B/ NHỮNG CÁCH LÀM CHO NGƯỜI KHÁC CHỐNG ĐỐI MÌNH
1) Cứ gặp ai cũng chỉ trích.
Ai cũng thương mình hơn hết và cho mình là phải. Giuđa bán thầy rồi thắt họng chết, chớ không ăn năn. Khuất Nguyên bảo người đời không ai hiểu mình cả. Nếu Golse giết Gandhi cho mình làm việc chính nghĩa thì tên cướp Growley lúc bị tóm cổ tự thú: “Dưới áo của tôi có một trái tim mệt mỏi mà lương thiện, không hề làm hại ai cả”. Đấy! Bạn thấy không! Trong ai cũng có ông thần tự ái. Ông thần tự ái ấy lại như lò thuốc súng nữa. Phóng lửa chỉ trích vào là nổ ngay. Tự ái dù bọc bằng tình cốt nhục, bằng ái tình, tình bằng hữu thâm căn đến đâu, không khéo chỉ trích cũng đều khai pháo. Biết vậy nên Lincoln, người mà Stanton cho là kẻ dẫn dụ nhân tâm nhiều nhất, luôn luôn né chỉ trích. Ta không chỉ trích trong lời nói, cử chỉ thư từ, báo chí để khỏi gây hận thù, mà ta còn không có những tư tưởng kín đáo chỉ trích vì tại ta tận thâm tâm yêu người.
2) Nhìn người bằng nửa con mắt.
Freud nói ai cũng có thị dục làm lớn và John Dewey nói ai cũng cho mình là quan trọng. Theo Dale Carnegie thì đại khái ta muốn thỏa mãn các nhu cầu sau đây:
Mạnh khỏe, ăn ngủ, có tiền, lưu danh hưởng lạc, con cái no ấm, được thiên hạ coi mình là người quan trọng. Từ kẻ viết cho bạn đây đến người đọc mấy dòng này và từ lớp người dã man đến người văn minh nhất đều đại khái ước mộng như vậy. Nên khi sống trong một tập thể, ta lãnh đạm với ai thì đừng mong họ thích ta. Chẳng những ta không nên thờ ơ với quyền lợi của họ mà còn phải thành thật nhận giá trị của họ nữa. Chẳng những nhận giá trị mà còn phải làm cho họ biết rằng ta nhận và làm một cách chân thành.
3) Nhắm mắt lại và thờ lạy “cái tôi” của mình
Người nhắm mắt rờ voi: Rờ vòi bảo voi là con đỉa, rờ tai bảo voi là cái quạt, rờ bụng bảo voi là cái lu. Đó là hình ảnh của người sống giữa xã hội mà chủ quan, đóng kín cửa lòng lại, coi cái “tôi” của mình “trung tâm vũ trụ”. Mà thế thường cửa đóng thì không ai vào nhà, nhăn mặt ngó vào gương thì thấy mặt nhăn. Ta không kể gì đến ai thì thiên hạ không ai coi ta ra gì. Ta tự quan trọng hóa mình, đó là quyền của ta, còn kẻ khác có coi ta ra chi chi lại là chuyện khác. Muốn biết ta quan trọng hay không, ngã bệnh vào nhà thương đi coi được mấy người đến thăm ta. Vậy ta hãy mở cửa lòng ra, tự trọng mà cũng ngó ba bên bốn bể, chú tâm đến kẻ khác. Thái độ đó vừa bác ái vừa có lợi hơn là tự nhốt mình trong vỏ ốc cá nhân tù túng.
4) Hành động cư xử như bạo chúa độc tài.
Người ta hỏi Thủ tướng Lloyd George nhờ đâu ông nắm quyền hành lâu, ông nói nhờ câu “mồi hợp sở thích của cá”. Ông muốn nói không bao giờ ông hành động độc tài mà luôn luôn bàn thảo với kẻ dưới. Emerson nói muốn nhử một con nghé vào chuồng mà cứ xô nó thì nó lì đứng sựng lại: Hãy lấy cỏ nhử nó. Người ta có thể khinh bộ óc trục lợi. Song muốn ai làm gì với mình mà không nghĩ đến lợi cho họ thì họ bỏ ta làm một mình. Giáo sư Overstreet khuyên phải khích động sáng kiến nồng nhiệt nơi kẻ khác nếu ta muốn họ hành động theo ta. Mà đừng mong có sáng kiến đó nếu ta độc tài, hành động ích kỷ như một bạo chúa. Không thành công lớn nào trên đời mà không cần nhiều tay, vì đó người thành công như Henri Ford quả quyết rằng mật pháp của thành công là tính cái gì cũng phải tính theo quan điểm kẻ khác. O.D.Young cũng nói đại khái như vậy: Ai biết tự đặt mình ở địa vị kẻ khác thì khỏi lo tương lai của mình. Việc của bạn thì bạn quyết định song phải biết tôn kính sự độc lập của kẻ khác và khéo chuyển quyết định ấy thành sáng kiến của người hợp tác với bạn.
5) Nói mỗi ngày cả trăm tiếng “Tôi”.
Dale Carnegie nói, theo điều tra của công ty điện thoại ở Nữu Ước thì khi đàm thoại tiếng Tôi được dùng chiếm quán quân. Trong 500 câu chuyện thì người ta nói đến 3.900 lần: “Tôi”, “tôi”. Trình độ của người văn minh nhất trong xử thế quên được cái tư lợi và trong câu chuyện lấy tiếng kẻ khác thế lại tiếng tôi. Pascal nói: “Tôi là cái đáng ghét”. Vậy mà muốn đắc nhân tâm, ta cứ đem nó quảng cáo. Triết gia Adler nói hầu hết những người thất bại nhất trên đời là những người ích kỷ. Do đâu mà thậm chí một người đầy tớ cũng ráng viết tiểu sử Roosevelt. Tại trong thời gian làm Tổng thống lúc rảnh rỗi, ông nói chuyện thân mật với anh bồi da đen ấy. Lúc hoàng đế Guillaume đào tẩu ở Hà Lan, ai cũng ghét ông như chó ghẻ, vậy mà trong khối người đối xử với ông như chó sói đó có một đứa bé viết thư tỏ lòng quý mến ông. Ông đọc thư vô cùng cảm động mời nó đến Hà Lan thăm ông. Trong chuyên đi này có mẹ nó đi theo và cánh thư ngày trước “ông tơ bà nguyệt” dùng như lá thắm cho Hoàng đế Guillaume và người đàn bà đẻ ra nó.
Bạn thấy không, quên cái tôi của mình đi thì cái tôi khác sẽ đến với mình. Từ đây trong câu chuyện bạn giảm đến tối đa tiếng “tôi” mà dùng nhiều các đại danh từ khác nhé.
6) Làm con chim ục bay vào nhà người ta mồng một Tết.
Nói sơ sơ tính tình một người thứ ba bạn mới quen biết, đại khái bạn nói như vầy chứ gì: “Ông ấy vui tính quá!” “Bà ấy quạu quá”. Phải. Ai cũng thích người vui tính hết. Không ai khoái ngắm chim ục, vuốt ve con nhím, mà người ta ưa mơn trớn con chó. Chỉ tại con chó vui. Franklin Bettger nói: “Với nụ cười tiếp xúc với ai cũng được đón nhận niềm nở”. Biết bao thí sinh rớt do quạu với giám khảo. Cũng biết bao nhà buôn sập tiệm vì đuổi khách hàng bằng bộ mặt “nghĩa địa”. Vậy từ đây giao tiếp với ai bạn phải biết “bán nụ cười”.
7) Quên tên, viết hay nói sai tên người ta.
Có thể bạn coi thường một tấm thiệp chúc Xuân, lễ sinh nhật bạn. Song, tôi biết trong thâm tâm, tối thiểu bạn không ghét người gởi tấm thiệp ấy. Bạn không ghét. Như vậy là đủ rồi. Mà làm sao bạn ghét kẻ quý trọng bạn, kẻ nhớ đến tên bạn, ngày sinh và những ngày vui trong đời bạn. Và, nếu bạn không ghét người ấy thì tôi chắc chắn bạn không ưa những người sau đây: Đó là người gặp mấy lần mà nói ngay vào lỗ mũi bạn rằng “quên mất tên bạn”, người viết thư cho bạn viết tên bạn sai bét, người giới thiệu bạn mà nói trật lấc họ của bạn. Tôi cũng như bạn, mà bậc chân tu nào chớ đừng nói bọn phàm tục như chúng mình đều như vậy cả. Vì biết tâm lý đó mà gặp ai, Napôlêông cũng cố gắng học thuộc lòng tên họ. Ông chịu khó hỏi lại những khi nghe không rõ. Những chịu khó đó là “lá bùa” dẫn đạo người của ông. Emerson nói lễ phép là “hy sinh lặt vặt”. Bạn cũng không ngạc nhiên sao có những nhà triệu phú, tỉ phú thích đặt tên mình cho một giải thưởng, một bệnh viện, một đại học đường. Ông vua thép Andre Carnegie đã chiếm được cảm tình của Pullman, một tỉ phú cạnh tranh với ông bằng cách đề nghị đặt tên cho công ty mà ông hiệp tác với ông này là “Công ty Pullman”. Bạn thấy tên của một người đối với họ có phải là thần thánh không?
8) Tiếp ai cứ nói không kịp thở, mà không nghe họ nói gì hết.
Bạn có tin rằng phần đông loài người thích gặp một người biết nghe chuyện hơn là một người biết nói chuyện? Trong phần đông đó xin bạn nhớ người trí thức cũng như người không trí thức nhé. Bạn đừng lấy làm lạ sao vĩ nhân cũng vậy luôn. Isaac Marcosson lỗi lạc trong nghề phỏng vấn các danh nhân, nói rằng nhiều nhà phỏng vấn thất bại vì lo hỏi mà không lo nghe. Trước khi viết cho bạn vài ngày đây, tôi được một ông bạn cầm bút thao thao bất tuyệt nói cho nghe về công trình của ông. Tôi bỏ mất một buổi sáng để nghe ông giảng đủ thứ, nhiều khi cảm thấy bực mình mà phải tự chủ thành thật chú ý nghe ông. Trong xã hội có vô số người như ông bạn của tôi. Bạn thấy không biết bao nhiêu bệnh nhân mong gặp thầy lang, bác sĩ để phân trần hay sao? Cũng hằng hà sa số người bị hiểu lầm, làm ăn thất bại, tình duyên lỡ dở, thấp mưu thua kế kẻ khác, mong gặp người biết nghe để bộc bạch tâm sự. Tật khoe khoang, chứng già hàm, tính yếu đuối, tất cả cũng là nguyên nhân làm cho người ta chịu nói hơn chịu nghe. Nghe là một cách trở thành người nói chuyện có duyên.
9) Nói ngược những điều kẻ khác thích.
Có nhiều người gặp bạn với ai đó mà ngồi lầm lỳ, không hở môi. Bạn ngại. Mà có thể đơn sơ như vầy: Là họ thấy câu chuyện không dính líu đến điều họ thích. Chắc bạn có kinh nghiệm ở chỗ nhiều người như vậy mà bạn hỏi đúng sở trường của họ, họ nói thao thao.
Cách hay nhất là bạn xin người đang tiếp chuyện với bạn giới thiệu về kẻ ấy cho bạn. Người ta thèm nói vì tỏ ra mình quan trọng mà cũng thường vì thấy chuyện gì mình biết rành thì thích hơn. Từ Thích Ca đến Giêsu, Khổng tử đều dạy ta muốn kẻ khác đối với ta thế nào thì ta hãy đối với họ thế vậy. Ta muốn trong câu chuyện người ta chú trọng đến ta, thì ta hãy chú trọng đến người khác trước. Tôi là nhà buôn, gặp bạn là học giả mà tôi cứ lôi chuyện mua sỉ bán lẻ ra nói, bạn làm thinh, miệt thị tôi là phải. Gặp một nhà nho mê say thời vàng son khăn xanh áo thụng, mà tôi và bạn cứ nói cho nhau nghe chuyện Hippies, chuyện mở “bum”, bít-nít, thì ông ngồi coi ta như bọn khờ phải không? Bà Dorothy Dix, lỗi lạc trong nghề “gỡ rối tơ lòng”, ngày nọ bà phỏng vấn một người đã từng chiếm 23 trái tim đàn bà, do đâu anh được như vậy. Anh thản nhiên đáp: “Thì cứ khen họ”. Việc tên sở khanh này làm bạn cho là bậy. Song bạn cũng chấp nhận y cũng sâu sắc về nhân tâm, như Thủ tướng Discaeli, người đã nói: “Gặp ai cứ nói về họ, họ nghe bạn hằng giờ”. Nghe hằng giờ mà bạn cũng sẽ nghe họ nói hằng giờ nếu họ nói điều gì bạn thích.
10) Giả hình, bịp và đểu cáng.
Đấy! Thêm một vài tật nữa để ai nấy coi ta như một con vật mắc bệnh hủi. Giả dối có phải là một “Bệnh truyền kiếp” của nhân loại không? Lịch sử loài người mới ghi mấy trang đầu là đã có sự giả dối: Quỷ sa tăng mặt hình con rắn bịp bà Eva, dụ ăn quả cấm chống thượng đế. Có thể tự bản chất con người ai cũng giả dối chút ít, nhưng ai cũng ghét kẻ khác lường gạt lường mình. Ai cũng tự nhiên ưa thành thực. Nhìn đứa bé trong nôi, bạn thấy thương nó vì nó biểu lộ thành thực. Trong giới bạn bè, ai thành thực nhất sẽ được bạn quý nhất. Kể ra thì ai cũng trọng thành thực, song có người cho rằng nếu ở xã hội đầy những tham nhũng, buôn lậu, trốn thuế, lừa thầy, phản bạn mà thành thật là dại. Có thứ người khác bịp, đểu tận cốt tủy mà ngoài môi ngoài mép giả hình ngây thơ, thành thực. Ít nhiều giới trẻ ngày nay có một số nam nữ thường vẫn bịp với nhau trong ái tình.
Thời càng phức tạp con quỷ giả dối lộng hành, kể cả ngay trong giới tu hành nữa. Nhưng dù đời thay đen đổi trắng thế nào, thâm tâm con người vẫn thích thành thật. Người thành thật vẫn là người lý tưởng. Giả dối dù khéo đến đâu sau cùng cũng hiện nguyên hình khả ố.
11) Già hàm và nói bậy nói bạ.
Gặp bạn, tôi bất kể lạ hay quen, thân hay sơ, tôi nói liền miệng. Không cần suy nghĩ, tôi để cập đủ thứ chuyện toàn chuyện rẻ tiền. Tôi hết nói hành, chỉ trích, phân bua, kể lể, tâm sự, thỉnh thoảng lên mặt dạy đời, lai rai tán hươu tán vượn những điều mà tôi không rành. Tôi cả quyết những điều tôi chỉ biết lơ mơ. Ngày xưa Esope bảo ngọn lưỡi là vật tốt nhất và cũng là vật xấu nhất. Tôi sử dụng lời nói như vậy thì bạn nghĩ về ba tấc lưỡi của tôi làm sao. Tôi tự tạo mình thành một người không có chút uy tín nào đối với kẻ xung quanh, ở đời người ta kính trọng mình hay không, một phần lớn do lời nói đứng đắn. Tôi lại coi lời nói rẻ như bèo, tôi hoang phí nó nghĩa là tôi tự hạ nhân cách của mình. Tôi không đáng kính thì thiên hạ khinh tôi là phải.
12) Đối với ai cũng ăn nói, cư xử vô lễ, vô phép.
Jérôme Coignard nói: “Con người là một con khỉ chứng, tiến bộ của văn minh là nhốt con khỉ ấy vào chuồng”. Tự bản chất ai cũng thích sống thỏa mãn sự phóng túng của mình. Nghĩa là sống trọn vẹn trong ích kỷ. Mà sống ích kỷ thì xâm phạm tự do của kẻ khác. Một trong những hình thức này là bất lịch sự. Vì đó lễ độ xét cho cùng là những cung cách của con người tự chủ, văn minh dùng để đối xử đối đẹp lòng xã hội. Làm xã hội hài lòng trước hết tại vì bác ái rồi mới đến những lợi lộc nào đó. Lễ độ mà không do bác ái là bịp đời. Người không thủ lễ chẳng những lỗi đức ái nhân mà nhiều khi bị trả đũa tàn nhẫn. Aster xin vua Philippe cho đi đánh giặc. Vua Philippe ngạo nghễ rằng Aster bắn giỏi đến đỗi con chim sẻ bay ngang bắn cũng rơi thì để chừng nào có chiến tranh với loài chim sẽ mời Aster tham chiến. Aster chạm tự ái, nhập vào quân địch của Philippe. Ngày nọ, lúc Philippe kinh lý, Aster lấy một mũi tên viết vào đó mấy chữ: “Gởi con mắt phải vua Philippe” rồi bắn như để vào mục tiêu. Mũi tên gắn phụp vào tròng mắt Philippe. Bạn thấy chưa, kết quả những lời vô lễ của vua xứ Macédoine. Trong xã giao, nếu khiêm khí được mến chuộng bao nhiêu, thì ngạo khí cũng bị oán ghét bấy nhiêu. Chính lễ độ là cái “phanh” đè nén ngạo khí. Nó làm cho con người thuần nhã và khả ái.
13) Cứ nổi chứng và không chừng mực.
Nếu mặt trăng là nguồn thơ mộng của thi nhân, văn sĩ thì nó bị những nhà tâm lý lấy làm tượng trưng cho tật thay đổi. Nó không rọi cùng một số lượng ánh sáng mà mỗi đêm mỗi tăng mỗi giảm. Trời trong thì nó rực rỡ. Trời đục thì nó lạt mờ. Người hay đổi tính, hay nổi chứng giống như mặt trăng. Họ không hành động, nói năng theo lý trí mà theo bắp gân, theo tình cảm. Nơi họ, không có gì nhất định cả. Nếu vui họ vui như trúng số. Nếu buồn họ quạu như bị ai ăn hết của. Ai muốn làm việc gì với họ, muốn tính việc lâu dài, không thể tin tưởng họ được. Họ như chong chóng theo chiều gió. Điều họ quyết định chiều nay đến mai đã đổi. Lãnh nhiệm vụ nào đó họ hay nổi chứng bất tử, lúc hăng làm như điên, lúc buồn, bỏ xụi. Họ sống toàn bằng thần kinh hay sao chớ chắc không bao giờ tự chủ. Tính dục1 điều khiển họ bởi tính dục thì lên xuống như cơn nước thủy triều nên tính họ như cờ phất theo chiều gió. Muốn trị chứng bệnh tinh thần nguy hại đó, người hay thay đổi phải vận dụng óc suy nghĩ và chí cương quyết. Suy nghĩ để tiên kiến, thấy trước cái hay cái dở. Một khi quyết định rồi phải sắt đá bảo trì quyết định. Đừng lộn tật thay đổi với tinh thần cải tiến. Tật thay đổi là bệnh của nhược chí và hành động dục tốc, còn tinh thần cải tiến là biết phục thiện, học hay chữa dở.
14) Trục lợi ra mặt và thờ “bò vàng”.
Tiền bạc, cần lắm thưa bạn. Không có nó thì đừng mong làm việc gì lớn. Ngay việc nhân nghĩa, thiếu tiền bạc cũng khó thành. Chính những nhà khổ tu nhất cũng cần tiền bạc. Có hội nào giảng đức thanh bần bằng Hội thánh Công giáo, nhưng có hội nào tài sản vĩ đại bằng hội ấy không? Phải, có tiền để làm nhiều việc tốt. Mà đó là quan niệm tiền như đầy tớ. Bị nô lệ thì tiền bạc tốt mà một khi nó trở thành “ông chủ” thì khủng khiếp. Nó “vạn năng” để bắt người ta làm đủ chuyện tù tội đến hèn hạ. Một trong những cách làm mất uy tín trong xã hội là lăng nhăng về tiền bạc chứ gì. Bạn thử xét mấy trường hợp này coi: Bạn bè đang thân nhau có kẻ mượn tiền không trả. Anh em đồng chí, đồng nghiệp bàn với nhau đủ thứ chuyện lý tưởng thuộc loại dời sông lấp núi, rút cuộc có khi dễ lạm dụng lẫn nhau. Trong tình yêu, lấy những cử chỉ, điệu bộ giả tạo làm mồi nhử tiền bạn. Lúc được rồi trở mặt. Nhà tu giảng nào công bình, liêm chính, thanh bần, bác ái mà có khi buôn lậu, gặp ai cũng nhân danh từ thiện xin xỏ của bá tánh làm vật tư riêng. Nhìn vào con người nô lệ tiền bạc, tự nhiên bạn thấy cái gì đểu cáng, đốn mạt hiện ra. Thứ người ấy còn mong gì chiếm nơi bạn cảm tình, tin tưởng. Tại sao nhiều người nghèo cháy túi mà bạn kính trọng, nhìn vào họ bạn thấy có cái gì phong nhã. Còn tại sao nhiều người giàu ngập mặt mà bạn khinh, thấy họ đê hèn. Chung qui tại tiền bạc làm tớ hạng trên và làm chủ hạng dưới.
15) Cẩu thả bên ngoài từ ăn mặc đến phong độ.
Người ta nói có những danh nhân ít tắm rửa, đầu rối bù, đi đâu ăn mặc bê bối.
Có nhiều người bất hủ trên đời nhờ tài đức của họ chớ không phải do ở dơ hay ăn mặc cẩu thả. Vả lại, nếu không là danh nhân thì hay nhất chúng ta sống theo thường nhân. Không nô lệ xã hội cũng không trốn tránh xã hội: Ta phải “hợp xã”. Người ta không kính kẻ ăn mặc lố lăng như kép hát đóng kịch, mà người ta cũng thích sạch sẽ, đơn sơ, hợp thời trang. Đàn ông ăn mặc diêm dúa quá, sắc sảo quá, nhiều khi bị hiểu là chỉ có vỏ mà đầu óc rỗng tuếch. Trái lại, quần áo xốc xếch, đứt nút, đứt khuy, hôi hám, có thể tạo cảm tưởng rất xấu lúc sơ giao. Có thể bạn khinh ai hay phán đoán bên ngoài. Điều đó tùy bạn. Mà tâm lý thường tình là vậy, tại mình sống trong xã hội, đủ thứ hạng người. Biết sao!
Tính cách cẩu thả cũng phá hoại nhân cách. Như ăn nói cà rỡn, đi đứng lả lơi, ẻo lả cười giỡn nơi không đúng chỗ, không nhằm lúc. Tất cả làm cho thiên hạ khinh mình. Bạn nghĩ sao về vợ của một ông làm lớn, viện lý là bình dân, là vui vẻ trẻ trung, rồi vừa đi vừa ăn kem, ăn bò bía xềnh xoàng quanh ngoài Tax. Bạn không ngạc nhiên khi thấy một ông công chức to nọ nhậu ốc len ở một quán rồi la ó om sòm sao? Bạn cũng nghe ngại lắm chứ khi thấy một ông sĩ quan đeo lon chọc gái hoặc chửi tục. Tư cách quan trọng thực hả bạn?
C. NHỮNG CÁCH SỬA LỖl LẦM CHO NGƯỜI KHÁC OÁN THÙ VÀ THÊM NGOAN CỐ.
1) Khạc nọc chê bai xối xả vào mặt người ta.
Bất cứ ai trừ Thích Ca, Giêsu, Socrate tái sinh, phạm lỗi đều tự cho mình có lý nào đó và cũng bất cứ ai bị sửa lỗi bằng những lời chê bai ngạo mạn chanh ớt đều cáu tiết lên tự biện hộ. Mặc cảm tội lỗi với mặc cảm tự tôn thành “công lý” thì đứa con ngoan cố thành bất trị.
Cứ chung mà nói sửa lỗi người khó làm cho họ khỏi tự ái lắm. Cái thế dễ sửa lỗi nhất là cái thế dựa trên tình cốt nhục như cha mẹ la rầy con cái. Dựa trên tiền bạc mạnh, quyền chức cao như ông chủ, ông sếp đối với nhân viên. Hai yếu tố sau này không tuyệt đối vì người dưới bị sửa lỗi có thể làm thinh mà trong bụng thù oán. Thường trong không khí tình yêu đễ sửa lỗi hơn. Tuy nhiên, cũng phải tế nhị lắm mới khỏi đụng lò thuốc súng tự ái. Dale Carnegie nói Coolidge Kinley và Lincoln mỗi lần sửa lỗi ai thì khen trước. Cũng như muốn cạo râu êm người ta thoa xà bông vậy. Lời khen trong trường hợp này làm cho ngòi pháo tự nhiên “nghẹn bớt” tự ái. Bạn thử dùng phương pháp của ba vị ấy coi. Khen dĩ nhiên phải thành thật rồi đó. Nhưng không khen thật rồi sửa lỗi liền làm không khéo sợ e ra vẻ đổi chác tình cảm, khó đắc nhân tâm. Coolidge vốn ít nói, bữa nọ khen cô thư ký đẹp, cô ấy có duyên. Sau đó ông bảo cô thư ký đánh máy chấm câu đúng hơn. Ở địa vị cô thư ký bạn nghe ngại không. Nhưng dù sao khen rồi sửa, phương pháp mà Vũ Ngọc Phan thường dùng trong bộ Nhà văn hiện đại cũng đỡ hơn dùng những lời hằn học, thách đố để sửa. Nhiều kẻ phạm lỗi bực tức nói lỡ rồi cho lỡ luôn. Tâm lý “cùi không sợ ghẻ” xô đẩy họ hành động liều lĩnh. Tại coi rẻ tâm lý này mà nhiều khi tòa án với khám đường chỉ làm công việc báo oán chớ không cải huấn được ai.
2) Tới tấp chỉ trích mà không nói rõ lỗi ra sao.
Tới tấp chỉ trích, thứ hạ sách ấy, ở trên ta nhất định quăng đi rồi. Mắng và chửi là giải thoát bực tức cho đã chớ không tâm phục được ai cả. Trong luật này ta để ý vấn đề chỉ rõ lỗi cho người phạm lỗi. Tôi thấy bạn có thể thành thật, thiện chí và mềm mỏng nói ra ngay lỗi cho người phạm lỗi. Phương pháp ấy nhiều khi hữu hiệu lắm. Người lỗi thấy bạn mến họ, lo cho họ, giúp họ thành công. Họ dễ nghe bạn. Mục sư Lyman Abbot soạn một bài thuyết giáo công phu như bài của Bossuet và Fénelon cộng lại. Trước khi đăng đàn thuyết pháp ông đọc cho bà mục sư nghe.
Gặp một mụ trí thức nào mà vụng về thì chắc mắng tạt vào mặt ông rằng: “Ối giời ơi, bài gì dài như dòng sông Mississipi”. Ong định giảng đạo chứ có phải làm thầy hù lấy ráy tai cho người ta lim dim đâu. Bà Abbot thuộc loại phụ nữ giúp chồng thành công chớ không phải thứ ác phụ xúi chồng xé hôn thú. Bà nói nhỏ nhẹ giải thích cho ông thấy rằng bài ông soạn nội dung sâu sắc thích hợp cho một tờ báo nghiên cứu hơn là một bài diễn thuyêt. Ông Abbot hiếu ý bà nên sửa diễn văn lại sâu sắc hơn. Vậy xin bạn nhớ ba tiếng: Thành thực, thiện chí, mềm mỏng. Chúng là “bùa phép” sửa lỗi người, gia tăng thiện cảm cho mình.
3) Mắng rằng người có lỗi còn mình thập toàn, thánh sống.
Khi sửa lỗi, ta hay có thói quen chỉ nhìn về phía người có lỗi. Ta lo trách móc, ta tấn công ác ý của họ mà ít khi nới tay cho họ lỡ, họ vô tình. Ta không đặt mình ở địa vị kẻ làm lỗi coi vì sao họ hành động như vậy. Sửa lỗi cách ấy là làm cho người có lỗi đến thế này: Họ cho rằng ta chưa chắc ngon lành hơn họ. Ta cũng có thể làm lỗi như họ, và biết chừng đâu tệ hơn họ nữa. Đề phòng tâm lý ấy, khi sửa lỗi, bạn bắt chước cách tể tướng Bulow dùng đối với Hoàng đế Guillaume trước đây.
1) Cứ gặp ai cũng chỉ trích.
Ai cũng thương mình hơn hết và cho mình là phải. Giuđa bán thầy rồi thắt họng chết, chớ không ăn năn. Khuất Nguyên bảo người đời không ai hiểu mình cả. Nếu Golse giết Gandhi cho mình làm việc chính nghĩa thì tên cướp Growley lúc bị tóm cổ tự thú: “Dưới áo của tôi có một trái tim mệt mỏi mà lương thiện, không hề làm hại ai cả”. Đấy! Bạn thấy không! Trong ai cũng có ông thần tự ái. Ông thần tự ái ấy lại như lò thuốc súng nữa. Phóng lửa chỉ trích vào là nổ ngay. Tự ái dù bọc bằng tình cốt nhục, bằng ái tình, tình bằng hữu thâm căn đến đâu, không khéo chỉ trích cũng đều khai pháo. Biết vậy nên Lincoln, người mà Stanton cho là kẻ dẫn dụ nhân tâm nhiều nhất, luôn luôn né chỉ trích. Ta không chỉ trích trong lời nói, cử chỉ thư từ, báo chí để khỏi gây hận thù, mà ta còn không có những tư tưởng kín đáo chỉ trích vì tại ta tận thâm tâm yêu người.
2) Nhìn người bằng nửa con mắt.
Freud nói ai cũng có thị dục làm lớn và John Dewey nói ai cũng cho mình là quan trọng. Theo Dale Carnegie thì đại khái ta muốn thỏa mãn các nhu cầu sau đây:
Mạnh khỏe, ăn ngủ, có tiền, lưu danh hưởng lạc, con cái no ấm, được thiên hạ coi mình là người quan trọng. Từ kẻ viết cho bạn đây đến người đọc mấy dòng này và từ lớp người dã man đến người văn minh nhất đều đại khái ước mộng như vậy. Nên khi sống trong một tập thể, ta lãnh đạm với ai thì đừng mong họ thích ta. Chẳng những ta không nên thờ ơ với quyền lợi của họ mà còn phải thành thật nhận giá trị của họ nữa. Chẳng những nhận giá trị mà còn phải làm cho họ biết rằng ta nhận và làm một cách chân thành.
3) Nhắm mắt lại và thờ lạy “cái tôi” của mình
Người nhắm mắt rờ voi: Rờ vòi bảo voi là con đỉa, rờ tai bảo voi là cái quạt, rờ bụng bảo voi là cái lu. Đó là hình ảnh của người sống giữa xã hội mà chủ quan, đóng kín cửa lòng lại, coi cái “tôi” của mình “trung tâm vũ trụ”. Mà thế thường cửa đóng thì không ai vào nhà, nhăn mặt ngó vào gương thì thấy mặt nhăn. Ta không kể gì đến ai thì thiên hạ không ai coi ta ra gì. Ta tự quan trọng hóa mình, đó là quyền của ta, còn kẻ khác có coi ta ra chi chi lại là chuyện khác. Muốn biết ta quan trọng hay không, ngã bệnh vào nhà thương đi coi được mấy người đến thăm ta. Vậy ta hãy mở cửa lòng ra, tự trọng mà cũng ngó ba bên bốn bể, chú tâm đến kẻ khác. Thái độ đó vừa bác ái vừa có lợi hơn là tự nhốt mình trong vỏ ốc cá nhân tù túng.
4) Hành động cư xử như bạo chúa độc tài.
Người ta hỏi Thủ tướng Lloyd George nhờ đâu ông nắm quyền hành lâu, ông nói nhờ câu “mồi hợp sở thích của cá”. Ông muốn nói không bao giờ ông hành động độc tài mà luôn luôn bàn thảo với kẻ dưới. Emerson nói muốn nhử một con nghé vào chuồng mà cứ xô nó thì nó lì đứng sựng lại: Hãy lấy cỏ nhử nó. Người ta có thể khinh bộ óc trục lợi. Song muốn ai làm gì với mình mà không nghĩ đến lợi cho họ thì họ bỏ ta làm một mình. Giáo sư Overstreet khuyên phải khích động sáng kiến nồng nhiệt nơi kẻ khác nếu ta muốn họ hành động theo ta. Mà đừng mong có sáng kiến đó nếu ta độc tài, hành động ích kỷ như một bạo chúa. Không thành công lớn nào trên đời mà không cần nhiều tay, vì đó người thành công như Henri Ford quả quyết rằng mật pháp của thành công là tính cái gì cũng phải tính theo quan điểm kẻ khác. O.D.Young cũng nói đại khái như vậy: Ai biết tự đặt mình ở địa vị kẻ khác thì khỏi lo tương lai của mình. Việc của bạn thì bạn quyết định song phải biết tôn kính sự độc lập của kẻ khác và khéo chuyển quyết định ấy thành sáng kiến của người hợp tác với bạn.
5) Nói mỗi ngày cả trăm tiếng “Tôi”.
Dale Carnegie nói, theo điều tra của công ty điện thoại ở Nữu Ước thì khi đàm thoại tiếng Tôi được dùng chiếm quán quân. Trong 500 câu chuyện thì người ta nói đến 3.900 lần: “Tôi”, “tôi”. Trình độ của người văn minh nhất trong xử thế quên được cái tư lợi và trong câu chuyện lấy tiếng kẻ khác thế lại tiếng tôi. Pascal nói: “Tôi là cái đáng ghét”. Vậy mà muốn đắc nhân tâm, ta cứ đem nó quảng cáo. Triết gia Adler nói hầu hết những người thất bại nhất trên đời là những người ích kỷ. Do đâu mà thậm chí một người đầy tớ cũng ráng viết tiểu sử Roosevelt. Tại trong thời gian làm Tổng thống lúc rảnh rỗi, ông nói chuyện thân mật với anh bồi da đen ấy. Lúc hoàng đế Guillaume đào tẩu ở Hà Lan, ai cũng ghét ông như chó ghẻ, vậy mà trong khối người đối xử với ông như chó sói đó có một đứa bé viết thư tỏ lòng quý mến ông. Ông đọc thư vô cùng cảm động mời nó đến Hà Lan thăm ông. Trong chuyên đi này có mẹ nó đi theo và cánh thư ngày trước “ông tơ bà nguyệt” dùng như lá thắm cho Hoàng đế Guillaume và người đàn bà đẻ ra nó.
Bạn thấy không, quên cái tôi của mình đi thì cái tôi khác sẽ đến với mình. Từ đây trong câu chuyện bạn giảm đến tối đa tiếng “tôi” mà dùng nhiều các đại danh từ khác nhé.
6) Làm con chim ục bay vào nhà người ta mồng một Tết.
Nói sơ sơ tính tình một người thứ ba bạn mới quen biết, đại khái bạn nói như vầy chứ gì: “Ông ấy vui tính quá!” “Bà ấy quạu quá”. Phải. Ai cũng thích người vui tính hết. Không ai khoái ngắm chim ục, vuốt ve con nhím, mà người ta ưa mơn trớn con chó. Chỉ tại con chó vui. Franklin Bettger nói: “Với nụ cười tiếp xúc với ai cũng được đón nhận niềm nở”. Biết bao thí sinh rớt do quạu với giám khảo. Cũng biết bao nhà buôn sập tiệm vì đuổi khách hàng bằng bộ mặt “nghĩa địa”. Vậy từ đây giao tiếp với ai bạn phải biết “bán nụ cười”.
7) Quên tên, viết hay nói sai tên người ta.
Có thể bạn coi thường một tấm thiệp chúc Xuân, lễ sinh nhật bạn. Song, tôi biết trong thâm tâm, tối thiểu bạn không ghét người gởi tấm thiệp ấy. Bạn không ghét. Như vậy là đủ rồi. Mà làm sao bạn ghét kẻ quý trọng bạn, kẻ nhớ đến tên bạn, ngày sinh và những ngày vui trong đời bạn. Và, nếu bạn không ghét người ấy thì tôi chắc chắn bạn không ưa những người sau đây: Đó là người gặp mấy lần mà nói ngay vào lỗ mũi bạn rằng “quên mất tên bạn”, người viết thư cho bạn viết tên bạn sai bét, người giới thiệu bạn mà nói trật lấc họ của bạn. Tôi cũng như bạn, mà bậc chân tu nào chớ đừng nói bọn phàm tục như chúng mình đều như vậy cả. Vì biết tâm lý đó mà gặp ai, Napôlêông cũng cố gắng học thuộc lòng tên họ. Ông chịu khó hỏi lại những khi nghe không rõ. Những chịu khó đó là “lá bùa” dẫn đạo người của ông. Emerson nói lễ phép là “hy sinh lặt vặt”. Bạn cũng không ngạc nhiên sao có những nhà triệu phú, tỉ phú thích đặt tên mình cho một giải thưởng, một bệnh viện, một đại học đường. Ông vua thép Andre Carnegie đã chiếm được cảm tình của Pullman, một tỉ phú cạnh tranh với ông bằng cách đề nghị đặt tên cho công ty mà ông hiệp tác với ông này là “Công ty Pullman”. Bạn thấy tên của một người đối với họ có phải là thần thánh không?
8) Tiếp ai cứ nói không kịp thở, mà không nghe họ nói gì hết.
Bạn có tin rằng phần đông loài người thích gặp một người biết nghe chuyện hơn là một người biết nói chuyện? Trong phần đông đó xin bạn nhớ người trí thức cũng như người không trí thức nhé. Bạn đừng lấy làm lạ sao vĩ nhân cũng vậy luôn. Isaac Marcosson lỗi lạc trong nghề phỏng vấn các danh nhân, nói rằng nhiều nhà phỏng vấn thất bại vì lo hỏi mà không lo nghe. Trước khi viết cho bạn vài ngày đây, tôi được một ông bạn cầm bút thao thao bất tuyệt nói cho nghe về công trình của ông. Tôi bỏ mất một buổi sáng để nghe ông giảng đủ thứ, nhiều khi cảm thấy bực mình mà phải tự chủ thành thật chú ý nghe ông. Trong xã hội có vô số người như ông bạn của tôi. Bạn thấy không biết bao nhiêu bệnh nhân mong gặp thầy lang, bác sĩ để phân trần hay sao? Cũng hằng hà sa số người bị hiểu lầm, làm ăn thất bại, tình duyên lỡ dở, thấp mưu thua kế kẻ khác, mong gặp người biết nghe để bộc bạch tâm sự. Tật khoe khoang, chứng già hàm, tính yếu đuối, tất cả cũng là nguyên nhân làm cho người ta chịu nói hơn chịu nghe. Nghe là một cách trở thành người nói chuyện có duyên.
9) Nói ngược những điều kẻ khác thích.
Có nhiều người gặp bạn với ai đó mà ngồi lầm lỳ, không hở môi. Bạn ngại. Mà có thể đơn sơ như vầy: Là họ thấy câu chuyện không dính líu đến điều họ thích. Chắc bạn có kinh nghiệm ở chỗ nhiều người như vậy mà bạn hỏi đúng sở trường của họ, họ nói thao thao.
Cách hay nhất là bạn xin người đang tiếp chuyện với bạn giới thiệu về kẻ ấy cho bạn. Người ta thèm nói vì tỏ ra mình quan trọng mà cũng thường vì thấy chuyện gì mình biết rành thì thích hơn. Từ Thích Ca đến Giêsu, Khổng tử đều dạy ta muốn kẻ khác đối với ta thế nào thì ta hãy đối với họ thế vậy. Ta muốn trong câu chuyện người ta chú trọng đến ta, thì ta hãy chú trọng đến người khác trước. Tôi là nhà buôn, gặp bạn là học giả mà tôi cứ lôi chuyện mua sỉ bán lẻ ra nói, bạn làm thinh, miệt thị tôi là phải. Gặp một nhà nho mê say thời vàng son khăn xanh áo thụng, mà tôi và bạn cứ nói cho nhau nghe chuyện Hippies, chuyện mở “bum”, bít-nít, thì ông ngồi coi ta như bọn khờ phải không? Bà Dorothy Dix, lỗi lạc trong nghề “gỡ rối tơ lòng”, ngày nọ bà phỏng vấn một người đã từng chiếm 23 trái tim đàn bà, do đâu anh được như vậy. Anh thản nhiên đáp: “Thì cứ khen họ”. Việc tên sở khanh này làm bạn cho là bậy. Song bạn cũng chấp nhận y cũng sâu sắc về nhân tâm, như Thủ tướng Discaeli, người đã nói: “Gặp ai cứ nói về họ, họ nghe bạn hằng giờ”. Nghe hằng giờ mà bạn cũng sẽ nghe họ nói hằng giờ nếu họ nói điều gì bạn thích.
10) Giả hình, bịp và đểu cáng.
Đấy! Thêm một vài tật nữa để ai nấy coi ta như một con vật mắc bệnh hủi. Giả dối có phải là một “Bệnh truyền kiếp” của nhân loại không? Lịch sử loài người mới ghi mấy trang đầu là đã có sự giả dối: Quỷ sa tăng mặt hình con rắn bịp bà Eva, dụ ăn quả cấm chống thượng đế. Có thể tự bản chất con người ai cũng giả dối chút ít, nhưng ai cũng ghét kẻ khác lường gạt lường mình. Ai cũng tự nhiên ưa thành thực. Nhìn đứa bé trong nôi, bạn thấy thương nó vì nó biểu lộ thành thực. Trong giới bạn bè, ai thành thực nhất sẽ được bạn quý nhất. Kể ra thì ai cũng trọng thành thực, song có người cho rằng nếu ở xã hội đầy những tham nhũng, buôn lậu, trốn thuế, lừa thầy, phản bạn mà thành thật là dại. Có thứ người khác bịp, đểu tận cốt tủy mà ngoài môi ngoài mép giả hình ngây thơ, thành thực. Ít nhiều giới trẻ ngày nay có một số nam nữ thường vẫn bịp với nhau trong ái tình.
Thời càng phức tạp con quỷ giả dối lộng hành, kể cả ngay trong giới tu hành nữa. Nhưng dù đời thay đen đổi trắng thế nào, thâm tâm con người vẫn thích thành thật. Người thành thật vẫn là người lý tưởng. Giả dối dù khéo đến đâu sau cùng cũng hiện nguyên hình khả ố.
11) Già hàm và nói bậy nói bạ.
Gặp bạn, tôi bất kể lạ hay quen, thân hay sơ, tôi nói liền miệng. Không cần suy nghĩ, tôi để cập đủ thứ chuyện toàn chuyện rẻ tiền. Tôi hết nói hành, chỉ trích, phân bua, kể lể, tâm sự, thỉnh thoảng lên mặt dạy đời, lai rai tán hươu tán vượn những điều mà tôi không rành. Tôi cả quyết những điều tôi chỉ biết lơ mơ. Ngày xưa Esope bảo ngọn lưỡi là vật tốt nhất và cũng là vật xấu nhất. Tôi sử dụng lời nói như vậy thì bạn nghĩ về ba tấc lưỡi của tôi làm sao. Tôi tự tạo mình thành một người không có chút uy tín nào đối với kẻ xung quanh, ở đời người ta kính trọng mình hay không, một phần lớn do lời nói đứng đắn. Tôi lại coi lời nói rẻ như bèo, tôi hoang phí nó nghĩa là tôi tự hạ nhân cách của mình. Tôi không đáng kính thì thiên hạ khinh tôi là phải.
12) Đối với ai cũng ăn nói, cư xử vô lễ, vô phép.
Jérôme Coignard nói: “Con người là một con khỉ chứng, tiến bộ của văn minh là nhốt con khỉ ấy vào chuồng”. Tự bản chất ai cũng thích sống thỏa mãn sự phóng túng của mình. Nghĩa là sống trọn vẹn trong ích kỷ. Mà sống ích kỷ thì xâm phạm tự do của kẻ khác. Một trong những hình thức này là bất lịch sự. Vì đó lễ độ xét cho cùng là những cung cách của con người tự chủ, văn minh dùng để đối xử đối đẹp lòng xã hội. Làm xã hội hài lòng trước hết tại vì bác ái rồi mới đến những lợi lộc nào đó. Lễ độ mà không do bác ái là bịp đời. Người không thủ lễ chẳng những lỗi đức ái nhân mà nhiều khi bị trả đũa tàn nhẫn. Aster xin vua Philippe cho đi đánh giặc. Vua Philippe ngạo nghễ rằng Aster bắn giỏi đến đỗi con chim sẻ bay ngang bắn cũng rơi thì để chừng nào có chiến tranh với loài chim sẽ mời Aster tham chiến. Aster chạm tự ái, nhập vào quân địch của Philippe. Ngày nọ, lúc Philippe kinh lý, Aster lấy một mũi tên viết vào đó mấy chữ: “Gởi con mắt phải vua Philippe” rồi bắn như để vào mục tiêu. Mũi tên gắn phụp vào tròng mắt Philippe. Bạn thấy chưa, kết quả những lời vô lễ của vua xứ Macédoine. Trong xã giao, nếu khiêm khí được mến chuộng bao nhiêu, thì ngạo khí cũng bị oán ghét bấy nhiêu. Chính lễ độ là cái “phanh” đè nén ngạo khí. Nó làm cho con người thuần nhã và khả ái.
13) Cứ nổi chứng và không chừng mực.
Nếu mặt trăng là nguồn thơ mộng của thi nhân, văn sĩ thì nó bị những nhà tâm lý lấy làm tượng trưng cho tật thay đổi. Nó không rọi cùng một số lượng ánh sáng mà mỗi đêm mỗi tăng mỗi giảm. Trời trong thì nó rực rỡ. Trời đục thì nó lạt mờ. Người hay đổi tính, hay nổi chứng giống như mặt trăng. Họ không hành động, nói năng theo lý trí mà theo bắp gân, theo tình cảm. Nơi họ, không có gì nhất định cả. Nếu vui họ vui như trúng số. Nếu buồn họ quạu như bị ai ăn hết của. Ai muốn làm việc gì với họ, muốn tính việc lâu dài, không thể tin tưởng họ được. Họ như chong chóng theo chiều gió. Điều họ quyết định chiều nay đến mai đã đổi. Lãnh nhiệm vụ nào đó họ hay nổi chứng bất tử, lúc hăng làm như điên, lúc buồn, bỏ xụi. Họ sống toàn bằng thần kinh hay sao chớ chắc không bao giờ tự chủ. Tính dục1 điều khiển họ bởi tính dục thì lên xuống như cơn nước thủy triều nên tính họ như cờ phất theo chiều gió. Muốn trị chứng bệnh tinh thần nguy hại đó, người hay thay đổi phải vận dụng óc suy nghĩ và chí cương quyết. Suy nghĩ để tiên kiến, thấy trước cái hay cái dở. Một khi quyết định rồi phải sắt đá bảo trì quyết định. Đừng lộn tật thay đổi với tinh thần cải tiến. Tật thay đổi là bệnh của nhược chí và hành động dục tốc, còn tinh thần cải tiến là biết phục thiện, học hay chữa dở.
14) Trục lợi ra mặt và thờ “bò vàng”.
Tiền bạc, cần lắm thưa bạn. Không có nó thì đừng mong làm việc gì lớn. Ngay việc nhân nghĩa, thiếu tiền bạc cũng khó thành. Chính những nhà khổ tu nhất cũng cần tiền bạc. Có hội nào giảng đức thanh bần bằng Hội thánh Công giáo, nhưng có hội nào tài sản vĩ đại bằng hội ấy không? Phải, có tiền để làm nhiều việc tốt. Mà đó là quan niệm tiền như đầy tớ. Bị nô lệ thì tiền bạc tốt mà một khi nó trở thành “ông chủ” thì khủng khiếp. Nó “vạn năng” để bắt người ta làm đủ chuyện tù tội đến hèn hạ. Một trong những cách làm mất uy tín trong xã hội là lăng nhăng về tiền bạc chứ gì. Bạn thử xét mấy trường hợp này coi: Bạn bè đang thân nhau có kẻ mượn tiền không trả. Anh em đồng chí, đồng nghiệp bàn với nhau đủ thứ chuyện lý tưởng thuộc loại dời sông lấp núi, rút cuộc có khi dễ lạm dụng lẫn nhau. Trong tình yêu, lấy những cử chỉ, điệu bộ giả tạo làm mồi nhử tiền bạn. Lúc được rồi trở mặt. Nhà tu giảng nào công bình, liêm chính, thanh bần, bác ái mà có khi buôn lậu, gặp ai cũng nhân danh từ thiện xin xỏ của bá tánh làm vật tư riêng. Nhìn vào con người nô lệ tiền bạc, tự nhiên bạn thấy cái gì đểu cáng, đốn mạt hiện ra. Thứ người ấy còn mong gì chiếm nơi bạn cảm tình, tin tưởng. Tại sao nhiều người nghèo cháy túi mà bạn kính trọng, nhìn vào họ bạn thấy có cái gì phong nhã. Còn tại sao nhiều người giàu ngập mặt mà bạn khinh, thấy họ đê hèn. Chung qui tại tiền bạc làm tớ hạng trên và làm chủ hạng dưới.
15) Cẩu thả bên ngoài từ ăn mặc đến phong độ.
Người ta nói có những danh nhân ít tắm rửa, đầu rối bù, đi đâu ăn mặc bê bối.
Có nhiều người bất hủ trên đời nhờ tài đức của họ chớ không phải do ở dơ hay ăn mặc cẩu thả. Vả lại, nếu không là danh nhân thì hay nhất chúng ta sống theo thường nhân. Không nô lệ xã hội cũng không trốn tránh xã hội: Ta phải “hợp xã”. Người ta không kính kẻ ăn mặc lố lăng như kép hát đóng kịch, mà người ta cũng thích sạch sẽ, đơn sơ, hợp thời trang. Đàn ông ăn mặc diêm dúa quá, sắc sảo quá, nhiều khi bị hiểu là chỉ có vỏ mà đầu óc rỗng tuếch. Trái lại, quần áo xốc xếch, đứt nút, đứt khuy, hôi hám, có thể tạo cảm tưởng rất xấu lúc sơ giao. Có thể bạn khinh ai hay phán đoán bên ngoài. Điều đó tùy bạn. Mà tâm lý thường tình là vậy, tại mình sống trong xã hội, đủ thứ hạng người. Biết sao!
Tính cách cẩu thả cũng phá hoại nhân cách. Như ăn nói cà rỡn, đi đứng lả lơi, ẻo lả cười giỡn nơi không đúng chỗ, không nhằm lúc. Tất cả làm cho thiên hạ khinh mình. Bạn nghĩ sao về vợ của một ông làm lớn, viện lý là bình dân, là vui vẻ trẻ trung, rồi vừa đi vừa ăn kem, ăn bò bía xềnh xoàng quanh ngoài Tax. Bạn không ngạc nhiên khi thấy một ông công chức to nọ nhậu ốc len ở một quán rồi la ó om sòm sao? Bạn cũng nghe ngại lắm chứ khi thấy một ông sĩ quan đeo lon chọc gái hoặc chửi tục. Tư cách quan trọng thực hả bạn?
C. NHỮNG CÁCH SỬA LỖl LẦM CHO NGƯỜI KHÁC OÁN THÙ VÀ THÊM NGOAN CỐ.
1) Khạc nọc chê bai xối xả vào mặt người ta.
Bất cứ ai trừ Thích Ca, Giêsu, Socrate tái sinh, phạm lỗi đều tự cho mình có lý nào đó và cũng bất cứ ai bị sửa lỗi bằng những lời chê bai ngạo mạn chanh ớt đều cáu tiết lên tự biện hộ. Mặc cảm tội lỗi với mặc cảm tự tôn thành “công lý” thì đứa con ngoan cố thành bất trị.
Cứ chung mà nói sửa lỗi người khó làm cho họ khỏi tự ái lắm. Cái thế dễ sửa lỗi nhất là cái thế dựa trên tình cốt nhục như cha mẹ la rầy con cái. Dựa trên tiền bạc mạnh, quyền chức cao như ông chủ, ông sếp đối với nhân viên. Hai yếu tố sau này không tuyệt đối vì người dưới bị sửa lỗi có thể làm thinh mà trong bụng thù oán. Thường trong không khí tình yêu đễ sửa lỗi hơn. Tuy nhiên, cũng phải tế nhị lắm mới khỏi đụng lò thuốc súng tự ái. Dale Carnegie nói Coolidge Kinley và Lincoln mỗi lần sửa lỗi ai thì khen trước. Cũng như muốn cạo râu êm người ta thoa xà bông vậy. Lời khen trong trường hợp này làm cho ngòi pháo tự nhiên “nghẹn bớt” tự ái. Bạn thử dùng phương pháp của ba vị ấy coi. Khen dĩ nhiên phải thành thật rồi đó. Nhưng không khen thật rồi sửa lỗi liền làm không khéo sợ e ra vẻ đổi chác tình cảm, khó đắc nhân tâm. Coolidge vốn ít nói, bữa nọ khen cô thư ký đẹp, cô ấy có duyên. Sau đó ông bảo cô thư ký đánh máy chấm câu đúng hơn. Ở địa vị cô thư ký bạn nghe ngại không. Nhưng dù sao khen rồi sửa, phương pháp mà Vũ Ngọc Phan thường dùng trong bộ Nhà văn hiện đại cũng đỡ hơn dùng những lời hằn học, thách đố để sửa. Nhiều kẻ phạm lỗi bực tức nói lỡ rồi cho lỡ luôn. Tâm lý “cùi không sợ ghẻ” xô đẩy họ hành động liều lĩnh. Tại coi rẻ tâm lý này mà nhiều khi tòa án với khám đường chỉ làm công việc báo oán chớ không cải huấn được ai.
2) Tới tấp chỉ trích mà không nói rõ lỗi ra sao.
Tới tấp chỉ trích, thứ hạ sách ấy, ở trên ta nhất định quăng đi rồi. Mắng và chửi là giải thoát bực tức cho đã chớ không tâm phục được ai cả. Trong luật này ta để ý vấn đề chỉ rõ lỗi cho người phạm lỗi. Tôi thấy bạn có thể thành thật, thiện chí và mềm mỏng nói ra ngay lỗi cho người phạm lỗi. Phương pháp ấy nhiều khi hữu hiệu lắm. Người lỗi thấy bạn mến họ, lo cho họ, giúp họ thành công. Họ dễ nghe bạn. Mục sư Lyman Abbot soạn một bài thuyết giáo công phu như bài của Bossuet và Fénelon cộng lại. Trước khi đăng đàn thuyết pháp ông đọc cho bà mục sư nghe.
Gặp một mụ trí thức nào mà vụng về thì chắc mắng tạt vào mặt ông rằng: “Ối giời ơi, bài gì dài như dòng sông Mississipi”. Ong định giảng đạo chứ có phải làm thầy hù lấy ráy tai cho người ta lim dim đâu. Bà Abbot thuộc loại phụ nữ giúp chồng thành công chớ không phải thứ ác phụ xúi chồng xé hôn thú. Bà nói nhỏ nhẹ giải thích cho ông thấy rằng bài ông soạn nội dung sâu sắc thích hợp cho một tờ báo nghiên cứu hơn là một bài diễn thuyêt. Ông Abbot hiếu ý bà nên sửa diễn văn lại sâu sắc hơn. Vậy xin bạn nhớ ba tiếng: Thành thực, thiện chí, mềm mỏng. Chúng là “bùa phép” sửa lỗi người, gia tăng thiện cảm cho mình.
3) Mắng rằng người có lỗi còn mình thập toàn, thánh sống.
Khi sửa lỗi, ta hay có thói quen chỉ nhìn về phía người có lỗi. Ta lo trách móc, ta tấn công ác ý của họ mà ít khi nới tay cho họ lỡ, họ vô tình. Ta không đặt mình ở địa vị kẻ làm lỗi coi vì sao họ hành động như vậy. Sửa lỗi cách ấy là làm cho người có lỗi đến thế này: Họ cho rằng ta chưa chắc ngon lành hơn họ. Ta cũng có thể làm lỗi như họ, và biết chừng đâu tệ hơn họ nữa. Đề phòng tâm lý ấy, khi sửa lỗi, bạn bắt chước cách tể tướng Bulow dùng đối với Hoàng đế Guillaume trước đây.
Giữa thời bình mà Guillaume la lối lên rằng ông sẽ đánh bại Nhật Bản, rằng sẽ liên kết vĩnh viễn với Anh quốc, rằng nhờ ông mà Anh quốc thoát ách nô lệ của Nga... Lời tuyên bố khùng điên của ông lại đăng lên báo Daily Télegraph nữa chớ.
Ôi thôi! Cả Âu châu sôi nổi. Dư luận chỉ trích ông như bom nổ. Ong hoảng hồn, xin tể tướng Bulow đứng ra chịu trách nhiệm giùm các lời ông tuyên bố. Mới đầu Bulow cãi lại rằng dù có chịu như vậy cũng không ai tin. Guillaume phát cáu lên quát vào mặt Bulow rằng: Thế là ông cho tôi ngu như bò, nói bậy nói bạ như vậy, còn anh, anh không bao giờ ngu đến thế. Bulow thấy lỡ lời, né câu chuyện qua một bên.
Ông tâu: “Thưa bệ hạ, vốn biết thần kém hơn bệ hạ về mọi mặt. Nhất là về khoa học, bệ hạ là người lỗi lạc, trong khi thần thì mù tịt. Chỉ được may là thần biết một mớ về sử và chút khả năng trong chính trị, ngoại giao”. Guillaume thấy Bulow hạ mình xuống như vậy có thiện cảm lại ngay, chụp tay Bulow siết lại như siết tay tình nhân. Tôi không muốn bạn bắt chước kiểu trở mánh lới của con chồn già Bulow.
Vả lại, lúc đầu ông này cũng vụng, chọc cho Guillaume nổi tam bành lên rồi cho uống nước đường kịp lúc chớ không thì khó tránh khỏi “thiên lôi” của ông hoàng ngất ngư ấy. Tôi chỉ muôn bạn rút trong câu chuyện trên bài học này: là trước khi sửa lỗi người, mình thành thật nhận cái dở của mình và tự đặt mình ở địa vị người để xét đoán cách “đắc nhân tâm”.
4) Ra lệnh như búa bổ.
Tôi là nhân viên của bạn. Bạn kêu tôi vào căn phòng. Gương mặt bạn lạnh như tiền. Ngó tôi trừng trừng, bạn ra lệnh: “Anh thảo kế hoạch này cho tôi. Hai ngày phải xong. Anh tổ chức ngày đại hội văn nghệ này cho tôi. Đầu tháng tới phải xong. Đâu anh đưa hồ sơ X cho tôi coi. Tầm bậy hết. Làm lại”. Tôi đứng chết trân, nghe bạn dạy, vâng dạ xong một hồi tôi cúi đầu xin phép bạn đi ra. Tôi đâu dám cãi bạn. Tôi là nhân viên của bạn mà. Tôi vì cần chỗ làm, sợ bể nồi gạo gia đình, có thể bạn bảo ông trời có cản tôi cùng vâng. Mà thưa bạn! Bạn đừng đứng địa vị bạn, bạn hãy đứng phía tôi, bạn nghe lại các lệnh nhát gừng ra kiểu “thiên lôi đả” trên coi bạn thấy khó chịu không? Nếu tôi quăng các lệnh ấy ra, chắc chắn bạn nói tôi tát vào mặt bạn, đập vào tự ái bạn, tôi tự cao và nhất là độc tài, bất kể ý kiến của bạn. Từ thằng người trong gương của ta đến bất cứ ai cũng vậy cả, thưa bạn. Hợp tác là cảm thông chớ không phải là nô lệ. Lệnh sẽ được hữu hiệu gấp đôi nếu được ra bằng hình thức hỏi và bằng lời lẽ êm dịu, giọng nói thân mật. Ngay lúc ra lệnh hành quân, tuy lệnh bắt buộc và tích cực nếu được cảm thông hiệu năng sẽ bằng hai. Đó là nói khi có quyền ra lệnh. Còn mời ai hợp tác mà nói kiểu “chành dừa bửa củi” thì có ai cộng sự với mình không, xin bạn trả lời giùm tôi.
5) Chà đạp thể diện người ta dưới chân.
Chiến tranh Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp chấm dứt. Thổ thắng, hai đại tướng của Hy lạp là Tricoupis và Dionis đầu hàng, được dẫn đến trước mặt Mustapha Kemal. Dân chúng Thổ vì đổ máu quá nhiều, nguyền rủa hai tướng ấy không tiếc lời. Có người đòi treo cổ họ tức khắc. Kemal bình tĩnh, ông mời hai tướng ấy ngồi gần ông và nói: “Chiến tranh là một canh bạc, người tài ba nhất cũng có khi thua”. Kemal dạy cho tôi và bạn một bài học: Giữ thể diện cho người. Nhà Nho nói: “Ninh thọ tử bất ninh thọ nhục”. Xin bạn nhớ mấy tiếng: “Ninh thọ tử”. Ta thờ lạy danh dự của ta thì cũng phải tôn thờ danh dự kẻ khác. Và bạn đừng quên nguyên thủ ở tòa Bạch Ốc đến một người ở bộ lạc man dã nhất, từ một ông thạc sĩ đến một bà nhà quê dốt đặc cán mai, ai ai cũng “thờ thần thể diện” trong mình, mà coi chừng càng thất học, càng thấp cổ nhỏ miệng càng giàu tự ái. Tống Mẫn Công hạ nhục Nam Cung Trường Vạn liên tiếp mấy lần. Trường Vạn nện lên đầu Mẫn Công một bàn cờ ngã lăn ra chết luôn. Chà đạp danh dự người ta nguy hiểm lắm. Nhiều khi ta ỷ thân thiết, ỷ quyền thế ăn nói bất kể thể diện người khác. Ta mạt sát con cái trước mặt người ở. Ta la ó đứa ở trước mặt khách lạ. Ta ngạo nghễ với học sinh, sinh viên trước mặt các bạn đồng lớp khác phái với họ. Ta sửa lưng, móc lò nhân viên cộng tác với ta có mặt nhiều người. Lối ăn nói ỷ thân ỷ quyền đó đục khoét uy tín của ta, gây thù gây oán với kẻ khác. Phải nhận rằng tính tự nhiên ai cũng thích ăn nói bừa bãi như vậy. Chỉ có người tự chủ mới hãm khẩu chuyển lời cay đắng thành êm dịu để cao danh dự người khác. Ta trọng người thì người trọng ta, dễ nghe theo ta. Chuyện đời đơn sơ như vậy đó bạn. Đơn sơ mà ít ai làm được, lạ thay.
6) Tàn sát thiện chí và mạt sát cố gắng của người.
Làm việc với ai mà bạn thành thực nỗ lực giúp họ thành công lại bị họ nghi ngờ, hãm hại, bạn có tức không? Mà tình trạng ấy cứ kéo dài thì kết quả ra sao? Ai cũng có khả năng tiềm tàng chưa có cơ hội khai thác hết. Nhà tâm lý học trứ danh William James nói như vậy. Ai cũng có thể đẩy mạnh nỗ lực để thành công hơn tình trạng hiện tại. Tôi cần là phải có yếu tố xúc tác, có người khích lệ lòng hăng hái. Lawrence Tibbe nhờ văn sĩ Rupert Hugles khen rằng giọng ca tốt, nếu luyện nghề thêm sẽ có tương lai rực rỡ mà từ địa vị một người xướng ca tầm thường, có lúc bị chê là hát như mèo quào, đã trở thành danh ca lừng danh khắp thế giới.
Một thanh niên nào ở Luân Đôn, thất học, nghèo cháy túi, ngày đi làm tối về ngủ trong căn nhà như cái hang chung với chuột cống và gián. Một thanh niên nào mê viết văn như mê người yêu mà viết cái gì cũng bị người ta bảo quăng vào giỏ rác. Nhưng một ngày nọ được một nhà xuất bản khen nức nở rồi từ đó chàng như mọc cánh hăng hái lên, viết đêm viết ngày, trở thành văn hào bất hủ của Anh quốc. Thanh niên nào vậy, văn hào nào vậy? Có phải Dickeng không? Lời khuyến khích đúng người, đúng việc, đúng lúc là “đũa thần” khai thác khả năng tiềm ẩn của con người và có thể làm phát triển thiên tài nữa.
7) Vạch mãi cho một tương lai hắc ám.
Hiệu quả kỳ diệu của “tự kỷ ám thị” là thực hiện một điều gì mình chưa có, sau cùng có nó, quen nó hồi nào không hay. Câu này của Shakespeare chứa đựng chân lý ấy: “Nếu bạn chưa có một đức tính, cứ xử sự như có nó rồi vậy”. Trong việc dẫn đạo hay giáo dục, tại sao bạn không áp dụng phương pháp thần thánh ấy, tức là bạn tạo cho người cộng sự hay thuộc hạ một thanh danh để họ nhắm theo đó mà nỗ lực. Cũng là phương pháp vuốt ve tự ái và danh dự như bạn đã biết. Thay vì mắng một đứa trẻ: “Mày ngu như một bầy bò nhập lại. Sau này có nước hốt rác mà ăn”. Ta có thể đổi cách nói, đại khái như bảo: “Em chữa lỗi được rồi, cứ tốt như vậy đó luôn, tốt lên mãi. Sau này tương lai em rực rỡ lắm”. Đọc tiểu sử Luther, thấy lúc nhỏ có ngày bị đòn đến 15 lần. Vậy mà không biết tại sao lớn lên ông thông minh lạ. Chớ lối giáo dục như tra tù binh chắc chắn khó làm cho kẻ thụ giáo ngóc đầu lên được. Đừng nói chi con nít. Ngay người lớn đây, bị thượng cấp chê mạt kiếp cũng dễ thối chí. Còn khi được một ông lớn nào khen, khích lệ thì như hoa nở trong lòng, làm việc rất đắc lực. Bạn quên là bao nhiêu thiên tài để lại những công trình bất hủ nhờ thái độ chiêu hiền đãi sĩ nồng hậu của vua Louis 14 sao?
8) Coi trọng tiền bạc để người khác đói rách.
Nếu thấy thuộc hạ của mình hoạt động không đắc lực, thất bại vì chán nản, thỉnh thoảng thì bạn xét coi về tiền bạc, bạn đối với họ thế nào? Trong đời người ta, làm bậy hay kém đắc lực, nhiều khi đơn sơ là tại nghèo. Chỉ tại nghèo thôi mà kết quả bi đát như vậy rồi huống hồ nghèo vì bị thượng cấp để đói rách trong khi thượng cấp no đủ phủ phê thì cơn nghèo còn đắng cay hơn. Có khi nổi loạn nữa. Xử sự keo kiệt bủn xỉn, bần tiện như vậy, lời khuyên hay lệnh của thượng cấp dần dần mất linh. Trừ những xã hội khổ tu, trong bất cứ cộng đồng nào mà tình trạng ấy xảy ra thì thuộc hạ bỏ thủ lĩnh hết. Người lãnh đạo có thể đàng điếm, bất tài mà miễn đồng lao cộng hưởng, hột muối cắn làm hai với thuộc hạ, họ sẽ sống chết với mình. Do đâu những đoàn quân viễn chinh của A-lích-sơn đại đế, của Napôlêông sát cánh với vĩ nhân này? Do nhiều yếu tố mà chắc chắn là do vĩ nhân này chia vui sẽ buồn với họ. Dẫn đạo người, sửa lỗi người mà thờ “bò vàng” thì sau cùng chết nhăn răng một mình giữa lời than tiếng oán xung quanh.
9) Bênh vực phe phái của mình, sửa phạt người oan ức.
Muốn thành đạt công vụ hay tư vụ, người ta cần người tin cậy rồi mới cần người tài đức. Tâm lý thông thường của kẻ làm lớn là vậy. Mà ai là người được tin cậy trước hết? Người ruột thịt, bạn bè, đồng niên, đồng đạo, đồng phe chớ còn ai. Thiện chí thì có, vì muốn có thuộc hạ tín cẩn mà. Song vì trong thực tế chu vì ruột thịt, quen thân, phần đông thủ lĩnh không có rộng lắm. Rồi trong cái vòng đai chật hẹp làm sao khỏi có kẻ ngu si, vô đức tiểu nhân. Hạng cặn bã này lạm dụng tình cảm đối với người lớn bao vây họ, nhồi sọ họ, cô lập họ, ly gián họ với bao nhiêu bậc tài đức ở ngoài hàng rào thứ người nói ở trên. Khi cần bảo vệ uy tín, nghĩa là phải sửa phạt, người làm lớn mang tật nể nang, bênh vực người của mình, trừng trị kẻ ngoài vòng tình cảm chật hẹp. Thế là tạo bất công, mà trừng phạt bất công thì bạn dư biết hậu quả thế nào. Trong nhiều nước hậu tiến, người ta quen sống nô lệ tình cảm, bao nhiêu triều đại đổ nhào vì đó.
10) Bất kể tu thân mà chỉ lo trị thiên hạ.
“Bí quyết” để sửa lỗi người, để trừng phạt mà cho ai nấy cũng phản mình, làm cho sự nghiệp mình thành mây khói, nếu bạn hỏi tôi, tôi xin thưa ngay: Đó là cứ dùng võ lực, pháp luật, cảnh sát, tòa án, khám đường đàn áp, còn cá nhân mình thì tha hồ làm ác. “Bí quyết” đó các bạo chúa thường dùng. Bạn có thể kể Néron, Tần Thủy Hoàng, Hitler. Pháp trị, võ trị có thể rầm rộ hữu hiệu một thời thôi rồi nếu thiếu nhân trị, chỉ biết đàn áp thiên hạ, hậu quả sẽ vô cũng thê thảm. Họ là những người sửa lỗi của kẻ khác để lãnh ác quả do tội lỗi của kẻ khác. Mỉa mai và chua chát thật.
Chú thích:
Ôi thôi! Cả Âu châu sôi nổi. Dư luận chỉ trích ông như bom nổ. Ong hoảng hồn, xin tể tướng Bulow đứng ra chịu trách nhiệm giùm các lời ông tuyên bố. Mới đầu Bulow cãi lại rằng dù có chịu như vậy cũng không ai tin. Guillaume phát cáu lên quát vào mặt Bulow rằng: Thế là ông cho tôi ngu như bò, nói bậy nói bạ như vậy, còn anh, anh không bao giờ ngu đến thế. Bulow thấy lỡ lời, né câu chuyện qua một bên.
Ông tâu: “Thưa bệ hạ, vốn biết thần kém hơn bệ hạ về mọi mặt. Nhất là về khoa học, bệ hạ là người lỗi lạc, trong khi thần thì mù tịt. Chỉ được may là thần biết một mớ về sử và chút khả năng trong chính trị, ngoại giao”. Guillaume thấy Bulow hạ mình xuống như vậy có thiện cảm lại ngay, chụp tay Bulow siết lại như siết tay tình nhân. Tôi không muốn bạn bắt chước kiểu trở mánh lới của con chồn già Bulow.
Vả lại, lúc đầu ông này cũng vụng, chọc cho Guillaume nổi tam bành lên rồi cho uống nước đường kịp lúc chớ không thì khó tránh khỏi “thiên lôi” của ông hoàng ngất ngư ấy. Tôi chỉ muôn bạn rút trong câu chuyện trên bài học này: là trước khi sửa lỗi người, mình thành thật nhận cái dở của mình và tự đặt mình ở địa vị người để xét đoán cách “đắc nhân tâm”.
4) Ra lệnh như búa bổ.
Tôi là nhân viên của bạn. Bạn kêu tôi vào căn phòng. Gương mặt bạn lạnh như tiền. Ngó tôi trừng trừng, bạn ra lệnh: “Anh thảo kế hoạch này cho tôi. Hai ngày phải xong. Anh tổ chức ngày đại hội văn nghệ này cho tôi. Đầu tháng tới phải xong. Đâu anh đưa hồ sơ X cho tôi coi. Tầm bậy hết. Làm lại”. Tôi đứng chết trân, nghe bạn dạy, vâng dạ xong một hồi tôi cúi đầu xin phép bạn đi ra. Tôi đâu dám cãi bạn. Tôi là nhân viên của bạn mà. Tôi vì cần chỗ làm, sợ bể nồi gạo gia đình, có thể bạn bảo ông trời có cản tôi cùng vâng. Mà thưa bạn! Bạn đừng đứng địa vị bạn, bạn hãy đứng phía tôi, bạn nghe lại các lệnh nhát gừng ra kiểu “thiên lôi đả” trên coi bạn thấy khó chịu không? Nếu tôi quăng các lệnh ấy ra, chắc chắn bạn nói tôi tát vào mặt bạn, đập vào tự ái bạn, tôi tự cao và nhất là độc tài, bất kể ý kiến của bạn. Từ thằng người trong gương của ta đến bất cứ ai cũng vậy cả, thưa bạn. Hợp tác là cảm thông chớ không phải là nô lệ. Lệnh sẽ được hữu hiệu gấp đôi nếu được ra bằng hình thức hỏi và bằng lời lẽ êm dịu, giọng nói thân mật. Ngay lúc ra lệnh hành quân, tuy lệnh bắt buộc và tích cực nếu được cảm thông hiệu năng sẽ bằng hai. Đó là nói khi có quyền ra lệnh. Còn mời ai hợp tác mà nói kiểu “chành dừa bửa củi” thì có ai cộng sự với mình không, xin bạn trả lời giùm tôi.
5) Chà đạp thể diện người ta dưới chân.
Chiến tranh Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp chấm dứt. Thổ thắng, hai đại tướng của Hy lạp là Tricoupis và Dionis đầu hàng, được dẫn đến trước mặt Mustapha Kemal. Dân chúng Thổ vì đổ máu quá nhiều, nguyền rủa hai tướng ấy không tiếc lời. Có người đòi treo cổ họ tức khắc. Kemal bình tĩnh, ông mời hai tướng ấy ngồi gần ông và nói: “Chiến tranh là một canh bạc, người tài ba nhất cũng có khi thua”. Kemal dạy cho tôi và bạn một bài học: Giữ thể diện cho người. Nhà Nho nói: “Ninh thọ tử bất ninh thọ nhục”. Xin bạn nhớ mấy tiếng: “Ninh thọ tử”. Ta thờ lạy danh dự của ta thì cũng phải tôn thờ danh dự kẻ khác. Và bạn đừng quên nguyên thủ ở tòa Bạch Ốc đến một người ở bộ lạc man dã nhất, từ một ông thạc sĩ đến một bà nhà quê dốt đặc cán mai, ai ai cũng “thờ thần thể diện” trong mình, mà coi chừng càng thất học, càng thấp cổ nhỏ miệng càng giàu tự ái. Tống Mẫn Công hạ nhục Nam Cung Trường Vạn liên tiếp mấy lần. Trường Vạn nện lên đầu Mẫn Công một bàn cờ ngã lăn ra chết luôn. Chà đạp danh dự người ta nguy hiểm lắm. Nhiều khi ta ỷ thân thiết, ỷ quyền thế ăn nói bất kể thể diện người khác. Ta mạt sát con cái trước mặt người ở. Ta la ó đứa ở trước mặt khách lạ. Ta ngạo nghễ với học sinh, sinh viên trước mặt các bạn đồng lớp khác phái với họ. Ta sửa lưng, móc lò nhân viên cộng tác với ta có mặt nhiều người. Lối ăn nói ỷ thân ỷ quyền đó đục khoét uy tín của ta, gây thù gây oán với kẻ khác. Phải nhận rằng tính tự nhiên ai cũng thích ăn nói bừa bãi như vậy. Chỉ có người tự chủ mới hãm khẩu chuyển lời cay đắng thành êm dịu để cao danh dự người khác. Ta trọng người thì người trọng ta, dễ nghe theo ta. Chuyện đời đơn sơ như vậy đó bạn. Đơn sơ mà ít ai làm được, lạ thay.
6) Tàn sát thiện chí và mạt sát cố gắng của người.
Làm việc với ai mà bạn thành thực nỗ lực giúp họ thành công lại bị họ nghi ngờ, hãm hại, bạn có tức không? Mà tình trạng ấy cứ kéo dài thì kết quả ra sao? Ai cũng có khả năng tiềm tàng chưa có cơ hội khai thác hết. Nhà tâm lý học trứ danh William James nói như vậy. Ai cũng có thể đẩy mạnh nỗ lực để thành công hơn tình trạng hiện tại. Tôi cần là phải có yếu tố xúc tác, có người khích lệ lòng hăng hái. Lawrence Tibbe nhờ văn sĩ Rupert Hugles khen rằng giọng ca tốt, nếu luyện nghề thêm sẽ có tương lai rực rỡ mà từ địa vị một người xướng ca tầm thường, có lúc bị chê là hát như mèo quào, đã trở thành danh ca lừng danh khắp thế giới.
Một thanh niên nào ở Luân Đôn, thất học, nghèo cháy túi, ngày đi làm tối về ngủ trong căn nhà như cái hang chung với chuột cống và gián. Một thanh niên nào mê viết văn như mê người yêu mà viết cái gì cũng bị người ta bảo quăng vào giỏ rác. Nhưng một ngày nọ được một nhà xuất bản khen nức nở rồi từ đó chàng như mọc cánh hăng hái lên, viết đêm viết ngày, trở thành văn hào bất hủ của Anh quốc. Thanh niên nào vậy, văn hào nào vậy? Có phải Dickeng không? Lời khuyến khích đúng người, đúng việc, đúng lúc là “đũa thần” khai thác khả năng tiềm ẩn của con người và có thể làm phát triển thiên tài nữa.
7) Vạch mãi cho một tương lai hắc ám.
Hiệu quả kỳ diệu của “tự kỷ ám thị” là thực hiện một điều gì mình chưa có, sau cùng có nó, quen nó hồi nào không hay. Câu này của Shakespeare chứa đựng chân lý ấy: “Nếu bạn chưa có một đức tính, cứ xử sự như có nó rồi vậy”. Trong việc dẫn đạo hay giáo dục, tại sao bạn không áp dụng phương pháp thần thánh ấy, tức là bạn tạo cho người cộng sự hay thuộc hạ một thanh danh để họ nhắm theo đó mà nỗ lực. Cũng là phương pháp vuốt ve tự ái và danh dự như bạn đã biết. Thay vì mắng một đứa trẻ: “Mày ngu như một bầy bò nhập lại. Sau này có nước hốt rác mà ăn”. Ta có thể đổi cách nói, đại khái như bảo: “Em chữa lỗi được rồi, cứ tốt như vậy đó luôn, tốt lên mãi. Sau này tương lai em rực rỡ lắm”. Đọc tiểu sử Luther, thấy lúc nhỏ có ngày bị đòn đến 15 lần. Vậy mà không biết tại sao lớn lên ông thông minh lạ. Chớ lối giáo dục như tra tù binh chắc chắn khó làm cho kẻ thụ giáo ngóc đầu lên được. Đừng nói chi con nít. Ngay người lớn đây, bị thượng cấp chê mạt kiếp cũng dễ thối chí. Còn khi được một ông lớn nào khen, khích lệ thì như hoa nở trong lòng, làm việc rất đắc lực. Bạn quên là bao nhiêu thiên tài để lại những công trình bất hủ nhờ thái độ chiêu hiền đãi sĩ nồng hậu của vua Louis 14 sao?
8) Coi trọng tiền bạc để người khác đói rách.
Nếu thấy thuộc hạ của mình hoạt động không đắc lực, thất bại vì chán nản, thỉnh thoảng thì bạn xét coi về tiền bạc, bạn đối với họ thế nào? Trong đời người ta, làm bậy hay kém đắc lực, nhiều khi đơn sơ là tại nghèo. Chỉ tại nghèo thôi mà kết quả bi đát như vậy rồi huống hồ nghèo vì bị thượng cấp để đói rách trong khi thượng cấp no đủ phủ phê thì cơn nghèo còn đắng cay hơn. Có khi nổi loạn nữa. Xử sự keo kiệt bủn xỉn, bần tiện như vậy, lời khuyên hay lệnh của thượng cấp dần dần mất linh. Trừ những xã hội khổ tu, trong bất cứ cộng đồng nào mà tình trạng ấy xảy ra thì thuộc hạ bỏ thủ lĩnh hết. Người lãnh đạo có thể đàng điếm, bất tài mà miễn đồng lao cộng hưởng, hột muối cắn làm hai với thuộc hạ, họ sẽ sống chết với mình. Do đâu những đoàn quân viễn chinh của A-lích-sơn đại đế, của Napôlêông sát cánh với vĩ nhân này? Do nhiều yếu tố mà chắc chắn là do vĩ nhân này chia vui sẽ buồn với họ. Dẫn đạo người, sửa lỗi người mà thờ “bò vàng” thì sau cùng chết nhăn răng một mình giữa lời than tiếng oán xung quanh.
9) Bênh vực phe phái của mình, sửa phạt người oan ức.
Muốn thành đạt công vụ hay tư vụ, người ta cần người tin cậy rồi mới cần người tài đức. Tâm lý thông thường của kẻ làm lớn là vậy. Mà ai là người được tin cậy trước hết? Người ruột thịt, bạn bè, đồng niên, đồng đạo, đồng phe chớ còn ai. Thiện chí thì có, vì muốn có thuộc hạ tín cẩn mà. Song vì trong thực tế chu vì ruột thịt, quen thân, phần đông thủ lĩnh không có rộng lắm. Rồi trong cái vòng đai chật hẹp làm sao khỏi có kẻ ngu si, vô đức tiểu nhân. Hạng cặn bã này lạm dụng tình cảm đối với người lớn bao vây họ, nhồi sọ họ, cô lập họ, ly gián họ với bao nhiêu bậc tài đức ở ngoài hàng rào thứ người nói ở trên. Khi cần bảo vệ uy tín, nghĩa là phải sửa phạt, người làm lớn mang tật nể nang, bênh vực người của mình, trừng trị kẻ ngoài vòng tình cảm chật hẹp. Thế là tạo bất công, mà trừng phạt bất công thì bạn dư biết hậu quả thế nào. Trong nhiều nước hậu tiến, người ta quen sống nô lệ tình cảm, bao nhiêu triều đại đổ nhào vì đó.
10) Bất kể tu thân mà chỉ lo trị thiên hạ.
“Bí quyết” để sửa lỗi người, để trừng phạt mà cho ai nấy cũng phản mình, làm cho sự nghiệp mình thành mây khói, nếu bạn hỏi tôi, tôi xin thưa ngay: Đó là cứ dùng võ lực, pháp luật, cảnh sát, tòa án, khám đường đàn áp, còn cá nhân mình thì tha hồ làm ác. “Bí quyết” đó các bạo chúa thường dùng. Bạn có thể kể Néron, Tần Thủy Hoàng, Hitler. Pháp trị, võ trị có thể rầm rộ hữu hiệu một thời thôi rồi nếu thiếu nhân trị, chỉ biết đàn áp thiên hạ, hậu quả sẽ vô cũng thê thảm. Họ là những người sửa lỗi của kẻ khác để lãnh ác quả do tội lỗi của kẻ khác. Mỉa mai và chua chát thật.
Chú thích:
1.:Nên hiểu “tính dục” ở đây là ham muốn của con người
0 nhận xét:
Đăng nhận xét