CÓ NÊN SỬA LỖI CỦA NGƯỜI KHÔNG? VÀ SỬA NHƯ THẾ NÀO?
I. NGƯỜI CÓ LỖI, NÊN SỬA HAY KHÔNG?
Nếu bạn là bậc bề trên, có bổn phận sửa lỗi kẻ dưới thì sửa lỗi là cần thiết. Tối cần nữa. Theo sử sách, Phêrô môn đồ niên trưởng của Chúa Giêsu trong đêm người bị bắt, đã chối Người 3 lần. Để cảnh cáo Phêrô, ngài không nặng lời mà chỉ nhìn ông thôi. Ông biết lỗi ân hận tội chối thầy của mình đến xuống mồ. Trong những cơ quan giáo dục từ gia đình học hiệu đến các trung tâm đào tạo thanh niên nam nữ, việc sửa lỗi bao giờ cũng tối cần, “Phần hạ” trong con người nhiều khi hoạt động lướt cả “phần thượng”. Ai cũng có khuyết điểm. Khi khuyết điểm thành thói quen, bám rễ sâu vào nếp sống trở thành tật xấu. Người ta cần được người trên sửa lỗi làm cho thì mới tiến bộ về đường tư đức. Điều này đúng cho các tuổi xuân cũng đúng cho người thành niên trong các công tư sở, hoặc trong quân ngũ hay bất cứ tổ chức nào. Lỗi lầm phải được chỉnh thì mới tránh được những lạm dụng, bê trễ, gian tham, rối loạn, bất công.
Tôi khỏi cần dài lời: Nếu có bổn phận sửa lỗi thì bạn phải sửa lỗi. Còn sửa lỗi cách nào, chúng ta sẽ xét sau. Ơ đây tôi xin đặt vấn đề: Giá không nhiệm vụ sửa lỗi, ta có nên sửa lỗi không?
Có người từ đâu trong đường gân, thớ thịt mang cái tật gặp ai cũng “dạy luân lý”. Họ cắt nghĩa chuyện đời phải quấy. Họ rầy rà nữa chớ.
Có người không hề biết cá nhân mình ra sao, có khi đang mang khúc gỗ trong con mắt mà cứ lo đi thổi cái rác trong mắt người.
Người khác vô tình tự coi mình là khuôn vàng thước ngọc, nói chuyện với ai thì cứ lên giọng dạy đời, bắt cá tính họ như tính mình.
Bạn tự hỏi: Sửa lỗi người có nguy hiểm không?
Chắc bạn không quên Ngũ Tử Tư bỏ mạng cũng vì sửa lỗi vua Ngô, Tỷ Cang chết oan cũng vì sửa lỗi vua Trụ. Tôi muốn bạn lưu cách riêng chuyện danh y Biển Thước. Ông này là danh y có thể nhìn khí sắc biết được căn bệnh. Ngày nọ ông yết kiến vua nước Tề là Hoàn Hầu, thấy vua bệnh, ông nói: “Bệ hạ mắc bệnh trong bì phu”, Hoàn Hầu cãi lại không bệnh. Biển Thước bẽn lẽn cáo lui. Về sau hai lần nữa, Biển Thước gặp Hoàn Hầu, tâu: “Bệ hạ mắc bệnh ở gan ruột”. “Bệ hạ mắc bệnh ở xương tủy”. Lần nào Vua Tề nghe cũng giận căm gan, định tâm hãm hại Biển Thước. Ông biết thân nguy nên tẩu thoát qua Tần quốc.
Sửa lỗi người quả thực nhiều khi rất nguy hiểm. Ngay khi mình có lắm cái hơn người, cũng không nên ỷ đó mà sửa trên dạy dưới thái quá. Cái hơn không lo che giấu thường là cái cớ lụy thân. Đọc Trang Tử ở thiên “Sơn mộc”, bạn thấy ông nói loài thú như con beo, con báo chỉ vì có bộ lông vằn bóng mượt mà phải trốn chui trốn nhủi trong rừng sâu núi thẳm: Thế mà cũng khó thoát khỏi bẫy lưới, tên đạn. Vua chúa thời xưa như Salomon, David, Tần Thủy Hoàng, Crésus khi chết phải chôn không biết bao nhiêu mả mồ chỉ tại miệng thì ngậm ngọc, còn toàn thân bao bọc trân châu chuỗi hồ. Cái hơn tài ba cũng nguy như cái hơn tài sản. Trong cuốn “Rèn nhân cách” tôi có dẫn tích Dương Tử chia thố cơm rượu của Tào Tháo, cắt nghĩa; “Mật khẩu “Gân gà, gân gà” của Tào Tháo, làm cho Tào Tháo cho ông là bậc đại trí, phải hãm hại. Xưa nay từ Đông sang Tây, trong triều đại nào cũng có trí giả mà dùng tài bất hợp thời nên bị bắt hại”.
Hai câu thơ của Nguyễn Du lâu lâu đọc lại, thấy thực thấm thía:
“Có tài mà cậy chi tài,
Chữ Tài liền với chữ Tai một vần”.
Còn mang tập quán sửa lỗi người vì xu hướng chỉ trích, gặp ai, đụng chuyện gì cũng chỉ trích thì khỏi nói là chuyên môn tạo oán thù. Đọc đến đây bạn đã đồng ý với tôi ai cũng giàu tự ái. Ngay người ruột thịt với nhau, bạn bè thâm giao mà sửa lỗi không khéo còn sinh nhiều đổ vỡ đáng tiếc. Nếu không có trách nhiệm, bổn phận thì thượng sách là đừng khi nào sửa lỗi ai hết. Nếu tối cần thì phải có cả một nghệ thuật sửa lỗi
II. LÀM SAO SỬA LỖI HIỆU LỰC?
1) Đừng vội chỉ trích mà dựa vào hoài vọng của họ để hướng họ đi từ ác đến thiện.
Bạn và tôi có những hoài vọng say sưa thì bạn phải tin ai cũng có những mơ ước mà họ nâng niu trong lòng. Đừng đứng hẳn phương diện chủ quan của mình mà phán đoán, kết án thiên hạ. Nếu bạn sinh trong một gia đình công giáo thì chắc hiện giờ trên ngực bạn có đeo cây thánh giá. Nếu tôi sinh tong gia đình Phật tử thì dĩ nhiên tôi thích nhà Chùa hơn nơi nào hết. Bạn chê phụ nữ Thượng hay phụ nữ đảo Hạ-uy-di thích lõa lỗ. Mà tôi tin rằng bạn sẽ bớt chê nếu bạn sinh trưởng và thấm nhuần tập tục các dân tộc ấy. Chúng ta chửi một tên cao bồi nào đó nói nó là đệ tử của tướng cướp AI Capone là thân chủ của khám Sing Sing, phải xử bắn nó bằng không thì cho đi Côn Đảo chung thân...
Sao ta không nghĩ rằng nó mồ côi cha mẹ từ bé, từ sáu bảy tuổi đã chung sống với những đứa trẻ đánh giầy, ban ngày thầu đồ thừa đồ cặn trong các tiệm ăn, ban đêm học móc túi, lăn dưa, giật bánh kẹo, có khi tổ chức đánh lộn cả cảnh sát nữa.
Còn đi đánh lộn mướn, đánh ghen mướn là thường quá. Sinh trưởng trong hoàn cảnh đội sổ xã hội như vậy liệu ta khỏi xấu như hắn không?
Nếu gặp một ác nhân, thay vì vội vã đã kích họ, ta nên nói lời này của John Wesley: “Giá thượng đế mà không thương thì ta cũng như người ấy”. Vậy muốn sửa lỗi ai bạn đừng nghĩ ai cũng được may mắn tốt như bạn, hãy xét các hoài bão của họ, tìm hiểu coi tại sao họ xấu, rồi từ chỗ được họ mến đó bạn giúp họ trở về con đường thiện. Phạm Thơ đã nắm bí quyết đó nên lấy lòng được Tần Vương, dâng cho ông này kế “Viễn giao cận công” tức là giao thiệp với các nước xa như Sở, Tề, để đánh các nước gần như Ngụy, Hán, Tần Vương khoái kế của Phạm Thơ phong ông làm Thừa tướng.
2) Kích thích phần cao đẹp nói người có lỗi.
Trong gia đình tôi có một chị ở. Đặc biệt là chị có đứa con gái non 10 tuổi. Bữa nọ cháu tôi mượn em bé ấy giúp cho một việc. Chị ở bất mãn gì đâu không biết đay đảy mắng cháu tôi: “Cậu là đồ không biết điều, tôi ở đợ nhà cậu chớ con tôi có ở đâu. Tôi làm mọi còn bắt con tôi làm mọi nữa à?”. Tôi thấy chị nanh nọc quát mắng cháu tôi coi nó như một thứ mới ở Nouvelle Guinée, tôi can cháu tôi ra. Lòng tự nghĩ cảm ơn Trời Phật thương không để bánh xe luân hồi xô mình lọt lưới xích thằng làm chồng của chị. Tôi đợi vài giờ sau mời chị lên nhà trên xin lỗi chị về việc sai khiến của cháu tôi. Đồng thời cắt nghĩa cho chị thấy em bé ấy ở trong nhà, ăn cơm gia đình tôi, sáng nào cũng có tiền quà bánh, ăn gì cũng cho nó, người nhà thương cho nó tiền lặt vặt.
Tuy không nói nó là đứa ở, không hề nhờ nó việc nặng, nhưng đôi khi cũng cậy nó vài việc cỏn con. Điều đó gọi là nếp sống chung giúp qua giúp lại. Chị làm thinh tỏ vẻ hối hận vì lúc này đã nổi cơn tam bành, bênh con tầm bậy mà nhảy chồm chồm, la ó như một mụ điên.
Chị hiểu lẽ phải quấy và xin lỗi tôi. Mỗi lần nhớ lại chuyện ấy tôi liền nghĩ rằng hạng người nào trong xã hội đều mang nơi tâm hồn một phần cao đẹp. Tôi còn tin những tay say máu người cướp của như Crowley, Jesses James hay Dutoh Schultz đều có phút giây sống bằng những tình cảm cao thượng. Ai làm việc gì kể cả tôi, kể cả người đang đọc tôi, đều hành động nhân danh một lý do đẹp đẻ và một ẩn ý. Ẩn ý ấy tốt hay xấu, ta đừng vội quan tâm. Cứ nhắc cho họ nhớ lại lý do thiện mỹ mà họ ẩn núp để hành động.
Nguyên tắc đó của P. Morgan. Nó đúng gần tuyệt đối trong bất cứ trường hợp nào. Người dù hung ác đến đâu, khi cặn cáu “phần hạ” của họ lóng xuống thì tinh hoa “phần thượng” nổi lên. Phải gợi cho họ tinh hoa đó. Án Tử khuyên Tề Vương bỏ tật nhậu mà không dùng lối đẩy ông vua ve chai này vào chỗ bí như Huyền Chương, ông này bảo vua bỏ rượu mà thách nếu vua còn theo đạo Lưu Linh, sẽ tự tử. Tề Vương phân trần với Án Tử rằng nếu ông bỏ rượu thì tỏ ra non lý hơn Huyền Chương, còn ông cứ nhậu thì Huyền Chương chết oan uổng. Án tử chụp cơ hội ấy của Tề Vương, tâu tiếp: “Thực may hồn cho Huyền Chương. Nhờ gặp bệ hạ là minh quân biết nghe lời hạ thần để phục thiện chớ trúng vào Kiệt Trụ thì y phải vong mạng rồi”. Chắc bạn biết Án Tử muốn nói gì với Tề Vương rồi chứ?
3) Bạn biết phim ảnh có mục đích gì không?
Chắc bạn kể ra đủ thứ mục đích văn hóa, luân lý, thương mại của nó. Mà tôi muốn bạn nói rõ hơn là các mục đích ấy nếu chỉ để nằm trong lãnh vực lý thuyết sẽ không ảnh hưởng bao nhiêu. Mục đích của phim ảnh cũng như của sân khấu nhờ các hình ảnh, màu sắc, cử động được đập vào óc tưởng tượng và thị giác của khán giả nên được hấp dẫn hơn. Bạn muốn một thanh niên cải tà quy chánh, bạn đâu khuyên đơn sơ là họ nên làm lành lánh dữ, mà bạn vạch cho họ thấy bộ mặt thê thảm của tương lai họ nếu họ cứ đi mãi con đường xuống dốc. Bạn nói bạn viết sách, viết bao nhiêu, tôi không tin rằng bạn để trước mặt tôi 40 tác phẩm, mỗi cuốn dày 300 trang trở lên và một đống bài đăng báo cắt ra. Tại sao người ta ham mua thuốc giết chuột, sát ruồi muỗi: vì nhờ thấy trên những quảng cáo hình thê thảm của chuột ngã lăn ra chết, ruồi queo cánh muỗi queo chân. Lúc sinh tiền, Abraham Lincoln thường nói: “Tôi không sợ người ta khinh chê tôi, chỉ xin họ một điều là cho tôi được nói trước mặt họ một lần là đủ”. Phải, chưa biết ông mà khen hay chê đều đâu có gì chắc chắn. Cho dân chúng Hoa Kỳ thấy được ông đi, thì họ mới ý thức ông đáng là Tổng thống của họ.
4) Trong mỗi cá nhân đều có ý hướng vượt hơn kẻ khác.
Hãy chọc ngay “tức khí” của người phạm lỗi để họ ganh đua cải thiện với kẻ khác. Một người thừa tài ba đức tánh như Théodore Roosevelt kia mà lúc ra ứng cử Thống đốc Nữu ước, bị lời công kích bủa vây còn muốn rút lui. May nhờ lời thách đố của Thomas Collier Platt bảo ông là người hùng ở Sanjuan mà còn khiếp đảm sao, ông mới hăng chí ở lại ứng cử Thống đốc để làm nấc thang bước vào Bạch Cung. Tôn Quyền biết Khổng Minh nổi tiếng về thuyết phục. Ngày nọ, Khổng Minh gặp Tôn Quyền định dẫn dụ ông này đánh Tào. Tôn Quyền tính trước là không để lọt kế Khổng Minh. Nhưng Khổng Minh quả thực cao mưu hơn Tôn Quyền, ở chỗ ông thọc bừng lên tức khí của Tôn Quyền, ông cho Tôn Quyền biết quân binh của Tào là trùng trùng điệp điệp, tướng lãnh vừa đông vừa thiện chiến. Ông đến mời Tôn Quyền cộng lực mà không che giấu khả năng của Tào, lại còn khuếch đại ra nữa. Điều đó chứng minh cho Tôn Quyền thấy ông biết địch mà không ngán địch. Ông lại gián tiếp cho Tôn Quyền biết ông chê Tôn Quyền không dám đối đầu với Tào. Lần sau cùng Lỗ Túc gặp Khổng Minh, quyết định hiệp lực với Lưu Dự Châu đánh Tào, Tôn Quyền không chịu nổi Khổng Minh coi mình hèn nhát, chẳng bằng những người như Điền Hoành, Lưu Bị. Nhờ như vậy mà Tôn Quyền đã lọt vào mưu kế dẫn dụ của Khổng Minh.
5) Trong cuốn “Làm sao chọn bạn và dẫn dụ người”, Dale Carnegie nói ông Calvin Coolidge, hồi làm Tổng thống Hoa Kỳ có lần khen cô thư ký của ông rằng: “Cô mặc áo đẹp. Cô có duyên”. Rồi liền sau đó Coolidge nói tiếp: “Tôi khen cô là vì muốn làm đẹp lòng cô. Cô đừng tự phụ... Từ đây, đánh máy cô nhớ đánh dấu chấm cẩn thận”.
Cái lối khen đóng kịch, cho uống nước đường rồi thọc dao vào hông người ta đó, tôi cho là không đắc nhân tâm thành thực và hiệu lực. Người dưới nào có một chút tế nhị đều có thể biết điều ấy và lo chú trọng lời trách của thượng cấp hơn là khen. Họ còn có thể cho là thượng cấp giả dối nữa.
Theo tôi thiết tưởng, việc nào cần tránh, người làm lớn cứ ôn tồn, êm dịu trách thẳng. Đừng thái quá, mỉa mai. Người dưới sửa lỗi mà còn kính mến thượng cấp. Chẳng hạn Coolidge có thể nói: “Cô X (hay Y gì đó) mấy lần sau đánh máy chịu khó tránh một vài chỗ đánh sai về dấu phết để bản đánh máy được hoàn hảo hơn”. Cư xử mà sửa lỗi cũng là biểu lộ tâm tính của mình. Mà tâm tính chỉ hấp dẫn khi thành thực. Người giàu lương tri, ai chịu nổi xã giao đóng kịch, giả bộ khen mà ngụ ý trục lợi nghĩa là chê để thỏa mãn một cái gì của mình.
Có thể dùng cách khen rồi chê mà không phải khen để chê và không phải chê để hạ người ta. Khen là chấp nhận ở người khác cái gì hay đẹp. Chê khi sửa lỗi ngụ ý xây dựng chớ không phải chỉ trích cho hả hê lòng oán thù. Người lớn có thể nói với người nhỏ đại khái rằng họ quấy chỗ nào đó, sửa lỗi đi thì sẽ khả quan hơn vì những ưu điểm đã có. Gợi cho ai thấy rằng họ vốn là người tốt, có nhiều điểm hay mà cái lỗi chỉ là trường hợp lỡ xảy ra thôi, thì tự nhiên họ thấy phải để thiện.
Tướng Hooker đã phạm nhiều lỗi nặng, trong đó có lỗi gây cho binh sĩ tinh thần nghi ngờ, chỉ trích cấp trên. Abraham Lincoln biết vậy, bực lắm mà khi viết thư cho Hooker chỉ nói đơn sơ là Hooker làm một vài điều ông không vừa ý lắm. Rồi ông kể sơ vài điều ấy ra. Ông nói rằng, ông chân thành nhận Hooker có những chiến công oanh liệt, bây giờ thúc đẩy quân nhân có óc kiêu binh là vô tình làm lu mờ các thành tích hiển hách ấy. Hooker đọc thư thầm phục Lincoln, sửa lỗi mình và mến Lincoln hơn.
Cũng nhờ lời sửa lỗi “thoa xà bông cho râu thêm dễ cạo” mà Kinley, lúc ứng cử Tổng thống Hoa Kỳ đã sửa lỗi một cộng sự viên, chẳng những không làm phật lòng người ấy lại còn làm cho họ trọng nể. Chuyện xảy ra như vậy. Có một ông bạn của Kinley hăng hái vận động tuyển cử cho ông, chịu trách nhiệm soạn một diễn văn. Ông bạn ấy đắc chí với tác phẩm của mình lắm vì cho là nó tuyệt hay cỡ công trình của thuật hùng biện đầu thai lận. Kinley biết bài ấy nếu đọc sẽ gây phản đối lung tung bởi vì hay thì có hay song kém hợp thời và lố bịch. Ai thì trách móc làm người ta mất mặt chớ Kinley không dại như vậy. Ông lễ độ phân tích cho bạn cộng sự của mình những điểm hay của diễn văn và xin để dùng diễn văn ấy vào dịp khác hợp thời hơn.
6) Con người vốn là con vật có lý trí, nên lúc sửa lỗi, bạn có thể gợi cho kẻ phạm lỗi cái gì hợp lý, khiến người ta ăn năn. Ông Lyman Abbon, một mục sư lỗi lạc ở Hoa Kỳ, trước khi nhậm chức, soạn một diễn văn nội dung thần học sâu sắc, hình thức văn chương hoa mỹ song quá tràng giang đại hải. Bà vợ muốn chồng đừng ru ngủ thính giả bằng thuyết văn đại cà sa đó. Bà làm sao? Nếu như ai kia nói như nhổ nước miếng vào mặt chồng bà rằng thiên hạ sẽ ngáp ngược lúc mình đăng đàn, rằng hãy cho cái “dây luộc văn” ấy vào sọt rác đi thì chắc chiếc nhẫn cưới không ở bên trên tay bà. Không, bà không vụng về như vậy! Bà êm ái nói với ông: “Nếu diễn văn anh công phu soạn đó cho đăng ở Tạp chí Bắc Mỹ thì phải chỗ lắm”. Ông tế nhị hiểu ý bà, không dùng diễn văn soạn sẵn mà đến lúc cứ đăng đàn ứng khẩu thuyết giáo. Chuyện hợp lý khéo khiêu gợi cho người hợp lý thường sinh thiện quả.
Lúc Hạng Võ đến thành Ngoại Huỳnh, ra lệnh chôn sống tất cả thanh thiếu niên. Có một trẻ em 13 tuổi tên Cừu Thúc nói với Hạng Võ: “Tâu bệ hạ, bệ hạ có nhận rằng hễ hại ai thì người ấy hại lại, thương dân thì dân thương lại không?” Hạng Võ gật đầu bảo: “Phải”. Cừu Thúc nói tiếp: “Dân thành này đã thấy quân của Bành Việt bách hại nên vô cùng oán ghét, đang mong quân của bệ hạ đến giải cứu. Nay bệ hạ ra lệnh thủ tiêu hết lớp người trẻ thì nhân dân thành Ngoại Huỳnh đứng lên chống đối bệ hạ”. Hạng Võ nghe lời nói phải, chỉ thị rút lại lệnh tàn sát và ra lệnh quân binh bảo vệ tài mệnh dân chúng. Charles Schwab mỗi lần thấy thuộc hạ của mình đứng gần bảng “Cấm hút thuốc” mà phì phì thì thay vì nạt nộ rầy rà, ông vui vẻ lấy thuốc mời họ và nhẹ nhàng xin họ đến một chỗ xa đó rồi hãy hút.
Đó cũng là cách tế nhị chỉ cho người dưới thấy cái lỗi của họ để họ tránh mà không cảm thấy bị hạ nhục.
7) Một việc nào tôi và bạn ao ước mà ai không có bổn phận đến báo tin cho bạn và tôi thì bạn có thấy việc làm của người ấy khó không? Lỡ lời là chọc lòng ganh tị của ta cho nó khiến ta chồm chồm lên mỉa mai, chỉ trích. Đây! Bạn hãy coi bí quyết xử sự trong trường hợp như vậy của đại tá House. Dưới triều đại của Tổng thống Wilson, có một cuộc thương thuyết để chấm dứt nạn đổ máu kinh hồn trên đất Châu Âu và Châu Mỹ. Tổng trưởng nội vụ là Brayan, người nổi danh về ngoại giao; thèm lãnh sứ mệnh đó lắm, mà Wilson không giao lại bắt đại tá House phụ trách và bảo House đến cho Bryan khỏi chạm tự ái mà không thù oán ông. Không mưu mẹo gì gian xảo cả, House thành thực vạch cho Bryan thấy rằng danh tiếng ông lừng lẫy quá. Nếu ông lãnh nhiệm vụ ngoại giao thì có nhiều tai mắt quay về ông làm cho lắm việc mật bị lộ liễu. Bryan cần lãnh nhiệm vụ quan trọng hơn ông, trong khi ông chưa ai biết nhiều tên tuổi, lãnh phần việc mà Wilson trao là cố ý cho ít ai dòm ngó. Ông Bryan nghe vừa bụng mà lửa tham vọng tắt đi lúc nào không hay.
8) Mô tả cho người ta thấy cái lợi cũng là cách giúp người ta ham cải tà quy chánh. Muốn Tào Tháo đừng truyền quyền cho con nhỏ là Tào Thực mà truyền cho con lớn là Tào Phi, song Giả Hủ không nói ra ngay ý mình muốn, ông chỉ cho Tào Tháo thấy sở dĩ mà cơ đồ của Lưu Biểu, của Viên Thiệu thành mây khói là tại bụng thiên vị không trao quyền Thái tử cho con lớn, mà trao cho con nhỏ khiến gia đình huynh đệ xào xáo. Tào Tháo thấy lời khuyên của Giả Hủ có lợi cho nghiệp bá của mình nên lập Tào Phi là con lớn lên ngôi Thái tử. Bạn nói lối câu người ấy có vẻ con nít. Mà xưa nay những giải thưởng vĩ đại như giải Nobel, hay huy chương Bắc đầu bội tinh của Napôlêông cũng không lọt khỏi mánh lới đó. Bạn chỉ cho tôi một người không ham lợi đi. Ngay những người từ khước giải Nobel, như Sartre chẳng hạn, cũng nhắm một cái lời nào khác mà người ta cho là thực lợi. Muốn sửa lỗi ai mà cho họ khỏi lần sau gặp bạn không ngó bằng nữa con mắt thì xin bạn hãy vạch cho họ một cái lợi nào hấp dẫn đó.
9) Tôi có dịp nhiều lần tiếp xúc với hai anh cao bồi hạng nặng ở vùng La Cai, Cầu Muối bị bắt nhập ngũ, rồi đào ngũ và bị bắt nhốt trong quân lao Sài Gòn. Hai “người hùng” của làng dao búa ấy coi pháp luật như trò hề, đã từng vào tù ra khám vì đánh nhân viên công lực hay dí dao vô bụng người. Có điều làm tôi ngạc nhiên là hai anh ăn nói rất lễ độ với những giám thị nào trong quân lao mà cư xử biết điều. Trái lại, đối với một vài giám thị ra mặt khinh bỉ tù nhân, hai anh ăn thua không nhường bước. Có lần suýt đập một trung sĩ cán bộ chỉ vì ông này lỡ lời mắng trách hai anh. Nhờ tiếp xúc thường với hai anh mà tôi tin tư tưởng này của ông Lawes giám đốc khám đường Sing Sing bên Mỹ. Theo ông, muốn được việc với tội nhân không cách gì hơn là cứ coi như họ là người lương thiện, đứng đắn. Dựa vào tư tưởng ấy, ta rút ra nhận xét là từ bậc quân tử đến phường vô loại, ai cũng biết tự trọng, được kính nể, được đặt trước một lý tưởng thiện, người ta vì tự trọng, vì óc cầu tiến, nỗ lực tiến đến cái gì cao cả hơn.
Theo nhà tâm lý học William James thì phần đông loài người bỏ phí nhiều khả năng vật chất cũng như tinh thần của mình. Bạn hãy khích lệ người khác cho họ tận dụng các khả năng của họ. Mà một trong những cách hay nhất để giúp người ta tự ý hành động là gợi cho người ta ý thức thanh danh của mình, phẩm cách, dĩ vãng đầy thành tích khả quan của mình. Tất cả những bảo vật ấy khiến người ta không dám phiêu lưu vào các hành vi xô đời mình sa lầy.
10) Con chó nào bị dồn vào chỗ kẹt đánh đập cũng cắn lại. Không ai sánh người với chó, song bất cứ ai cũng có thể diện tối thiểu của mình và khi bị mất nó người ta dám làm nhiều việc liều lĩnh tai hại. Tôi gặp một tù nhân bị kêu án năm năm khổ sai về tội cố sát. Hỏi anh tại sao giết người, anh nói tại tức quá, tức vì thượng cấp của anh đánh anh, đạp vào bụng anh giữa bạn đồng đội, nhất là lúc ấy thượng cấp của anh có dẫn theo tình nhân và mấy người đẹp nữa: ông định hách dịch với người dưới để gọi là lấy le. Anh bị hạ nhục, sẵn vũ khí trên tay, anh cho thượng cấp ấy mấy phát.
Quân đội ở xứ nào cũng thường xảy ra những vụ cấp chỉ huy non kinh nghiệm bị tai họa vì không giữ thể diện người dưới. Mà xét kỹ, tật làm phách là xu hướng chung của loài người. Hiền nhân như Socrate mà cũng không tránh được tật ấy. Socrate dạy học mà không ăn tiền. Có người chê ông là dại. Ông hỏi: “Cô gái lấy tình yêu đổi tiền gọi là cô gái gì?”. Người ấy đáp: “Là gái điếm”. Nhưng việc ấy dính líu gì đến vấn đề của ta đâu?”. Socrate bảo: “Dính líu chứ. Tình yêu cũng như trí tuệ. Nay anh bảo tôi đem trí tuệ mà đổi lấy tiền thì có khác gì cô gái điếm đem tình yêu bán kiếm ăn”. Người ấy nghe thẹn thùng, bất mãn mà vì nể nang Socrate nên nhịn.
Người có lỗi là người cần được cứu vớt chớ không phải là người lỡ té ngựa rồi ta cho luôn “phát súng ân huệ”. Ỷ quyền thế mà hạ nhục thiên hạ, làm người ta mất thể diện coi chừng lãnh những hậu quả chua chát ngoài sức tưởng tượng của mình.
11) Một buổi sáng tôi thấy một chị ở xách gói ra đường đón taxi, vừa đi vừa khóc tức tưởi. Hỏi ra mới biết câu chuyện thế này. Chị ở ấy làm thuê cho một bà cụ và một gái nhảy. Chủ nhà ấy bảo rằng chị lười, ngày tối không lo làm việc, cứ lo chải đầu phùng, gặp con trai thì uốn éo, nói chả chẹt. Chị ở nói bà cụ dữ như quỷ già. Còn cô chủ ăn nói hàng tôm hàng cá, cả ngày sai chị chạy có cờ hết lau giặt, nấu nướng đến chạy mua thức ăn, ăn liền tù tì. Không biết ai phải quấy mà hai bên cãi lộn với nhau như bầm bầu.
Nhưng có điều đáng lưu ý là cô chủ không chịu hiểu giùm cho hoàn cảnh chị ở. Cũng như nhiều người chủ khác, cô coi kẻ ăn người ở như cái máy mà quên rằng cô ở cũng là một thiếu nữ với những khát vọng như cô. Chị ấy sở dĩ thành cái máy cho cô sai khiến có lẽ chỉ vì nghèo túng. Nếu cô hiểu cho tâm trạng của chị thì chắc cô sẽ được chị mến hơn. Nhiều khi tiền bạc và lòng kiêu căng làm cho người ta mù quáng, xử sự luôn gây hận gây thù.
12) Bởi xu hướng đòi hơn người nên từ bậc vương giả đến tên nô lệ, ai cũng không thích thiên hạ ra lệnh cho mình. Muốn bảo tồn trật tự phải có lệnh. Nhưng đứng góc tâm lý mà xét thì lệnh nào cũng hạn chế tự do nên xét chung không ai thích lệnh. Lệnh càng bị ghét hơn nữa nếu bị ra bằng giọng hách dịch. Người thụ lệnh cảm thấy phẩm cách mình bị hạ thấp, tự ái bị tổn thương.
Tề vương có con ngựa quý bỗng nhiên ngã ra chết. Vua nổi cơn lôi đình ra lệnh phanh thây tên giữ ngựa. Án Tử là Tể tướng muốn ngăn vua giết người oan. Ông làm sao? Lệnh vua đã ra. Ý kiến của ông mà trình bày như một lệnh thì hậu quả chắc không tốt đẹp gì. Tề vương vốn lúc nào cũng muốn thành minh quân như Nghiêu - Thuấn. Án Tử biết sở vọng ấy của vua nên tâu: “Nếu phanh thây tên nuôi ngựa thì phải phanh thây cách nào cho giống Nghiêu - Thuấn!”. Tề vương nghe vậy truyền lệnh tha cho tên giữ ngựa. Án Tử muốn cho ý kiến của mình đừng có vẻ một lệnh khiến vua một cách trơ trẽn quá bèn tâu tiếp: “Tội nhân này sắp bị hạ ngục mà không biết tội mình nên cố cho là oan. Vậy bệ hạ cho phép tôi hài tội cho hắn biết”. Vua đồng ý. Án Tử nói với phạm nhân: “Người có ba tử tội: nuôi ngựa vua mà để ngựa chết, một tội đáng chết. Để ngựa hay chết, hai tội đáng chết. Gây cớ cho vua chỉ vì con ngựa chết mà giết mạng người khiến nhân dân cho vua là tàn bạo, ngoại bang coi vua không ra gì, ba tội đáng chết”. Tề vương nghe Án Tử kết tội người giữ ngựa, thấy nếu hành tội hắn là tự hại nên tha bỗng tội nhân.
Bạn thấy Án Tử ra lệnh cho vua mà chuyển lệnh thành một ý kiến. Vua vừa thực hiện ý kiến ấy vừa mến Án Tử.
13) Tại sao số người chống chế độ quân chủ mà Napôlêông chưa kịp cho lệnh trảm đầu, rồi sau chính Napôlêông phong hầu, phong bá cho, lại trở thành những người triệt để ủng hộ ông? Chính nhờ “con cọp khải hoàn” ấy cư xử biết điều với thuộc hạ của mình.
Rồi nhờ đâu Wells viết được 77 cuốn sách, tạo một gia nghiệp hằng triệu Mỹ kim? Rồi cũng nhờ đâu Charles Dickeng từ một thanh niên đau bệnh rề rề mà trở thành ngôi sao bất tử trên nền trời văn học Anh. Chẳng qua chỉ nhờ hai ông gặp được hai nhà xuất bản cộng tác biết đối xử “có người có ta”. Thái độ phải quấy của người ăn ở biết điều bao giờ cũng gây thiện cảm vào tâm địa kẻ khác. Dựa vào mấy gương trên, khi bạn thấy bề dưới lỗi lầm, đừng ăn thua. Một vài cử chỉ quân tử nào đó của bạn cũng có thể làm cho người có lỗi giàu lương tri hối cải.
III. GƯƠNG LÀNH HIỆU LỰC BẰNG TRĂM LỜI KHUYẾN THIỆN.
Không có cái gì buồn cười bằng một ông chủ cứ chành chạch cái miệng bảo nhân viên dưới tay nghiêm trang, thinh lặng lúc làm việc mà ông bạ đâu nói đó như khách trú chìm tàu và lúc nào ở hãng cũng náo động lên vì tiếng ông gào thét. Tự bản chất gương mẫu hay lấy. Lời khuyên, lời chỉ giáo mà không đi đôi với gương tốt sau cùng sinh ác quả. Người dưới có thể vì lý do nào đó khum đầu lãnh nhận các huấn lệnh, những giáo từ song trong bụng họ kính phục thượng cấp hay không là chuyện khác. Một người nói rằng mình thinh lặng không thinh lặng bằng họ cứ thinh lặng. Tự nhiên con người thích hành động nhất là nếp sống hơn lời nói. Trong bất cứ tổ chức nào, người lớn mà ăn nói mực thước, cư xử đúng đắn khi bề dưới làm lỗi không hình phạt nào nặng nề nhất đối với họ bằng họ ý thức lỗi mình đã vi phạm bầu không khí nề nếp của nơi họ sống và phục vụ. Một cái nhìn âu yếm của Chúa Giêsu đủ làm cho môn đồ Phêrô sau lúc chối thầy, khóc lóc ăn năn mòn con mắt. Tại sao vậy? Chắc chắn là tại Phêrô ý thức đời sống và hành vi thánh thiện của thầy trong khi đó mình chối thầy để trở thành người dơ bẩn. Mặc cảm tội lỗi làm việc đắc lực trong tâm linh phạm nhân lúc họ gần thượng cấp sống đời gương mẫu.
7) Một việc nào tôi và bạn ao ước mà ai không có bổn phận đến báo tin cho bạn và tôi thì bạn có thấy việc làm của người ấy khó không? Lỡ lời là chọc lòng ganh tị của ta cho nó khiến ta chồm chồm lên mỉa mai, chỉ trích. Đây! Bạn hãy coi bí quyết xử sự trong trường hợp như vậy của đại tá House. Dưới triều đại của Tổng thống Wilson, có một cuộc thương thuyết để chấm dứt nạn đổ máu kinh hồn trên đất Châu Âu và Châu Mỹ. Tổng trưởng nội vụ là Brayan, người nổi danh về ngoại giao; thèm lãnh sứ mệnh đó lắm, mà Wilson không giao lại bắt đại tá House phụ trách và bảo House đến cho Bryan khỏi chạm tự ái mà không thù oán ông. Không mưu mẹo gì gian xảo cả, House thành thực vạch cho Bryan thấy rằng danh tiếng ông lừng lẫy quá. Nếu ông lãnh nhiệm vụ ngoại giao thì có nhiều tai mắt quay về ông làm cho lắm việc mật bị lộ liễu. Bryan cần lãnh nhiệm vụ quan trọng hơn ông, trong khi ông chưa ai biết nhiều tên tuổi, lãnh phần việc mà Wilson trao là cố ý cho ít ai dòm ngó. Ông Bryan nghe vừa bụng mà lửa tham vọng tắt đi lúc nào không hay.
8) Mô tả cho người ta thấy cái lợi cũng là cách giúp người ta ham cải tà quy chánh. Muốn Tào Tháo đừng truyền quyền cho con nhỏ là Tào Thực mà truyền cho con lớn là Tào Phi, song Giả Hủ không nói ra ngay ý mình muốn, ông chỉ cho Tào Tháo thấy sở dĩ mà cơ đồ của Lưu Biểu, của Viên Thiệu thành mây khói là tại bụng thiên vị không trao quyền Thái tử cho con lớn, mà trao cho con nhỏ khiến gia đình huynh đệ xào xáo. Tào Tháo thấy lời khuyên của Giả Hủ có lợi cho nghiệp bá của mình nên lập Tào Phi là con lớn lên ngôi Thái tử. Bạn nói lối câu người ấy có vẻ con nít. Mà xưa nay những giải thưởng vĩ đại như giải Nobel, hay huy chương Bắc đầu bội tinh của Napôlêông cũng không lọt khỏi mánh lới đó. Bạn chỉ cho tôi một người không ham lợi đi. Ngay những người từ khước giải Nobel, như Sartre chẳng hạn, cũng nhắm một cái lời nào khác mà người ta cho là thực lợi. Muốn sửa lỗi ai mà cho họ khỏi lần sau gặp bạn không ngó bằng nữa con mắt thì xin bạn hãy vạch cho họ một cái lợi nào hấp dẫn đó.
9) Tôi có dịp nhiều lần tiếp xúc với hai anh cao bồi hạng nặng ở vùng La Cai, Cầu Muối bị bắt nhập ngũ, rồi đào ngũ và bị bắt nhốt trong quân lao Sài Gòn. Hai “người hùng” của làng dao búa ấy coi pháp luật như trò hề, đã từng vào tù ra khám vì đánh nhân viên công lực hay dí dao vô bụng người. Có điều làm tôi ngạc nhiên là hai anh ăn nói rất lễ độ với những giám thị nào trong quân lao mà cư xử biết điều. Trái lại, đối với một vài giám thị ra mặt khinh bỉ tù nhân, hai anh ăn thua không nhường bước. Có lần suýt đập một trung sĩ cán bộ chỉ vì ông này lỡ lời mắng trách hai anh. Nhờ tiếp xúc thường với hai anh mà tôi tin tư tưởng này của ông Lawes giám đốc khám đường Sing Sing bên Mỹ. Theo ông, muốn được việc với tội nhân không cách gì hơn là cứ coi như họ là người lương thiện, đứng đắn. Dựa vào tư tưởng ấy, ta rút ra nhận xét là từ bậc quân tử đến phường vô loại, ai cũng biết tự trọng, được kính nể, được đặt trước một lý tưởng thiện, người ta vì tự trọng, vì óc cầu tiến, nỗ lực tiến đến cái gì cao cả hơn.
Theo nhà tâm lý học William James thì phần đông loài người bỏ phí nhiều khả năng vật chất cũng như tinh thần của mình. Bạn hãy khích lệ người khác cho họ tận dụng các khả năng của họ. Mà một trong những cách hay nhất để giúp người ta tự ý hành động là gợi cho người ta ý thức thanh danh của mình, phẩm cách, dĩ vãng đầy thành tích khả quan của mình. Tất cả những bảo vật ấy khiến người ta không dám phiêu lưu vào các hành vi xô đời mình sa lầy.
10) Con chó nào bị dồn vào chỗ kẹt đánh đập cũng cắn lại. Không ai sánh người với chó, song bất cứ ai cũng có thể diện tối thiểu của mình và khi bị mất nó người ta dám làm nhiều việc liều lĩnh tai hại. Tôi gặp một tù nhân bị kêu án năm năm khổ sai về tội cố sát. Hỏi anh tại sao giết người, anh nói tại tức quá, tức vì thượng cấp của anh đánh anh, đạp vào bụng anh giữa bạn đồng đội, nhất là lúc ấy thượng cấp của anh có dẫn theo tình nhân và mấy người đẹp nữa: ông định hách dịch với người dưới để gọi là lấy le. Anh bị hạ nhục, sẵn vũ khí trên tay, anh cho thượng cấp ấy mấy phát.
Quân đội ở xứ nào cũng thường xảy ra những vụ cấp chỉ huy non kinh nghiệm bị tai họa vì không giữ thể diện người dưới. Mà xét kỹ, tật làm phách là xu hướng chung của loài người. Hiền nhân như Socrate mà cũng không tránh được tật ấy. Socrate dạy học mà không ăn tiền. Có người chê ông là dại. Ông hỏi: “Cô gái lấy tình yêu đổi tiền gọi là cô gái gì?”. Người ấy đáp: “Là gái điếm”. Nhưng việc ấy dính líu gì đến vấn đề của ta đâu?”. Socrate bảo: “Dính líu chứ. Tình yêu cũng như trí tuệ. Nay anh bảo tôi đem trí tuệ mà đổi lấy tiền thì có khác gì cô gái điếm đem tình yêu bán kiếm ăn”. Người ấy nghe thẹn thùng, bất mãn mà vì nể nang Socrate nên nhịn.
Người có lỗi là người cần được cứu vớt chớ không phải là người lỡ té ngựa rồi ta cho luôn “phát súng ân huệ”. Ỷ quyền thế mà hạ nhục thiên hạ, làm người ta mất thể diện coi chừng lãnh những hậu quả chua chát ngoài sức tưởng tượng của mình.
11) Một buổi sáng tôi thấy một chị ở xách gói ra đường đón taxi, vừa đi vừa khóc tức tưởi. Hỏi ra mới biết câu chuyện thế này. Chị ở ấy làm thuê cho một bà cụ và một gái nhảy. Chủ nhà ấy bảo rằng chị lười, ngày tối không lo làm việc, cứ lo chải đầu phùng, gặp con trai thì uốn éo, nói chả chẹt. Chị ở nói bà cụ dữ như quỷ già. Còn cô chủ ăn nói hàng tôm hàng cá, cả ngày sai chị chạy có cờ hết lau giặt, nấu nướng đến chạy mua thức ăn, ăn liền tù tì. Không biết ai phải quấy mà hai bên cãi lộn với nhau như bầm bầu.
Nhưng có điều đáng lưu ý là cô chủ không chịu hiểu giùm cho hoàn cảnh chị ở. Cũng như nhiều người chủ khác, cô coi kẻ ăn người ở như cái máy mà quên rằng cô ở cũng là một thiếu nữ với những khát vọng như cô. Chị ấy sở dĩ thành cái máy cho cô sai khiến có lẽ chỉ vì nghèo túng. Nếu cô hiểu cho tâm trạng của chị thì chắc cô sẽ được chị mến hơn. Nhiều khi tiền bạc và lòng kiêu căng làm cho người ta mù quáng, xử sự luôn gây hận gây thù.
12) Bởi xu hướng đòi hơn người nên từ bậc vương giả đến tên nô lệ, ai cũng không thích thiên hạ ra lệnh cho mình. Muốn bảo tồn trật tự phải có lệnh. Nhưng đứng góc tâm lý mà xét thì lệnh nào cũng hạn chế tự do nên xét chung không ai thích lệnh. Lệnh càng bị ghét hơn nữa nếu bị ra bằng giọng hách dịch. Người thụ lệnh cảm thấy phẩm cách mình bị hạ thấp, tự ái bị tổn thương.
Tề vương có con ngựa quý bỗng nhiên ngã ra chết. Vua nổi cơn lôi đình ra lệnh phanh thây tên giữ ngựa. Án Tử là Tể tướng muốn ngăn vua giết người oan. Ông làm sao? Lệnh vua đã ra. Ý kiến của ông mà trình bày như một lệnh thì hậu quả chắc không tốt đẹp gì. Tề vương vốn lúc nào cũng muốn thành minh quân như Nghiêu - Thuấn. Án Tử biết sở vọng ấy của vua nên tâu: “Nếu phanh thây tên nuôi ngựa thì phải phanh thây cách nào cho giống Nghiêu - Thuấn!”. Tề vương nghe vậy truyền lệnh tha cho tên giữ ngựa. Án Tử muốn cho ý kiến của mình đừng có vẻ một lệnh khiến vua một cách trơ trẽn quá bèn tâu tiếp: “Tội nhân này sắp bị hạ ngục mà không biết tội mình nên cố cho là oan. Vậy bệ hạ cho phép tôi hài tội cho hắn biết”. Vua đồng ý. Án Tử nói với phạm nhân: “Người có ba tử tội: nuôi ngựa vua mà để ngựa chết, một tội đáng chết. Để ngựa hay chết, hai tội đáng chết. Gây cớ cho vua chỉ vì con ngựa chết mà giết mạng người khiến nhân dân cho vua là tàn bạo, ngoại bang coi vua không ra gì, ba tội đáng chết”. Tề vương nghe Án Tử kết tội người giữ ngựa, thấy nếu hành tội hắn là tự hại nên tha bỗng tội nhân.
Bạn thấy Án Tử ra lệnh cho vua mà chuyển lệnh thành một ý kiến. Vua vừa thực hiện ý kiến ấy vừa mến Án Tử.
13) Tại sao số người chống chế độ quân chủ mà Napôlêông chưa kịp cho lệnh trảm đầu, rồi sau chính Napôlêông phong hầu, phong bá cho, lại trở thành những người triệt để ủng hộ ông? Chính nhờ “con cọp khải hoàn” ấy cư xử biết điều với thuộc hạ của mình.
Rồi nhờ đâu Wells viết được 77 cuốn sách, tạo một gia nghiệp hằng triệu Mỹ kim? Rồi cũng nhờ đâu Charles Dickeng từ một thanh niên đau bệnh rề rề mà trở thành ngôi sao bất tử trên nền trời văn học Anh. Chẳng qua chỉ nhờ hai ông gặp được hai nhà xuất bản cộng tác biết đối xử “có người có ta”. Thái độ phải quấy của người ăn ở biết điều bao giờ cũng gây thiện cảm vào tâm địa kẻ khác. Dựa vào mấy gương trên, khi bạn thấy bề dưới lỗi lầm, đừng ăn thua. Một vài cử chỉ quân tử nào đó của bạn cũng có thể làm cho người có lỗi giàu lương tri hối cải.
III. GƯƠNG LÀNH HIỆU LỰC BẰNG TRĂM LỜI KHUYẾN THIỆN.
Không có cái gì buồn cười bằng một ông chủ cứ chành chạch cái miệng bảo nhân viên dưới tay nghiêm trang, thinh lặng lúc làm việc mà ông bạ đâu nói đó như khách trú chìm tàu và lúc nào ở hãng cũng náo động lên vì tiếng ông gào thét. Tự bản chất gương mẫu hay lấy. Lời khuyên, lời chỉ giáo mà không đi đôi với gương tốt sau cùng sinh ác quả. Người dưới có thể vì lý do nào đó khum đầu lãnh nhận các huấn lệnh, những giáo từ song trong bụng họ kính phục thượng cấp hay không là chuyện khác. Một người nói rằng mình thinh lặng không thinh lặng bằng họ cứ thinh lặng. Tự nhiên con người thích hành động nhất là nếp sống hơn lời nói. Trong bất cứ tổ chức nào, người lớn mà ăn nói mực thước, cư xử đúng đắn khi bề dưới làm lỗi không hình phạt nào nặng nề nhất đối với họ bằng họ ý thức lỗi mình đã vi phạm bầu không khí nề nếp của nơi họ sống và phục vụ. Một cái nhìn âu yếm của Chúa Giêsu đủ làm cho môn đồ Phêrô sau lúc chối thầy, khóc lóc ăn năn mòn con mắt. Tại sao vậy? Chắc chắn là tại Phêrô ý thức đời sống và hành vi thánh thiện của thầy trong khi đó mình chối thầy để trở thành người dơ bẩn. Mặc cảm tội lỗi làm việc đắc lực trong tâm linh phạm nhân lúc họ gần thượng cấp sống đời gương mẫu.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét