Thiếu kinh nghiệm là một trong những trở ngại lớn nhất đối với sinh viên mới ra trường khi đi xin việc. Trở ngại này có thể dễ dàng khắc phục nếu họ khéo léo áp dụng các "chiêu" sau:
Liên kết kỹ năng đã có với vị trí ứng tuyển
Bill Warner, quản lý bán hàng và tuyển dụng của Công ty dược phẩm AstraZeneca, vừa duyệt một lượng lớn hồ sơ của các ứng viên xin vào vị trí bán hàng, điều hành. Ông cho biết rất ấn tượng với sơ yếu lý lịch và thư xin việc của một phụ nữ chưa có kinh nghiệm bán hàng hay điều hành, nhưng từ một chân trong hội phụ nữ, cô có thể tích lũy các kỹ năng cần thiết để làm việc ở AstraZeneca.
Trong thư xin việc, cô đã giải thích về những nguyên tắc làm việc, cách quản lý, tính toán xem cần bao nhiêu thành viên mới cho hội, về những kỹ năng cô áp dụng để hoàn thành tốt công việc... Và Warner đã chấp nhận dù cô chưa từng làm việc trong lĩnh vực bán hàng dược phẩm.
Ông nhấn mạnh : “Nhiều người đã có kinh nghiệm trong trường đại học hay các hoạt động ngoại khóa nhưng họ không nhận thức được. Điều họ cần làm là liên kết những gì từng làm với vị trí họ đang ứng tuyển”.
Nhấn mạnh tới khả năng cống hiến
Warner cho biết một ứng viên của ông đã tự đánh mất cơ hội bởi anh ta không giải thích được công việc biên tập cho tờ báo ở trường đại học giúp ích cho mình ra sao, dù công việc này mang lại cho anh ta nhiều kinh nghiệm có giá trị như quản lý cộng tác viên, làm việc với các nguồn thông tin bên ngoài, cân bằng giữa công việc và học hành…
Warner khuyên các ứng viên hãy chuẩn bị kỹ trước câu trả lời cho các câu hỏi thường gặp trong cuộc phỏng vấn. Khi được hỏi về vấn đề kinh nghiệm, đừng lúng túng hay nói dối về kinh nghiệm nào đó trong khi thật sự bạn chưa có.
Theo Tarek Pertew, đồng sáng lập và giám đốc marketing của trang web nghề nghiệp MyWorkster : “Thay vì nhấn mạnh tới kinh nghiệm làm việc, hãy thuyết phục nhà tuyển dụng bằng kỹ năng, sự hiểu biết của bạn có thể cống hiến cho công ty ra sao".
Bổ sung những kinh nghiệm còn thiếu
Khi những kinh nghiệm ở trường đại học và nền tảng kỹ năng của bạn chưa đủ để xin việc thành công, hãy phân tích lại một cách kỹ lưỡng yêu cầu của nhà tuyển dụng. Bạn có thể tự bổ sung những thiếu sót của mình bằng cách tham gia các khóa học.
Tất nhiên nhà tuyển dụng không thể chờ đợi bạn học xong nhưng những khóa học đó sẽ được bổ sung vào hồ sơ của bạn và quá trình xin việc trong tương lai sẽ nhanh chóng, hiệu quả hơn. Đồng thời, việc bạn tự bổ sung kiến thức cho mình để nhà tuyển dụng thấy bạn có tham vọng và động lực trong công việc.
Hoạt động tình nguyện
Một cách khác để bổ sung thiếu sót về kinh nghiệm là tình nguyện tham gia hoạt động của một tổ chức/công ty phi lợi nhuận. Dù không có tiền lương hay thưởng nhưng bù lại bạn có những liên lạc giá trị cho mạng lưới quan hệ của mình, tích lũy kinh nghiệm và nâng cao kỹ năng nghề nghiệp.
Do đó, hãy cố gắng tìm công việc tình nguyện trong lĩnh vực bạn muốn hướng đến. Sau các hoạt động này, cơ hội có một công việc chính thức cũng rộng mở hơn với bạn. Và sẽ càng tốt hơn nếu bạn xin làm việc không lương cho công ty bạn thích. Nó chứng tỏ bạn muốn gắn bó với công ty, đồng thời là cách để bạn xây dựng mạng lưới quan hệ với những nhân viên trong công ty.
Làm công việc tạm thời
Làm việc tạm thời, bạn sẽ học hỏi được kinh nghiệm, được gặp gỡ mọi người để mở rộng mạng lưới quan hệ... và đôi khi công việc tạm thời sẽ dẫn tới lời đề nghị công việc chính thức.
“Có nhiều công ty tuyển dụng nhân viên tạm thời vì không chắc chắn tình hình công việc trong các quý tới sẽ ra sao - Joanie Ruge, phó chủ tịch của Adecco Group North America, một công ty về nhân sự, cho biết - Nhân viên tạm thời cho họ sự lựa chọn linh hoạt. Sau khi công ty đi vào ổn định hơn, họ sẽ tuyển nhân viên toàn thời gian và họ sẽ ưu tiên tìm những người đã từng làm việc cho mình”.
VŨ HUYỀN (Theo Forbes)
Liên kết kỹ năng đã có với vị trí ứng tuyển
Bill Warner, quản lý bán hàng và tuyển dụng của Công ty dược phẩm AstraZeneca, vừa duyệt một lượng lớn hồ sơ của các ứng viên xin vào vị trí bán hàng, điều hành. Ông cho biết rất ấn tượng với sơ yếu lý lịch và thư xin việc của một phụ nữ chưa có kinh nghiệm bán hàng hay điều hành, nhưng từ một chân trong hội phụ nữ, cô có thể tích lũy các kỹ năng cần thiết để làm việc ở AstraZeneca.
Trong thư xin việc, cô đã giải thích về những nguyên tắc làm việc, cách quản lý, tính toán xem cần bao nhiêu thành viên mới cho hội, về những kỹ năng cô áp dụng để hoàn thành tốt công việc... Và Warner đã chấp nhận dù cô chưa từng làm việc trong lĩnh vực bán hàng dược phẩm.
Ông nhấn mạnh : “Nhiều người đã có kinh nghiệm trong trường đại học hay các hoạt động ngoại khóa nhưng họ không nhận thức được. Điều họ cần làm là liên kết những gì từng làm với vị trí họ đang ứng tuyển”.
Nhấn mạnh tới khả năng cống hiến
Warner cho biết một ứng viên của ông đã tự đánh mất cơ hội bởi anh ta không giải thích được công việc biên tập cho tờ báo ở trường đại học giúp ích cho mình ra sao, dù công việc này mang lại cho anh ta nhiều kinh nghiệm có giá trị như quản lý cộng tác viên, làm việc với các nguồn thông tin bên ngoài, cân bằng giữa công việc và học hành…
Warner khuyên các ứng viên hãy chuẩn bị kỹ trước câu trả lời cho các câu hỏi thường gặp trong cuộc phỏng vấn. Khi được hỏi về vấn đề kinh nghiệm, đừng lúng túng hay nói dối về kinh nghiệm nào đó trong khi thật sự bạn chưa có.
Theo Tarek Pertew, đồng sáng lập và giám đốc marketing của trang web nghề nghiệp MyWorkster : “Thay vì nhấn mạnh tới kinh nghiệm làm việc, hãy thuyết phục nhà tuyển dụng bằng kỹ năng, sự hiểu biết của bạn có thể cống hiến cho công ty ra sao".
Bổ sung những kinh nghiệm còn thiếu
Khi những kinh nghiệm ở trường đại học và nền tảng kỹ năng của bạn chưa đủ để xin việc thành công, hãy phân tích lại một cách kỹ lưỡng yêu cầu của nhà tuyển dụng. Bạn có thể tự bổ sung những thiếu sót của mình bằng cách tham gia các khóa học.
Tất nhiên nhà tuyển dụng không thể chờ đợi bạn học xong nhưng những khóa học đó sẽ được bổ sung vào hồ sơ của bạn và quá trình xin việc trong tương lai sẽ nhanh chóng, hiệu quả hơn. Đồng thời, việc bạn tự bổ sung kiến thức cho mình để nhà tuyển dụng thấy bạn có tham vọng và động lực trong công việc.
Hoạt động tình nguyện
Một cách khác để bổ sung thiếu sót về kinh nghiệm là tình nguyện tham gia hoạt động của một tổ chức/công ty phi lợi nhuận. Dù không có tiền lương hay thưởng nhưng bù lại bạn có những liên lạc giá trị cho mạng lưới quan hệ của mình, tích lũy kinh nghiệm và nâng cao kỹ năng nghề nghiệp.
Do đó, hãy cố gắng tìm công việc tình nguyện trong lĩnh vực bạn muốn hướng đến. Sau các hoạt động này, cơ hội có một công việc chính thức cũng rộng mở hơn với bạn. Và sẽ càng tốt hơn nếu bạn xin làm việc không lương cho công ty bạn thích. Nó chứng tỏ bạn muốn gắn bó với công ty, đồng thời là cách để bạn xây dựng mạng lưới quan hệ với những nhân viên trong công ty.
Làm công việc tạm thời
Làm việc tạm thời, bạn sẽ học hỏi được kinh nghiệm, được gặp gỡ mọi người để mở rộng mạng lưới quan hệ... và đôi khi công việc tạm thời sẽ dẫn tới lời đề nghị công việc chính thức.
“Có nhiều công ty tuyển dụng nhân viên tạm thời vì không chắc chắn tình hình công việc trong các quý tới sẽ ra sao - Joanie Ruge, phó chủ tịch của Adecco Group North America, một công ty về nhân sự, cho biết - Nhân viên tạm thời cho họ sự lựa chọn linh hoạt. Sau khi công ty đi vào ổn định hơn, họ sẽ tuyển nhân viên toàn thời gian và họ sẽ ưu tiên tìm những người đã từng làm việc cho mình”.
VŨ HUYỀN (Theo Forbes)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét