1. Đặc điểm địa hình vùng núi đông bắc
A:Khái quát vị trí địa lí của vùng:
-Nằm ở phía Tả ngạn sông Hồng cho đến rìa phía Đông, Đông Nam của Bắc Bộ. Phía Bắc giáp với Trung Quốc, phía Đông và Đông Nam giáp vịnh Bắc Bộ. Phía Tây và Tây Nam giáp với miền Bắc và Bắc Trung Bộ.
B:Đặc điểm địa hình:
-Bao gồm 2 bộ phận địa hình chính: núi và địa hình.
-Dạng địa hình miền núi chiếm diện tích lớn của miền ( chiếm 2/3).
-Hướng nghiêng chung của địa hình Tây Bắc-Đông Nam do vào thời kì Tân kiến tạo phần phía Bắc và Đông Bắc được nâng lên cao trong khi phần phía Nam và Đông Nam bị hạ xuống.
C:Đặc điểm từng địa hình:
1:Miền núi
-Đồi núi chiếm khoảng 2/3 diện tích toàn miền.
-Đồi núi phân bố ở phía Bắc.
-Đồi núi của miền chủ yếu là đồi núi thấp, độ cao trung bình dưới 1000m, bộ phận núi có độ cao trên 1500m chiếm tỉ lệ diện tích rất nhỏ phân bố ở phía Bắc (vùng sơn nguyên Hà Giang , sơn nguyên Đồng Văn),Phu Tha Ca (2274m).
*Hướng các dãy núi:
-Các dãy núi trong miền có 2 hướng:
+Hướng vòng cung là hướng chính của miền, thể hiện rõ nét qua các cánh cung Sông Ngân, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều. Hướng vòng cung của các cánh cung này được giải thích là do trong quá trình hình thành chịu tác động của khối núi vòm sông Chảy (khối nâng Việt Bắc). Cũng do càng về phía Đông, Đông Nam thì cường độ nang yếu dần nên độ cao của các cánh cung này cũng giảm dần.
+Hướng Tây Bắc- Đông Nam được thể hiện rõ nét qua các hướng của dãy núi Con Voi là do chịu tác động định hướng của khối nền cổ Hoàng Liên Sơn.
-Đặc điểm hình thái của các địa hình:các núi trong miền chủ yếu là núi già,trẻ lại.Các núi ở đây chủ yếu có đỉnh tròn, sườn thoải. Ngoài ra, trong miền đồi núi của miền còn xuất hiện địa hình Caxtơ lòng chảo, cánh đồng giữa núi.
2:Miền đồng bằng
-Chiếm 1/3 diện tích của miền.
-Phân bố ở phía Nam, Đông Nam của miền trong đó lớn nhất là đồng bằng Bắc Bộ.
-Đồng bằng của miền có dạng Tam giác Châu điển hình ở nước ta với đỉnh là Việt Trì cạnh đáy kéo dài từ ven biển Quảng Ninh đến Ninh Bình.
-Đồng bằng Bắc bộ được hình thành do 2 hệ thống sông lớn nhất miền Bắc nước ta là hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp (các đồng bằng nhỏ hẹp ven biển Quảng Ninh là do hệ thống sông Tiên Yên)
-Một số nét về đặc diểm hình thái:
+Đặc điểm nổi bật của địa hình đồng bằng là được chia cắt bởi hệ thống đê nhăn lũ. Vì thế, phần đất trong đê không được bồi đắp phù sa hàng năm,hình thành các khu rộng cao, bạc màu và những vùng đất thấp trũng bị ngập nước trong mùa mưa (ô trũng Hà Nam Ninh). Ngoài ra, ở phía Bắc và phía Nam của đồng bằng còn xuất hiệndangj địa hình đồi núi (Hải Dương, Ninh Bình). Hướng mở rộng phát triển của đồng bằng: hàng năm đồng bằng vẫn tiến ra biển ở phía Đông Nam với tốc độ khá nhanh, có nơi lên tới 100m do lượng phù sa các sông mang theo lớn, thềm lục địa rộng và nông.
*Thềm lục địa rộng và nông:
-Địa hình ven biển rất phong phú và đa dạng.
2. Thế mạnh nguồn lao động nước ta:
- Nguồn lao động dồi dào (chiếm 51,2 % tổng số dân – 2005), mỗi năm tăng thêm hơn 1 triệu lao động.
- Người lao động cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm trong sản xuất được tích lũy qua nhiều thế hệ.
- Chất lượng lao động không ngừng được nâng cao.
Tại sao vấn đề việc làm ở nước ta hiện nay lại được coi là một vấn đề kinh tế-xã hội lớn ở nước ta hiện nay?
Sau 25 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, vấn đề lao động, việc làm ở nước ta đã từng bước được giải quyết theo hướng tuân theo quy luật khách quan của kinh tế hàng hóa và thị trường lao động, góp phần đưa nền kinh tế nước ta phát triển đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử. Tuy nhiên, thực trạng vấn đề lao động, việc làm ở nước ta hiện nay vẫn còn có nhiều bất cập, chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là từ sau khi nước ta ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO.
Những tồn tại chủ yếu đó thể hiện như sau: Cung-cầu lao động, việc làm mất cân đối lớn (cung lớn hơn cầu); tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị giảm chậm, tỷ lệ sử dụng lao động ở nông thôn thấp chỉ đạt trên, dưới 70%; số doanh nghiệp trên đầu dân số còn thấp nên khả năng tạo việc làm và thu hút lao động còn hạn chế, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn.
Tình trạng thiếu việc làm còn cao, chính sách tiền lương, thu nhập chưa động viên được cán bộ công chức, người lao động gắn bó tận tâm với công việc. Quản lý nhà nước đối với thị trường lao động, việc làm và vai trò điều tiết của nhà nước đối với quan hệ cung cầu lao động còn hạn chế; sự kiểm soát, giám sát thị trường lao động, việc làm chưa chặt chẽ, chưa phát huy được vai trò của luật pháp trong giải quyết tranh chấp lao động; cải cách hành chính hiệu quả thấp đối với bản thân người lao động và cả xã hội; cơ cấu lao động chưa phù hợp với sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo yêu cầu CNH, HĐH và hội nhập quốc tế.
Câu 2: 1. Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ ở nước ta.
1. Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ ở nước ta.
Cơ cấu kinh tế là một tổng thể hệ thống kinh tế bao gồm nhiều yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại với nhau trong một không gian và thời gian nhất định, trong những điều kiện xã hội cụ thể, được thể hiện cả về mặt định tính lẫn định lượng, cả về số lượng lẫn chất lượng, phù hợp với mục tiêu được xác định của nền kinh tế.
Cơ cấu kinh tế gồm 3 phương diện hợp thành. Đó là:
Cơ cấu ngành kinh tế
Cơ cấu thành phần kinh tế
Cơ cấu vùng lãnh thổ
Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ là việc bố trí sản xuất theo không gian địa lý, và cũng là biểu hiện của phân công lao động xã hội. Xu hướng phát triển kinh tế lãnh thổ thường là phát triển nhiều mặt, tổng hợp, có ưu tiên một vài ngành và gắn liền với hình thành sự phân bổ dân cư phù hợp với các điều kiện, tiềm năng phát triển kinh tế của lãnh thổ đó. Việc chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ phải bảo đảm sự hình thành và phát triển có hiẹu quả của các ngành kinh tế, các thành phần kinh tế theo lãnh thổ và trên phạm vi cả nước, phù hợp với đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội, phong tục tập quán, truyền thống của mỗi vùng, nhằm khai thác triệt để thế mạnh của vùng đó.
Trong quá trình phát triển kinh tế của một quốc gia, cơ cấu kinh tế luôn luôn thay đổi. Sự thay đổi của cơ cấu kinh tế từ trạng thái này sang trạng thái khác cho phù hợp với môi trường phát triển theo từng thời kỳ phát triển gọi là chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một quá trình tất yếu gắn liền với sự phát triển kinh tế của một quốc gia, đặc biệt là quá trình phát triển trong quá trình hội nhập. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra như thế nào phụ thuộc vào các yếu tố như quy mụ kinh tế, mức độ mở cửa của nền kinh tế với bên ngoài, dân số của quốc gia, các lợi thế về tự nhiên, nhân lực, điều kiện kinh tế, văn hóa...Nhân tố quan trọng gúp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế đó là quá trình chuyển hóa trong phạm vi quốc gia và mở rộng chuyển hóa quốc tế và thay đổi công nghệ tiến bộ kỹ thuật. Chuyển hóa mở đường cho việc trang bị kỹ thuật hiện đại, áp dụng công nghệ tiên tiến, hoàn thiện tổ chức, nõng cao năng suất lao động xã hội. Chuyển môn hóa cũng tạo ra những hoạt động dịch vụ và chế biến mới. Tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ lại thúc đẩy quá trình chuyển môn hóa. Điều đó làm cho tỷ trọng các ngành truyền thống giảm đi, tỷ trọng các ngành dịch vụ kỹ thuật mới tăng trưởng nhanh chúng và dần chiếm ưu thế. Phân công lao động và sự tiến bộ kỹ thuật, công nghệ ngày càng phát triển sõu sắc tạo ra những tiền đề cho việc phát triển thị trường các yếu tố sản xuất. Và ngược lại, việc phát triển thị trường các yếu tố sản xuất lại thúc đẩy quá trình phát triển, tăng trưởng kinh tế và do vậy làm sõu sắc thêm quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế .
Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải dựa trên cơ sở một cơ cấu hiện có, do đó nội dung của chuyển dịch cơ cấu là cải tạo cơ cấu cũ lạc hậu hoặc chưa phù hợp để xây dựng cơ cấu mới tiên tiến, hoàn thiện và bổ sung cơ cấu cũ nhằm biến cơ cấu cũ thành cơ cấu mới hiện đại và phù hợp với mục tiêu kinh tế- xã hội đó xác định cho từng thời kỳ phát triển.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét