống.
Trong khi đi tìm tư liệu, trò chuyện, hỏi han về hai chữ thành công, tôi đã gặp rất nhiều khái nhiệm mới về quan niệm này.
Ngay cả những người trẻ cũng đã bắt đầu xuất hiện những ý thức hoàn toàn mới mẻ về thành công.
Một giám đốc trẻ nói với tôi: "Khi nhìn thấy nụ cười của mẹ tôi, một người phụ nữ học hành chỉ mới hết cấp 2, nhưng đã hy sinh hết cho chúng tôi ăn học, đã phải tảo tần trên đường phố để đổi lấy miếng cơm hàng ngày, tôi hiểu rằng mẹ tôi đã thấy rất mãn nguyện với thành công của bà".
"Thành công của mẹ lại chính là ý chí, nghị lực mà bà đặt vào chúng tôi. Trước thành công ấy, tôi thấy những thành quả của mình sao thật nhỏ bé..."
Còn đối với đôi vợ chồng trẻ đang ngồi trước mặt tôi đây, thành công là vượt lên chính mình. Người vợ dịu dàng nắm tay người chồng có dáng vẻ hiền lành trong khi anh kể lại cuộc đời mình: "Năm 12 tuổi, tôi bắt đầu gia nhập nhóm xã hội đen, làm những công việc xấu xa và tội lỗi như bảo kê vũ trường, đâm thuê chém mướn... Cha tôi hầu như không muốn nhìn mặt tôi. Mẹ tôi đã khóc không biết bao lần, van xin tôi quay trở lại. Nhìn họ, tôi rất ăn ăn, nhưng một khi tay đã nhúng chàm thì khó lòng mà dứt ra được. Rồi một lần, băng nhóm của tôi bị bắt. Tôi may mắn chạy thoát. Cha mẹ tôi vì quá thương con nên cố gom góp tiền bạc gửi tôi sang nước ngoài. Chỉ còn cách đó mới có thể giúp tôi đoạn tuyệt quá khứ và làm lại từ đầu. Năm đó tôi mới 18 tuổi.
Chân ướt chân ráo, tôi đến Canada vào một ngày mùa đông lạnh lẽo, với vốn tiếng Anh bập bõm chẳng đủ để giao tiếp. Suốt 7 năm trời, tôi chăm chỉ học hành, quyết thay đổi tương lai.
Sau khi tốt nghiệp, tôi về nước, làm việc cho một tập đoàn quốc tế. Không ai có thể nhận ra tôi của ngày xưa. Giờ đây, tôi đã có gia đình, một người vợ yêu và sẵn sàng chấp nhận quá khứ lầm lỗi của tôi. Nay tôi biết thế nào là yêu thương và quý trọng những gì cuộc sống ban tặng. Tôi không dám nhận mình là người thành công. Với tôi, vợ tôi mới là người thành công khi đã song hành cùng tôi vượt qua những ngã rẽ cuộc đời".
Hình như chính từ điều tưởng rất bình thường ấy, người ta có thể nhìn thấy những thành quả lớn lao. Để thành công, bạn cần rất nhiều yếu tốt, nhiều nỗ lực.
Không phải thành công nào cũng giống nhau. Và vì thế, không có bài học thành công cho tất cả.
(Sưu tầm)
Hình như trên các kệ sách và thư viện, một trong những loại sách ứng dụng được xuất bản nhiều nhất chính là các sách viết về thành công. Bí quyết thành công, con đường dẫn đến thành công, một trăm phương thức thành công, thành công đến từ đâu...
Chẳng phải tự nhiên con người lại quan tâm nhiều đến thành công như thế. Đã có cung hẳn phải có cầu. Chính từ cái cầu này mới có vô số người viết về thành công. Viết về thành công không chỉ có các nhà tâm lý, các chuyên viên. Viết về thành công còn có những người đã thành công trong sự nghiệp. Loại sách này thường được đón đọc một cách nhiệt tình nhất.
Chẳng có gì khó hiểu, bởi đó là những điều rút ra từ thực tế. Nó trước tiên thoả mãn trí tò mò của mọi người. Con đường thực tế ấy diễn ra như thế nào? Sau đó là: Mình có thể "bắt chước" được không? Hay ít ra là rút được những bài học kinh nghiệm.
Xung quanh chúng ta hiện có không ít người thành công: doanh nhân, bác sĩ, kỹ sư, diễn viên điện ảnh, ca sĩ... Số lượng đông đảo ấy càng thúc đẩy ước mơ vươn tới thành công của bao người.
Thế nhưng, có bao nhiêu tấm gương thành công, có lẽ sẽ có bấy nhiêu con đường. Và chắc chắn rằng chúng chẳng dễ dàng gì. Bởi xuất phát điểm của nhiều người, đa số đều giống nhau. Căn bản là làm sao để có thể đi xa hơn, cao hơn, ra đến những đại lộ quang quẻ, rộng rãi. Đó ắt hẳn không phải là điều đơn giản.
Thành công là sự phấn đấu không ngừng nghỉ
Con đường khởi nghiệp của nữ doanh nhân Mai Thị Tấn - Giám đốc công ty TNHH Thảo Mộc, bắt đầu khá suôn sẻ.
Ra đời với tấm bằng đại học ở nước ngoài, rồi trở thành giám đốc một xí nghiệp Nhà nước, dường như con đường công danh của chị êm đềm và rộng rãi như những bạn bè cùng đi du học về.
Đang làm giám đốc, công việc bình thường, ổn định, chị bỗng bị một loại cây có cái tên lạ lẫm - hibiscus, hoa màu đỏ, hấp dẫn.
Biết được những công dụng về mặt y học của nó, chị từ bỏ con đường rộng rãi của mình, lao vào nghiên cứu khoa học để chế biến rượu, trà, mứt... từ hoa, quả, rễ, cành của loài cây "lạ hoắc lạ huơ" này. Biết bao tiền bạc và công sức đổ vào những thí nghiệm, sáng chế.
Đến một ngày kia, người phụ nữ nhiệt tâm và chân thành ấy ngớ người với lệnh khám, tịch thu, niêm phong phòng thí nghiệm, cùng các "tang vật sản xuất hàng giả".
Với những công trình nghiên cứu tích luỹ suốt 3 năm trời, chị đã tự minh oan cho mình. Thế nhưng, mọi thứ coi như đổ sông đổ biển.
Không nản chí, chị quyết tâm làm lại từ đầu với hai bàn tay trắng. Tuy nhiên, lần này chị lại bị lừa. Những người đồng ý hợp tác làm ăn với chị thực chất chỉ muốn lợi dụng các nghiên cứu của chị để kinh doanh kiếm lời, còn chị chẳng nhận được đồng kinh phí nào.
Lại bắt đầu sự nghiệp với lần cố gắng thứ ba, thành lập công ty riêng Thảo Mộc. Lần này, thành công đã mỉm cười với chị. Thế nhưng, khó khăn lại ập đến, những sản phẩm làm ra bị làm nhái, bị giả nhãn mác.
Tuy vậy, chị không lấy đó làm buồn. Niềm vui lớn nhất của chị là loài cây nước ngoài với những công dụng chữa bệnh tuyệt vời đã được biết đến ở Việt Nam.
Sau những bài báo của chị viết về giống cây hibiscus trên báo, hàng trăm độc giả gửi thư đến thắc mắc và xin giống cây. Chị sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và những gì mình có với mọi người.
Niềm vui của chị không nằm trong thành công, trong lợi nhuận của công ty, mà ở khát khao mang loài cây hữu ích này đến với cộng đồng.
Câu chuyện của nữ giám đốc Mai Thị Tấn có lẽ là một ví dụ sắc nét nhất cho sự thành công của những nhà khoa học, những nữ doanh nhân ngày nay. Nó là minh chứng rõ ràng và cụ thể nhất cho hai từ: mồ hôi và nước mắt.
Mồ hôi đổ ra với những say mê, những tìm tòi, nghiên cứu. Và nước mắt đổ ra cho những trả giá, mất mát, vượt qua những cạm bẫy, những gian khó vòng vèo của con đường đi lên.
Kiến thức giúp con người phấn đấu vươn lên
Không phải vô cớ mà hầu như với bất kỳ người phụ nữ thành công nào, người ta cũng có thể viết những bài báo hàng nghìn từ. Ở đó bao giờ cũng là những câu chuyện đầy xúc động về nghị lực và ý chí con người.
Bạn có thể nhìn thấy họ hôm nay có nhà lầu, biệt thự, xe hơi. Có quần áo sang trọng và tiện nghi vật chất hơn người. Thế nhưng, để có được điều đó, họ đã phải vượt qua rất nhiều khó khăn, gian khổ.
Một lần ghé vào một nhà hàng chay trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, tôi ngồi dưới mái vòm trong suốt, nghe mưa rơi, nhạc thiền và nhất là câu chuyện thú vị về người nữ chủ quán trẻ. Chị là Ngọc Diệp - chủ nhà hàng Việt Chay và vài công ty khác.
Con đường đến với thành công của Diệp hôm nay cũng trải qua bao nhiêu khó khăn. Gia đình nghèo, anh em đông, lại là con cả nên dù đỗ Đại học Kinh tế, cô phải nghỉ học để giúp cha mẹ nuôi các em.
Ngày ngày ngồi thu từng đồng lẻ từ bàn bi-da, nhìn học trò đi ngang ríu rít chuyện trường lớp, lòng Diệp không thể nào yên. Cô hiểu rằng mình phải học thì mới thoát khỏi cảnh nghèo.
Hiểu ước mơ mãnh liệt và ý chí phấn đấu của cô con gái vốn có thành tích học tập xuất sắc ấy, mẹ cô lặng lẽ gom quần áo cũ bán được một khoản tiền nhỏ, cho cô lên Sài Gòn tiếp tục con đường học vấn.
Sau mấy năm nghỉ học đi làm, vốn liếng kiến thức toán, lý, hoá rơi rớt hết. Vậy là Diệp quyết định học ngoại ngữ. Số tiền nhỏ nhoi của mẹ giúp cô lấy được chứng chỉ A Anh văn. Lần thứ hai, mẹ lại bán đi đôi hoa tai cho cô lên Sài Gòn học tiếp chứng chỉ B. Nhờ đó, Diệp đã đậu vào khoa tiếng Anh trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
Cho đến bây giờ, khi công thành danh toại, Diệp vẫn thường bùi ngùi nhớ lại những ngày ở nhà người quen để đi học. Có hôm nhớ nhà, Diệp ra sau hè, ngồi nhìn ánh đèn chớp nháy của máy bay trên đường hạ cánh mà khóc.
Khi kiếm được đồng tiền đầu tiên nhờ làm phiên dịch cho khu du lịch địa đạo Củ Chi, nhìn các em ăn tô hủ tiếu ngon lành, Diệp càng nung nấu quyết tâm phải học để thay đổi cuộc đời của mình, của các em.
Kết quả con đường phấn đấu ấy giờ là chuỗi nhà hàng, là hai công ty và sự thành đạt của các em. Còn chính cô, sau khi thành công lại lặng lẽ quy y.
Trau dồi kiến thức là một điều gần như bắt buộc đối với tất cả những người muốn xây dựng sự nghiệp. Ngày xưa, để trở thành một thương gia, người ta chỉ cần chiếc bàn tính và đầu óc khôn ngoan, biết tính toán. Ngày nay, đời sống hiện đại đặt ra cho mỗi người những yêu cầu phấn đấu ngày càng cao.
Đó không chỉ là sự nhạy bén, tính toán giỏi mà còn là những phương pháp khoa học để quản lý, xây dựng và hoạch định kế hoạch.
Tôi còn nhớ cách đây không lâu, khi phỏng vấn bà chủ thẩm mỹ viện trên đường Nguyễn Trãi, tôi tình cờ nghe được câu chuyện về con trai của bà.
Anh chàng có thời gian sa đà theo bạn bè xấu, bỏ học đi chơi. Đến khi được mẹ cho vay vốn mở một quán cafe dành cho tuổi teen, anh liền thích thú lao vào kinh doanh.
Bẵng đi hai, ba năm, gần đây, tôi quay trở lại thẩm mỹ viện thấy quán của anh không còn nữa. Hỏi bà chủ, bà hồ hởi khoe: Nó làm một thời gian rồi hiểu ra rằng muốn phát triển kinh doanh thì phải học. Nó tạm ngưng công việc và quay trở lại học rồi". Trong mắt người mẹ ấy ánh lên niềm vui tự hào.
Không ít những người thành đạt nói về chữ Tâm, chữ Tín của mình trong kinh doanh. Còn giới văn nghệ sĩ thường đề cập đến tấm lòng và sự hy sinh cho nghệ thuật.
Song hành với sự thành công là sự hy sinh
Ai yêu mến nghệ thuật thứ bảy và ủng hộ cho điện ảnh Việt Nam, không thể không nhớ đến Ngọc Hiệp, cô diễn viên làm nên tên tuổi một thời từ những vai diễn lam lũ, xấu xí.
Ngọc Hiệp không phải là một diễn viên có nhan sắc. Nếu bất ngờ gặp ngoài đời thường, chẳng ai nghĩ cô là một diễn viên nổi tiếng. Điều làm nên tên tuổi của cô chính là sự lao động nghệ thuật nghiêm túc và hết lòng.
Thậm chí, đôi lúc người ta còn tặng cô hai chữ "hy sinh" vì nghệ thuật. Thế nhưng, mỗi lần nghe đến hai chữ đó, Ngọc Hiệp lại cười nhẹ nhàng: "Mình làm cho vai diễn của mình, cho mình, tại sao phải coi là hy sinh?"
Câu trả lời đơn giản ấy chính là điều làm cho người nghe phải ấn tượng về cô. Cô không coi là diễn, là cái gì xa lạ tách rời mà như một phần cuộc sống bình thường của mình.
Thế nhưng, nói như thế không có nghĩa là không nhắc đến yếu tố hy sinh trong những thành công của một con người.
Dường như không bao giờ chúng ta muốn buông xuôi hai tay. Các mục tiêu đặt ra sẽ luôn thúc đẩy, đòi hỏi ở bạn một nghị lực vượt qua những buông xuôi, chấp nhận, lười biếng, nuông chiều bản thân. Những ước mơ sẽ khiến bạn vượt qua sự yếu đuối của chính mình để làm người dẫn đầu, người đón phong ba bão táp và chịu đựng thử thách... Đó chính là sự hy sinh rất lớn để trở thành người thành đạt.
Câu chuyện của bạn tôi là một ví dụ. Chị là vợ của một đại gia nổi tiếng trong TP.HCM. Nhà chị giàu "không để đâu cho hết". Ấy thế mà vào lứa tuổi 40, khi con cái đã tương đối trưởng thành, chị bắt đầu đi học trở lại. Trước đó, chị đã nghỉ học gần 15 năm để ở nhà, chăm sóc cho gia đình, cha mẹ, làm hậu phương cho chồng.
Ai cũng cười khi biết chị muốn đi học, cho rằng chị "rảnh chuyện". Chồng chị cũng chẳng mấy thích thú. Anh muốn chị thường xuyên ở nhà, chăm sóc con cái, nhà cửa và làm người vợ đẹp cho anh hãnh diện với bạn bè.
Không được ủng hộ, chị vẫn âm thầm phấn đấu học tập. Chị tất bật ngược xuôi sao cho việc nhà, việc chăm sóc chồng con và hai người mẹ già đều chu toàn.
Rồi chị tốt nghiệp đại học, lấy luôn bằng thạc sĩ Ngôn ngữ của một trường đại học nước ngoài tại Việt Nam và được nhiều trường đại học mời đi dạy.
Giờ đây, chồng chị rất hãnh diện về chị. Chị không phải khó khăn đi dạy như hồi đầu chưa được anh đồng ý nữa. Anh cho xe đưa đón chị đi dạy và hết sức trân trọng công việc của chị.
Tôi nghĩ, chị thật sự là người phụ nữ thành đạt, trong cả gia đình lẫn ngoài xã hội.
Như thế nào mới gọi là thành công?
Vậy như thế nào mới gọi là thành công? Vì sao đến cuối bài tôi mới đưa ra câu hỏi này? Bởi hình như trên đời này có rất nhiều điều được gọi là thành công, nhưng thật ra, nó chỉ là bề nổi của cuộc sống.
Trong khi đi tìm tư liệu, trò chuyện, hỏi han về hai chữ thành công, tôi đã gặp rất nhiều khái nhiệm mới về quan niệm này.
Ngay cả những người trẻ cũng đã bắt đầu xuất hiện những ý thức hoàn toàn mới mẻ về thành công.
Một giám đốc trẻ nói với tôi: "Khi nhìn thấy nụ cười của mẹ tôi, một người phụ nữ học hành chỉ mới hết cấp 2, nhưng đã hy sinh hết cho chúng tôi ăn học, đã phải tảo tần trên đường phố để đổi lấy miếng cơm hàng ngày, tôi hiểu rằng mẹ tôi đã thấy rất mãn nguyện với thành công của bà".
"Thành công của mẹ lại chính là ý chí, nghị lực mà bà đặt vào chúng tôi. Trước thành công ấy, tôi thấy những thành quả của mình sao thật nhỏ bé..."
Còn đối với đôi vợ chồng trẻ đang ngồi trước mặt tôi đây, thành công là vượt lên chính mình. Người vợ dịu dàng nắm tay người chồng có dáng vẻ hiền lành trong khi anh kể lại cuộc đời mình: "Năm 12 tuổi, tôi bắt đầu gia nhập nhóm xã hội đen, làm những công việc xấu xa và tội lỗi như bảo kê vũ trường, đâm thuê chém mướn... Cha tôi hầu như không muốn nhìn mặt tôi. Mẹ tôi đã khóc không biết bao lần, van xin tôi quay trở lại. Nhìn họ, tôi rất ăn ăn, nhưng một khi tay đã nhúng chàm thì khó lòng mà dứt ra được. Rồi một lần, băng nhóm của tôi bị bắt. Tôi may mắn chạy thoát. Cha mẹ tôi vì quá thương con nên cố gom góp tiền bạc gửi tôi sang nước ngoài. Chỉ còn cách đó mới có thể giúp tôi đoạn tuyệt quá khứ và làm lại từ đầu. Năm đó tôi mới 18 tuổi.
Chân ướt chân ráo, tôi đến Canada vào một ngày mùa đông lạnh lẽo, với vốn tiếng Anh bập bõm chẳng đủ để giao tiếp. Suốt 7 năm trời, tôi chăm chỉ học hành, quyết thay đổi tương lai.
Sau khi tốt nghiệp, tôi về nước, làm việc cho một tập đoàn quốc tế. Không ai có thể nhận ra tôi của ngày xưa. Giờ đây, tôi đã có gia đình, một người vợ yêu và sẵn sàng chấp nhận quá khứ lầm lỗi của tôi. Nay tôi biết thế nào là yêu thương và quý trọng những gì cuộc sống ban tặng. Tôi không dám nhận mình là người thành công. Với tôi, vợ tôi mới là người thành công khi đã song hành cùng tôi vượt qua những ngã rẽ cuộc đời".
Hình như chính từ điều tưởng rất bình thường ấy, người ta có thể nhìn thấy những thành quả lớn lao. Để thành công, bạn cần rất nhiều yếu tốt, nhiều nỗ lực.
Không phải thành công nào cũng giống nhau. Và vì thế, không có bài học thành công cho tất cả.
(Sưu tầm)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét