“Kỷ niệm lúc nào cũng bền vững, còn hơn cả nét mực.” - Anita Loos
“Sự chia sẻ và tình yêu thương là điều quý giá nhất trên đời.”
Bố tôi vừa mới qua đời. Tôi đã chuẩn bị tinh thần để đón nhận sự ra đi ấy. Dù sao ông cũng đã tám mươi sáu tuổi và lại còn thường xuyên bị những cơn đau tim hành hạ. Tôi nhớ bàn tay viêm khớp của bố đã không còn cầm nổi tách cà phê. Hai mươi lăm năm qua, tôi sống xa bố vì mải lo cuộc mưu sinh của riêng mình.
Tôi vẫn thường nghe bạn bè tâm sự nỗi buồn khi mất đi bố hoặc mẹ. Tôi chỉ nghĩ thầm mình sẽ không như thế. Tôi nghĩ mình sẽ thương tiếc và nhớ bố lắm. Còn cảm giác mất mát vì không còn bố nghe thật xa vời với tôi. Nghĩ lại,thời gian qua bố có chu cấp hay giúp đỡ vật chất gì cho tôi đâu? Tự tôi phải lo hết. Bố nào có hiểu được cuộc sống thực tế và công việc của tôi. Dù tuổi cao, thị lực và trí não ông vẫn rất tốt, một ngày bố xem những ba tờ báo, ông rành rẽ thời cuộc, chiến sự hơn bất kỳ ai, nhưng dường như cuộc sống của con trai mình lại nằm ngoài mối bận tâm của ông.
Mỗi sáng thứ bảy tôi gọi điện về, bố luôn bắt đầu với câu hỏi muôn thuở: “Sao, con có chuyện gì muốn nói vậy?”. Y như rằng, tôi phải kể lại những việc mà tôi đã làm trong tuần, kể cả những chuyến công tác của tôi. Tôi còn phải cập nhật những tin tức chính trị mới nhất khi nói chuyện với bố. Thật ra, những cuộc nói chuyện như vậy cũng khá lý thú nếu tôi thật sự quan tâm thời cuộc hay có chính kiến mạnh mẽ khi tranh luận với bố.
Cho đến hôm nay, tôi mới nhận ra câu hỏi muôn thuở của bố chính là một phần quan trọng trong cuộc đời tôi. Nó thật sự có ý nghĩa hơn tôi nghĩ rất nhiều. Ngày còn bé, trên đường đi học về, tôi luôn đi thật chậm, cố nhớ hết những điều thú vị trong ngày để kể cho bố nghe, suy nghĩ xem sẽ trả lời bố thế nào vì biết rằng bố đang chờ tôi ở nhà với câu hỏi muôn thuở.
Hằng ngày, với câu hỏi ấy, bố đã tập cho tôi thói quen tự giải thích mọi suy nghĩ và hành động của mình. Tôi đang làm việc gì? Tại sao phải làm? Biết trước câu hỏi ấy đang chờ đón mình, tôi phải suy nghĩ kỹ hơn việc mình làm, điều mình muốn và cả những mối bận tâm phía trước. Bố vẫn hỏi câu ấy không chỉ vì ông muốn hiểu cuộc sống của tôi mà còn ngụ ý xem tôi có muốn chuyện trò với ông hay không.
Đôi khi đáp lại câu hỏi của bố, tôi chỉ nói vỏn vẹn: “Không có gì!”. Nghe vậy, ông nhướn mày, nhìn tôi qua cặp kính lão, hỏi lại: “Không có gì sao?”
Tôi khó khăn gật đầu xác nhận và lặp lại: “Không có gì”.
Bố nhìn tôi lần nữa, ậm ừ rồi nhún vai theo một kiểu rất riêng và nói sang chuyện khác. Tôi biết câu trả lời của mình đã làm ông thất vọng.
Giờ thì mãi mãi tôi không còn được nghe bố hỏi điều gì nữa. Tôi nghe tim mình đau nhói. Có phải tôi đang cảm nhận được thế nào là nỗi đau mất mát? Có phải tôi đang hối hận?
Bây giờ, tôi hoàn toàn có thể làm bất cứ điều gì mà không cần phải chuẩn bị những câu trả lời. Không còn ai nghe tôi kể câu chuyện của mình vào mỗi sáng thứ bảy, cũng không còn ai để tôi giải thích tại sao mình chưa kịp thực hiện một ý định nào đấy nữa…
Không còn bố, giờ đây tôi mới thấy mình đang thực sự phải đối mặt với những bài toán khó của cuộc đời. Nhưng tôi vẫn phải tiếp tục…
…. Để rồi mới nhận ra rằng bố quan trọng đối với tôi biết nhường nào!
“Sự chia sẻ và tình yêu thương là điều quý giá nhất trên đời.”
Bố tôi vừa mới qua đời. Tôi đã chuẩn bị tinh thần để đón nhận sự ra đi ấy. Dù sao ông cũng đã tám mươi sáu tuổi và lại còn thường xuyên bị những cơn đau tim hành hạ. Tôi nhớ bàn tay viêm khớp của bố đã không còn cầm nổi tách cà phê. Hai mươi lăm năm qua, tôi sống xa bố vì mải lo cuộc mưu sinh của riêng mình.
Tôi vẫn thường nghe bạn bè tâm sự nỗi buồn khi mất đi bố hoặc mẹ. Tôi chỉ nghĩ thầm mình sẽ không như thế. Tôi nghĩ mình sẽ thương tiếc và nhớ bố lắm. Còn cảm giác mất mát vì không còn bố nghe thật xa vời với tôi. Nghĩ lại,thời gian qua bố có chu cấp hay giúp đỡ vật chất gì cho tôi đâu? Tự tôi phải lo hết. Bố nào có hiểu được cuộc sống thực tế và công việc của tôi. Dù tuổi cao, thị lực và trí não ông vẫn rất tốt, một ngày bố xem những ba tờ báo, ông rành rẽ thời cuộc, chiến sự hơn bất kỳ ai, nhưng dường như cuộc sống của con trai mình lại nằm ngoài mối bận tâm của ông.
Mỗi sáng thứ bảy tôi gọi điện về, bố luôn bắt đầu với câu hỏi muôn thuở: “Sao, con có chuyện gì muốn nói vậy?”. Y như rằng, tôi phải kể lại những việc mà tôi đã làm trong tuần, kể cả những chuyến công tác của tôi. Tôi còn phải cập nhật những tin tức chính trị mới nhất khi nói chuyện với bố. Thật ra, những cuộc nói chuyện như vậy cũng khá lý thú nếu tôi thật sự quan tâm thời cuộc hay có chính kiến mạnh mẽ khi tranh luận với bố.
Cho đến hôm nay, tôi mới nhận ra câu hỏi muôn thuở của bố chính là một phần quan trọng trong cuộc đời tôi. Nó thật sự có ý nghĩa hơn tôi nghĩ rất nhiều. Ngày còn bé, trên đường đi học về, tôi luôn đi thật chậm, cố nhớ hết những điều thú vị trong ngày để kể cho bố nghe, suy nghĩ xem sẽ trả lời bố thế nào vì biết rằng bố đang chờ tôi ở nhà với câu hỏi muôn thuở.
Hằng ngày, với câu hỏi ấy, bố đã tập cho tôi thói quen tự giải thích mọi suy nghĩ và hành động của mình. Tôi đang làm việc gì? Tại sao phải làm? Biết trước câu hỏi ấy đang chờ đón mình, tôi phải suy nghĩ kỹ hơn việc mình làm, điều mình muốn và cả những mối bận tâm phía trước. Bố vẫn hỏi câu ấy không chỉ vì ông muốn hiểu cuộc sống của tôi mà còn ngụ ý xem tôi có muốn chuyện trò với ông hay không.
Đôi khi đáp lại câu hỏi của bố, tôi chỉ nói vỏn vẹn: “Không có gì!”. Nghe vậy, ông nhướn mày, nhìn tôi qua cặp kính lão, hỏi lại: “Không có gì sao?”
Tôi khó khăn gật đầu xác nhận và lặp lại: “Không có gì”.
Bố nhìn tôi lần nữa, ậm ừ rồi nhún vai theo một kiểu rất riêng và nói sang chuyện khác. Tôi biết câu trả lời của mình đã làm ông thất vọng.
Giờ thì mãi mãi tôi không còn được nghe bố hỏi điều gì nữa. Tôi nghe tim mình đau nhói. Có phải tôi đang cảm nhận được thế nào là nỗi đau mất mát? Có phải tôi đang hối hận?
Bây giờ, tôi hoàn toàn có thể làm bất cứ điều gì mà không cần phải chuẩn bị những câu trả lời. Không còn ai nghe tôi kể câu chuyện của mình vào mỗi sáng thứ bảy, cũng không còn ai để tôi giải thích tại sao mình chưa kịp thực hiện một ý định nào đấy nữa…
Không còn bố, giờ đây tôi mới thấy mình đang thực sự phải đối mặt với những bài toán khó của cuộc đời. Nhưng tôi vẫn phải tiếp tục…
…. Để rồi mới nhận ra rằng bố quan trọng đối với tôi biết nhường nào!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét