Chương 7 : Học để thấy
George W. Campbell bị mù từ khi mới chào đời.
“Đục thủy tinh thể bẩm sinh cả hai mắt.” - Bác sĩ gọi tên căn bệnh như thế.
Cha của George nhìn bác sĩ như không muốn tin vào điều đó. “Chẳng lẽ bác sĩ không thể làm gì sao? Liệu phẫu thuật có chữa khỏi được không?”.
“Không,” - bác sĩ đáp. - “Cho đến bây giờ chúng tôi vẫn chưa tìm ra cách để điều trị căn bệnh này”.
George Campbell không nhìn thấy, nhưng tình yêu và niềm tin của bố mẹ đã làm cho cuộc sống của cậu luôn giàu có về mặt tinh thần. Hồi còn bé, George thậm chí còn không biết là mình bị khuyết tật.
Năm cậu lên 6 tuổi bỗng xảy ra một sự kiện đáng nhớ. Chiều hôm đó, cậu đang chơi đùa vui vẻ cùng các bạn. Do quên khuấy việc George bị mù nên Bill đã ném quả bóng về phía cậu. Mấy cậu bạn khác hét to: “George, coi chừng! Nó sắp trúng vào người cậu rồi đấy!”.
Và quả bóng đã trúng vào người George thật. Kể từ lúc đó, cuộc sống của cậu không còn bình thường như trước đó nữa. Quả bóng không làm George đau, nhưng cậu cảm thấy rất khó hiểu. Cậu đến hỏi mẹ: “Làm sao Bill biết chuyện gì sắp xảy ra với con trước cả khi con biết?”.
Mẹ cậu nén tiếng thở dài. Vậy là khoảnh khắc mà bà sợ nhất cũng đã đến. Giờ thì bà phải nói với con trai mình một sự thật.
“Ngồi xuống nào, George.” - Bà nói khẽ và cầm lấy tay con trai. - “Có thể mẹ không diễn tả hết cho con được, và con cũng có thể không hiểu hết, nhưng hãy để mẹ giải thích.” - Nói rồi, bà nhẹ nhàng cầm lấy đôi bàn tay nhỏ bé của con và bắt đầu đếm các ngón tay.
“Một – hai – ba – bốn – năm. Những ngón tay này cũng tương tự như những gì được mọi người gọi là năm giác quan.” - Bà dùng ngón cái và ngón trỏ của mình để cầm lấy từng ngón tay của con trai rồi tiếp tục giải thích.
“Ngón này là để nghe; ngón này là để sờ; ngón này là để ngửi; ngón này để nếm.” - Bà ngập ngừng giây lát trước khi tiếp tục: “Ngón út là để nhìn. Mỗi giác quan, cũng giống như mỗi ngón tay, sẽ gửi thông điệp đến cho bộ não”.
Tiếp đó, bà gập ngón tay út được đặt tên là “nhìn” lại để nó nằm lọt trong lòng bàn tay của George.
“George, con có đôi chút khác biệt so với những cậu bé khác,” - bà giải thích, - “bởi vì con chỉ sử dụng bốn giác quan, cũng giống như bốn ngón tay vậy: một, nghe – hai, sờ – ba, ngửi – và bốn, nếm. Nhưng con không sử dụng giác quan nhìn. Giờ mẹ muốn cho con xem điều này. Hãy đứng lên nào!”
George đứng lên. Mẹ cậu nhặt lấy một quả bóng. “Nào, con hãy đưa tay ra bắt bóng nhé!” - Bà nói.
George chìa tay ra, và chỉ trong giây lát, cậu đã cảm nhận được quả bóng rơi chạm vào những ngón tay. Cậu chộp lấy thật nhanh và giữ nó thật chặt.
“Tốt lắm, con yêu!” - Mẹ cậu nói. - “Mẹ muốn con không bao giờ quên những gì mình vừa mới làm. Con có thể bắt một quả bóng bằng bốn ngón tay thay vì năm, George ạ. Con cũng có thể có một cuộc sống hạnh phúc với bốn giác quan thay vì năm. Chỉ cần con biết chấp nhận và kiên trì nỗ lực.”
Lúc ấy mẹ cậu đang sử dụng phép ẩn dụ, và hình thái tu từ đơn giản này là một trong những biện pháp giao tiếp hiệu quả nhất giữa con người với nhau.
George không bao giờ quên được biểu tượng “bốn ngón tay thay vì năm”. Đối với cậu, đó chính là biểu tượng của hy vọng. Mỗi khi mặc cảm vì khuyết tật của mình, cậu lại nghĩ đến biểu tượng đó. Biểu tượng này đã trở thành động lực đối với George và cậu thường xuyên lặp lại câu “bốn ngón tay thay vì năm”.
Càng ngày cậu càng thấy mẹ mình nói đúng. Cậu vẫn có một cuộc sống hạnh phúc đầy đủ, trọn vẹn với chỉ bốn giác quan.
Nhưng câu chuyện của George Campbell không dừng lại ở đây.
Lần nọ, George ngã bệnh và phải nhập viện. Trong thời gian này, cha cậu mang đến một tin tốt lành, rằng khoa học hiện đại đã tìm ra cách điều trị chứng đục thủy tinh thể bẩm sinh. Tất nhiên, cuộc phẫu thuật này có thất bại, nhưng tỉ lệ thành công vẫn cao hơn nhiều.
George khao khát được nhìn thấy ánh sáng nên cậu quyết tâm mạo hiểm, bất chấp khả năng thất bại đã được cảnh báo, chỉ để được nhìn thấy mà thôi.
Trong sáu tháng tiếp theo, bốn cuộc phẫu thuật đã được tiến hành. Mỗi mắt của George phải chịu hai lần phẫu thuật. Suốt nhiều ngày, cậu phải nằm trong phòng tối của bệnh viện, với đôi mắt được quấn chặt băng.
Cuối cùng thì ngày tháo băng cũng đến. Vị bác sĩ thận trọng gỡ từng lớp băng ra cho George. Lúc ấy, cậu chỉ thấy các đốm sáng tối lờ mờ.
George Campbell về cơ bản vẫn bị mù.
Trong khoảnh khắc tồi tệ đó, George đã nằm im và suy nghĩ mông lung. Cậu nghe thấy tiếng bước chân của bác sĩ đến bên giường bệnh của mình. Một vật gì đó vừa được đặt lên mắt cậu.
“Nào, cháu có nhìn thấy gì không?” - Vị bác sĩ hỏi.
George nhẹ nhàng nhấc đầu lên khỏi gối. Ánh sáng mờ nhạt lúc nãy bỗng dưng có màu sắc rồi trở thành một hình thể rõ ràng.
“George!” - Một giọng nói cất lên. Cậu nhận ra giọng nói ấy. Đó chính là giọng nói của mẹ.
Lần đầu tiên trong suốt 18 năm, George Campbell được nhìn thấy mẹ. Đó là khuôn mặt của một người phụ nữ 62 tuổi da nhăn nheo, đôi mắt mỏi mệt và đôi bàn tay xương xẩu. Nhưng đối với George, bà là người phụ nữ đẹp nhất trên đời.
Bà là một thiên thần của cậu. Những năm tháng lao động vất vả và nhẫn nại, những năm tháng dạy dỗ, những năm tháng trông chờ đem lại ánh sáng cho cậu, tình yêu dành cho cậu - George đã nhìn thấy tất cả những điều đó.
Cho đến ngày hôm nay, George vẫn luôn quý trọng hình ảnh lần đầu tiên nhìn thấy - hình ảnh mẹ ông. Và ông vô cùng quý trọng giác quan “nhìn” kể từ trải nghiệm đầu tiên này.
Ông nói: “Không ai có thể hiểu được bí ẩn của khả năng nhìn, trừ khi chúng ta thiếu nó”.
Cần phải học để “nhìn thấy”. Nhưng George vẫn phải học hỏi đôi điều vốn rất có ích cho bất kỳ ai quan tâm đến việc tìm hiểu thái độ tích cực. Ông sẽ không bao giờ quên ngày nhìn thấy mẹ đứng trước mặt mình ở trong phòng bệnh. Ông đã không nhận ra bà cho đến khi nghe thấy giọng nói của bà. George nói: “Tâm trí chúng ta giải mã những gì chúng ta nhìn thấy”.
Khoa học đã chứng minh điều đó. Tiến sĩ Samuel Renshaw đã mô tả quá trình nhìn như sau: “Đa số quá trình nhìn không chỉ diễn ra bằng mắt. Đôi mắt hoạt động như đôi bàn tay ‘đưa ra’ nắm lấy ‘những thứ’ vô nghĩa và mang chúng về bộ não. Sau đó, bộ não sẽ chuyển ‘những thứ’ này về bộ nhớ. Chỉ đến khi bộ não giải mã được các dữ liệu thì chúng ta mới thấy vật thể mà chúng ta đang nhìn”.
Một số người “nhìn thấy” rất ít những nguồn sức mạnh lẫn hạnh phúc ở quanh họ, bởi họ không tiếp nhận hợp lý nguồn thông tin mà đôi mắt mang lại thông qua quá trình giải mã của bộ não. Kết quả là họ thường chỉ nhìn mọi thứ chứ không thật sự thấy chúng. Đôi khi chúng ta tiếp nhận sự việc nhưng không hề hay biết ý nghĩa của chúng đối với mình. Nói cách khác, chúng ta không biết vận dụng thái độ tích cực khi tiếp nhận và xử lý các thông tin được gửi đến bộ não.
Liệu đã đến lúc kiểm tra “thị lực tinh thần” của bạn hay chưa? Đây không phải là thị lực bình thường hay một vấn đề thuộc chuyên môn của các bác sĩ nhãn khoa, nhưng cũng giống như thị lực bình thường, thị lực tinh thần cũng có thể bị khuyết tật. Một khi thị lực tinh thần có khiếm khuyết, bạn sẽ phải dò dẫm bước đi trong những khái niệm sai lầm, bạn sẽ bị va vấp rồi làm đau chính mình lẫn người khác một cách không cần thiết.
Thị lực thông thường của con người có thể mắc chứng cận thị hoặc viễn thị. Đây là cũng là hai chứng bệnh mà thị lực tinh thần có thể mắc phải.
Những người có cái nhìn thiển cận sẽ không trông thấy các mục tiêu hay tiềm năng ở xa. Anh ta chỉ chú ý đến những vấn đề ở trước mắt và hoàn toàn mù mờ về những cơ hội phía trước mà nếu chỉ cần suy nghĩ và lập kế hoạch, rất có thể chúng sẽ thuộc về anh ta. Bạn cũng sẽ bị xem là có cái nhìn thiển cận, nếu không lập kế hoạch, đặt mục tiêu và xây dựng nền tảng cho tương lai.
Ngược lại, những người nhìn quá xa sẽ không thể thấy các tiềm năng ở ngay trước mắt. Anh ta không hề nhận ra những cơ hội hiện có. Anh ta chỉ nhìn thấy thế giới mộng mơ của tương lai, không mấy liên quan đến hiện tại. Anh ta muốn khởi đầu ngay từ đỉnh cao, thay vì tiến đến đó từng bước một. Hơn nữa, anh ta không nhận ra rằng việc bắt đầu từ đỉnh cao như vậy là anh ta đang tự đưa mình vào thế khó khăn.
Họ quan sát và nhận ra những gì họ nhìn thấy. Vì vậy, trong quá trình học cách nhìn nhận cuộc sống, bạn cần phát huy khả năng quan sát của mình.
Trước đây, người dân ở thị trấn nhỏ Darby, Montana, vẫn thường nhìn lên ngọn núi phía xa mà họ gọi là Crystal (1). Sở dĩ ngọn núi được đặt tên như vậy là do quá trình xói mòn đã làm lộ ra một gờ mạch quặng tinh thể lấp lánh như pha lê. Một con đường đá đã được xây dựng xuyên qua vỉa đá vào đầu năm 1937, nhưng cho đến tận năm 1951, nghĩa là 14 năm sau đó, hầu như chẳng một ai buồn cúi xuống nhặt một mẩu tinh thể lấp lánh đó lên để nhìn cho thật kỹ.
Vào năm 1951, hai người đàn ông ở Darby là A. E. Cumley và L. I. Thompson đã nhìn thấy một bộ sưu tập khoáng vật được trưng bày trong thị trấn. Cả hai đều cảm thấy rất hứng thú. Trong bộ sưu tập đó, họ nhìn thấy những mẫu khoáng chất berin đã từng được dùng trong công cuộc nghiên cứu năng lượng hạt nhân, theo lời chú thích trên tấm thẻ đính kèm. Thompson và Cumley lập tức nghĩ đến núi Crystal. Thompson đã gửi một mẩu quặng đến Vụ Khai Thác Mỏ ở Spokane, kèm theo lời đề nghị cử một nhà phân tích xuống xem “một số lượng cực lớn” khoáng vật này. Trong cùng năm đó, Vụ Khai Thác Mỏ đã điều một xe ủi đất lên núi Crystal và lấy một ít quặng về nghiên cứu. Mục đích của họ là phân tích xem liệu đây có phải là mỏ quặng berin quý giá và lớn nhất trên thế giới hay không. Ngày nay, những chuyến xe tải chở đất phải xếp hàng nối đuôi nhau chạy lên núi và quay trở về với một thùng xe đầy quặng. Trong khi ngay dưới chân núi, các đại diện Công ty Thép Mỹ và Chính phủ Mỹ, cầm sẵn tiền trên tay, đang chầu chực trong sự hồi hộp để mua được những mẩu quặng giá trị cao. Tất cả những điều đó chỉ bắt đầu từ buổi sáng đặc biệt, khi hai người đàn ông kia không chỉ quan sát bằng đôi mắt, mà còn chịu khó quan sát bằng trí tuệ của mình, để phát hiện những giá trị mà người khác không nhìn thấy. Ngày nay, họ đã là những người giàu có với tài sản trị giá nhiều triệu đô-la.
Một người nhìn xa có thể không làm được điều mà Thompson và Cumley đã làm, nếu thị lực tinh thần của anh ta bị khiếm khuyết. Anh ta chỉ có thể nhìn thấy những giá trị ở xa, trong khi mọi cơ hội trước mắt lại bị bỏ qua một cách lãng phí. Phải chăng một gia tài lớn đang nằm ngay trước cửa nhà bạn? Hãy nhìn lại chính mình. Khi phải thực hiện công việc thường nhật, liệu bạn có cảm thấy bực bội vì một điều gì đó nhỏ nhặt hay không? Có lẽ bạn sẽ nghĩ ra một giải pháp để vượt qua nỗi phiền muộn đó - một giải pháp giúp ích cho bản thân và cho những người khác. Rất nhiều người đã phát tài nhờ biết đáp ứng những nhu cầu đơn giản trong cuộc sống thường nhật. Những nhà phát minh ra cái kẹp tóc, kẹp giấy, dây kéo bằng kim loại chính là những người như vậy. Hãy nhìn lại chính mình. Hãy học để nhìn thấy các sự việc quanh mình. Bạn có thể tìm thấy mỏ kim cương ngay tại sân sau nhà mình.
Tuy nhiên, việc “nhìn thiển cận” gặp nhiều vấn đề không kém việc “nhìn quá xa”. Những người thiển cận chỉ có thể nhìn thấy những gì ở ngay trước mắt mà bỏ qua mọi tiềm năng ở xa. Họ không bao giờ hiểu được tác dụng của việc lập kế hoạch. Họ cũng không hiểu được ý nghĩa của việc dành thời gian suy nghĩ. Họ quá bận rộn với những vấn đề tức thời, bận đến mức không còn thời giờ để nhìn ra xa, tìm kiếm cơ hội, quan sát trào lưu và thấy được cục diện chung.
Khả năng nhìn vào tương lai là một trong những thành tựu kỳ lạ của bộ não con người. Ở khu vực chuyên canh cây có múi thuộc Florida có một thị trấn nhỏ tên là Winter Haven. Nhiều người cho rằng đây chắc chắn không thể là địa chỉ thích hợp để thu hút khách du lịch. “Thiên đường mùa đông” này nằm lọt thỏm giữa một vùng đất mênh mông, vắng vẻ. Không có biển, không có núi, chỉ có những ngọn đồi trải dài hàng dặm với một vài hồ nước nhỏ và đám cây bách lơ thơ trong các đầm lầy bên dưới thung lũng.
Tuy nhiên, có một người đã “nhìn” những đầm lầy đó bằng con mắt mà người khác không sử dụng đến. Tên ông là Richard Pope. Pope đã mua một cái đầm rộng, dựng hàng rào xung quanh, và từ chối những lời đề nghị mua lại Vườn Bách nổi tiếng thế giới với giá trên một triệu đô-la.
Tất nhiên, mọi chuyện không đơn giản như vậy. Trong suốt quá trình này, Pope phải “nhìn thấy” những cơ hội trong tình huống cụ thể của mình.
Chẳng hạn với vấn đề quảng cáo. Pope biết rằng cách duy nhất để thu hút khách du lịch đến một nơi hẻo lánh như vậy là phải tận dụng sức mạnh của quảng cáo. Nhưng việc đó hẳn sẽ tiêu tốn rất nhiều tiền. Vì vậy, Pope đã chọn làm cách khác. Ông kinh doanh nhiếp ảnh. Ông mở một tiệm ảnh ở Vườn Bách, bán phim cho khách tham quan và sau đó hướng dẫn họ chụp ảnh ngay trong Vườn. Ông thuê các vận động viên trượt ván đến để thực hiện những động tác khó và hướng dẫn khách tham quan cách đặt chế độ máy ảnh thích hợp để ghi lại hình ảnh những màn biểu diễn này. Tất nhiên khi khách du lịch trở về thì những bức ảnh đẹp nhất của chuyến đi luôn được chụp tại Vườn Bách. Họ đã giúp Pope quảng cáo, với phương tiện hiệu quả nhất là truyền miệng và bằng chứng là các bức ảnh!
Đây chính là tầm nhìn sáng tạo mà chúng ta cần phát huy. Chúng ta phải học cách nhìn thế giới bằng một đôi mắt khác để thấy những cơ hội đang tiềm ẩn xung quanh, đồng thời tìm kiếm các cơ hội ở tương lai phía trước.
Nhìn nhận cuộc sống là một kỹ năng cần học hỏi, và cũng như mọi kỹ năng khác, chúng ta cần phải rèn luyện mới có thể trở nên thành thạo.
Nhìn thấy khả năng, tiềm lực và quan điểm của người khác. Chúng ta có thể biết rõ năng lực của bản thân, nhưng chúng ta có thể hoàn toàn mù mờ về người khác. Tất cả mọi người, dù vĩ đại hay không, đều có xuất phát điểm như nhau. Không ai sinh ra đã là thiên tài. Trong thực tế, một số nhân vật xuất chúng thỉnh thoảng vẫn bị xem là ngớ ngẩn. Chỉ đến khi tiếp nhận thái độ tích cực, học cách hiểu rõ mọi năng lực và xác định mục tiêu rõ ràng cho tương lai, con người mới bắt đầu chinh phục đỉnh cao của thành công.
Có một cậu bé luôn bị thầy cô giáo xem là một kẻ đần độn, “óc bã đậu”. Cậu thường ngồi im lặng và vẽ cái gì đó trên tấm bảng của mình. Cậu thích quan sát và lắng nghe mọi người xung quanh. Cậu đặt những câu hỏi không thể trả lời, nhưng lại không chịu nói ra những gì mình biết. Lũ trẻ gọi cậu là “kẻ tối dạ” và cậu thường bị phạt đứng ở góc lớp.
Cậu bé đó chính là Thomas Alva Edison, nhà phát minh vĩ đại của thế giới sau này. Bạn hẳn sẽ cảm thấy hứng thú khi đọc toàn bộ câu chuyện cuộc đời của Thomas A. Edison. Thầy cô giáo và bạn bè cùng lớp đều cho rằng ông là một kẻ ngu ngốc. Tuy nhiên, một sự cố đã khiến ông lật lá bùa từ NMA sang PMA và ông đã trở thành một nhân vật lỗi lạc, một nhà phát minh vĩ đại của nhân loại.
Vậy sự cố kia là gì? Điều gì đã xảy ra với Edison khiến ông thay đổi thái độ sống? Chuyện là có lần ông kể cho mẹ nghe rằng thầy giáo đã nói với viên thanh tra là ông rất tối dạ và chẳng có lý do gì để giữ ông lại trường. Người mẹ đáp lại rằng dù có như vậy thì bà vẫn tin con trai bà là người thông minh và có thể thành đạt sau này.
Kể từ hôm đó, ông đã hoàn toàn thay đổi. Ông nói: “Tôi chịu ảnh hưởng từ mẹ tôi rất nhiều. Những ảnh hưởng tốt đẹp từ sự dạy dỗ ban đầu mà tôi không bao giờ đánh mất. Mẹ tôi luôn ân cần, biết thông cảm và chưa bao giờ đánh giá sai về tôi”. Niềm tin của mẹ dành cho ông đã khiến ông nhìn lại bản thân bằng một đôi mắt hoàn toàn khác. Chính điều đó khiến ông lật lá bùa mặt tiêu cực sang mặt tích cực và chọn một thái độ tích cực để học tập và nghiên cứu. Thái độ này đã dạy cho Edison cách nhìn nhận mọi việc một cách bao quát và sâu sắc hơn, cho phép ông tìm ra những phát minh mang lại ích lợi to lớn cho nhân loại. Có lẽ người thầy đã không nhìn thấy điều đó vì không thật sự quan tâm đến việc giúp đỡ cho cậu học trò nhỏ của mình. Nhưng mẹ của Edison thì không.
Bạn có khuynh hướng chỉ thấy những gì mình muốn thấy.
Khi bạn nghe, không hẳn là bạn đã chú ý, nhưng khi bạn lắng nghe thì bạn đang tập trung toàn bộ tâm trí. Qua cuốn
sách này, chúng tôi muốn bạn hãy biết lắng nghe thông điệp này: hãy nhìn xem bạn liên hệ và vận dụng nguyên tắc thành công vào cuộc sống của mình như thế nào.
Chúng ta hãy xem trường hợp sau đây.
Tiến sĩ Roy Plunkett, một nhà hóa học của công ty DuPont, tiến hành một thí nghiệm đặc biệt, và ông đã thất bại. Khi mở ống nghiệm, ông thấy ống nghiệm dường như chẳng còn gì cả. Ông cảm thấy khó hiểu và tự hỏi: “Tại sao?”. Ông không bỏ ống nghiệm đi như nhiều nhà khoa học khác vẫn làm trong hoàn cảnh tương tự. Thay vào đó, ông đặt chiếc ống nghiệm đó lên cân. Và lạ lùng thay, trọng lượng của ống nghiệm sau thí nghiệm cao hơn hẳn so với những ống nghiệm chưa được dùng đến. Và một lần nữa, Tiến sĩ Plunkett lại tự hỏi mình: “Tại sao?”.
Trong quá trình đi tìm câu trả lời, ông đã khám phá ra một loại nhựa trong suốt, tetrafluoroethylene, thường được biết đến với tên gọi là nhựa Teflon mà sau này được ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp và cả trong cuộc sống.
Vậy nếu có điều gì đó mà bạn không hiểu thì hãy tự đặt câu hỏi tại sao. Hãy quan sát, phân tích và rất có thể bạn sẽ đạt được một thành tựu lớn lao đấy.
Hãy đặt câu hỏi. Đặt câu hỏi cho mình và cho người khác về những điều bạn chưa hiểu rõ. Điều này có thể sẽ giúp ích cho bạn về sau. Nhiều khám phá khoa học vĩ đại đã bắt nguồn từ những câu hỏi giản đơn như vậy.
Một thanh niên người Anh đang nằm thư giãn dưới một gốc táo ở nông trại của bà cậu. Anh đang suy nghĩ vẩn vơ, bỗng một quả táo rơi bộp xuống ngay bên cạnh. Vốn là sinh viên ngành toán học cao cấp, chàng thanh niên này bỗng thắc mắc: “Tại sao quả táo lại rơi xuống đất?” - Anh tự hỏi. “Có phải trái đất đã hút quả táo xuống? Hay quả táo đã hút trái đất? Hay cả quả táo và trái đất hút lẫn nhau? Liệu ở đây có quy luật nào không?”. Isaac Newton đã sử dụng sức mạnh suy nghĩ và ông đã có một khám phá vĩ đại. Thế là Định luật Vạn vật hấp dẫn ra đời. Quan sát về mặt tinh thần chính là suy nghĩ. Ông đã tìm ra câu trả lời: trái đất và quả táo hút lẫn nhau, còn định luật vạn vật hấp dẫn thì được áp dụng cho toàn vũ trụ.
Newton đã khám phá ra lực hấp dẫn vì ông là người có óc quan sát và luôn tìm kiếm câu trả lời cho những gì nhìn thấy.
Một người khác, nhờ rèn luyện sức mạnh quan sát và hành động theo những gì mình lĩnh hội, cũng tìm thấy hạnh phúc và trở nên giàu có. Newton đã tự đặt câu hỏi, còn người đàn ông kia thì tìm đến lời khuyên của chuyên gia.
Người trở nên giàu có nhờ biết đón nhận lời khuyên. Ở Toba, Nhật Bản, vào năm 1869, khi chỉ mới 11 tuổi, Kokichi Mikimoto đã tiếp nhận xưởng làm mì sợi của cha mình. Cha ông mắc phải một căn bệnh hiểm nghèo và không thể tiếp tục làm việc được nữa. Mikimoto đã làm việc và nuôi cả sáu anh trai, ba chị gái và cả bố mẹ mình. Ngoài việc làm mì sợi mỗi ngày, ông còn phải mang chúng đi bán. Ông đã chứng tỏ rằng mình là một người bán hàng giỏi giang.
Mikimoto trước đây từng được một võ sĩ dạy rằng:
Biểu tượng của niềm tin đích thực bao gồm lòng tốt và tình yêu dành cho đạo hữu, chứ không chỉ bằng những lời cầu nguyện.
Với thái độ tích cực, triết lý đơn giản và hành động tích cực, Mikimoto đã trở thành một người thực hiện. Ông đã tập cho mình thói quen biến ý tưởng thành hành động thực tiễn.
Năm 20 tuổi, ông yêu con gái của một võ sĩ (2). Ông biết rằng cha vợ tương lai của mình sẽ không đồng ý cho con gái kết hôn với một người làm mì sợi. Do đó, ông quyết định đổi nghề và trở thành một nhà buôn ngọc trai.
Cũng như bao người thành đạt khác trên thế giới, Mikimoto liên tục bổ sung những kiến thức có thể giúp ích cho ông trong công việc mới mẻ này. Ông tìm đến Giáo sư Yoshikichi Mizukuri để học hỏi về một trong những quy luật tự nhiên vốn chưa bao giờ được chứng minh trước đây.
Giáo sư nói: “Ngọc trai được hình thành trong con trai khi một vật thể lạ bên ngoài, chẳng hạn như một hạt cát, rơi vào và mắc kẹt ở đó. Nếu vật thể lạ ấy không khiến con trai chết đi, một lớp xà cừ sẽ được tiết ra để bọc lấy vật thể lạ đó và quá trình kéo dài nhiều năm như thế sẽ tạo ra ngọc trai”.
Mikimoto cảm thấy rất hào hứng. Ông tự hỏi : “Liệu mình có thể nuôi ngọc trai bằng cách cẩn thận cấy một vật thể lạ vào trong con trai và để thiên nhiên thực hiện phần việc còn lại không nhỉ?”.
Ông đã biến lý thuyết thành hành động tích cực ngay khi ông học cách quan sát sự việc.
Nhờ vị giáo sư đó, Mikimoto đã học được cách nhìn nhận vấn đề. Sau đó, ông biết tận dụng sức mạnh của trí tưởng tượng. Ông cũng dành thời gian để suy nghĩ sáng tạo. Ông sử dụng cách lập luận theo lối suy diễn. Ông cho rằng nếu viên ngọc trai được hình thành khi một vật thể lạ lọt vào bên trong con trai, thì ông cũng có thể tạo ra ngọc trai bằng cách chủ động cấy những vật thể lạ vào con trai và buộc chúng sản sinh ra ngọc. Ông đã học quan sát và hành động dựa trên quy luật tự nhiên để rồi trở thành một trong những người thành công nhất trong lĩnh vực nuôi cấy và kinh doanh ngọc trai.
Khi nghiên cứu về cuộc sống của Mikimoto, chúng tôi thấy ông đã vận dụng tất cả 17 nguyên tắc thành công. Tuy nhiên, bản thân kiến thức không thể giúp bạn thành công nếu bạn không hành động. Hãy vận dụng kiến thức vào những hành động cụ thể!
Dưới đây là một câu chuyện khác cũng về ngọc trai. Lần này là một người Mỹ tên Joseph Goldstone kinh doanh trang sức ở Iowa.
Một hôm, ông nghe được tin người Nhật đã tạo ra loại ngọc trai nuôi rất đẹp. Chất lượng ngọc rất cao và được bán với giá rẻ hơn nhiều so với ngọc trai thiên nhiên.
Joe đã “nhìn” thấy một cơ hội lớn ở đây. Bất chấp đây là thời điểm khó khăn nhất của cuộc Đại suy thoái, ông và vợ, bà Esther, vẫn quyết định bán toàn bộ tài sản và lên đường đến Tokyo. Họ đáp máy bay đến Nhật và trong túi còn chưa đến 1.000 đô-la, nhưng họ mang theo một kế hoạch lớn cùng “rất nhiều” thái độ tích cực.
Họ xin gặp ông K. Kitamura, chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh Ngọc trai Nhật Bản. Joe trình bày với K. Kitamura về kế hoạch đưa ngọc trai Nhật vào thị trường Mỹ và thuyết phục Kitamura cho ông mua trả chậm với khoản tín dụng ban đầu lên đến 100.000 đô-la. Đây là một con số khổng lồ, đặc biệt là trong thời kỳ suy thoái. Tuy nhiên, chỉ sau vài ngày, ông Kitamura đã gật đầu đồng ý.
Ngọc trai bán rất chạy và gia đình Goldstone ngày càng trở nên giàu có. Chỉ vài năm sau, họ quyết định thành lập trại nuôi cấy ngọc trai riêng của mình, tất nhiên là với sự giúp đỡ của Chủ tịch Kitamura. Một lần nữa, họ đã “nhìn thấy” cơ hội trong khi người khác không nhìn thấy.
Khi thấy tỉ lệ chết của trai là trên 50% sau khi cấy nhân ngọc, họ đã tự hỏi: “Làm thế nào để giảm bớt tỉ lệ tổn thất quá cao này?”.
Sau nhiều nghiên cứu, gia đình Goldstone bắt đầu áp dụng những biện pháp vô trùng dùng trong y tế. Vỏ trai được nạo sạch và cọ rửa để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn cho trai. “Bác sĩ phẫu thuật” sử dụng thuốc gây mê dạng lỏng để giúp những con trai thư giãn, rồi đặt một miếng vỏ trai nhỏ vào trong con trai. Vết rạch được thực hiện bằng một loại dao mổ tiệt trùng. Ngay sau đó, con trai được đặt vào lồng và chiếc lồng này sẽ được đưa xuống nước. Cứ mỗi bốn tháng, chiếc lồng sẽ được kéo lên và các con trai sẽ được kiểm tra toàn bộ. Bằng kỹ thuật này, 90% trai sống tốt và cho ngọc. Gia đình Goldstone phát lên từ đó.
Đến đây, chúng ta có thể thấy mọi người thành công như thế nào sau khi họ học cách vận dụng nhận thức tinh thần. Khả năng “nhìn” không chỉ đơn thuần là quá trình đón nhận tia sáng xuyên qua võng mạc của mắt, mà còn là kỹ năng giải mã những gì nhìn thấy và vận dụng kết quả giãi mã vào cuộc sống của chúng ta.
Học để nhìn sẽ mang lại những cơ hội mà bạn chưa từng nghĩ đến. Tuy nhiên, ngoài việc học hỏi cách vận dụng nhận thức tinh thần thì vẫn còn nhiều điều khác để giúp bạn thành công với thái độ tích cực. Bạn còn phải học cách hành động dựa trên những gì đã học được. Hành động luôn có vai trò quan trọng, bởi thông qua hành động, bạn mới đạt được mục tiêu của mình.
Đừng chờ đợi thêm nữa. Hãy đọc chương tiếp theo “Bí quyết hoàn thành mục tiêu” và cùng với thái độ tích cực, bạn hãy tiến lên các nấc thang thành công.
“Đục thủy tinh thể bẩm sinh cả hai mắt.” - Bác sĩ gọi tên căn bệnh như thế.
Cha của George nhìn bác sĩ như không muốn tin vào điều đó. “Chẳng lẽ bác sĩ không thể làm gì sao? Liệu phẫu thuật có chữa khỏi được không?”.
“Không,” - bác sĩ đáp. - “Cho đến bây giờ chúng tôi vẫn chưa tìm ra cách để điều trị căn bệnh này”.
George Campbell không nhìn thấy, nhưng tình yêu và niềm tin của bố mẹ đã làm cho cuộc sống của cậu luôn giàu có về mặt tinh thần. Hồi còn bé, George thậm chí còn không biết là mình bị khuyết tật.
Năm cậu lên 6 tuổi bỗng xảy ra một sự kiện đáng nhớ. Chiều hôm đó, cậu đang chơi đùa vui vẻ cùng các bạn. Do quên khuấy việc George bị mù nên Bill đã ném quả bóng về phía cậu. Mấy cậu bạn khác hét to: “George, coi chừng! Nó sắp trúng vào người cậu rồi đấy!”.
Và quả bóng đã trúng vào người George thật. Kể từ lúc đó, cuộc sống của cậu không còn bình thường như trước đó nữa. Quả bóng không làm George đau, nhưng cậu cảm thấy rất khó hiểu. Cậu đến hỏi mẹ: “Làm sao Bill biết chuyện gì sắp xảy ra với con trước cả khi con biết?”.
Mẹ cậu nén tiếng thở dài. Vậy là khoảnh khắc mà bà sợ nhất cũng đã đến. Giờ thì bà phải nói với con trai mình một sự thật.
“Ngồi xuống nào, George.” - Bà nói khẽ và cầm lấy tay con trai. - “Có thể mẹ không diễn tả hết cho con được, và con cũng có thể không hiểu hết, nhưng hãy để mẹ giải thích.” - Nói rồi, bà nhẹ nhàng cầm lấy đôi bàn tay nhỏ bé của con và bắt đầu đếm các ngón tay.
“Một – hai – ba – bốn – năm. Những ngón tay này cũng tương tự như những gì được mọi người gọi là năm giác quan.” - Bà dùng ngón cái và ngón trỏ của mình để cầm lấy từng ngón tay của con trai rồi tiếp tục giải thích.
“Ngón này là để nghe; ngón này là để sờ; ngón này là để ngửi; ngón này để nếm.” - Bà ngập ngừng giây lát trước khi tiếp tục: “Ngón út là để nhìn. Mỗi giác quan, cũng giống như mỗi ngón tay, sẽ gửi thông điệp đến cho bộ não”.
Tiếp đó, bà gập ngón tay út được đặt tên là “nhìn” lại để nó nằm lọt trong lòng bàn tay của George.
“George, con có đôi chút khác biệt so với những cậu bé khác,” - bà giải thích, - “bởi vì con chỉ sử dụng bốn giác quan, cũng giống như bốn ngón tay vậy: một, nghe – hai, sờ – ba, ngửi – và bốn, nếm. Nhưng con không sử dụng giác quan nhìn. Giờ mẹ muốn cho con xem điều này. Hãy đứng lên nào!”
George đứng lên. Mẹ cậu nhặt lấy một quả bóng. “Nào, con hãy đưa tay ra bắt bóng nhé!” - Bà nói.
George chìa tay ra, và chỉ trong giây lát, cậu đã cảm nhận được quả bóng rơi chạm vào những ngón tay. Cậu chộp lấy thật nhanh và giữ nó thật chặt.
“Tốt lắm, con yêu!” - Mẹ cậu nói. - “Mẹ muốn con không bao giờ quên những gì mình vừa mới làm. Con có thể bắt một quả bóng bằng bốn ngón tay thay vì năm, George ạ. Con cũng có thể có một cuộc sống hạnh phúc với bốn giác quan thay vì năm. Chỉ cần con biết chấp nhận và kiên trì nỗ lực.”
Lúc ấy mẹ cậu đang sử dụng phép ẩn dụ, và hình thái tu từ đơn giản này là một trong những biện pháp giao tiếp hiệu quả nhất giữa con người với nhau.
George không bao giờ quên được biểu tượng “bốn ngón tay thay vì năm”. Đối với cậu, đó chính là biểu tượng của hy vọng. Mỗi khi mặc cảm vì khuyết tật của mình, cậu lại nghĩ đến biểu tượng đó. Biểu tượng này đã trở thành động lực đối với George và cậu thường xuyên lặp lại câu “bốn ngón tay thay vì năm”.
Càng ngày cậu càng thấy mẹ mình nói đúng. Cậu vẫn có một cuộc sống hạnh phúc đầy đủ, trọn vẹn với chỉ bốn giác quan.
Nhưng câu chuyện của George Campbell không dừng lại ở đây.
Lần nọ, George ngã bệnh và phải nhập viện. Trong thời gian này, cha cậu mang đến một tin tốt lành, rằng khoa học hiện đại đã tìm ra cách điều trị chứng đục thủy tinh thể bẩm sinh. Tất nhiên, cuộc phẫu thuật này có thất bại, nhưng tỉ lệ thành công vẫn cao hơn nhiều.
George khao khát được nhìn thấy ánh sáng nên cậu quyết tâm mạo hiểm, bất chấp khả năng thất bại đã được cảnh báo, chỉ để được nhìn thấy mà thôi.
Trong sáu tháng tiếp theo, bốn cuộc phẫu thuật đã được tiến hành. Mỗi mắt của George phải chịu hai lần phẫu thuật. Suốt nhiều ngày, cậu phải nằm trong phòng tối của bệnh viện, với đôi mắt được quấn chặt băng.
Cuối cùng thì ngày tháo băng cũng đến. Vị bác sĩ thận trọng gỡ từng lớp băng ra cho George. Lúc ấy, cậu chỉ thấy các đốm sáng tối lờ mờ.
George Campbell về cơ bản vẫn bị mù.
Trong khoảnh khắc tồi tệ đó, George đã nằm im và suy nghĩ mông lung. Cậu nghe thấy tiếng bước chân của bác sĩ đến bên giường bệnh của mình. Một vật gì đó vừa được đặt lên mắt cậu.
“Nào, cháu có nhìn thấy gì không?” - Vị bác sĩ hỏi.
George nhẹ nhàng nhấc đầu lên khỏi gối. Ánh sáng mờ nhạt lúc nãy bỗng dưng có màu sắc rồi trở thành một hình thể rõ ràng.
“George!” - Một giọng nói cất lên. Cậu nhận ra giọng nói ấy. Đó chính là giọng nói của mẹ.
Lần đầu tiên trong suốt 18 năm, George Campbell được nhìn thấy mẹ. Đó là khuôn mặt của một người phụ nữ 62 tuổi da nhăn nheo, đôi mắt mỏi mệt và đôi bàn tay xương xẩu. Nhưng đối với George, bà là người phụ nữ đẹp nhất trên đời.
Bà là một thiên thần của cậu. Những năm tháng lao động vất vả và nhẫn nại, những năm tháng dạy dỗ, những năm tháng trông chờ đem lại ánh sáng cho cậu, tình yêu dành cho cậu - George đã nhìn thấy tất cả những điều đó.
Cho đến ngày hôm nay, George vẫn luôn quý trọng hình ảnh lần đầu tiên nhìn thấy - hình ảnh mẹ ông. Và ông vô cùng quý trọng giác quan “nhìn” kể từ trải nghiệm đầu tiên này.
Ông nói: “Không ai có thể hiểu được bí ẩn của khả năng nhìn, trừ khi chúng ta thiếu nó”.
Cần phải học để “nhìn thấy”. Nhưng George vẫn phải học hỏi đôi điều vốn rất có ích cho bất kỳ ai quan tâm đến việc tìm hiểu thái độ tích cực. Ông sẽ không bao giờ quên ngày nhìn thấy mẹ đứng trước mặt mình ở trong phòng bệnh. Ông đã không nhận ra bà cho đến khi nghe thấy giọng nói của bà. George nói: “Tâm trí chúng ta giải mã những gì chúng ta nhìn thấy”.
Khoa học đã chứng minh điều đó. Tiến sĩ Samuel Renshaw đã mô tả quá trình nhìn như sau: “Đa số quá trình nhìn không chỉ diễn ra bằng mắt. Đôi mắt hoạt động như đôi bàn tay ‘đưa ra’ nắm lấy ‘những thứ’ vô nghĩa và mang chúng về bộ não. Sau đó, bộ não sẽ chuyển ‘những thứ’ này về bộ nhớ. Chỉ đến khi bộ não giải mã được các dữ liệu thì chúng ta mới thấy vật thể mà chúng ta đang nhìn”.
Một số người “nhìn thấy” rất ít những nguồn sức mạnh lẫn hạnh phúc ở quanh họ, bởi họ không tiếp nhận hợp lý nguồn thông tin mà đôi mắt mang lại thông qua quá trình giải mã của bộ não. Kết quả là họ thường chỉ nhìn mọi thứ chứ không thật sự thấy chúng. Đôi khi chúng ta tiếp nhận sự việc nhưng không hề hay biết ý nghĩa của chúng đối với mình. Nói cách khác, chúng ta không biết vận dụng thái độ tích cực khi tiếp nhận và xử lý các thông tin được gửi đến bộ não.
Liệu đã đến lúc kiểm tra “thị lực tinh thần” của bạn hay chưa? Đây không phải là thị lực bình thường hay một vấn đề thuộc chuyên môn của các bác sĩ nhãn khoa, nhưng cũng giống như thị lực bình thường, thị lực tinh thần cũng có thể bị khuyết tật. Một khi thị lực tinh thần có khiếm khuyết, bạn sẽ phải dò dẫm bước đi trong những khái niệm sai lầm, bạn sẽ bị va vấp rồi làm đau chính mình lẫn người khác một cách không cần thiết.
Thị lực thông thường của con người có thể mắc chứng cận thị hoặc viễn thị. Đây là cũng là hai chứng bệnh mà thị lực tinh thần có thể mắc phải.
Những người có cái nhìn thiển cận sẽ không trông thấy các mục tiêu hay tiềm năng ở xa. Anh ta chỉ chú ý đến những vấn đề ở trước mắt và hoàn toàn mù mờ về những cơ hội phía trước mà nếu chỉ cần suy nghĩ và lập kế hoạch, rất có thể chúng sẽ thuộc về anh ta. Bạn cũng sẽ bị xem là có cái nhìn thiển cận, nếu không lập kế hoạch, đặt mục tiêu và xây dựng nền tảng cho tương lai.
Ngược lại, những người nhìn quá xa sẽ không thể thấy các tiềm năng ở ngay trước mắt. Anh ta không hề nhận ra những cơ hội hiện có. Anh ta chỉ nhìn thấy thế giới mộng mơ của tương lai, không mấy liên quan đến hiện tại. Anh ta muốn khởi đầu ngay từ đỉnh cao, thay vì tiến đến đó từng bước một. Hơn nữa, anh ta không nhận ra rằng việc bắt đầu từ đỉnh cao như vậy là anh ta đang tự đưa mình vào thế khó khăn.
Họ quan sát và nhận ra những gì họ nhìn thấy. Vì vậy, trong quá trình học cách nhìn nhận cuộc sống, bạn cần phát huy khả năng quan sát của mình.
Trước đây, người dân ở thị trấn nhỏ Darby, Montana, vẫn thường nhìn lên ngọn núi phía xa mà họ gọi là Crystal (1). Sở dĩ ngọn núi được đặt tên như vậy là do quá trình xói mòn đã làm lộ ra một gờ mạch quặng tinh thể lấp lánh như pha lê. Một con đường đá đã được xây dựng xuyên qua vỉa đá vào đầu năm 1937, nhưng cho đến tận năm 1951, nghĩa là 14 năm sau đó, hầu như chẳng một ai buồn cúi xuống nhặt một mẩu tinh thể lấp lánh đó lên để nhìn cho thật kỹ.
Vào năm 1951, hai người đàn ông ở Darby là A. E. Cumley và L. I. Thompson đã nhìn thấy một bộ sưu tập khoáng vật được trưng bày trong thị trấn. Cả hai đều cảm thấy rất hứng thú. Trong bộ sưu tập đó, họ nhìn thấy những mẫu khoáng chất berin đã từng được dùng trong công cuộc nghiên cứu năng lượng hạt nhân, theo lời chú thích trên tấm thẻ đính kèm. Thompson và Cumley lập tức nghĩ đến núi Crystal. Thompson đã gửi một mẩu quặng đến Vụ Khai Thác Mỏ ở Spokane, kèm theo lời đề nghị cử một nhà phân tích xuống xem “một số lượng cực lớn” khoáng vật này. Trong cùng năm đó, Vụ Khai Thác Mỏ đã điều một xe ủi đất lên núi Crystal và lấy một ít quặng về nghiên cứu. Mục đích của họ là phân tích xem liệu đây có phải là mỏ quặng berin quý giá và lớn nhất trên thế giới hay không. Ngày nay, những chuyến xe tải chở đất phải xếp hàng nối đuôi nhau chạy lên núi và quay trở về với một thùng xe đầy quặng. Trong khi ngay dưới chân núi, các đại diện Công ty Thép Mỹ và Chính phủ Mỹ, cầm sẵn tiền trên tay, đang chầu chực trong sự hồi hộp để mua được những mẩu quặng giá trị cao. Tất cả những điều đó chỉ bắt đầu từ buổi sáng đặc biệt, khi hai người đàn ông kia không chỉ quan sát bằng đôi mắt, mà còn chịu khó quan sát bằng trí tuệ của mình, để phát hiện những giá trị mà người khác không nhìn thấy. Ngày nay, họ đã là những người giàu có với tài sản trị giá nhiều triệu đô-la.
Một người nhìn xa có thể không làm được điều mà Thompson và Cumley đã làm, nếu thị lực tinh thần của anh ta bị khiếm khuyết. Anh ta chỉ có thể nhìn thấy những giá trị ở xa, trong khi mọi cơ hội trước mắt lại bị bỏ qua một cách lãng phí. Phải chăng một gia tài lớn đang nằm ngay trước cửa nhà bạn? Hãy nhìn lại chính mình. Khi phải thực hiện công việc thường nhật, liệu bạn có cảm thấy bực bội vì một điều gì đó nhỏ nhặt hay không? Có lẽ bạn sẽ nghĩ ra một giải pháp để vượt qua nỗi phiền muộn đó - một giải pháp giúp ích cho bản thân và cho những người khác. Rất nhiều người đã phát tài nhờ biết đáp ứng những nhu cầu đơn giản trong cuộc sống thường nhật. Những nhà phát minh ra cái kẹp tóc, kẹp giấy, dây kéo bằng kim loại chính là những người như vậy. Hãy nhìn lại chính mình. Hãy học để nhìn thấy các sự việc quanh mình. Bạn có thể tìm thấy mỏ kim cương ngay tại sân sau nhà mình.
Tuy nhiên, việc “nhìn thiển cận” gặp nhiều vấn đề không kém việc “nhìn quá xa”. Những người thiển cận chỉ có thể nhìn thấy những gì ở ngay trước mắt mà bỏ qua mọi tiềm năng ở xa. Họ không bao giờ hiểu được tác dụng của việc lập kế hoạch. Họ cũng không hiểu được ý nghĩa của việc dành thời gian suy nghĩ. Họ quá bận rộn với những vấn đề tức thời, bận đến mức không còn thời giờ để nhìn ra xa, tìm kiếm cơ hội, quan sát trào lưu và thấy được cục diện chung.
Khả năng nhìn vào tương lai là một trong những thành tựu kỳ lạ của bộ não con người. Ở khu vực chuyên canh cây có múi thuộc Florida có một thị trấn nhỏ tên là Winter Haven. Nhiều người cho rằng đây chắc chắn không thể là địa chỉ thích hợp để thu hút khách du lịch. “Thiên đường mùa đông” này nằm lọt thỏm giữa một vùng đất mênh mông, vắng vẻ. Không có biển, không có núi, chỉ có những ngọn đồi trải dài hàng dặm với một vài hồ nước nhỏ và đám cây bách lơ thơ trong các đầm lầy bên dưới thung lũng.
Tuy nhiên, có một người đã “nhìn” những đầm lầy đó bằng con mắt mà người khác không sử dụng đến. Tên ông là Richard Pope. Pope đã mua một cái đầm rộng, dựng hàng rào xung quanh, và từ chối những lời đề nghị mua lại Vườn Bách nổi tiếng thế giới với giá trên một triệu đô-la.
Tất nhiên, mọi chuyện không đơn giản như vậy. Trong suốt quá trình này, Pope phải “nhìn thấy” những cơ hội trong tình huống cụ thể của mình.
Chẳng hạn với vấn đề quảng cáo. Pope biết rằng cách duy nhất để thu hút khách du lịch đến một nơi hẻo lánh như vậy là phải tận dụng sức mạnh của quảng cáo. Nhưng việc đó hẳn sẽ tiêu tốn rất nhiều tiền. Vì vậy, Pope đã chọn làm cách khác. Ông kinh doanh nhiếp ảnh. Ông mở một tiệm ảnh ở Vườn Bách, bán phim cho khách tham quan và sau đó hướng dẫn họ chụp ảnh ngay trong Vườn. Ông thuê các vận động viên trượt ván đến để thực hiện những động tác khó và hướng dẫn khách tham quan cách đặt chế độ máy ảnh thích hợp để ghi lại hình ảnh những màn biểu diễn này. Tất nhiên khi khách du lịch trở về thì những bức ảnh đẹp nhất của chuyến đi luôn được chụp tại Vườn Bách. Họ đã giúp Pope quảng cáo, với phương tiện hiệu quả nhất là truyền miệng và bằng chứng là các bức ảnh!
Đây chính là tầm nhìn sáng tạo mà chúng ta cần phát huy. Chúng ta phải học cách nhìn thế giới bằng một đôi mắt khác để thấy những cơ hội đang tiềm ẩn xung quanh, đồng thời tìm kiếm các cơ hội ở tương lai phía trước.
Nhìn nhận cuộc sống là một kỹ năng cần học hỏi, và cũng như mọi kỹ năng khác, chúng ta cần phải rèn luyện mới có thể trở nên thành thạo.
Nhìn thấy khả năng, tiềm lực và quan điểm của người khác. Chúng ta có thể biết rõ năng lực của bản thân, nhưng chúng ta có thể hoàn toàn mù mờ về người khác. Tất cả mọi người, dù vĩ đại hay không, đều có xuất phát điểm như nhau. Không ai sinh ra đã là thiên tài. Trong thực tế, một số nhân vật xuất chúng thỉnh thoảng vẫn bị xem là ngớ ngẩn. Chỉ đến khi tiếp nhận thái độ tích cực, học cách hiểu rõ mọi năng lực và xác định mục tiêu rõ ràng cho tương lai, con người mới bắt đầu chinh phục đỉnh cao của thành công.
Có một cậu bé luôn bị thầy cô giáo xem là một kẻ đần độn, “óc bã đậu”. Cậu thường ngồi im lặng và vẽ cái gì đó trên tấm bảng của mình. Cậu thích quan sát và lắng nghe mọi người xung quanh. Cậu đặt những câu hỏi không thể trả lời, nhưng lại không chịu nói ra những gì mình biết. Lũ trẻ gọi cậu là “kẻ tối dạ” và cậu thường bị phạt đứng ở góc lớp.
Cậu bé đó chính là Thomas Alva Edison, nhà phát minh vĩ đại của thế giới sau này. Bạn hẳn sẽ cảm thấy hứng thú khi đọc toàn bộ câu chuyện cuộc đời của Thomas A. Edison. Thầy cô giáo và bạn bè cùng lớp đều cho rằng ông là một kẻ ngu ngốc. Tuy nhiên, một sự cố đã khiến ông lật lá bùa từ NMA sang PMA và ông đã trở thành một nhân vật lỗi lạc, một nhà phát minh vĩ đại của nhân loại.
Vậy sự cố kia là gì? Điều gì đã xảy ra với Edison khiến ông thay đổi thái độ sống? Chuyện là có lần ông kể cho mẹ nghe rằng thầy giáo đã nói với viên thanh tra là ông rất tối dạ và chẳng có lý do gì để giữ ông lại trường. Người mẹ đáp lại rằng dù có như vậy thì bà vẫn tin con trai bà là người thông minh và có thể thành đạt sau này.
Kể từ hôm đó, ông đã hoàn toàn thay đổi. Ông nói: “Tôi chịu ảnh hưởng từ mẹ tôi rất nhiều. Những ảnh hưởng tốt đẹp từ sự dạy dỗ ban đầu mà tôi không bao giờ đánh mất. Mẹ tôi luôn ân cần, biết thông cảm và chưa bao giờ đánh giá sai về tôi”. Niềm tin của mẹ dành cho ông đã khiến ông nhìn lại bản thân bằng một đôi mắt hoàn toàn khác. Chính điều đó khiến ông lật lá bùa mặt tiêu cực sang mặt tích cực và chọn một thái độ tích cực để học tập và nghiên cứu. Thái độ này đã dạy cho Edison cách nhìn nhận mọi việc một cách bao quát và sâu sắc hơn, cho phép ông tìm ra những phát minh mang lại ích lợi to lớn cho nhân loại. Có lẽ người thầy đã không nhìn thấy điều đó vì không thật sự quan tâm đến việc giúp đỡ cho cậu học trò nhỏ của mình. Nhưng mẹ của Edison thì không.
Bạn có khuynh hướng chỉ thấy những gì mình muốn thấy.
Khi bạn nghe, không hẳn là bạn đã chú ý, nhưng khi bạn lắng nghe thì bạn đang tập trung toàn bộ tâm trí. Qua cuốn
sách này, chúng tôi muốn bạn hãy biết lắng nghe thông điệp này: hãy nhìn xem bạn liên hệ và vận dụng nguyên tắc thành công vào cuộc sống của mình như thế nào.
Chúng ta hãy xem trường hợp sau đây.
Tiến sĩ Roy Plunkett, một nhà hóa học của công ty DuPont, tiến hành một thí nghiệm đặc biệt, và ông đã thất bại. Khi mở ống nghiệm, ông thấy ống nghiệm dường như chẳng còn gì cả. Ông cảm thấy khó hiểu và tự hỏi: “Tại sao?”. Ông không bỏ ống nghiệm đi như nhiều nhà khoa học khác vẫn làm trong hoàn cảnh tương tự. Thay vào đó, ông đặt chiếc ống nghiệm đó lên cân. Và lạ lùng thay, trọng lượng của ống nghiệm sau thí nghiệm cao hơn hẳn so với những ống nghiệm chưa được dùng đến. Và một lần nữa, Tiến sĩ Plunkett lại tự hỏi mình: “Tại sao?”.
Trong quá trình đi tìm câu trả lời, ông đã khám phá ra một loại nhựa trong suốt, tetrafluoroethylene, thường được biết đến với tên gọi là nhựa Teflon mà sau này được ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp và cả trong cuộc sống.
Vậy nếu có điều gì đó mà bạn không hiểu thì hãy tự đặt câu hỏi tại sao. Hãy quan sát, phân tích và rất có thể bạn sẽ đạt được một thành tựu lớn lao đấy.
Hãy đặt câu hỏi. Đặt câu hỏi cho mình và cho người khác về những điều bạn chưa hiểu rõ. Điều này có thể sẽ giúp ích cho bạn về sau. Nhiều khám phá khoa học vĩ đại đã bắt nguồn từ những câu hỏi giản đơn như vậy.
Một thanh niên người Anh đang nằm thư giãn dưới một gốc táo ở nông trại của bà cậu. Anh đang suy nghĩ vẩn vơ, bỗng một quả táo rơi bộp xuống ngay bên cạnh. Vốn là sinh viên ngành toán học cao cấp, chàng thanh niên này bỗng thắc mắc: “Tại sao quả táo lại rơi xuống đất?” - Anh tự hỏi. “Có phải trái đất đã hút quả táo xuống? Hay quả táo đã hút trái đất? Hay cả quả táo và trái đất hút lẫn nhau? Liệu ở đây có quy luật nào không?”. Isaac Newton đã sử dụng sức mạnh suy nghĩ và ông đã có một khám phá vĩ đại. Thế là Định luật Vạn vật hấp dẫn ra đời. Quan sát về mặt tinh thần chính là suy nghĩ. Ông đã tìm ra câu trả lời: trái đất và quả táo hút lẫn nhau, còn định luật vạn vật hấp dẫn thì được áp dụng cho toàn vũ trụ.
Newton đã khám phá ra lực hấp dẫn vì ông là người có óc quan sát và luôn tìm kiếm câu trả lời cho những gì nhìn thấy.
Một người khác, nhờ rèn luyện sức mạnh quan sát và hành động theo những gì mình lĩnh hội, cũng tìm thấy hạnh phúc và trở nên giàu có. Newton đã tự đặt câu hỏi, còn người đàn ông kia thì tìm đến lời khuyên của chuyên gia.
Người trở nên giàu có nhờ biết đón nhận lời khuyên. Ở Toba, Nhật Bản, vào năm 1869, khi chỉ mới 11 tuổi, Kokichi Mikimoto đã tiếp nhận xưởng làm mì sợi của cha mình. Cha ông mắc phải một căn bệnh hiểm nghèo và không thể tiếp tục làm việc được nữa. Mikimoto đã làm việc và nuôi cả sáu anh trai, ba chị gái và cả bố mẹ mình. Ngoài việc làm mì sợi mỗi ngày, ông còn phải mang chúng đi bán. Ông đã chứng tỏ rằng mình là một người bán hàng giỏi giang.
Mikimoto trước đây từng được một võ sĩ dạy rằng:
Biểu tượng của niềm tin đích thực bao gồm lòng tốt và tình yêu dành cho đạo hữu, chứ không chỉ bằng những lời cầu nguyện.
Với thái độ tích cực, triết lý đơn giản và hành động tích cực, Mikimoto đã trở thành một người thực hiện. Ông đã tập cho mình thói quen biến ý tưởng thành hành động thực tiễn.
Năm 20 tuổi, ông yêu con gái của một võ sĩ (2). Ông biết rằng cha vợ tương lai của mình sẽ không đồng ý cho con gái kết hôn với một người làm mì sợi. Do đó, ông quyết định đổi nghề và trở thành một nhà buôn ngọc trai.
Cũng như bao người thành đạt khác trên thế giới, Mikimoto liên tục bổ sung những kiến thức có thể giúp ích cho ông trong công việc mới mẻ này. Ông tìm đến Giáo sư Yoshikichi Mizukuri để học hỏi về một trong những quy luật tự nhiên vốn chưa bao giờ được chứng minh trước đây.
Giáo sư nói: “Ngọc trai được hình thành trong con trai khi một vật thể lạ bên ngoài, chẳng hạn như một hạt cát, rơi vào và mắc kẹt ở đó. Nếu vật thể lạ ấy không khiến con trai chết đi, một lớp xà cừ sẽ được tiết ra để bọc lấy vật thể lạ đó và quá trình kéo dài nhiều năm như thế sẽ tạo ra ngọc trai”.
Mikimoto cảm thấy rất hào hứng. Ông tự hỏi : “Liệu mình có thể nuôi ngọc trai bằng cách cẩn thận cấy một vật thể lạ vào trong con trai và để thiên nhiên thực hiện phần việc còn lại không nhỉ?”.
Ông đã biến lý thuyết thành hành động tích cực ngay khi ông học cách quan sát sự việc.
Nhờ vị giáo sư đó, Mikimoto đã học được cách nhìn nhận vấn đề. Sau đó, ông biết tận dụng sức mạnh của trí tưởng tượng. Ông cũng dành thời gian để suy nghĩ sáng tạo. Ông sử dụng cách lập luận theo lối suy diễn. Ông cho rằng nếu viên ngọc trai được hình thành khi một vật thể lạ lọt vào bên trong con trai, thì ông cũng có thể tạo ra ngọc trai bằng cách chủ động cấy những vật thể lạ vào con trai và buộc chúng sản sinh ra ngọc. Ông đã học quan sát và hành động dựa trên quy luật tự nhiên để rồi trở thành một trong những người thành công nhất trong lĩnh vực nuôi cấy và kinh doanh ngọc trai.
Khi nghiên cứu về cuộc sống của Mikimoto, chúng tôi thấy ông đã vận dụng tất cả 17 nguyên tắc thành công. Tuy nhiên, bản thân kiến thức không thể giúp bạn thành công nếu bạn không hành động. Hãy vận dụng kiến thức vào những hành động cụ thể!
Dưới đây là một câu chuyện khác cũng về ngọc trai. Lần này là một người Mỹ tên Joseph Goldstone kinh doanh trang sức ở Iowa.
Một hôm, ông nghe được tin người Nhật đã tạo ra loại ngọc trai nuôi rất đẹp. Chất lượng ngọc rất cao và được bán với giá rẻ hơn nhiều so với ngọc trai thiên nhiên.
Joe đã “nhìn” thấy một cơ hội lớn ở đây. Bất chấp đây là thời điểm khó khăn nhất của cuộc Đại suy thoái, ông và vợ, bà Esther, vẫn quyết định bán toàn bộ tài sản và lên đường đến Tokyo. Họ đáp máy bay đến Nhật và trong túi còn chưa đến 1.000 đô-la, nhưng họ mang theo một kế hoạch lớn cùng “rất nhiều” thái độ tích cực.
Họ xin gặp ông K. Kitamura, chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh Ngọc trai Nhật Bản. Joe trình bày với K. Kitamura về kế hoạch đưa ngọc trai Nhật vào thị trường Mỹ và thuyết phục Kitamura cho ông mua trả chậm với khoản tín dụng ban đầu lên đến 100.000 đô-la. Đây là một con số khổng lồ, đặc biệt là trong thời kỳ suy thoái. Tuy nhiên, chỉ sau vài ngày, ông Kitamura đã gật đầu đồng ý.
Ngọc trai bán rất chạy và gia đình Goldstone ngày càng trở nên giàu có. Chỉ vài năm sau, họ quyết định thành lập trại nuôi cấy ngọc trai riêng của mình, tất nhiên là với sự giúp đỡ của Chủ tịch Kitamura. Một lần nữa, họ đã “nhìn thấy” cơ hội trong khi người khác không nhìn thấy.
Khi thấy tỉ lệ chết của trai là trên 50% sau khi cấy nhân ngọc, họ đã tự hỏi: “Làm thế nào để giảm bớt tỉ lệ tổn thất quá cao này?”.
Sau nhiều nghiên cứu, gia đình Goldstone bắt đầu áp dụng những biện pháp vô trùng dùng trong y tế. Vỏ trai được nạo sạch và cọ rửa để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn cho trai. “Bác sĩ phẫu thuật” sử dụng thuốc gây mê dạng lỏng để giúp những con trai thư giãn, rồi đặt một miếng vỏ trai nhỏ vào trong con trai. Vết rạch được thực hiện bằng một loại dao mổ tiệt trùng. Ngay sau đó, con trai được đặt vào lồng và chiếc lồng này sẽ được đưa xuống nước. Cứ mỗi bốn tháng, chiếc lồng sẽ được kéo lên và các con trai sẽ được kiểm tra toàn bộ. Bằng kỹ thuật này, 90% trai sống tốt và cho ngọc. Gia đình Goldstone phát lên từ đó.
Đến đây, chúng ta có thể thấy mọi người thành công như thế nào sau khi họ học cách vận dụng nhận thức tinh thần. Khả năng “nhìn” không chỉ đơn thuần là quá trình đón nhận tia sáng xuyên qua võng mạc của mắt, mà còn là kỹ năng giải mã những gì nhìn thấy và vận dụng kết quả giãi mã vào cuộc sống của chúng ta.
Học để nhìn sẽ mang lại những cơ hội mà bạn chưa từng nghĩ đến. Tuy nhiên, ngoài việc học hỏi cách vận dụng nhận thức tinh thần thì vẫn còn nhiều điều khác để giúp bạn thành công với thái độ tích cực. Bạn còn phải học cách hành động dựa trên những gì đã học được. Hành động luôn có vai trò quan trọng, bởi thông qua hành động, bạn mới đạt được mục tiêu của mình.
Đừng chờ đợi thêm nữa. Hãy đọc chương tiếp theo “Bí quyết hoàn thành mục tiêu” và cùng với thái độ tích cực, bạn hãy tiến lên các nấc thang thành công.
Định hướng số 7 : Ý TƯỞNG THỰC HÀNH
1. Học để nhìn! Nhìn là một quy trình cần học hỏi. Chín phần mười quy trình “nhìn” diễn ra trong bộ não.
2. Bốn ngón tay, thay vì năm. Đây là biểu tượng giúp cho George Campbell có cuộc sống trọn vẹn, hạnh phúc. Bạn có thể sử dụng biểu tượng này như thế nào?
3. Kỹ năng nhìn có được thông qua sự liên tưởng. Hình ảnh đầu tiên của người mẹ mà George Campbell nhìn thấy có ý nghĩa rất lớn đối với ông khi ông nhận ra giọng nói của bà.
4. Liệu đã đến lúc kiểm tra “thị lực tinh thần” của bạn hay chưa? Một khi “thị lực tinh thần” bị khiếm khuyết thì bạn phải dò dẫm bước đi trong những khái niệm sai lầm.... Bạn sẽ bị va vấp rồi làm đau chính mình lẫn người khác một cách không cần thiết. “Thị lực tinh thần” của bạn có trở nên rõ ràng hơn qua năm tháng?
5. Hãy quan sát từ một góc nhìn mới và nhận diện những gì bạn thấy. Có thể đó là mảnh đất chứa đầy kim cương ngay trong sân sau nhà bạn.
6. Đừng thiển cận mà hãy nhìn thật xa vào tương lai. Vườn Bách nổi tiếng là vì Richard Pope xem nó là một mục tiêu rõ ràng cho tương lai.
7. Nhìn vào khả năng, tiềm lực và quan điểm của người khác. Bạn có thể đang phủ nhận một thiên tài. Câu chuyện của Thomas Edison là một ví dụ điển hình.
8. Bạn nhận thấy bản thân mình liên hệ và vận dụng những nguyên tắc thành công trong cuốn sách này vào cuộc sống của bạn ra sao?
9. Học hỏi từ thiên nhiên. Bằng cách nào? Hãy tự đặt ra cho mình một số câu hỏi, giống như Isaac Newton từng làm. Nếu không biết câu trả lời, bạn hãy tìm đến sự trợ giúp của các chuyên gia.
10. Biến những điều nhìn thấy thành thực tiễn thông qua các hành động cụ thể. Mikimoto đã biến lý thuyết thành một gia tài. Goldstone đã liên hệ và vận dụng các nguyên tắc lẫn biện pháp phẫu thuật được sử dụng ở bệnh viện để cứu những con trai trong quá trình sản xuất ngọc trai. [/size]
HÃY CỞI MỞ TÂM HỒN
VÀ HỌC NHÌN
0 nhận xét:
Đăng nhận xét