Chương 5 : ...Và hơn thế nữa (*)
Có bao giờ bạn đã nỗ lực hết mình nhưng vẫn không thành công?
Bạn thất bại có lẽ vì thiếu một điều gì đó hơn thế nữa để đạt được thành công mà bạn đang tìm kiếm. Nhà toán học Euclid nói rằng: “Số tổng bằng tổng số của tất cả các con số và lớn hơn bất kỳ con số đơn lẻ nào của nó”. Từ đó suy ra, mỗi bộ phận đơn lẻ sẽ luôn nhỏ hơn tổng thể. Chính vì vậy, điều quan trọng nhất là bạn phải biết kết hợp những bộ phận cần thiết để tạo nên tổng thể. Định đề này có thể được sử dụng để đánh giá, so sánh và áp dụng cho mọi kết quả hay mọi thành tựu của con người.
Thái độ tiêu cực là một trong những nguyên nhân chính khiến bạn thất bại. Bạn có thể bỏ qua một vài sự việc, quy luật và sức mạnh xung quanh mình. Bạn biết rõ chúng nhưng lại không biết áp dụng chúng để thỏa mãn những nhu cầu cụ thể của mình. Bạn cũng không biết cách tạo ảnh hưởng, kiểm soát hay nương theo những sức mạnh đã biết hay chưa biết.
Muốn thành công với thái độ tích cực, bạn phải nỗ lực không ngừng. Bạn phải tìm mọi cách để biết được một điều gì đó sâu rộng hơn thế. Thất bại chỉ xảy ra với người nào buông xuôi, không tiếp tục tìm kiếm điều gì đó còn hơn thế nữa.
Thật dễ dàng khi bạn biết được điều đó và khám phá mọi bí mật! Nếu đứa trẻ tình cờ gặp một câu đố hóc búa, nó sẽ không trả lời được. Nhưng nếu tiếp tục cố gắng và tìm cách giải, rất có thể cậu sẽ nhanh chóng tìm ra câu trả lời. Mặc dù bạn không phải là trẻ con, nhưng trong cuộc sống luôn tồn tại những câu đố cần bạn giải đáp. Bạn có thể dễ dàng giải đáp chúng bằng một thái độ tích cực.
Thomas Edison đã làm hơn 10.000 thí nghiệm trước khi phát minh ra bóng đèn điện. Cứ sau mỗi thất bại, ông lại tiếp tục nỗ lực tìm kiếm một điều gì đó cho đến khi đạt được mục đích. Sau khi ông khám phá ra những điều chưa biết đó, vô số bóng đèn điện đã được sản xuất. Điều quan trọng nhất là phải biết cách đưa những quy luật chung vốn đã tồn tại từ lâu nhưng chưa ai khám phá vào các phát minh cụ thể.
Có rất nhiều biện pháp chữa trị và phòng ngừa bệnh tật nhưng trước kia, nhiều biện pháp hay cách phòng ngừa vẫn còn chưa được biết đến. Chẳng hạn, người ta không biết làm thế nào để phòng ngừa bệnh bại liệt cho đến khi Tiến Sĩ Jonas Edward Salk thử vận dụng những nguyên tắc vốn chưa từng được áp dụng trong lĩnh vực y tế. Công trình của ông đã giúp nhân loại tránh được căn bệnh chết người này.
Bạn có thể kiếm được rất nhiều tiền nếu biết áp dụng một công thức thành công. Nếu phá sản, bạn vẫn có thể xây dựng lại được, thậm chí còn tốt hơn! Điều này chỉ thành hiện thực nếu bạn phát hiện và vận dụng chính xác công thức đó. Giả sử bạn vẫn chưa nhận ra công thức thành công, rồi bạn lại thất bại lần nữa do đi chệch khỏi những nguyên tắc thành công thì trong lần tiếp theo, bạn cần điều chỉnh bản thân đôi chút trước các điều kiện đã thay đổi.
Orville và Wilbur Wright đã bay lên thành công nhờ biết bổ sung thêm một điều gì đó! Trước anh em nhà Wright, rất nhiều nhà phát minh gần như đã chế tạo thành công máy bay. Anh em nhà Wright cũng áp dụng những nguyên tắc giống hệt như người khác, nhưng biết bổ sung thêm một điều gì đó còn hơn thế nữa. Và họ đã bay lên thành công trong khi những người khác thất bại. Điều gì đó ở đây thật ra khá đơn giản: họ chỉ thêm những chiếc cánh tà di động với kiểu thiết kế đặc biệt gắn phía ngoài sải cánh máy bay. Nhờ đó, phi công có thể kiểm soát và duy trì trạng thái thăng bằng của máy bay một cách dễ dàng. Những chiếc cánh tà di động này chính là tiền thân của loại cánh nhỏ trên máy bay hiện đại.
Bạn có để ý thấy một đặc điểm chung trong tất cả các câu chuyện thành công này không? Trong mỗi trường hợp, điều cốt lõi đều nằm trong việc vận dụng những nguyên tắc chung chưa hề được áp dụng trước đó. Chính điều này đã tạo nên sự khác biệt. Vì vậy, nếu đã tiến gần đến đỉnh thành công nhưng không tài nào vượt qua thì các bạn hãy bổ sung thêm một điều gì đó còn hơn thế nữa. Điều gì đó ở đây không nhất thiết là tăng thêm về mặt số lượng. Những chiếc cánh tà là thành phần cơ bản giúp máy bay cất cánh sau biết bao lần thất bại. Số lượng của điều gì đó không quan trọng, mà chủ yếu là “chất lượng của sự sáng tạo”.
Tại sao Tòa án Tối cao phán quyết rằng Alexander Graham Bell là người đã phát minh ra máy điện thoại? Rất nhiều người tự cho rằng mình đã phát minh ra máy điện thoại trước Alexander Graham Bell, trong đó có cả những người nắm giữ bằng sáng chế từ trước như Gray, Edison, Dolbear, McDonough, Vanderweyde và Reis. Reis là người đi đến gần thành công nhất. Tuy nhiên, sự khác biệt nhỏ đồng thời là nguyên nhân tạo nên sự khác biệt lớn nằm ở một con ốc. Reis đã không biết rằng chỉ cần xoay con ốc thêm một phần tư vòng, ông đã có thể biến dòng điện bị ngắt thành dòng điện liên tục. Nếu biết được điều đó thì hẳn ông đã thành công!
Trong vụ kiện ở Tòa án Tối cao của Mỹ, vị chánh án đã nhận xét: “Chúng ta thấy là Reis biết rõ ông ấy cần phải làm gì để có thể truyền giọng nói thông qua các thiết bị điện. Trong tài liệu đầu tiên của mình, ông ấy đã viết: ‘Nếu có thể tạo ra, dù ở bất kỳ nơi đâu hay bằng cách nào, những dao động có biên độ uốn cong giống với một giọng nói hay một tổ hợp các giọng nói nào đó, chúng ta sẽ nhận được cùng một cảm giác về giọng nói hay tổ hợp các giọng nói ấy như thể chúng đang hướng về chúng ta’.
Reis đã khám phá ra cách tái tạo nhạc âm, nhưng ông ấy không thể làm gì thêm. Ông ấy có thể hát qua chiếc máy của mình nhưng lại không thể trò chuyện với nó. Từ đầu cho đến cuối vụ kiện, ông ấy luôn thừa nhận điều này”.
Cũng giống như trong trường hợp của anh em nhà Wright, điều gì đó mà Bell bổ sung khá đơn giản. Ông đã biến đổi dòng điện gián đoạn thành dòng điện liên tục. Đây là dạng dòng điện duy nhất có thể giúp tái tạo giọng nói của con người. Cả hai dòng điện này đều là dòng điện một chiều như nhau. Dòng gián đoạn nghĩa là dòng điện có những khoảng dừng ngắn. Nói một cách cụ thể thì Bell đã làm hở mạch, thay vì làm gián đoạn dòng điện theo chu kỳ như cách mà Reis đã làm. Vị chánh án kết luận:
“Reis chưa bao giờ nghĩ đến điều đó. Ông ấy đã thất bại trong việc sử dụng thiết bị điện để truyền giọng nói từ nơi này đến nơi khác. Bell thì ngược lại, ông đã thành công trong việc này. Trong tình huống như vậy thì việc cho rằng công trình của Reis là sự dự báo trước cho khám phá của Bell là điều vô căn cứ. Nếu làm theo Reis, bạn sẽ thất bại, nhưng làm theo Bell – bạn sẽ thành công. Sự khác biệt giữa hai người chỉ đơn thuần là sự khác biệt giữa thất bại và thành công. Nếu Reis biết kiên trì nỗ lực thì có thể ông ấy cũng đã thành công. Nhưng Reis đã dừng lại và chấp nhận thất bại, trong khi Bell kiên trì theo đuổi cho đến khi đạt được thành công”.
Khi một ý tưởng chợt lóe lên trong đầu, bạn hãy nhanh chóng viết nó ngay ra giấy! Đây có thể là điều gì đó mà bạn đang tìm kiếm. Chúng tôi tin rằng bạn sẽ tập cho mình thói quen viết ra giấy tất cả những ý nghĩ, cảm nhận vừa lóe lên khi chúng được truyền từ tiềm thức đến nhận thức của bạn.
Albert Einstein đã xây dựng một lý thuyết phức tạp và uyên bác về vũ trụ cùng những quy luật tự nhiên tác động đến nó. Ông chỉ sử dụng hai loại công cụ đơn giản mà quan trọng đã từng được phát minh là cây bút chì và một mảnh giấy. Ông viết các câu hỏi rồi tự trả lời. Bạn cũng có thể phát triển sức mạnh tinh thần bằng cách tạo thói quen tự đặt câu hỏi cho bản thân. Hãy sử dụng bút chì và giấy để viết ra tất cả mọi câu hỏi, ý tưởng và các câu trả lời. Bạn có thấy một nhà tư tưởng lớn hay một nhân vật thành công nào lại không ghi chú những ý tưởng bất chợt nảy ra trong đầu mình không?
Học cách suy nghĩ sáng tạo từ những nhà tư tưởng sáng tạo! Hai cuốn Sức Mạnh Sáng Tạo của Bạn (Your Creative Power) và cuốn Vận Dụng Trí Tưởng Tượng (Applied Imagination) của tác giả Alex F. Osborn, giám đốc Tập đoàn Quảng cáo Quốc tế Batten, Barton, Durstine & Osborn (viết tắt là BBDO), đã khuyến khích hàng trăm ngàn người học tập cách tư duy sáng tạo. Nhờ đó, rất nhiều người đã hăng hái tự nguyện hướng theo những hành động tích cực. Suy nghĩ sẽ không bao giờ được xem là sáng tạo nếu theo sau nó không phải là hành động cụ thể.
Osborn, cũng giống như bao nhà tư tưởng sáng tạo khác, đã sử dụng giấy và bút chì như những công cụ làm việc yêu thích của mình. Mỗi khi nảy ra một ý tưởng, ông lập tức ghi lại ngay. Giống như các nhân vật thành công khác, ông luôn dành thời gian để suy nghĩ, lập kế hoạch và nghiên cứu.
Alex Osborn khẳng định một chân lý: “Mọi người đều có khả năng sáng tạo, nhưng hầu hết chúng ta đã không chịu học cách để sử dụng khả năng đó”.
Những phương pháp động não (brainstorm) được Osborn trình bày trong cuốn sách Vận Dụng Trí Tưởng Tượng đã được áp dụng trong trường học, nhà máy, công ty, nhà thờ, câu lạc bộ và cả trong gia đình. Theo Osborn, động não là quá trình hai hoặc nhiều người cùng sử dụng khả năng sáng tạo của mình để đưa ra các ý tưởng vừa được chuyển từ tiềm thức đến nhận thức của họ. Những ý tưởng này được sử dụng để giải đáp cho một câu hỏi có liên quan đến một vấn đề cụ thể. Tất cả ý tưởng sẽ được viết ra giấy ngay khi chúng vừa hiện lên trong đầu những người tham gia. Và không ai được đưa ra bất kỳ lời nhận xét hay phê bình nào cho đến khi mọi ý tưởng đã được viết ra hoàn chỉnh. Sau đó, toàn bộ ý tưởng sẽ được đánh giá và phân tích để xem xét giá trị, cũng như mức độ khả thi của chúng.
Các trường đại học trên toàn nước Mỹ đã tổ chức nhiều khóa học dạy về khả năng tư duy sáng tạo. Các khóa học ấy giới thiệu những biện pháp đã được các nhà tư tưởng sáng tạo ứng dụng trong nền công nghiệp và trong công việc kinh doanh từ rất lâu.
Tư duy sáng tạo bằng cách “ngồi nghĩ ra ý tưởng”. Chính nhờ khả năng suy nghĩ sáng tạo mà Tiến sĩ Elmer Gates đã giúp cho thế giới này trở nên tốt đẹp hơn. Ông là một nhà giáo, triết gia, nhà tâm lý học, nhà khoa học và nhà phát minh vĩ đại người Mỹ. Ông đã có hàng trăm phát minh và khám phá trong lĩnh vực nghệ thuật và nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau.
Tiến sĩ Gates đã chứng minh rằng những biện pháp xây dựng trí lực và thể lực có thể mang lại cho con người một sức khỏe tốt và gia tăng tính hiệu quả trong hoạt động tinh thần. Napoleon Hill nhớ lại, theo lời giới thiệu của Andrew Carnegie, ông đã từng ghé thăm Tiến sĩ Gates ở phòng thí nghiệm Chevy Chase của ông ấy. Khi Napoleon Hill vừa đến, thư ký của Tiến sĩ Gates nói: “Tôi xin lỗi, nhưng... tôi không được phép quấy rầy Tiến sĩ Gates trong lúc này”.
“Cô nghĩ tôi sẽ đợi bao lâu mới có thể gặp được ông ấy?” - Napoleon Hill hỏi.
“Tôi không biết, nhưng thường thì phải mất đến 3 giờ.” - Cô thư ký trả lời.
“Cô có phiền không, nếu tôi muốn biết tại sao cô không thể quấy rầy Tiến sĩ?”
Cô thư ký ngập ngừng đáp: “Vì Tiến sĩ đang ngồi tìm ý tưởng”.
Napoleon Hill mỉm cười : “Nghĩa là sao?”
Cô thư ký mỉm cười và nói: “Tốt hơn chúng ta hãy để cho Tiến sĩ Gates trả lời câu hỏi của ông. Tôi thật sự không biết quá trình ấy kéo dài bao lâu, nhưng xin ông vui lòng chờ. Nếu ông muốn quay lại vào lần sau thì tôi sẽ sắp xếp một cuộc hẹn cho ông”.
Napoleon Hill quyết định chờ. Và đó là một quyết định sáng suốt. Những gì ông học hỏi được từ sau lần gặp gỡ đó quả là không uổng công ông chờ đợi.
Napoleon Hill kể lại:
“Khi tiến sĩ Gates bước vào phòng, tôi đã kể lại những lời cô thư ký vừa nói. Sau khi đọc bức thư giới thiệu của Andrew Carnegie, Gates vui vẻ nói: ‘Ông có muốn xem nơi tôi ngồi tìm ý tưởng để biết tôi làm điều đó như thế nào không?’.
Nói xong, ông dẫn tôi vào một căn phòng nhỏ với những bức tường được cách âm tuyệt đối. Vật dụng duy nhất trong phòng là chiếc bàn con và một chiếc ghế. Trên bàn có một xấp giấy và vài cây bút chì. Bên cạnh đó là cái công tắc đèn.
Trong cuộc trò chuyện của chúng tôi, Tiến sĩ Gates giải thích rằng mỗi khi cảm thấy bế tắc trước một vấn đề nào đó, ông sẽ bước vào căn phòng này, đóng cửa lại, ngồi xuống, tắt đèn và bắt đầu tập trung cao độ. Ông đã vận dụng một nguyên tắc thành công là tập trung tinh thần. Ông đặt câu hỏi cho tiềm thức của mình để tìm câu trả lời trước một vấn đề cụ thể nào đó, bất kể vấn đề này thuộc lĩnh vực nào. Đôi khi, ông không tìm thấy một ý tưởng nào, nhưng cũng có lúc thì vô số ý tưởng chợt nảy sinh trong tâm trí của ông. Có khi ông phải mất đến 2 giờ đồng hồ thì chúng mới xuất hiện. Sau khi ý tưởng hiện lên rõ rệt, ông bật đèn lên và viết ra giấy.
Tiến sĩ Gates đã cải tiến và hoàn thiện hơn 200 sáng chế mà những nhà phát minh khác đã bắt tay thực hiện nhưng lại thất bại ngay trước ngưỡng cửa thành công. Ông chỉ cần bổ sung thêm một vài yếu tố còn thiếu. Phương pháp của ông là phân tích các ứng dụng của sáng chế đó và những bản vẽ của chúng cho đến khi tìm ra nhược điểm. Đây chính là điều gì đó hơn thế nữa đang bị thiếu. Ông cầm bản sao tờ giấy ghi các ứng dụng phát minh và những bản vẽ mang vào trong phòng. Trong quá trình ngồi tìm ý tưởng, ông tập trung vào việc tìm giải pháp cho một vấn đề cụ thể nào đó”.
Khi được đề nghị giải thích về quá trình ngồi tìm ý tưởng, Tiến sĩ Gates đã trình bày như sau: “Nguồn gốc của mọi ý tưởng là kiến thức được lưu lại trong tiềm thức và kết quả của kinh nghiệm, sự quan sát của mỗi cá nhân, đồng thời dựa trên nền tảng giáo dục.
Khi ngồi tìm ý tưởng, tôi có thể viện đến một trong những nguồn này. Quả thật tôi không biết được trên đời này còn có những nguồn ý tưởng nào khác không”.
Tiến sĩ Gates đã dành thời gian tập trung suy nghĩ để tìm ra điều gì đó còn hơn thế nữa. Ông biết rất rõ đâu là điều mình đang muốn tìm kiếm. Và ông đã hiện thực hóa mong muốn đó bằng hành động cụ thể!
Trong Chương 7, chúng ta sẽ bàn đến cách “Học để thấy” nhằm giúp quá trình tìm kiếm điều gì đó còn hơn thế nữa của bạn trở nên dễ dàng hơn. Trong quá trình tìm kiếm này, rất có thể bạn sẽ thất bại. Nhưng sau mỗi thất bại, biết đâu bạn lại tìm thấy một điều gì đó còn tuyệt vời hơn. Hãy luôn tự hỏi: “Tại sao?”. Hãy trở thành một người biết quan sát. Hãy suy nghĩ! Và hãy hành động!
Chúng tôi nghĩ rằng mỗi gia đình nên trang bị một cuốn từ điển tổng hợp và một cuốn bách khoa toàn thư, bởi chúng có thể giúp bạn tìm thấy điều gì đó còn hơn thế nữa.
Bạn thất bại có lẽ vì thiếu một điều gì đó hơn thế nữa để đạt được thành công mà bạn đang tìm kiếm. Nhà toán học Euclid nói rằng: “Số tổng bằng tổng số của tất cả các con số và lớn hơn bất kỳ con số đơn lẻ nào của nó”. Từ đó suy ra, mỗi bộ phận đơn lẻ sẽ luôn nhỏ hơn tổng thể. Chính vì vậy, điều quan trọng nhất là bạn phải biết kết hợp những bộ phận cần thiết để tạo nên tổng thể. Định đề này có thể được sử dụng để đánh giá, so sánh và áp dụng cho mọi kết quả hay mọi thành tựu của con người.
Thái độ tiêu cực là một trong những nguyên nhân chính khiến bạn thất bại. Bạn có thể bỏ qua một vài sự việc, quy luật và sức mạnh xung quanh mình. Bạn biết rõ chúng nhưng lại không biết áp dụng chúng để thỏa mãn những nhu cầu cụ thể của mình. Bạn cũng không biết cách tạo ảnh hưởng, kiểm soát hay nương theo những sức mạnh đã biết hay chưa biết.
Muốn thành công với thái độ tích cực, bạn phải nỗ lực không ngừng. Bạn phải tìm mọi cách để biết được một điều gì đó sâu rộng hơn thế. Thất bại chỉ xảy ra với người nào buông xuôi, không tiếp tục tìm kiếm điều gì đó còn hơn thế nữa.
Thật dễ dàng khi bạn biết được điều đó và khám phá mọi bí mật! Nếu đứa trẻ tình cờ gặp một câu đố hóc búa, nó sẽ không trả lời được. Nhưng nếu tiếp tục cố gắng và tìm cách giải, rất có thể cậu sẽ nhanh chóng tìm ra câu trả lời. Mặc dù bạn không phải là trẻ con, nhưng trong cuộc sống luôn tồn tại những câu đố cần bạn giải đáp. Bạn có thể dễ dàng giải đáp chúng bằng một thái độ tích cực.
Thomas Edison đã làm hơn 10.000 thí nghiệm trước khi phát minh ra bóng đèn điện. Cứ sau mỗi thất bại, ông lại tiếp tục nỗ lực tìm kiếm một điều gì đó cho đến khi đạt được mục đích. Sau khi ông khám phá ra những điều chưa biết đó, vô số bóng đèn điện đã được sản xuất. Điều quan trọng nhất là phải biết cách đưa những quy luật chung vốn đã tồn tại từ lâu nhưng chưa ai khám phá vào các phát minh cụ thể.
Có rất nhiều biện pháp chữa trị và phòng ngừa bệnh tật nhưng trước kia, nhiều biện pháp hay cách phòng ngừa vẫn còn chưa được biết đến. Chẳng hạn, người ta không biết làm thế nào để phòng ngừa bệnh bại liệt cho đến khi Tiến Sĩ Jonas Edward Salk thử vận dụng những nguyên tắc vốn chưa từng được áp dụng trong lĩnh vực y tế. Công trình của ông đã giúp nhân loại tránh được căn bệnh chết người này.
Bạn có thể kiếm được rất nhiều tiền nếu biết áp dụng một công thức thành công. Nếu phá sản, bạn vẫn có thể xây dựng lại được, thậm chí còn tốt hơn! Điều này chỉ thành hiện thực nếu bạn phát hiện và vận dụng chính xác công thức đó. Giả sử bạn vẫn chưa nhận ra công thức thành công, rồi bạn lại thất bại lần nữa do đi chệch khỏi những nguyên tắc thành công thì trong lần tiếp theo, bạn cần điều chỉnh bản thân đôi chút trước các điều kiện đã thay đổi.
Orville và Wilbur Wright đã bay lên thành công nhờ biết bổ sung thêm một điều gì đó! Trước anh em nhà Wright, rất nhiều nhà phát minh gần như đã chế tạo thành công máy bay. Anh em nhà Wright cũng áp dụng những nguyên tắc giống hệt như người khác, nhưng biết bổ sung thêm một điều gì đó còn hơn thế nữa. Và họ đã bay lên thành công trong khi những người khác thất bại. Điều gì đó ở đây thật ra khá đơn giản: họ chỉ thêm những chiếc cánh tà di động với kiểu thiết kế đặc biệt gắn phía ngoài sải cánh máy bay. Nhờ đó, phi công có thể kiểm soát và duy trì trạng thái thăng bằng của máy bay một cách dễ dàng. Những chiếc cánh tà di động này chính là tiền thân của loại cánh nhỏ trên máy bay hiện đại.
Bạn có để ý thấy một đặc điểm chung trong tất cả các câu chuyện thành công này không? Trong mỗi trường hợp, điều cốt lõi đều nằm trong việc vận dụng những nguyên tắc chung chưa hề được áp dụng trước đó. Chính điều này đã tạo nên sự khác biệt. Vì vậy, nếu đã tiến gần đến đỉnh thành công nhưng không tài nào vượt qua thì các bạn hãy bổ sung thêm một điều gì đó còn hơn thế nữa. Điều gì đó ở đây không nhất thiết là tăng thêm về mặt số lượng. Những chiếc cánh tà là thành phần cơ bản giúp máy bay cất cánh sau biết bao lần thất bại. Số lượng của điều gì đó không quan trọng, mà chủ yếu là “chất lượng của sự sáng tạo”.
Tại sao Tòa án Tối cao phán quyết rằng Alexander Graham Bell là người đã phát minh ra máy điện thoại? Rất nhiều người tự cho rằng mình đã phát minh ra máy điện thoại trước Alexander Graham Bell, trong đó có cả những người nắm giữ bằng sáng chế từ trước như Gray, Edison, Dolbear, McDonough, Vanderweyde và Reis. Reis là người đi đến gần thành công nhất. Tuy nhiên, sự khác biệt nhỏ đồng thời là nguyên nhân tạo nên sự khác biệt lớn nằm ở một con ốc. Reis đã không biết rằng chỉ cần xoay con ốc thêm một phần tư vòng, ông đã có thể biến dòng điện bị ngắt thành dòng điện liên tục. Nếu biết được điều đó thì hẳn ông đã thành công!
Trong vụ kiện ở Tòa án Tối cao của Mỹ, vị chánh án đã nhận xét: “Chúng ta thấy là Reis biết rõ ông ấy cần phải làm gì để có thể truyền giọng nói thông qua các thiết bị điện. Trong tài liệu đầu tiên của mình, ông ấy đã viết: ‘Nếu có thể tạo ra, dù ở bất kỳ nơi đâu hay bằng cách nào, những dao động có biên độ uốn cong giống với một giọng nói hay một tổ hợp các giọng nói nào đó, chúng ta sẽ nhận được cùng một cảm giác về giọng nói hay tổ hợp các giọng nói ấy như thể chúng đang hướng về chúng ta’.
Reis đã khám phá ra cách tái tạo nhạc âm, nhưng ông ấy không thể làm gì thêm. Ông ấy có thể hát qua chiếc máy của mình nhưng lại không thể trò chuyện với nó. Từ đầu cho đến cuối vụ kiện, ông ấy luôn thừa nhận điều này”.
Cũng giống như trong trường hợp của anh em nhà Wright, điều gì đó mà Bell bổ sung khá đơn giản. Ông đã biến đổi dòng điện gián đoạn thành dòng điện liên tục. Đây là dạng dòng điện duy nhất có thể giúp tái tạo giọng nói của con người. Cả hai dòng điện này đều là dòng điện một chiều như nhau. Dòng gián đoạn nghĩa là dòng điện có những khoảng dừng ngắn. Nói một cách cụ thể thì Bell đã làm hở mạch, thay vì làm gián đoạn dòng điện theo chu kỳ như cách mà Reis đã làm. Vị chánh án kết luận:
“Reis chưa bao giờ nghĩ đến điều đó. Ông ấy đã thất bại trong việc sử dụng thiết bị điện để truyền giọng nói từ nơi này đến nơi khác. Bell thì ngược lại, ông đã thành công trong việc này. Trong tình huống như vậy thì việc cho rằng công trình của Reis là sự dự báo trước cho khám phá của Bell là điều vô căn cứ. Nếu làm theo Reis, bạn sẽ thất bại, nhưng làm theo Bell – bạn sẽ thành công. Sự khác biệt giữa hai người chỉ đơn thuần là sự khác biệt giữa thất bại và thành công. Nếu Reis biết kiên trì nỗ lực thì có thể ông ấy cũng đã thành công. Nhưng Reis đã dừng lại và chấp nhận thất bại, trong khi Bell kiên trì theo đuổi cho đến khi đạt được thành công”.
Khi một ý tưởng chợt lóe lên trong đầu, bạn hãy nhanh chóng viết nó ngay ra giấy! Đây có thể là điều gì đó mà bạn đang tìm kiếm. Chúng tôi tin rằng bạn sẽ tập cho mình thói quen viết ra giấy tất cả những ý nghĩ, cảm nhận vừa lóe lên khi chúng được truyền từ tiềm thức đến nhận thức của bạn.
Albert Einstein đã xây dựng một lý thuyết phức tạp và uyên bác về vũ trụ cùng những quy luật tự nhiên tác động đến nó. Ông chỉ sử dụng hai loại công cụ đơn giản mà quan trọng đã từng được phát minh là cây bút chì và một mảnh giấy. Ông viết các câu hỏi rồi tự trả lời. Bạn cũng có thể phát triển sức mạnh tinh thần bằng cách tạo thói quen tự đặt câu hỏi cho bản thân. Hãy sử dụng bút chì và giấy để viết ra tất cả mọi câu hỏi, ý tưởng và các câu trả lời. Bạn có thấy một nhà tư tưởng lớn hay một nhân vật thành công nào lại không ghi chú những ý tưởng bất chợt nảy ra trong đầu mình không?
Học cách suy nghĩ sáng tạo từ những nhà tư tưởng sáng tạo! Hai cuốn Sức Mạnh Sáng Tạo của Bạn (Your Creative Power) và cuốn Vận Dụng Trí Tưởng Tượng (Applied Imagination) của tác giả Alex F. Osborn, giám đốc Tập đoàn Quảng cáo Quốc tế Batten, Barton, Durstine & Osborn (viết tắt là BBDO), đã khuyến khích hàng trăm ngàn người học tập cách tư duy sáng tạo. Nhờ đó, rất nhiều người đã hăng hái tự nguyện hướng theo những hành động tích cực. Suy nghĩ sẽ không bao giờ được xem là sáng tạo nếu theo sau nó không phải là hành động cụ thể.
Osborn, cũng giống như bao nhà tư tưởng sáng tạo khác, đã sử dụng giấy và bút chì như những công cụ làm việc yêu thích của mình. Mỗi khi nảy ra một ý tưởng, ông lập tức ghi lại ngay. Giống như các nhân vật thành công khác, ông luôn dành thời gian để suy nghĩ, lập kế hoạch và nghiên cứu.
Alex Osborn khẳng định một chân lý: “Mọi người đều có khả năng sáng tạo, nhưng hầu hết chúng ta đã không chịu học cách để sử dụng khả năng đó”.
Những phương pháp động não (brainstorm) được Osborn trình bày trong cuốn sách Vận Dụng Trí Tưởng Tượng đã được áp dụng trong trường học, nhà máy, công ty, nhà thờ, câu lạc bộ và cả trong gia đình. Theo Osborn, động não là quá trình hai hoặc nhiều người cùng sử dụng khả năng sáng tạo của mình để đưa ra các ý tưởng vừa được chuyển từ tiềm thức đến nhận thức của họ. Những ý tưởng này được sử dụng để giải đáp cho một câu hỏi có liên quan đến một vấn đề cụ thể. Tất cả ý tưởng sẽ được viết ra giấy ngay khi chúng vừa hiện lên trong đầu những người tham gia. Và không ai được đưa ra bất kỳ lời nhận xét hay phê bình nào cho đến khi mọi ý tưởng đã được viết ra hoàn chỉnh. Sau đó, toàn bộ ý tưởng sẽ được đánh giá và phân tích để xem xét giá trị, cũng như mức độ khả thi của chúng.
Các trường đại học trên toàn nước Mỹ đã tổ chức nhiều khóa học dạy về khả năng tư duy sáng tạo. Các khóa học ấy giới thiệu những biện pháp đã được các nhà tư tưởng sáng tạo ứng dụng trong nền công nghiệp và trong công việc kinh doanh từ rất lâu.
Tư duy sáng tạo bằng cách “ngồi nghĩ ra ý tưởng”. Chính nhờ khả năng suy nghĩ sáng tạo mà Tiến sĩ Elmer Gates đã giúp cho thế giới này trở nên tốt đẹp hơn. Ông là một nhà giáo, triết gia, nhà tâm lý học, nhà khoa học và nhà phát minh vĩ đại người Mỹ. Ông đã có hàng trăm phát minh và khám phá trong lĩnh vực nghệ thuật và nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau.
Tiến sĩ Gates đã chứng minh rằng những biện pháp xây dựng trí lực và thể lực có thể mang lại cho con người một sức khỏe tốt và gia tăng tính hiệu quả trong hoạt động tinh thần. Napoleon Hill nhớ lại, theo lời giới thiệu của Andrew Carnegie, ông đã từng ghé thăm Tiến sĩ Gates ở phòng thí nghiệm Chevy Chase của ông ấy. Khi Napoleon Hill vừa đến, thư ký của Tiến sĩ Gates nói: “Tôi xin lỗi, nhưng... tôi không được phép quấy rầy Tiến sĩ Gates trong lúc này”.
“Cô nghĩ tôi sẽ đợi bao lâu mới có thể gặp được ông ấy?” - Napoleon Hill hỏi.
“Tôi không biết, nhưng thường thì phải mất đến 3 giờ.” - Cô thư ký trả lời.
“Cô có phiền không, nếu tôi muốn biết tại sao cô không thể quấy rầy Tiến sĩ?”
Cô thư ký ngập ngừng đáp: “Vì Tiến sĩ đang ngồi tìm ý tưởng”.
Napoleon Hill mỉm cười : “Nghĩa là sao?”
Cô thư ký mỉm cười và nói: “Tốt hơn chúng ta hãy để cho Tiến sĩ Gates trả lời câu hỏi của ông. Tôi thật sự không biết quá trình ấy kéo dài bao lâu, nhưng xin ông vui lòng chờ. Nếu ông muốn quay lại vào lần sau thì tôi sẽ sắp xếp một cuộc hẹn cho ông”.
Napoleon Hill quyết định chờ. Và đó là một quyết định sáng suốt. Những gì ông học hỏi được từ sau lần gặp gỡ đó quả là không uổng công ông chờ đợi.
Napoleon Hill kể lại:
“Khi tiến sĩ Gates bước vào phòng, tôi đã kể lại những lời cô thư ký vừa nói. Sau khi đọc bức thư giới thiệu của Andrew Carnegie, Gates vui vẻ nói: ‘Ông có muốn xem nơi tôi ngồi tìm ý tưởng để biết tôi làm điều đó như thế nào không?’.
Nói xong, ông dẫn tôi vào một căn phòng nhỏ với những bức tường được cách âm tuyệt đối. Vật dụng duy nhất trong phòng là chiếc bàn con và một chiếc ghế. Trên bàn có một xấp giấy và vài cây bút chì. Bên cạnh đó là cái công tắc đèn.
Trong cuộc trò chuyện của chúng tôi, Tiến sĩ Gates giải thích rằng mỗi khi cảm thấy bế tắc trước một vấn đề nào đó, ông sẽ bước vào căn phòng này, đóng cửa lại, ngồi xuống, tắt đèn và bắt đầu tập trung cao độ. Ông đã vận dụng một nguyên tắc thành công là tập trung tinh thần. Ông đặt câu hỏi cho tiềm thức của mình để tìm câu trả lời trước một vấn đề cụ thể nào đó, bất kể vấn đề này thuộc lĩnh vực nào. Đôi khi, ông không tìm thấy một ý tưởng nào, nhưng cũng có lúc thì vô số ý tưởng chợt nảy sinh trong tâm trí của ông. Có khi ông phải mất đến 2 giờ đồng hồ thì chúng mới xuất hiện. Sau khi ý tưởng hiện lên rõ rệt, ông bật đèn lên và viết ra giấy.
Tiến sĩ Gates đã cải tiến và hoàn thiện hơn 200 sáng chế mà những nhà phát minh khác đã bắt tay thực hiện nhưng lại thất bại ngay trước ngưỡng cửa thành công. Ông chỉ cần bổ sung thêm một vài yếu tố còn thiếu. Phương pháp của ông là phân tích các ứng dụng của sáng chế đó và những bản vẽ của chúng cho đến khi tìm ra nhược điểm. Đây chính là điều gì đó hơn thế nữa đang bị thiếu. Ông cầm bản sao tờ giấy ghi các ứng dụng phát minh và những bản vẽ mang vào trong phòng. Trong quá trình ngồi tìm ý tưởng, ông tập trung vào việc tìm giải pháp cho một vấn đề cụ thể nào đó”.
Khi được đề nghị giải thích về quá trình ngồi tìm ý tưởng, Tiến sĩ Gates đã trình bày như sau: “Nguồn gốc của mọi ý tưởng là kiến thức được lưu lại trong tiềm thức và kết quả của kinh nghiệm, sự quan sát của mỗi cá nhân, đồng thời dựa trên nền tảng giáo dục.
Khi ngồi tìm ý tưởng, tôi có thể viện đến một trong những nguồn này. Quả thật tôi không biết được trên đời này còn có những nguồn ý tưởng nào khác không”.
Tiến sĩ Gates đã dành thời gian tập trung suy nghĩ để tìm ra điều gì đó còn hơn thế nữa. Ông biết rất rõ đâu là điều mình đang muốn tìm kiếm. Và ông đã hiện thực hóa mong muốn đó bằng hành động cụ thể!
Trong Chương 7, chúng ta sẽ bàn đến cách “Học để thấy” nhằm giúp quá trình tìm kiếm điều gì đó còn hơn thế nữa của bạn trở nên dễ dàng hơn. Trong quá trình tìm kiếm này, rất có thể bạn sẽ thất bại. Nhưng sau mỗi thất bại, biết đâu bạn lại tìm thấy một điều gì đó còn tuyệt vời hơn. Hãy luôn tự hỏi: “Tại sao?”. Hãy trở thành một người biết quan sát. Hãy suy nghĩ! Và hãy hành động!
Chúng tôi nghĩ rằng mỗi gia đình nên trang bị một cuốn từ điển tổng hợp và một cuốn bách khoa toàn thư, bởi chúng có thể giúp bạn tìm thấy điều gì đó còn hơn thế nữa.
HÃY HỌC CHRISTOPHER COLUMBUS
ĐỪNG XẤU HỔ KHI THẤT BẠI!
Bạn có thể tìm thấy câu chuyện hồi hộp, ly kỳ của Christopher Columbus trong cuốn Bách Khoa Thư Britannica. Ông nghiên cứu thiên văn học, hình học và vũ trụ học ở trường Đại học Pavia. Cuốn Sách của Marco Polo (The Book of Marco Polo), lý thuyết của các nhà địa lý, các bản báo cáo, truyền thống của các thủy thủ, cũng như những chiếc thuyền đẹp như các công trình nghệ thuật được làm thủ công của các quốc gia xa xôi… tất cả đã kích thích trí tưởng tượng của ông.
Sau nhiều năm tìm hiểu, với cách lập luận quy nạp, ông dần dần đi đến niềm tin rằng thế giới này có hình dạng của một khối cầu. Khi đưa ra kết luận đó, bằng phương pháp suy diễn, ông lại tin rằng con người có thể đến lục địa châu Á bằng cách giương
buồm hướng về phía tây, bắt đầu từ Tây Ban Nha, cũng như Marco Polo đã đến đó bằng cách cứ đi mãi theo hướng đông. Ông ấp ủ khát khao cháy bỏng và tìm kiếm cơ hội kiểm chứng lập luận của mình. Ông chuẩn bị tiền bạc, tàu bè, nhân lực cần thiết để khám phá những điều chưa biết và quan trọng hơn là tìm kiếm điều gì đó còn hơn thế nữa.
Ông đã bắt tay vào hành động! Ông luôn ghi nhớ trong đầu mục tiêu của mình. Trải qua mười năm ròng rã, ông vẫn phải đối mặt với một hoàn cảnh trớ trêu là chỉ nhận được gần đủ sự trợ giúp cần thiết. Sự dối trá của nhà vua... sự nhạo báng, nghi ngờ và nỗi sợ hãi của các viên quan nhỏ... sự hoài nghi của những người muốn giúp ông nhưng vào phút chót lại từ chối do thái độ nghi ngờ của các nhà cố vấn khoa học... tất cả đã khiến Columbus không thể thực hiện giấc mơ của mình. Nhưng ông vẫn kiên trì.
Vào năm 1492, cuối cùng ông nhận được sự giúp đỡ mà mình hằng tìm kiếm và khao khát! Vào tháng 8 năm đó, ông giương buồm hướng về phía tây để đến Ấn Độ, Trung Quốc và Nhật Bản. Ông đã chọn con đường và hướng đi rất chính xác.
Bạn đã biết câu chuyện này như thế nào rồi đấy. Sau khi ghé qua các hòn đảo ở vùng biển Caribê, ông quay trở lại Tây Ban Nha, mang theo rất nhiều vàng, bông sợi, mấy con vẹt, các loại vũ khí kỳ lạ, những cây trồng bí ẩn, những loại chim và thú độc đáo, cùng với một vài thổ dân. Ông nghĩ rằng mình đã đạt mục tiêu và đến được với các hòn đảo nằm ở ngoài khơi Ấn Độ, nhưng thực tế là ông đã thất bại(2). Ông vẫn chưa đến được châu Á như ông nghĩ. Tuy chưa ý thức được điều này nhưng dù sao Columbus cũng đã tìm thấy một điều gì đó còn hơn thế nữa!
Bạn có thể thất bại trong nỗ lực vươn đến những mục tiêu lớn lao cũng như có thể thất bại khi cố gắng đi đến một bến bờ xa lạ, nhưng các bạn có thể khám phá được một điều gì đó – điều có giá trị tương đương với sự giàu có của châu Mỹ. Bạn cũng có thể động viên và định hướng cho những ai đi theo mình, giúp họ lựa chọn con đường thích hợp và hướng đi đúng đắn, khuyên họ tiếp tục tìm hiểu những điều còn chưa biết cho đến khi đạt được mục tiêu. Giống như Columbus, bạn luôn có thời gian và khả năng suy nghĩ. Và cũng như ông, bạn có thể kiên trì nỗ lực bằng thái độ tích cực để hoàn thành những ước mơ cháy bỏng và tìm thấy điều gì đó còn hơn thế nữa.
Bạn sẽ áp dụng nguyên tắc này như thế nào? Ngay từ bây giờ, bạn hãy lựa chọn cho mình một số nguyên tắc thành công từ những minh họa cụ thể trong sách rồi suy ngẫm, phân tích và áp dụng những nguyên tắc đó.
Hãy học từ các nguyên tắc. Hãy vận dụng chúng. Nếu chưa hài lòng về nỗ lực hướng đến mục tiêu thì bạn hãy tìm kiếm điều gì đó còn hơn thế nữa! Điều gì đó ở đây có thể là điều bạn đã biết hoặc chưa biết. Nhưng nếu bạn chịu dành thời gian để phân tích, suy nghĩ, lập kế hoạch và tìm kiếm, chắc chắn bạn sẽ tìm thấy.
Chương này sẽ không thể hoàn thiện nếu thiếu lời giới thiệu dành cho Sức mạnh của quy luật tự nhiên. Biết cách sử dụng sức mạnh của quy luật tự nhiên cũng là một trong 17 nguyên tắc thành công mà chúng tôi muốn giới thiệu với bạn.
Khái niệm về sức mạnh của quy luật tự nhiên vốn rất dễ hiểu, bởi đó chỉ là tên gọi mà chúng tôi đặt cho sức mạnh ứng dụng của quy luật đã biết hay chưa biết của tự nhiên và vũ trụ.
Như vậy, sức mạnh của quy luật tự nhiên có thể được định nghĩa đơn giản như sau: đó là cách sử dụng quy luật vũ trụ, dù đó là một quy luật bạn đã biết hay chưa biết.
Ví dụ, khi một vật thể rơi xuống, nó bị tác động bởi luật vạn vật hấp dẫn. Bản thân luật vạn vật hấp dẫn hay bất kỳ quy luật nào khác lại không phải là một sức mạnh, nhưng nếu chúng ta biết sử dụng đúng cách các quy luật này thì sức mạnh tương ứng với quy luật đó sẽ xuất hiện.
Có thể nói, sự phá vỡ cấu trúc nguyên tử, mỗi phát minh, mỗi công thức hóa học, mỗi hiện tượng vật lý, mỗi hành động và phản ứng của con người – dù thuộc tinh thần, thể chất hay tâm hồn – đều là kết quả của việc lợi dụng các quy luật tự nhiên. Mỗi kết quả đều xuất phát từ một nguyên nhân tương ứng. Và kết quả có được là nhờ con người biết cách vận dụng sức mạnh của quy luật tự nhiên.
Con người là một thể xác có tâm hồn nên con người có thể suy nghĩ. Chính nhờ vào khả năng tư duy mà con người học được cách sử dụng sức mạnh của quy luật tự nhiên. Ngoài ra, khả năng tư duy còn giúp con người biến những suy nghĩ của mình trở thành hiện thực.
Lập luận này thực ra không quá khó hiểu. Vào năm 1905 (3), Albert Einstein đã công bố với thế giới phương trình nổi tiếng của mình: E=mc² . Đây là công thức giải thích mối liên hệ giữa năng lượng và vật chất. Khi vật chất đạt đến vận tốc ánh sáng, chúng ta gọi đó là năng lượng. Còn khi vận tốc giảm xuống bằng 0, chúng ta lại gọi đó là vật chất. Trong công thức này, E là năng lượng, m là vật chất, còn c chính là vận tốc ánh sáng.
Có thể xem công thức của Einstein là biểu tượng bằng lời cho một trong những quy luật của sức mạnh tự nhiên. Nếu hiểu rõ và áp dụng công thức này, con người có thể biến đổi vật chất thành năng lượng và ngược lại. Khi đó, chúng ta có thể sử dụng sức mạnh nguyên tử vào những mục đích có lợi cho cuộc sống, chẳng hạn như chiếu sáng cho một thành phố, cung cấp năng lượng cho tàu thuyền, hay đáp ứng các nhu cầu cơ bản nhất trong cuộc sống hàng ngày như tạo nhiệt lượng để nấu ăn... và hơn thế nữa.
Giờ thì chúng ta đã biết vật chất và năng lượng hay mọi thứ tồn tại trong vũ trụ này đều có sự liên quan với nhau.
Trong chương sau, bạn sẽ học cách vận dụng những bài học đã tiếp thu trong chương này vào cuộc sống thực tế. Khi đó, bạn có thể đối phó với những vấn đề phát sinh do quy luật vận động của vũ trụ. Cũng như mọi quy luật tự nhiên khác, quy luật này chính là kết quả của sức mạnh tự nhiên.
Định hướng số 5 : Ý TƯỞNG THỰC HÀNH
1. ...Một điều gì đó hơn thế nữa. Nguyên tắc quan trọng được đề cập trong chương này có ý nghĩa như thế nào đối với bạn và bạn sẽ áp dụng nó ra sao?
2. Có phải nguyên nhân thất bại là do bạn vẫn chưa tìm kiếm một điều gì đó còn hơn thế nữa – một con số còn thiếu để bổ sung cho một đáp án chính xác dẫn đến thành công?
3. Tổng thể bằng tổng các bộ phận và lớn hơn bất kỳ một bộ phận đơn lẻ nào. Liệu có bộ phận nào còn thiếu khiến bạn không đạt được thành công hay không?
4. Sự khác biệt giữa thành công và thất bại thường chỉ là một điều gì đó còn hơn thế nữa. Một chiếc cánh tà di động. Một phần tư góc vặn của con ốc...
5. Hãy sử dụng hai đồ dùng đơn giản được con người phát minh là bút chì và giấy để viết những ý nghĩ vừa lóe lên trong đầu.
6. Phương pháp động não khác biệt như thế nào với quy trình “ngồi tìm ý tưởng”? Đâu là giá trị của mỗi biện pháp?
7. Sử dụng nguyên tắc tập trung.
8. Đừng sợ trở thành một kẻ thất bại.
9. Bạn đã tập thói quen học hỏi những nguyên tắc cơ bản chưa? Hay bạn chỉ đơn thuần tiếp thu mọi dữ kiện?
(2) Thực tế là Columbus đã đặt chân lên châu Mỹ, chứ không phải Ấn Độ.
(3) Năm 1905 còn được gọi là năm kỳ diệu của Einstein, ông công bố bốn bài báo đột phá, về hiệu ứng quang điện, về chuyển động Brown, thuyết tương đối đặc biệt, và sự tương đương giữa năng lượng và vật chất (E=mc²).
0 nhận xét:
Đăng nhận xét