Có một số cách giải độc bằng Đông y đối với người bị trúng độc ở nơi xa cơ sở y tế.
1. Trúng độc do ăn uống: Nếu bị trúng độc sắn (khoai mì), có thể dùng 100g rau muống giã nhuyễn, vắt lấy nước cho nạn nhân uống; hoặc dùng một ít đậu xanh đem nấu chín cho ăn (cũng có thể để sống giã nhỏ hòa với nước sôi để nguội cho uống); hay dùng một đoạn dài 20-40 cm cây chuối hột, bóc bỏ bẹ ngoài chỉ lấy nõn trắng bên trong giã nát, pha thêm nước cho uống; hoặc dùng một cây mía róc bỏ vỏ ngoài cho nạn nhân ăn (hoặc vắt lấy nước cho uống); dùng rau sam (40-60g) giã vắt lấy nước cho uống (hoặc luộc chín cho ăn).
2. Trúng độc nấm: Dùng tiết vịt (khoảng 25 ml) cho uống khi tiết còn nóng; hoặc dùng bột sắn dây (30g) hòa nước cho uống.
3. Trúng độc chất hóa học: Đối với trường hợp bị trúng độc những chất dẫn xuất của phốt- pho và các chất khác gây nhiễm độc toàn thân, liệt cơ, co giật, co thắt phế quản, dùng: lá hẹ tươi 40g, lá tre tươi 40g, bèo Nhật Bản 40g (tươi). Đổ 400 ml nước vào nồi, cho lá tre và bèo đã thái nhỏ vào nấu lấy nước. Lá hẹ tươi giã nhỏ vắt lấy nước hòa vào cho uống.
4. Trúng độc phấn chì: Dùng tiết dê (khoảng 20-30 ml) cho uống; hay dùng hạt củ cải 20-40g, giã nhỏ hòa với nước đường cho uống.
5. Trúng độc do tiếp xúc chất độc: Dùng rau má tươi vắt lấy nước (có thể pha thêm ít đường) cho uống; dùng đậu xanh để cả vỏ, giã nhỏ hòa với nước, để sống hoặc nấu chín cho uống; hay củ cải tươi giã nhỏ vắt lấy nước cho uống. Nếu không có củ cải tươi thì dùng loại khô giã nhỏ cho nước đun sôi để nguội vào vắt lấy nước, hòa cùng ít đường cho uống.
6. Trị chung các loại trúng độc: Sắc nước của vị thuốc cam thảo cho uống.
Các biện pháp cấp cứu trên dùng cho người bệnh ở xa cơ sở y tế. Nếu trường hợp nặng, nguy hiểm cần chuyển người bệnh đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt.
Quốc Trung (Thanh Niên)
1. Trúng độc do ăn uống: Nếu bị trúng độc sắn (khoai mì), có thể dùng 100g rau muống giã nhuyễn, vắt lấy nước cho nạn nhân uống; hoặc dùng một ít đậu xanh đem nấu chín cho ăn (cũng có thể để sống giã nhỏ hòa với nước sôi để nguội cho uống); hay dùng một đoạn dài 20-40 cm cây chuối hột, bóc bỏ bẹ ngoài chỉ lấy nõn trắng bên trong giã nát, pha thêm nước cho uống; hoặc dùng một cây mía róc bỏ vỏ ngoài cho nạn nhân ăn (hoặc vắt lấy nước cho uống); dùng rau sam (40-60g) giã vắt lấy nước cho uống (hoặc luộc chín cho ăn).
2. Trúng độc nấm: Dùng tiết vịt (khoảng 25 ml) cho uống khi tiết còn nóng; hoặc dùng bột sắn dây (30g) hòa nước cho uống.
3. Trúng độc chất hóa học: Đối với trường hợp bị trúng độc những chất dẫn xuất của phốt- pho và các chất khác gây nhiễm độc toàn thân, liệt cơ, co giật, co thắt phế quản, dùng: lá hẹ tươi 40g, lá tre tươi 40g, bèo Nhật Bản 40g (tươi). Đổ 400 ml nước vào nồi, cho lá tre và bèo đã thái nhỏ vào nấu lấy nước. Lá hẹ tươi giã nhỏ vắt lấy nước hòa vào cho uống.
4. Trúng độc phấn chì: Dùng tiết dê (khoảng 20-30 ml) cho uống; hay dùng hạt củ cải 20-40g, giã nhỏ hòa với nước đường cho uống.
5. Trúng độc do tiếp xúc chất độc: Dùng rau má tươi vắt lấy nước (có thể pha thêm ít đường) cho uống; dùng đậu xanh để cả vỏ, giã nhỏ hòa với nước, để sống hoặc nấu chín cho uống; hay củ cải tươi giã nhỏ vắt lấy nước cho uống. Nếu không có củ cải tươi thì dùng loại khô giã nhỏ cho nước đun sôi để nguội vào vắt lấy nước, hòa cùng ít đường cho uống.
6. Trị chung các loại trúng độc: Sắc nước của vị thuốc cam thảo cho uống.
Các biện pháp cấp cứu trên dùng cho người bệnh ở xa cơ sở y tế. Nếu trường hợp nặng, nguy hiểm cần chuyển người bệnh đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt.
Quốc Trung (Thanh Niên)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét