Truyện Kiều của Nguyễn Du là 1 kiệt tác của văn chương Việt Nam và thế giới , không chỉ về nội dung về nghệ thuật mà còn về những ảnh hưởng của tác phẩm này lên văn chương , văn hóa của Việt Nam và thế giới .
Tôi đã đọc Kiều không biết bao nhiêu lần và hôm nay đọc lại nghiền ngẫm suy nghĩ tôi vẫn ngộ ra nhiều ý mới, nhiều tư tưởng ẩn chứa trong đại tác phẩm này . Đại thi hào Nguyễn Du đã dùng 1 cốt truyện tầm thường Đoạn Trường Tân Thanh của Thanh Tâm Tài Nhân và viết lại bằng tiếng nôm trong thể thơ lục bát 3254 câu để làm thơ 1 tác phẩm độc đáo , xuất sắc sống mãi với thời gian, mặc dù lúc đầu khi tác phẩm ra đời và sau đó 1 thời gian dài mọi người không đánh giá đúng giá trị vĩ đại của tuyệt tác này .
Mở đầu tác phẩm , đại thi hào viết :
Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng
và khi kết thúc cụ viết:
Một triết lý sống rất sâu sắc và ý nghĩa , quan trọng và hàm chứa tất cả triết học và tôn giáo . Đọc hết Truyện Kiều chúng ta thấy kiếp người được Nguyễn Du miêu tả đặc sắc, lột tả hết tâm lý nhân vật, trong những mối tương quan của đời sống và xã hội . Kiều đẹp như thế nhưng cả cuộc đời của nàng long đong lận đận và trong cái cuộc đời chìm nổi đó của nàng , nàng đã gặp rất nhiều người , tốt có xấu có và đó là bức tranh tổng thể của xã hội , xã hội của thời Nguyễn Du nhưng vẫn thấp thoáng bóng dáng của thời đại của chúng ta . Nghệ thuật khắc họa nhân vật thì tài tình, còn từ ngữ, điển tích thì xuất sắc và tuyệt cú nhất là ông đã dùng thể thơ lục bát để viết truyện . Lục bát là thể thơ dễ làm, dễ hiểu dễ đọc và dường như thông dụng nhất trong tất cả các thể thơ của Việt Nam , nhưng làm thơ lục bát không dễ vì rất dễ biến thành vè cũng như dễ dễ bị ép từ , ép vận, khiên cưỡng đọc lên ngô nghê , hời hợt . Nhưng 3254 câu thơ sáu tám của truyện Kiều đọc lên mới thánh thót mới tuyệt mỹ làm sao , phải nói là đỉnh cao của nghệ thuật thi ca dùng thể thơ lục bát . Các điển tích được sử dụng nhuần nhuyễn, tinh tế , nhân vật sâu sắc còn ý tứ thì tế nhị , sâu xa . Ý tại ngôn ngoại , từng câu từng chữ từng từ , từng vận ,uyển chuyển, sinh động, linh động và thấm đượm tình người cũng như là tâm huyết của tác giả . Kể chuyện bằng văn chương đã khó mà kể chuyện bằng thơ càng khó khắn gấp bội vì sự hạn chế, giới hạn của khuôn thước của thi ca nhưng Thanh Hiên Tiên Điền Nguyễn Du đã vượt qua tất cả những trở ngại đó và để lại 1 áng thi ca trác tuyệt mà muôn đời sau hậu thế cũng khó có ai sánh bằng . Kiếp người trong thi ca của Nguyễn Du của Kiều được khắc họa rất thực và rất độc đáo , 1 hiện thực mà ngày nay ở vào thế kỷ 21, thiên niên kỷ thứ ba với nhiều thách thức chưa từng có, chúng ta đọc lại thấy rùng mình vì sự hiểu biết, cảm thông sâu xa của đại thi hào với nhân vật và đời sống . Kiều là 1 mỹ nhân nhưng cả cuộc đời nàng chỉ gặp toàn những gian truân , trắc trở , vì đâu ? Vì nàng hy sinh cho cha, cho gia đình và nàng rơi vào những cạm bẫy của cuộc đời ác nghiệt . Dường như chúng ta vẫn đang gặp ngàn vạn nàng Kiều trong cuộc đời của chúng ta hôm nay . Nhưng Nguyễn Du không chỉ viết cho riêng 1 nàng Kiều, 1 mỹ nhân mà có lẽ ông ẩn dụ nói về , viết về tất cả nhân loại của chúng ta , những người yêu chân thiện mỹ, những người phải chịu những thân phận mà chúng ta đôi khi thấy vô lý . Nguyễn Du khuyên chúng ta " Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ tài " Quả là 1 lời khuyên chí lý và sâu xa tột bực nhưng mấy ai hiểu thấu thâm ý của nhà thơ . Kiều là 1 câu chuyện độc đáo vì nó như là 1 tấm gương soi thần diệu, khi chúng ta đọc chúng ta soi mình vào nó chúng ta thấy chính khuôn mặt của chúng ta . Con người của chúng ta như thế nào thì mức độ đồng cảm với Kiều sẽ đến mức độ đó. Điều đó giải thích vì sao chúng ta có bói kiều , chúng ta có vịnh Kiều, lẩy Kiều , vì sao có người mê Kiều nhưng có người chê bai Kiều và thậm chí cho là tầm thường 1 tác phẩm . Từng câu chữ của tác phẩm là 1 thế giới của sự thách thức với độc giả , từng nhân vật là 1 vũ trụ thách đố sự khám phá của người đọc .
Ngẫm hay muôn sự tại trời
Trời kia đã bắt làm người có thân.
Bắt phong trần phải phong trần,
Cho thanh cao mới được phần thanh cao.
Có đâu thiên vị người nào,
Chữ tài chữ mệnh dồi dào cả hai,
Có tài mà cậy chi tài,
Chữ tài liền với chữ tai một vần.
Đã mang lấy nghiệp vào thân,
Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa.
Thiện căn ở tại lòng ta,
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.
Lời quê chắp nhặt dông dài,
Mua vui cũng được một vài trống canh.
Một triết lý sống rất sâu sắc và ý nghĩa , quan trọng và hàm chứa tất cả triết học và tôn giáo . Đọc hết Truyện Kiều chúng ta thấy kiếp người được Nguyễn Du miêu tả đặc sắc, lột tả hết tâm lý nhân vật, trong những mối tương quan của đời sống và xã hội . Kiều đẹp như thế nhưng cả cuộc đời của nàng long đong lận đận và trong cái cuộc đời chìm nổi đó của nàng , nàng đã gặp rất nhiều người , tốt có xấu có và đó là bức tranh tổng thể của xã hội , xã hội của thời Nguyễn Du nhưng vẫn thấp thoáng bóng dáng của thời đại của chúng ta . Nghệ thuật khắc họa nhân vật thì tài tình, còn từ ngữ, điển tích thì xuất sắc và tuyệt cú nhất là ông đã dùng thể thơ lục bát để viết truyện . Lục bát là thể thơ dễ làm, dễ hiểu dễ đọc và dường như thông dụng nhất trong tất cả các thể thơ của Việt Nam , nhưng làm thơ lục bát không dễ vì rất dễ biến thành vè cũng như dễ dễ bị ép từ , ép vận, khiên cưỡng đọc lên ngô nghê , hời hợt . Nhưng 3254 câu thơ sáu tám của truyện Kiều đọc lên mới thánh thót mới tuyệt mỹ làm sao , phải nói là đỉnh cao của nghệ thuật thi ca dùng thể thơ lục bát . Các điển tích được sử dụng nhuần nhuyễn, tinh tế , nhân vật sâu sắc còn ý tứ thì tế nhị , sâu xa . Ý tại ngôn ngoại , từng câu từng chữ từng từ , từng vận ,uyển chuyển, sinh động, linh động và thấm đượm tình người cũng như là tâm huyết của tác giả . Kể chuyện bằng văn chương đã khó mà kể chuyện bằng thơ càng khó khắn gấp bội vì sự hạn chế, giới hạn của khuôn thước của thi ca nhưng Thanh Hiên Tiên Điền Nguyễn Du đã vượt qua tất cả những trở ngại đó và để lại 1 áng thi ca trác tuyệt mà muôn đời sau hậu thế cũng khó có ai sánh bằng . Kiếp người trong thi ca của Nguyễn Du của Kiều được khắc họa rất thực và rất độc đáo , 1 hiện thực mà ngày nay ở vào thế kỷ 21, thiên niên kỷ thứ ba với nhiều thách thức chưa từng có, chúng ta đọc lại thấy rùng mình vì sự hiểu biết, cảm thông sâu xa của đại thi hào với nhân vật và đời sống . Kiều là 1 mỹ nhân nhưng cả cuộc đời nàng chỉ gặp toàn những gian truân , trắc trở , vì đâu ? Vì nàng hy sinh cho cha, cho gia đình và nàng rơi vào những cạm bẫy của cuộc đời ác nghiệt . Dường như chúng ta vẫn đang gặp ngàn vạn nàng Kiều trong cuộc đời của chúng ta hôm nay . Nhưng Nguyễn Du không chỉ viết cho riêng 1 nàng Kiều, 1 mỹ nhân mà có lẽ ông ẩn dụ nói về , viết về tất cả nhân loại của chúng ta , những người yêu chân thiện mỹ, những người phải chịu những thân phận mà chúng ta đôi khi thấy vô lý . Nguyễn Du khuyên chúng ta " Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ tài " Quả là 1 lời khuyên chí lý và sâu xa tột bực nhưng mấy ai hiểu thấu thâm ý của nhà thơ . Kiều là 1 câu chuyện độc đáo vì nó như là 1 tấm gương soi thần diệu, khi chúng ta đọc chúng ta soi mình vào nó chúng ta thấy chính khuôn mặt của chúng ta . Con người của chúng ta như thế nào thì mức độ đồng cảm với Kiều sẽ đến mức độ đó. Điều đó giải thích vì sao chúng ta có bói kiều , chúng ta có vịnh Kiều, lẩy Kiều , vì sao có người mê Kiều nhưng có người chê bai Kiều và thậm chí cho là tầm thường 1 tác phẩm . Từng câu chữ của tác phẩm là 1 thế giới của sự thách thức với độc giả , từng nhân vật là 1 vũ trụ thách đố sự khám phá của người đọc .
Hãy đọc lại 1 đoạn (Tú Bà dạy Kiều) mà nhiều người đã cho Kiều là 1 " dâm thư"
Theo truyện Kim Vân Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc)
Tú bà hỏi Kiều:
- Tiếp khách thế nào mới lưu được khách?.
Kiều trả lời:
- Ngủ với ngươì ta chớ gì?
Tú bà giẫy nẫy:
- Con này mới ngu làm sao ! Nếu con gái nhà thổ cũng như con gái nhà lương gia thì ai buồn chơi. Nghề chơi ở trong còn lắm điều hay, khi khách lên giường, thì mày nhường khách nằm trong, mày nằm ngoài, ngoảnh mặt lại chầu khách; tay khách tất sờ vào mình mày, mày phải sờ hạ thể khách.
Bảy chữ vành ngoài là:
1. Khốc: khóc lóc giả bộ thương yêu, khách quyến luyến không rời được
2. Tiễn: cắt tóc mày và tóc khách, se vào nhau; mỗi người buộc vào cánh tay như thề nguyện kết tóc se tơ
3. Thích : khi đã thỏa thê tình dục rồi, lấy kim chích tên của khách lên cánh tay hay đùi mày, lấy mực xoa vào. Khách sẽ trút hết tiền vì nghĩ rằng mày đã chết mê chết mệt nó, mới xăm tên nó lên thân thể mày như vậy. Khách sau đến, trông thấy ắt phải nghĩ rằng: không biết người đi trước đãi mày thế nào mà mày yêu đến thế. Tất nhiên sau đó sẽ hậu đãi mày để được lòng mày, yêu hơn người trước. Nhân thể phải biết chau mày, nói: khách đi trước đã tiêu phí không biết bao nhiêu tiền mới được lạc thú tuyệt đỉnh, do đó mới xăm tên, nay muốn được thích thú hơn, tất nhiên phải quăng tiền cho mày.
4. Thiêu: là khổ nhục kế, hai đứa đều chích máu trong người ra để thề, phỏng gặp thằng ngu, mày cùng nó đốt huơng thề, như thế thì nó táng gia bại sản cũng đáng đời.
5. Giá: dùng mẹo để lừa, cứ như mong được làm vợ, suốt ngày chỉ nói chuyện mơ ươc về nhà chồng và các điều thề thốt. Hễ nó đã mê, tự nhiên bỏ của ra; tiền đã hết rồi, nó muốn cưới, mày giả đau không dậy, thế thì chẳng phải đợi mày đuổi, nó tự động cũng cút xéo.
6. Tẩu: khách chơi đã hết của, mày phải đuổi nó ra khỏi cửa. Nếu nó vẫn đeo, thì vờ hẹn nó đến một nơi nào đó, rồi nắm áo lại, dọa sẽ tri hô lên cho quan đến bắt kẻ lưu manh có ý cưỡng bức mày. Tự khắc nó phải bỏ mày.
7. Tử: dẫu biết nó có vợ có hầu, mày vẫn thế thốt sống chết nếu không được sống chung thì tự vẫn; vậy nó có tiêu pha hết của cho mày thì cũng phải.
Bảy chữ mới chỉ là mánh khóe bên ngoài để dụ dỗ khách. Còn khi hành lạc, thì vành trong phải đủ tám nghề:
1. Với khách có hạ thân nhỏ thì dùng phép “đánh trống giục hoa” (kích cổ thôi hoa).
2. Với khách có hạ thân lớn thì dùng phép “sen vàng khóa xiết” (kim liên song tỏa).
3. Nếu khách hối hả, lụp chụp thì dùng phép “mở cờ đánh trống” (đại chiến kỳ cổ)
4. Nếu khách khoan thai thìdùng phép “đánh chậm gõ sẽ” (mạn đả khinh sao)
5. Với người mới ” vỡ lòng “thì dùng phép “ba bậc đổi thế” (khẩn thuyên tam trật).
6. Gặp khách sành sỏi thì dùng phép “tỏa tâm truy hồn“
7. Gặp khách tay ngang tì dùng phép “tả chi hữu chì“
8. Đối với khách đam mê nhan sắc thì dùng phép “dềnh dàng hớp vía” (nhiếp thần phiến tỏa).
Thực sự ra nếu chúng ta nhìn 1 khía cạnh đạo đức bình thường thì có vẻ hơi quá đáng , thô thiển nhưng nếu nhìn một khía cạnh khác của đời sống thì Kiều đã sa chân vào thế giới của lầu xanh cho nên nàng phải chịu mà thôi
Nói tóm lại , đọc lại Truyện Kiều dù cả ngàn lần chúng ta vẫn cảm thấy mới vì vẫn khám phá thêm những điều thú vị , tâm đắc và dường như ẩn hiện thấp thoáng trong đời sống chúng ta hôm nay . Từng nhân vật, từng câu chữ, từng ý tứ , từng ẩn dụ từng ý tại ngôn ngoại đều chan chứa tình người và sự thông cảm , am hiểu kiếp người cũng như hệ lụy và phiền toái của kiếp nhân sinh . Nguyễn Du vĩ đại ở chỗ đó, truyện Kiều vĩ đại ở chỗ đó . Truyện Kiều là 1 tấm gương soi thần kỳ mà khi chúng ta soi vào ta thấy chính ta .
Này con thuộc lấy nằm lòng
Vành ngoài bảy chữ, vành trong tám nghề
Chơi cho liễu chán hoa chê
Cho lăn lóc đá cho mê mẫn đời...
Khi khóe hạnh, lúc nét ngài
Khi ngâm ngợi nguyệt,khi cười cợt hoa
Đều là nghệ – nghiệp trong nhà
Đủ ngần ấy nết mới là làng chơi
Theo truyện Kim Vân Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc)
Tú bà hỏi Kiều:
- Tiếp khách thế nào mới lưu được khách?.
Kiều trả lời:
- Ngủ với ngươì ta chớ gì?
Tú bà giẫy nẫy:
- Con này mới ngu làm sao ! Nếu con gái nhà thổ cũng như con gái nhà lương gia thì ai buồn chơi. Nghề chơi ở trong còn lắm điều hay, khi khách lên giường, thì mày nhường khách nằm trong, mày nằm ngoài, ngoảnh mặt lại chầu khách; tay khách tất sờ vào mình mày, mày phải sờ hạ thể khách.
Bảy chữ vành ngoài là:
1. Khốc: khóc lóc giả bộ thương yêu, khách quyến luyến không rời được
2. Tiễn: cắt tóc mày và tóc khách, se vào nhau; mỗi người buộc vào cánh tay như thề nguyện kết tóc se tơ
3. Thích : khi đã thỏa thê tình dục rồi, lấy kim chích tên của khách lên cánh tay hay đùi mày, lấy mực xoa vào. Khách sẽ trút hết tiền vì nghĩ rằng mày đã chết mê chết mệt nó, mới xăm tên nó lên thân thể mày như vậy. Khách sau đến, trông thấy ắt phải nghĩ rằng: không biết người đi trước đãi mày thế nào mà mày yêu đến thế. Tất nhiên sau đó sẽ hậu đãi mày để được lòng mày, yêu hơn người trước. Nhân thể phải biết chau mày, nói: khách đi trước đã tiêu phí không biết bao nhiêu tiền mới được lạc thú tuyệt đỉnh, do đó mới xăm tên, nay muốn được thích thú hơn, tất nhiên phải quăng tiền cho mày.
4. Thiêu: là khổ nhục kế, hai đứa đều chích máu trong người ra để thề, phỏng gặp thằng ngu, mày cùng nó đốt huơng thề, như thế thì nó táng gia bại sản cũng đáng đời.
5. Giá: dùng mẹo để lừa, cứ như mong được làm vợ, suốt ngày chỉ nói chuyện mơ ươc về nhà chồng và các điều thề thốt. Hễ nó đã mê, tự nhiên bỏ của ra; tiền đã hết rồi, nó muốn cưới, mày giả đau không dậy, thế thì chẳng phải đợi mày đuổi, nó tự động cũng cút xéo.
6. Tẩu: khách chơi đã hết của, mày phải đuổi nó ra khỏi cửa. Nếu nó vẫn đeo, thì vờ hẹn nó đến một nơi nào đó, rồi nắm áo lại, dọa sẽ tri hô lên cho quan đến bắt kẻ lưu manh có ý cưỡng bức mày. Tự khắc nó phải bỏ mày.
7. Tử: dẫu biết nó có vợ có hầu, mày vẫn thế thốt sống chết nếu không được sống chung thì tự vẫn; vậy nó có tiêu pha hết của cho mày thì cũng phải.
Bảy chữ mới chỉ là mánh khóe bên ngoài để dụ dỗ khách. Còn khi hành lạc, thì vành trong phải đủ tám nghề:
1. Với khách có hạ thân nhỏ thì dùng phép “đánh trống giục hoa” (kích cổ thôi hoa).
2. Với khách có hạ thân lớn thì dùng phép “sen vàng khóa xiết” (kim liên song tỏa).
3. Nếu khách hối hả, lụp chụp thì dùng phép “mở cờ đánh trống” (đại chiến kỳ cổ)
4. Nếu khách khoan thai thìdùng phép “đánh chậm gõ sẽ” (mạn đả khinh sao)
5. Với người mới ” vỡ lòng “thì dùng phép “ba bậc đổi thế” (khẩn thuyên tam trật).
6. Gặp khách sành sỏi thì dùng phép “tỏa tâm truy hồn“
7. Gặp khách tay ngang tì dùng phép “tả chi hữu chì“
8. Đối với khách đam mê nhan sắc thì dùng phép “dềnh dàng hớp vía” (nhiếp thần phiến tỏa).
Thực sự ra nếu chúng ta nhìn 1 khía cạnh đạo đức bình thường thì có vẻ hơi quá đáng , thô thiển nhưng nếu nhìn một khía cạnh khác của đời sống thì Kiều đã sa chân vào thế giới của lầu xanh cho nên nàng phải chịu mà thôi
Nói tóm lại , đọc lại Truyện Kiều dù cả ngàn lần chúng ta vẫn cảm thấy mới vì vẫn khám phá thêm những điều thú vị , tâm đắc và dường như ẩn hiện thấp thoáng trong đời sống chúng ta hôm nay . Từng nhân vật, từng câu chữ, từng ý tứ , từng ẩn dụ từng ý tại ngôn ngoại đều chan chứa tình người và sự thông cảm , am hiểu kiếp người cũng như hệ lụy và phiền toái của kiếp nhân sinh . Nguyễn Du vĩ đại ở chỗ đó, truyện Kiều vĩ đại ở chỗ đó . Truyện Kiều là 1 tấm gương soi thần kỳ mà khi chúng ta soi vào ta thấy chính ta .
0 nhận xét:
Đăng nhận xét