Khi kết hôn, bạn và chồng cần thống nhất các quy tắc như ai giữ tiền, công khai các khoản chi tiêu và báo số dư cho nhau.
Khi bạn kết hôn, việc xây dựng một cuộc hôn nhân hoàn hảo không thể thiếu yếu tố tài chính.
Dù bạn kiếm được nhiều hay ít tiền thì việc lên kế hoạch chi tiêu cụ thể và tính toán linh hoạt vẫn giúp gia đình bạn an toàn "thoát hiểm" qua những cơn bão giá và có một tương lai ổn định hơn.
Dù bạn kiếm được nhiều hay ít tiền thì việc lên kế hoạch chi tiêu cụ thể và tính toán linh hoạt vẫn giúp gia đình bạn an toàn "thoát hiểm" qua những cơn bão giá và có một tương lai ổn định hơn.
1. Cởi mở về vấn đề tài chính
Đối với một số cặp vợ chồng, việc thảo luận công khai và cởi mở về chuyện tiền bạc dường như rất khó khăn. Với các cặp đôi mới bắt đầu bước vào đời sống hôn nhân, cần thống nhất các quy tắc như ai sẽ là người giữ tiền, công khai các khoản chi tiêu bằng cách ghi lại và báo lại còn số dư, hoặc thiếu với người còn lại. Càng cởi mở và rõ ràng bao nhiêu, bạn càng đỡ mệt đầu và tránh những xung đột không đáng có giữa hai vợ chồng.
2. Để riêng một khoản dùng khi cần thiết
Dù tình hình tài chính của vợ chồng bạn có tốt đến đâu thì vẫn cần phải để ra một khoản tiết kiệm nhất định vào mỗi tháng và để riêng, phòng trường hợp cần thiết. Cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài và chưa có dấu hiệu chấm dứt, điều bạn cần làm là chuẩn bị sẵn một lượng tiền mặt nhất định để chi trả khi xảy ra biến cố.
3. Theo dõi ngân sách
Việc theo dõi số tiền tiêu hàng ngày cũng quan trọng không kém việc thiết lập ngân sách. Nếu bạn không biết chính xác tiền tiêu mỗi ngày vào những khoản gì, cuối cùng bạn sẽ không kiểm soát được mức chi tiêu và phải "rút lõi" từ các khoản tiết kiệm cố định. Theo dõi được các khoản chi tiêu cũng giúp bạn nắm được tình hình tài chính hiện tại của gia đình và có những điều chỉnh cho hợp lý.
4. Kiểm soát tiền linh hoạt
Khi đặt ra những mức chi tiêu cho hàng tháng, bạn cũng nên thay đổi dựa trên tình hình hiện tại. Giá cả các mặt hàng có tăng hay không, nhu cầu cá nhân tốn kém như thế nào, việc bạn sinh con, những phát sinh... Không nên cố định mãi khoản tiền định mức chi tiêu, bạn cần thay đổi để phù hợp hoàn cảnh nhưng vẫn bảo đảm có một khoản nhỏ để tiết kiệm.
5. Tiết kiệm để nghỉ hưu
Tận hưởng hiện tại với những người thân yêu là việc bạn nên làm nhưng cũng cần đề ra một kế hoạch tài chính dài hơi sau khi bạn về hưu. Có một khoản tiết kiệm để sử dụng lúc nghỉ hưu sẽ giúp cuộc sống về già của bạn đỡ vất vả hơn.
6. Sẵn sàng cho các bất đồng
Chuyện tiền nong giữa vợ chồng nhiều khi làm nảy sinh bất đồng. Khi chồng dùng tiền mua những món đồ đắt tiền mà không hỏi ý kiến vợ, hoặc vợ mua sắm quá đà, không kiểm soát được cũng khiến đối phương khó chịu. Nên đặt ra các quy định từ đầu, các khoản chi tiêu quá lớn cần phải có sự thống nhất giữa cả hai người. Ngoài ra, các khoản chi tiêu cho thời trang, làm đẹp của vợ nên có một mức cố định.
7. Trả các khoản nợ sớm
Nếu bạn phải nợ tiền, hãy ưu tiên trả nợ trước khi thực hiện các việc khác. Càng trả sớm nợ càng tốt. Nó không chỉ giúp tinh thần bạn cảm thấy dễ chịu hơn mà việc trả lãi cũng đỡ nặng nề theo mỗi tháng.
8. Đầu tư vào bảo hiểm
Việc mua bảo hiểm giúp bạn tránh được những khó khăn về sau. Thực tế, vợ chồng bạn cần tạo sự ổn định tài chính cho cuộc sống sau này. Mua bảo hiểm không chỉ là về tiền bạc mà còn bảo đảm tương lai bền vững cho vợ chồng bạn.
9. Mở một tài khoản riêng hoặc chung
Nếu bạn giỏi quản lý tài chính cá nhân, nên mở các tài khoản tiết kiệm riêng biệt. Việc mở chung một tài khoản tiết kiệm với số tiền lớn bạn sẽ kiểm soát đơn giản hơn nhưng cũng sẽ có ít tiền lãi hơn.
Thái An
0 nhận xét:
Đăng nhận xét