“Một biến cố nào đó có thể biến một ngày bình yên trở thành đáng sợ. Thế nhưng giữa mọi thứ xáo trộn, hỗn loạn, vẫn có những con người vượt qua được nỗi sợ hãi và trung thành với lòng nhân hậu của mình.”
Chúng tôi đã lên kế hoạch cho một bữa tối thịnh soạn tại một nhà hàng Mỹ với món gà rán và bánh bí ngô truyền thống. Nhưng một biến cố chính trị đã xảy đến và cảnh sát buộc chúng tôi phải quay về nhà. Vợ chồng tôi đành phải tổ chức lễ Tạ ơn ngay trong nhà mình, với món xúp rau bình thường và mấy lát bánh mì khô khốc như thế này đây.
Cuộc sống tại thị trấn Seychelles nơi chúng tôi ở đang gặp rắc rối. Cái nóng hừng hực của buổi trưa miền nhiệt đới làm méo mó bóng của những người lính đang tuần tra đi lại trên vỉa hè trước nhà chúng tôi. Họ đang truy lùng những phần tử phản động, có âm mưu lật đổ chính quyền, đã đổ bộ lên đảo. Vài giờ trước đó, tên cầm đầu đã bỏ trốn trên một chiếc máy bay, nhưng đám lính tay chân của hắn vẫn còn lẩn khuất đâu đó quanh các khu đồi.
Lệnh giới nghiêm được đặt ra. Trên đài phát thanh và truyền hình đưa ra những thông báo đề nghị người dân đóng kín cửa, không được ra ngoài khiến cho không khí càng trở nên căng thẳng và nặng nề hơn. Hòn đảo nhỏ của chúng tôi bỗng chốc trở thành một cái bẫy, còn chúng tôi là những con mồi buộc phải trốn chui trốn nhủi. Về đến nhà, vợ chồng tôi vội vàng gài chặt cửa rồi cùng ngồi theo dõi tin tức trên đài. Vợ tôi thực sự khiếp sợ, cô ấy đâm ra buồn nôn và người cứ lạnh toát khiến tôi phải một phen lo lắng. Chưa bao giờ chúng tôi gặp phải một biến cố lớn như thế trong đời. Tiếng súng thỉnh thoảng lại vang lên khiến ai nấy đều rùng mình sợ hãi.
Ngày thứ năm, sau khi chính phú phát lệnh giới nghiêm, chúng tôi sắp hết cả thức ăn lẫn gạo mà vẫn nơm nớp lo sợ không dám ra ngoài tìm mua.
Chợt chúng tôi thấy một bóng người đi qua trước cổng nhà mình. Đó là ông lão nông dân vừa dọn tới xóm tôi không bao lâu, và chúng tôi chưa có dịp nào để chuyện trò cả. Hàng ngày, Mary và tôi vẫn thường thấy vợ chồng ông lão về ngang qua nhà chúng tôi vào lúc chiều tà, đầu đội những bó cỏ lớn. Hình như họ rất nghèo, chân không giày, áo quần rách tươm nhưng trông rất hạnh phúc.
"Ông ơi!"- Mary gọi nhỏ và hé cánh cửa.
Ông lão bước vào nhà.
"Sao ông lại ra đường vào lúc này, nguy hiểm lắm đấy ạ!"' - Cô ấy lo lắng thì thào.
Ông bảo ông biết là đang có lệnh giới nghiêm nhưng vì phải kiếm thức ăn cho đàn gia súc nên vẫn phải ra đường. Sau vài câu trao đổi vắn tắt, Mary lưỡng lự nhờ ông mua hộ thức ăn.
Gương mặt ông có vẻ không hài lòng khi Mary dúi vào tay ông tờ giấy hai mươi đồng. Ông trả lại tiền và bảo: "Ngoài thị trấn còn lộn xộn lắm, tốt nhất là cô trú ở trong nhà". Rồi ông bỏ đi, không nói thêm lời nào. Vợ tôi có vẻ giận dỗi. Tại sao ông lão không giúp chúng tôi trong khi chính ông phải ra ngoài như thế? Chúng tôi cảm thấy còn xa cách với ông lão hơn là khi chưa nói chuyện với nhau.
Cứ thế, chúng tôi ru rú trong nhà, hết đọc sách lại xem ti vi cho đến hết ngày. Kể ra, đó phải là quãng thời gian nghỉ ngơi thoải mái nếu không có bọn đảo chính và chứng đau bao tử hành hạ khiến vợ tôi cứ thỉnh thoảng lại chạy vào phòng tắm nôn oẹ.
Lúc trời vừa sập tối thì có tiếng gõ ở cửa sau. Tôi đứng phắt dậy, bụng bảo dạ : "chắc đã đến lúc, lực lượng an ninh đến yêu cầu sơ tán rồi đấy !".
Lăm lăm cây gậy trong tay đề phòng bất trắc, tôi hé cửa nhà.
Không phải một người lính với khẩu AK trong tay, trước mắt tôi là ông lão nông dân hàng xóm. Thấy tôi, ông lão mỉm cười, hạ bao gạo và túi rau trên vai xuống, đẩy về phía tôi. Ông dúi vào tay tôi một hộp sữa đặc cùng một số lon đồ hộp, rồi quay lưng rảo bước đi. Lòng đầy bất ngờ, tôi vụng về nói với theo:"Khoan đi đã, để chúng cháu gởi tiền cho ông chứ'".
"Không, không cần đâu. Cả thị trấn này đều đóng cửa cả, nên ta mang đồ từ nhà mình cho các cháu đấy. Chúc một ngày tốt lành!"- Ông lão chỉ nói vậy, rồi điềm nhiên bước tiếp.
Mary và tôi đứng lặng, sững sờ trước lòng tốt của ông lão. Hành động của ông là điều mà chúng tôi không ngờ đến, vì chỉ vài giờ trước, chúng tôi còn nghĩ ông là người chỉ biết đến bản thân mình.
Sự kiện đó đã khiến cho những ngày phải quanh quẩn ở trong nhà của chúng tôi trở nên dễ chịu hơn. Có gì phải lo sợ, khi điều tốt lành vẫn ở quanh đây. Chúng tôi học được cách tin tưởng nhiều hơn ở cuộc đời này và ở mọi người quanh mình.
Vài ngày sau, lực lượng an ninh đã bắt được hết bọn lính đánh thuê, cuộc sống dần trở lại bình thường. Chúng tôi đã được vực dậy sau cơn nguy biến bằng Niềm Tin ở lòng tốt của con người. Nhưng cơn buồn nôn của vợ tôi hoá ra lại là dấu hiệu đầu tiên báo trước sự có mặt của cô con gái nhỏ xinh xắn của chúng tôi.
Chúng tôi đã lên kế hoạch cho một bữa tối thịnh soạn tại một nhà hàng Mỹ với món gà rán và bánh bí ngô truyền thống. Nhưng một biến cố chính trị đã xảy đến và cảnh sát buộc chúng tôi phải quay về nhà. Vợ chồng tôi đành phải tổ chức lễ Tạ ơn ngay trong nhà mình, với món xúp rau bình thường và mấy lát bánh mì khô khốc như thế này đây.
Cuộc sống tại thị trấn Seychelles nơi chúng tôi ở đang gặp rắc rối. Cái nóng hừng hực của buổi trưa miền nhiệt đới làm méo mó bóng của những người lính đang tuần tra đi lại trên vỉa hè trước nhà chúng tôi. Họ đang truy lùng những phần tử phản động, có âm mưu lật đổ chính quyền, đã đổ bộ lên đảo. Vài giờ trước đó, tên cầm đầu đã bỏ trốn trên một chiếc máy bay, nhưng đám lính tay chân của hắn vẫn còn lẩn khuất đâu đó quanh các khu đồi.
Lệnh giới nghiêm được đặt ra. Trên đài phát thanh và truyền hình đưa ra những thông báo đề nghị người dân đóng kín cửa, không được ra ngoài khiến cho không khí càng trở nên căng thẳng và nặng nề hơn. Hòn đảo nhỏ của chúng tôi bỗng chốc trở thành một cái bẫy, còn chúng tôi là những con mồi buộc phải trốn chui trốn nhủi. Về đến nhà, vợ chồng tôi vội vàng gài chặt cửa rồi cùng ngồi theo dõi tin tức trên đài. Vợ tôi thực sự khiếp sợ, cô ấy đâm ra buồn nôn và người cứ lạnh toát khiến tôi phải một phen lo lắng. Chưa bao giờ chúng tôi gặp phải một biến cố lớn như thế trong đời. Tiếng súng thỉnh thoảng lại vang lên khiến ai nấy đều rùng mình sợ hãi.
Ngày thứ năm, sau khi chính phú phát lệnh giới nghiêm, chúng tôi sắp hết cả thức ăn lẫn gạo mà vẫn nơm nớp lo sợ không dám ra ngoài tìm mua.
Chợt chúng tôi thấy một bóng người đi qua trước cổng nhà mình. Đó là ông lão nông dân vừa dọn tới xóm tôi không bao lâu, và chúng tôi chưa có dịp nào để chuyện trò cả. Hàng ngày, Mary và tôi vẫn thường thấy vợ chồng ông lão về ngang qua nhà chúng tôi vào lúc chiều tà, đầu đội những bó cỏ lớn. Hình như họ rất nghèo, chân không giày, áo quần rách tươm nhưng trông rất hạnh phúc.
"Ông ơi!"- Mary gọi nhỏ và hé cánh cửa.
Ông lão bước vào nhà.
"Sao ông lại ra đường vào lúc này, nguy hiểm lắm đấy ạ!"' - Cô ấy lo lắng thì thào.
Ông bảo ông biết là đang có lệnh giới nghiêm nhưng vì phải kiếm thức ăn cho đàn gia súc nên vẫn phải ra đường. Sau vài câu trao đổi vắn tắt, Mary lưỡng lự nhờ ông mua hộ thức ăn.
Gương mặt ông có vẻ không hài lòng khi Mary dúi vào tay ông tờ giấy hai mươi đồng. Ông trả lại tiền và bảo: "Ngoài thị trấn còn lộn xộn lắm, tốt nhất là cô trú ở trong nhà". Rồi ông bỏ đi, không nói thêm lời nào. Vợ tôi có vẻ giận dỗi. Tại sao ông lão không giúp chúng tôi trong khi chính ông phải ra ngoài như thế? Chúng tôi cảm thấy còn xa cách với ông lão hơn là khi chưa nói chuyện với nhau.
Cứ thế, chúng tôi ru rú trong nhà, hết đọc sách lại xem ti vi cho đến hết ngày. Kể ra, đó phải là quãng thời gian nghỉ ngơi thoải mái nếu không có bọn đảo chính và chứng đau bao tử hành hạ khiến vợ tôi cứ thỉnh thoảng lại chạy vào phòng tắm nôn oẹ.
Lúc trời vừa sập tối thì có tiếng gõ ở cửa sau. Tôi đứng phắt dậy, bụng bảo dạ : "chắc đã đến lúc, lực lượng an ninh đến yêu cầu sơ tán rồi đấy !".
Lăm lăm cây gậy trong tay đề phòng bất trắc, tôi hé cửa nhà.
Không phải một người lính với khẩu AK trong tay, trước mắt tôi là ông lão nông dân hàng xóm. Thấy tôi, ông lão mỉm cười, hạ bao gạo và túi rau trên vai xuống, đẩy về phía tôi. Ông dúi vào tay tôi một hộp sữa đặc cùng một số lon đồ hộp, rồi quay lưng rảo bước đi. Lòng đầy bất ngờ, tôi vụng về nói với theo:"Khoan đi đã, để chúng cháu gởi tiền cho ông chứ'".
"Không, không cần đâu. Cả thị trấn này đều đóng cửa cả, nên ta mang đồ từ nhà mình cho các cháu đấy. Chúc một ngày tốt lành!"- Ông lão chỉ nói vậy, rồi điềm nhiên bước tiếp.
Mary và tôi đứng lặng, sững sờ trước lòng tốt của ông lão. Hành động của ông là điều mà chúng tôi không ngờ đến, vì chỉ vài giờ trước, chúng tôi còn nghĩ ông là người chỉ biết đến bản thân mình.
Sự kiện đó đã khiến cho những ngày phải quanh quẩn ở trong nhà của chúng tôi trở nên dễ chịu hơn. Có gì phải lo sợ, khi điều tốt lành vẫn ở quanh đây. Chúng tôi học được cách tin tưởng nhiều hơn ở cuộc đời này và ở mọi người quanh mình.
Vài ngày sau, lực lượng an ninh đã bắt được hết bọn lính đánh thuê, cuộc sống dần trở lại bình thường. Chúng tôi đã được vực dậy sau cơn nguy biến bằng Niềm Tin ở lòng tốt của con người. Nhưng cơn buồn nôn của vợ tôi hoá ra lại là dấu hiệu đầu tiên báo trước sự có mặt của cô con gái nhỏ xinh xắn của chúng tôi.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét