"Giá trị đích thực của sự cho đi không nằm ở món quà lớn hay nhỏ mà ở tấm lòng của người cho" - Francis Cole
Một ngày tháng 10 năm 1962, một trận bão tuyết dữ dội đã tràn qua, để lại thị trấn nơi tôi ở, một khung cảnh hổn độn với hình ảnh những căn nhà hoang tàn, cây cối đổ nát.
Hệ thống điện bị hỏng hoàn toàn. Bố tôi phải nhóm lò sưởi để sưởi ấm cho cả gia đình. Tôi mặc chiếc áo ngũ coton mới, đứng cạnh anh chị chờ Bố nhóm lửa. Khi bố nhóm xong và rời lò sưởi, chúng tôi liền tranh nhau xúm lại bên ngọn lửa đang cháy tí tách, để được sưởi ấm. Khi sưởi ấm hai bàn tay và phía trước cơ thể, tôi quay lưng lại đế đón lấy hơi ấm từ chiếc lò đang cháy hừng hực. Thật dễ chịu khi được tận hưởng sự ấm áp đầu tiên sau mấy ngày lạnh buốt. Đang nhắm mắt cảm nhận hơi ấm toả ra từ ngọn lửa, bỗng người tôi nóng ran lên : trong tích tắc, một tàn lửa từ lò sưởi bắn vào áo ngủ của tôi và lập tức bắt vào bông vải.
Tại bệnh viện, các bác sĩ cho biết tôi bị phỏng nặng và vết phỏng lan khắp cả mặt sau chân trái của tôi. Việc chữa trị kéo dài hàng tháng trời và phải thay băng vào mỗi ngày, làm tôi vô cùng đau đớn. Do vết phỏng nghiêm trọng nên bác sĩ chẩn đoán chân của tôi có thể sẽ bị cứng và khó cử động sau lần ghép da và cho dù cố gắng tập đi thì tôi cũng khó có thể đi lại bình thường. Mẹ tôi oà khóc khi nghe tin đó.
Bà ngoại đến thăm tôi mỗi ngày. Bà vẫn vững lòng tin, động viên và khuyến khích tôi tập đi. Tôi cố tập đi trong nước mắt để làm bà vui. Ngày nào, bà cũng đến để khuyến khích tôi. Đến khi vết thương đau quá không chịu nổi, tôi bỏ cuộc dù biết rằng bà rất thất vọng.
Một ngày nọ, bà đến nhà tôi, mang theo một hộp tiền xu, không chỉ vài đồng xu, mà rất nhiều, đầy một hộp. Bà nói :
- Nếu mỗi lần cháu đứng dậy, bà sẽ cho cháu một đồng xu này.
Tôi bật cười vì ý nghĩ ngộ nghĩnh đó nhưng nhìn vào ánh mặt của bà, tôi nhận thấy bà mong muốn tôi đi được biết bao nhiêu. Như được tiếp thêm sức mạnh, tôi khó nhọc đứng dậy. Bà mừng rỡ và đặt một đồng xu vào lòng bàn tay tôi. Tôi vội ngồi xuống ngay lập tức vì cái chân đau nhói. Tay bà đỡ lưng tôi và nói :
- Cháu nghỉ một chút đi.
Tôi không nghe lời bà mà lại đứng dậy một lần nữa. Và bà thưởng thêm cho tôi một đồng xu nữa.
Suốt mấy tháng như thế, đều đặn mỗi ngày, bà kiên nhẫn động viên tôi tập đứng dậy và tập đi. Còn tôi thì cố gắng nghe theo lời bà, không phải vì những đồng xu đó mà là để đáp lại sự quan tâm, thương yêu của bà đối với tôi.
Có lần, tôi ôm lấy bà và cười hỏi :
- Đến khi mà bà hết tiền thì sao ? Cháu sẽ không phải tập đi nữa phải không bà ?
Bà xoa đầu tôi và nói :
- Cháu phải cố gắng tập chứ. Cháu đừng lo bà hết tiền. Bà có nhiều tiền xu lắm. Bà không bao giờ hết đâu.
Việc phục hồi đôi chân mất cả năm trời từ sau vụ cháy nên tôi phải bỏ dở năm học lớp ba. Khi quay lại trường học, tôi đã có thể dễ dàng bước vào lớp mà chân không hề bị khập khiểng.
Lúc trở lại bệnh viện để tái khám theo định kỳ, bác sĩ nói với Mẹ tôi :
- Bao nhiêu năm qua, tôi chưa hề thấy vết phỏng chân nào hồi phục mau đến thế.
Mẹ nói với tôi trên đường về :
- Bà không muốn thấy con phải bị tật nguyền. Mỗi ngày, bà đều cầu nguyện cho đôi chân con lành lại và ước nguyện của bà đã thành sự thật.
Tôi liền hỏi Mẹ :
- Thế bà kiếm đâu ra nhiều đồng xu đến thế hả Mẹ ?
Mẹ trả lời :
- Đó là số tiền mà bà đã dành dụm từ nhiều năm qua đấy.
Tôi thật sự cảm động trước tình cảm của bà. Bà đã cho tôi thêm sức mạnh để vượt qua khó khăn bằng chính lòng yêu thương và niềm tin của mình.
Buổi tối hôm ấy, tôi đã mang hộp đồng tiền xu đó cộng với những đồng xu mà tôi đã tiết kiệm được, ra phố chọn mua cho bà một cái áo ấm mà tôi biết là bà sẽ rất thích.
Một ngày tháng 10 năm 1962, một trận bão tuyết dữ dội đã tràn qua, để lại thị trấn nơi tôi ở, một khung cảnh hổn độn với hình ảnh những căn nhà hoang tàn, cây cối đổ nát.
Hệ thống điện bị hỏng hoàn toàn. Bố tôi phải nhóm lò sưởi để sưởi ấm cho cả gia đình. Tôi mặc chiếc áo ngũ coton mới, đứng cạnh anh chị chờ Bố nhóm lửa. Khi bố nhóm xong và rời lò sưởi, chúng tôi liền tranh nhau xúm lại bên ngọn lửa đang cháy tí tách, để được sưởi ấm. Khi sưởi ấm hai bàn tay và phía trước cơ thể, tôi quay lưng lại đế đón lấy hơi ấm từ chiếc lò đang cháy hừng hực. Thật dễ chịu khi được tận hưởng sự ấm áp đầu tiên sau mấy ngày lạnh buốt. Đang nhắm mắt cảm nhận hơi ấm toả ra từ ngọn lửa, bỗng người tôi nóng ran lên : trong tích tắc, một tàn lửa từ lò sưởi bắn vào áo ngủ của tôi và lập tức bắt vào bông vải.
Tại bệnh viện, các bác sĩ cho biết tôi bị phỏng nặng và vết phỏng lan khắp cả mặt sau chân trái của tôi. Việc chữa trị kéo dài hàng tháng trời và phải thay băng vào mỗi ngày, làm tôi vô cùng đau đớn. Do vết phỏng nghiêm trọng nên bác sĩ chẩn đoán chân của tôi có thể sẽ bị cứng và khó cử động sau lần ghép da và cho dù cố gắng tập đi thì tôi cũng khó có thể đi lại bình thường. Mẹ tôi oà khóc khi nghe tin đó.
Bà ngoại đến thăm tôi mỗi ngày. Bà vẫn vững lòng tin, động viên và khuyến khích tôi tập đi. Tôi cố tập đi trong nước mắt để làm bà vui. Ngày nào, bà cũng đến để khuyến khích tôi. Đến khi vết thương đau quá không chịu nổi, tôi bỏ cuộc dù biết rằng bà rất thất vọng.
Một ngày nọ, bà đến nhà tôi, mang theo một hộp tiền xu, không chỉ vài đồng xu, mà rất nhiều, đầy một hộp. Bà nói :
- Nếu mỗi lần cháu đứng dậy, bà sẽ cho cháu một đồng xu này.
Tôi bật cười vì ý nghĩ ngộ nghĩnh đó nhưng nhìn vào ánh mặt của bà, tôi nhận thấy bà mong muốn tôi đi được biết bao nhiêu. Như được tiếp thêm sức mạnh, tôi khó nhọc đứng dậy. Bà mừng rỡ và đặt một đồng xu vào lòng bàn tay tôi. Tôi vội ngồi xuống ngay lập tức vì cái chân đau nhói. Tay bà đỡ lưng tôi và nói :
- Cháu nghỉ một chút đi.
Tôi không nghe lời bà mà lại đứng dậy một lần nữa. Và bà thưởng thêm cho tôi một đồng xu nữa.
Suốt mấy tháng như thế, đều đặn mỗi ngày, bà kiên nhẫn động viên tôi tập đứng dậy và tập đi. Còn tôi thì cố gắng nghe theo lời bà, không phải vì những đồng xu đó mà là để đáp lại sự quan tâm, thương yêu của bà đối với tôi.
Có lần, tôi ôm lấy bà và cười hỏi :
- Đến khi mà bà hết tiền thì sao ? Cháu sẽ không phải tập đi nữa phải không bà ?
Bà xoa đầu tôi và nói :
- Cháu phải cố gắng tập chứ. Cháu đừng lo bà hết tiền. Bà có nhiều tiền xu lắm. Bà không bao giờ hết đâu.
Việc phục hồi đôi chân mất cả năm trời từ sau vụ cháy nên tôi phải bỏ dở năm học lớp ba. Khi quay lại trường học, tôi đã có thể dễ dàng bước vào lớp mà chân không hề bị khập khiểng.
Lúc trở lại bệnh viện để tái khám theo định kỳ, bác sĩ nói với Mẹ tôi :
- Bao nhiêu năm qua, tôi chưa hề thấy vết phỏng chân nào hồi phục mau đến thế.
Mẹ nói với tôi trên đường về :
- Bà không muốn thấy con phải bị tật nguyền. Mỗi ngày, bà đều cầu nguyện cho đôi chân con lành lại và ước nguyện của bà đã thành sự thật.
Tôi liền hỏi Mẹ :
- Thế bà kiếm đâu ra nhiều đồng xu đến thế hả Mẹ ?
Mẹ trả lời :
- Đó là số tiền mà bà đã dành dụm từ nhiều năm qua đấy.
Tôi thật sự cảm động trước tình cảm của bà. Bà đã cho tôi thêm sức mạnh để vượt qua khó khăn bằng chính lòng yêu thương và niềm tin của mình.
Buổi tối hôm ấy, tôi đã mang hộp đồng tiền xu đó cộng với những đồng xu mà tôi đã tiết kiệm được, ra phố chọn mua cho bà một cái áo ấm mà tôi biết là bà sẽ rất thích.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét