Chương 12 : Đừng đẩy lùi mà hãy thu hút sự giàu có
Bất kể bạn là ai, tuổi tác nào, trình độ hay nghề nghiệp ra sao, bạn vẫn có thể thu hút của cải về phía mình. Nhưng bạn cũng có thể đẩy lùi nó. Chúng tôi chỉ muốn nói với bạn rằng: “Đừng đẩy lùi mà hãy thu hút sự giàu có”.
Chương này sẽ hướng dẫn bạn cách kiếm tiền. Bạn muốn trở nên giàu có không? Tất nhiên là có, đúng không nào? Hay bạn e ngại chuyện làm giàu?
Có thể bạn là một người yếu đuối và chính vì vậy mà bạn không nỗ lực để tìm đến sự giàu có. Nếu quả đúng như vậy thì bạn hãy xem lại câu chuyện của Milo C. Jones, đã được giới thiệu trong Chương 2.
Thậm chí, nếu bạn đang là một bệnh nhân nội trú, bạn vẫn có thể thu hút sự giàu có. Hay nói một cách đơn giản hơn là bạn vẫn có thể kiếm tiền, chỉ cần bạn dành thời gian nghiên cứu, suy nghĩ và lập kế hoạch như George Stefek đã làm trong câu chuyện dưới đây.
Làm giàu trên giường bệnh. Trong quá trình nghiên cứu sự nghiệp của những người thành đạt, chúng tôi nhiều lần nhận thấy ngày mà họ cho rằng mình chạm đến thành công chính là ngày họ chọn một cuốn sách để đọc. Đừng bao giờ đánh giá thấp giá trị của một cuốn sách. Sách là
công cụ giúp bạn khởi đầu một kế hoạch mới. Ngoài ra, sách còn có thể là ngọn đuốc soi sáng những tháng ngày đen tối mà bất kỳ kế hoạch nào cũng có thể vấp phải.
George Stefek đã hồi phục sức khỏe trong một bệnh viện dành cho cựu chiến binh ở Hines, Illinois. Trong những ngày nằm trên giường bệnh, ông đã phát hiện ra giá trị bằng tiền của việc dành thời gian suy nghĩ. Ông đọc cuốn Cách Nghĩ để Thành Công và ông đã sẵn sàng.
Ông nảy ra một ý tưởng. Theo quan sát của George thì rất nhiều tiệm giặt ủi thường gấp những chiếc áo sơ mi mới ủi xong trên một tấm bìa, mục đích là để chiếc áo được phẳng phiu, không có nếp nhăn. Các tiệm giặt ủi này phải trả 4 đô-la cho mỗi 1.000 tấm bìa như thế. Ý tưởng của ông là làm sao bán cho họ 1.000 tấm bìa với giá chỉ 1 đô-la, nhưng trên mỗi tấm bìa sẽ có những dòng chữ quảng cáo.
Tất nhiên các công ty muốn quảng cáo phải trả tiền để được in tên trên đó và George sẽ thu được lợi nhuận.
Và George bắt đầu tìm cách thực hiện.
Vừa ra viện, ông hành động ngay!
Do chưa từng làm việc trong lĩnh vực quảng cáo nên ông gặp không ít khó khăn trong thời gian đầu, nhưng cuối cùng, ông đã nghĩ ra một cách bán hàng được mọi người gọi là “thử và sai”, còn chúng tôi gọi là “thử và thành công”.
George tiếp tục duy trì thói quen mà ông đã tập được trong lúc nằm viện, tức là dành thời gian suy nghĩ, nghiên cứu và lập kế hoạch mỗi ngày.
Khi công việc kinh doanh đã khởi sắc, George quyết định đẩy mạnh doanh số bán bằng cách cộng thêm giá trị gia tăng cho dịch vụ của mình.
Những tấm bìa, sau khi được rút ra khỏi áo, thường bị bỏ đi. Ông tự hỏi làm thế nào để yêu cầu các gia đình giữ lại những tấm bìa với dòng chữ quảng cáo trên đó. Và thế là giải pháp chợt lóe lên.
Ông đã làm gì? Trên một mặt của tấm bìa, ông tiếp tục cho in quảng cáo, còn ở mặt kia, ông bổ sung một điều mới mẻ: một trò chơi thú vị cho trẻ con, một công thức nấu bếp cho các bà nội trợ, hoặc một ô chữ để cả nhà cùng tham gia giải đáp. George kể rằng ông từng nghe một người chồng than phiền về việc hóa đơn giặt ủi tăng lên đột ngột đến mức không hiểu nổi. Về sau, ông mới biết rằng do vợ ông ấy đã mang đến tiệm cả những bộ áo quần chưa cần giặt để nhận được các công thức nấu ăn của George!
Nhưng George không dừng lại ở đó. Là một người đầy tham vọng. Ông muốn mở rộng công việc kinh doanh hơn nữa. Ông lại tự đặt ra một câu hỏi khác: “Mình sẽ mở rộng kinh doanh bằng cách nào?”. Và không mấy ngạc nhiên, ông đã nhanh chóng tìm ra câu trả lời.
Cứ mỗi 1.000 đô-la doanh thu ông nhận được từ các tiệm giặt ủi, George Stefek đóng góp 1 đô-la cho Viện Giặt ủi Mỹ (Institute of Laundering). Đổi lại, Viện này đề nghị các thành viên hãy tự giúp mình và giúp hiệp hội giặt ủi bằng cách sử dụng những tấm bìa gấp áo do George Stefek cung cấp!
Vậy là George lại có một khám phá hết sức quan trọng: Càng cho đi những điều tốt đẹp và đáng trân trọng bao nhiêu, bạn lại càng nhận được nhiều bấy nhiêu!
Việc dành thời gian suy nghĩ một cách thấu đáo và có kế hoạch đã giúp George Stefek trở nên giàu có. Ông nghiệm ra rằng thời gian chính là yếu tố cần thiết để thành công trong việc thu hút sự giàu có và tạo ra của cải.
Môi trường tĩnh lặng sẽ giúp những ý tưởng tuyệt vời xuất hiện. Đừng phạm sai lầm khi tin rằng suy nghĩ thật nhanh nghĩa là bạn làm việc hiệu quả và tận dụng tốt nhất mọi khả năng của mình. Đừng cho rằng bạn đang lãng phí thời gian khi suy nghĩ. Suy nghĩ chính là nền tảng của mọi thành tựu của nhân loại.
Bạn không nhất thiết phải trở thành bệnh nhân như George Stefek mới tập được thói quen đọc sách, suy nghĩ hay lập kế hoạch. Thời gian để suy nghĩ, nghiên cứu và lập kế hoạch cũng không cần phải quá dài. Chỉ cần đầu tư một phần trăm thời gian trong ngày để nghiên cứu, suy nghĩ và lập kế hoạch là bạn đã có thể tạo ra sự khác biệt lớn và vươn đến thành công.
Một ngày của bạn có 1.440 phút và hẳn bạn sẽ ngạc nhiên khi nhìn thấy những gì mà 14 phút (1/100) trong số đó có thể mang lại. Một khi đã tập được thói quen này, bạn sẽ thường xuyên có được những ý tưởng xuất sắc, khả thi vào bất kỳ thời điểm nào và ở bất kỳ nơi đâu: khi rửa chén, lúc ngồi xe buýt hay thậm chí là lúc bạn đang tắm.
Hãy sử dụng hai công cụ đơn giản nhất mà các thiên tài luôn sử dụng: bút chì và giấy. Trong tay Edison luôn có sẵn hai loại công cụ đơn giản mà hiệu quả này. Và giống như ông, bạn cũng sẽ luôn sẵn sàng để ghi lại tất cả mọi ý tưởng, bất kể ngày hay đêm.
Một thói quen khác có thể giúp bạn trở nên giàu có là học cách đặt mục tiêu.
Học cách đặt mục tiêu. Có bốn điều quan trọng bạn cần ghi nhớ để xác lập mục tiêu.
(a) Viết mục tiêu ra giấy. Sau đó, bạn bắt đầu tập trung suy nghĩ. Việc viết mục tiêu ra giấy sẽ giúp bạn suy nghĩ có trọng tâm hơn.
(b) Đặt mốc thời gian. Xác định thời hạn đạt được mục tiêu. Điều này rất quan trọng, bởi nó giúp bạn luôn hướng đến mục tiêu và nỗ lực không ngừng để đạt được mục tiêu đó.
(c) Đặt tiêu chuẩn thật cao. Giữa việc dễ dàng đạt mục tiêu và sức mạnh của động lực dường như có một mối liên hệ trực tiếp với nhau. Trong Chương 9 và Chương 10, bạn đã tự mình học được cách tạo động lực cho bản thân và cho người khác.
Nhìn chung, mục tiêu càng cao thì bạn sẽ càng nỗ lực để vươn tới. Câu hỏi sau đây là một gợi ý cho bạn suy nghĩ: Mười năm nữa bạn sẽ như thế nào, nếu vẫn tiếp tục làm những gì mình đang làm?
(d) Đặt mục tiêu cao. Nỗ lực bạn bỏ ra để đạt được mục tiêu trở nên giàu có cũng không khác nhiều so với “nỗ lực” chấp nhận sống nghèo khó và thiếu thốn. Ngay từ bây giờ, bạn hãy can đảm lên để yêu cầu cuộc sống đem đến cho mình nhiều hơn những gì mình xứng đáng nhận được.
Tự lập kế hoạch từ đầu đến cuối là một việc làm rất đáng hoan nghênh, nhưng kế hoạch của bạn không phải lúc nào cũng mang tính khả thi. Con người không thể biết trước những khó khăn đang chờ đợi mình trên hành trình từ vạch xuất phát cho đến khi chạm đích. Tuy nhiên, bạn phải biết rõ mình đang ở đâu, muốn đi tới đâu và phải bắt đầu khởi hành ngay lập tức. Khi đó, bạn mới có thể tiến từng bước vững chắc để về đích.
Bước đầu tiên. Điều quan trọng sau việc đặt mục tiêu là bắt tay vào hành động. Cụ bà 63 tuổi Charles Philipia quyết định đi bộ từ thành phố New York đến Miami, Florida, Hoa Kỳ. Bà đã đến Miami và một nhóm nhà báo xin phỏng vấn bà. Họ muốn biết ý tưởng về một cuộc đi bộ đường dài như vậy có khiến bà sợ hãi hay không. Bà lấy đâu ra lòng can đảm để thực hiện một chuyến đi bộ dài như vậy?
Bà Philipia đáp: “Tôi không cần phải có lòng can đảm để thực hiện một cuộc hành trình như thế. Tôi chỉ bước mỗi lần một bước, rồi một bước nữa. Cứ thế tôi tiếp tục và giờ tôi đã có mặt ở đây. Mọi việc chỉ có vậy thôi!”.
Bạn cần phải có bước đi đầu tiên. Nếu chỉ suy nghĩ và nghiền ngẫm thôi thì bạn sẽ không thay đổi được gì cả. Điều quan trọng nhất là bạn phải hành động để thời gian suy nghĩ và nghiên cứu của bạn không bị lãng phí.
Một người bạn đã giới thiệu chúng tôi với một người đàn ông ở Phoenix, Arizona: “Hãy đến gặp người đã bán một mỏ vàng với giá một triệu đô-la nhưng vẫn là chủ sở hữu của mỏ vàng đó!”.
“Làm sao ông có thể làm được điều đó?” – Chúng tôi hỏi ông ấy mà không giấu được sự ngạc nhiên.
Ông ấy đáp: “Ồ, tôi có ý tưởng, nhưng tôi không có tiền. Tôi có một cái xẻng và một cái cuốc. Vì vậy, tôi đã vác hai công cụ này lên vai và bắt tay vào hành động để biến ý tưởng của mình thành hiện thực.
Và sau đó mọi việc đến với tôi rất tự nhiên: nếu đào được mạch vàng, tôi sẽ tìm đến một trong những tập đoàn khai thác mỏ lớn đủ tiền để khai thác tiếp, trong khi tôi chẳng cần phải có vốn. Ông biết đấy, máy móc khai thác mỏ ngày nay rất đắt tiền.
Vì vậy, tôi cố gắng tìm kiếm và phát hiện ra một mạch vàng. Mọi dấu hiệu đều cho thấy tôi đã phát tài. Tôi bán mạch vàng ấy với giá hai triệu đô-la. Điều kiện đặt ra là họ chỉ phải trả một triệu đô-la tiền mặt và một triệu đô-la còn lại trả chậm. Khi quá trình khai thác đang diễn ra suôn sẻ thì mạch vàng bỗng biến mất. Tôi nói với công ty khai thác mỏ rằng nếu họ muốn bán khu mỏ thì tôi sẽ mua lại bằng cách hủy cho họ phần thanh toán còn lại. Họ đồng ý, và ông thấy đấy, tôi đã có một triệu đô-la tiền mặt và vẫn sở hữu khu mỏ ấy!”.
Sự giàu có bị đẩy lùi bởi thái độ tiêu cực. Thái độ tích cực thu hút sự giàu có, trong khi thái độ tiêu cực sẽ làm điều ngược lại – đẩy nó ra xa.
Với thái độ tích cực, bạn sẽ thực hiện bước đi đầu tiên và nỗ lực không ngừng cho đến khi đạt được sự giàu có mà mình mong muốn. Tuy nhiên, một lúc nào đó, mặt tiêu cực của lá bùa vô hình sẽ tác động đến bạn, khiến bạn dừng lại khi còn cách đích chỉ vài bước chân. Bạn cũng có thể thất bại khi nỗ lực vận dụng một trong 17 nguyên tắc thành công. Dưới đây là một ví dụ điển hình:
Vào cuối năm 1929, một người đàn ông tên là Oscar đang đứng đợi tàu trong nhà ga xe lửa ở thành phố Oklahoma. Ông phải đợi vài giờ mới có một chuyến tàu đi về phía đông. Trước đó, ông đã ở nhiều tháng liền trong vùng sa mạc phía tây vốn có nhiệt độ ban ngày lên đến gần 40°C với nhiệm vụ tìm kiếm mỏ dầu cho một công ty ở phía đông. Và ông đã thành công.
Oscar tốt nghiệp Học viện Công nghệ Massachusetts (M.I.T). Người ta nói rằng ông đã kết hợp đủ loại máy móc, từ que dò mạch, điện kế, từ kế đến máy ghi dao động, đèn radio và một số công cụ hiện đại khác vào thời đó mới phát hiện ra mỏ dầu.
Rồi Oscar nghe tin công ty mà ông đang làm việc bị vỡ nợ. Công ty phá sản do vị chủ tịch đã dồn một lượng tiền lớn vào đầu tư cổ phiếu và trở nên trắng tay khi thị trường chứng khoán sụp đổ vào cuối năm 1929.
Lúc này đây, Oscar đang trên đường trở về nhà. Mất việc, viễn cảnh trước mắt ông thật u ám.
Ảnh hưởng của thái độ tiêu cực bắt đầu tác động mạnh mẽ lên tinh thần ông.
Do phải chờ tàu trong nhiều giờ nên ông quyết định giết thời gian bằng cách chơi trò tìm kiếm dầu mỏ trên sân ga. Chỉ số dầu đo được lên cao đến nỗi Oscar bực mình đạp đổ chiếc máy đo.
Oscar không tin vào mắt mình.
“Không thể có nhiều dầu như thế! Không thể có nhiều dầu như thế!” - Ông tức tối la to.
Oscar đã quá bi quan do đang bị tác động bởi thái độ tiêu cực. Cơ hội ông tìm kiếm bấy lâu đang ở cách ông chỉ một bước chân. Ông chỉ cần tiến chút nữa là chạm đến nó. Nhưng sự tác động của thái độ tiêu cực đã khiến ông không nhận ra cơ hội này.
Ông đã đánh mất hy vọng và không còn tin vào phát hiện mới của mình. Nếu có thái độ tích cực thì hẳn ông đã thu hút sự giàu có, chứ không phải đẩy lùi nó như trong trường hợp này.
Có niềm tin là một trong 17 nguyên tắc thành công quan trọng. Thái độ tiêu cực khiến Oscar nghi ngờ những điều ông hằng tin tưởng. Bạn biết không, cuộc Đại suy thoái đã gây nên nỗi sợ hãi mơ hồ trong nhận thức của rất nhiều người, và Oscar là một trong số đó. Ông đã làm việc hết mình, nhưng lại mất việc không phải vì lỗi của cá nhân ông.
Oscar đã từng rất kính trọng vị chủ tịch của công ty, nhưng người đàn ông này lại là người biển thủ công quỹ. Còn cỗ máy vốn từng giúp Oscar tìm thấy giếng dầu, giờ lại trở nên vướng víu, thừa thãi. Đúng vậy, Oscar đã nản lòng.
Khi Oscar bước lên tàu ở trạm xe lửa thuộc thành phố Oklahoma và bỏ lại chiếc máy Doodle Bug nằm lăn lóc trên sân ga, ông cũng bỏ lại sau lưng một trong những mỏ dầu lớn nhất nước Mỹ. Một thời gian ngắn sau đó, Oklahoma được mệnh danh là thành phố dầu mỏ nhờ các giếng dầu có trữ lượng khổng lồ tại đây.
Oscar đã trở thành bằng chứng sống cho lập luận của chúng ta: thái độ tinh thần tích cực thu hút, còn thái độ tiêu cực thì đẩy lùi sự giàu có.
Thiếu thốn là động lực đưa bạn đến sự giàu có. Bạn có thể nói rằng: “Thái độ tích cực hay tiêu cực này chỉ phù hợp với những ai có tham vọng triệu phú. Còn tôi thì không có hứng thú với việc kiếm nhiều tiền như họ”.
“Tôi muốn an toàn. Tôi chỉ muốn có một chút kha khá đủ để đáp ứng mọi nhu cầu lúc về hưu thôi.”
“Tôi sẽ ra sao nếu chỉ là một nhân viên văn phòng? Tôi sẽ ra sao nếu chỉ nhận được một mức lương khiêm tốn?”
Và đây là câu trả lời của chúng tôi:
Bạn hoàn toàn có khả năng tìm kiếm sự giàu có. Sự giàu có đủ để mang lại cảm giác an toàn cho bạn, hơn nữa sự giàu có đủ để mang lại một cuộc sống sung túc. Hãy để sức mạnh từ mặt PMA của lá bùa vô hình tác động lên bạn.
Chúng tôi sẽ chứng minh điều này.
Nếu vì một lý do nào đó mà bạn vẫn chưa tin thì hãy tìm đọc cuốn Người Giàu Có Nhất Thành Babylon (The Richest Man in Babylon). Sau khi đọc xong, bạn hãy can đảm tiến lên phía trước. Hãy tiếp tục bước đi và bạn sẽ tìm thấy sự bảo đảm tài chính hay sự giàu có mà mình khao khát. Chúng tôi xin lấy câu chuyện của Osborn làm ví dụ.
Osborn là một nhân viên bình thường, nhưng ông đã trở nên rất giàu có. Cách đây nhiều năm, lúc mới về hưu, ông tuyên bố: “Bây giờ tôi sẽ dành thời gian suy nghĩ làm sao đó để tiền sinh sôi nảy nở, trong khi tôi vẫn được làm những công việc mình yêu thích”.
Nguyên tắc được Osborn sử dụng đơn giản đến mức nhiều người đã không nhận ra.
Khi đọc cuốn Người Giàu Có Nhất Thành Babylon, Osborn khám phá ra rằng sự giàu có sẽ có thể đạt được nếu:
(a) Biết sống tiết kiệm;
(b) Cứ mỗi sáu tháng, hãy dùng khoản tiền tiết kiệm và tiền lãi từ khoản tiết kiệm đó để đầu tư;
(c) Khi đầu tư, hãy hỏi ý kiến chuyên gia về các danh mục đầu tư an toàn. Đừng liều lĩnh “đánh bạc” để rồi thua sạch vốn liếng.
Đây chính là những gì mà Osborn đã làm. Hãy suy ngẫm về điều này, bởi bạn cũng có thể tìm thấy sự an toàn hay giàu có bằng cách tiết kiệm và đầu tư khoản tiền đó một cách thông minh.
Vậy nên bắt đầu khi nào? Hãy Làm Ngay!
Còn đây là một ví dụ khác hoàn toàn đối lập với Osborn.
Đó là câu chuyện về người đàn ông vừa đọc xong một cuốn sách. Khi được giới thiệu với Napoleon Hill, ông ấy vừa bước vào tuổi 50.
Người đàn ông này nói: “Tôi đã đọc cuốn sách Cách Nghĩ để Thành Công của ông cách đây nhiều năm, nhưng giờ tôi vẫn chưa giàu”.
Napoleon Hill mỉm cười đáp lại:
“Bây giờ ông vẫn có thể làm giàu. Tương lai đang ở trước mắt. Ông phải chuẩn bị tư thế. Và khi đã sẵn sàng để đón nhận cơ hội, ông còn phải có một thái độ tích cực nữa.”
Người đàn ông này đã làm theo lời khuyên của tác giả. Năm năm sau, ông vẫn chưa giàu, nhưng đã có được thái độ tích cực. Và ông đã đi đúng hướng trên con đường làm giàu. Ông mắc nợ hàng ngàn đô-la, nhưng chỉ trong khoảng thời gian năm năm, ông đã trả hết số nợ đó và bắt đầu đầu tư bằng khoản tiền tiết kiệm được.
Ông ấy đã phát triển thái độ tích cực khi nghiên cứu cuốn Cách nghĩ để thành công. Ông không chỉ đọc, mà còn học được cách nhận diện các nguyên tắc thành công và cách vận dụng chúng trong cuộc sống của mình.
Mặt tiêu cực NMA của lá bùa đã tác động đến ông, khiến ông hành xử như những kẻ “vụng múa chê đất lệch”. Có bao giờ bạn đổ lỗi cho công cụ lao động của mình chưa?
Vậy thì sai sót là do đâu? Bạn sở hữu một chiếc máy ảnh tốt nhưng không chụp được những bức ảnh đẹp, còn một ai đó lại chụp được những bức ảnh tuyệt vời bằng chiếc máy ảnh của bạn, tại sao?
Liệu có phải là do chiếc máy ảnh không?
Phải chăng bạn đã đọc hết các hướng dẫn chụp ảnh, nhưng chưa dành thời gian để nghiên cứu về chúng? Hoặc bạn đã hiểu rõ chúng, nhưng vẫn chưa thực hành?
Phải chăng bạn đã đọc cuốn sách này – một cuốn sách giúp thay đổi cuộc sống theo chiều hướng tích cực hơn – nhưng vẫn chưa dành thời gian để nghiên cứu, ghi nhớ các câu nói truyền cảm hứng, học hỏi những nguyên tắc giúp mang lại thành công và vận dụng chúng? Câu trả lời sẽ trở
nên rõ ràng hơn khi bạn bắt tay vào hành động.
Học hỏi không bao giờ là quá muộn!
Ngôi nhà mơ ước. Hãy nhớ rằng những suy nghĩ và lời nói với bản thân sẽ quyết định thái độ tinh thần của bạn. Nếu có một mục tiêu lớn lao thì hãy tìm những lý do khiến bạn có thể đạt được mục tiêu đó, thay vì viện ra hàng trăm cái cớ để nói rằng bạn không thể.
Một trong những nguyên tắc để đạt được điều mình muốn là phải hành động ngay khi nảy sinh ý tưởng. Một nguyên tắc thành công khác cần ghi nhớ là: “Nỗ lực hơn nữa”. Câu chuyện của W. Clement Stone sẽ minh họa cho cả hai nguyên tắc này.
Một buổi chiều tháng Tư, trong khi tôi ghé thăm Frank và Claudia Noonan ở thành phố Mexico, Claudia nói: “Ước gì chúng tôi có một căn nhà ở Jardines del Pedregal de San Angel”. (Đây là khu vực phát triển nhất tại thành phố xinh đẹp đó).
“Tại sao không?” - Tôi hỏi.
Frank cười lớn và đáp: “Chúng tôi không có đủ tiền”.
“Vậy thì đã sao nào? Ông bà biết rõ những gì mình muốn kia mà.” - Tôi hỏi lại. Frank và Claudia chưa kịp trả lời thì tôi lại hỏi tiếp (và tôi cũng muốn hỏi các bạn câu này).
“Nhân đây tôi xin hỏi ông bà đã bao giờ đọc các cuốn sách Cách Nghĩ để Thành Công (Think and Grow Rich), Sức Mạnh của Tư Duy Tích Cực (The Power of Positive Thinking), Không Gì là Không Thể (I Can), Thầy Thách Em Đấy! (I Dare You!), TNT, Vận Dụng Trí Tưởng Tượng (Applied Imagination), Hãy Bật Đèn Xanh cho Cuộc Sống của Bạn (Turn on the Green Lights in Your Life), Những Vùng Đất Kim Cương (Acres of Diamonds), hay Sức Mạnh của Niềm Tin (The Magic of Believing)?”
Câu trả lời là chưa.
Tôi liền kể vài mẩu chuyện về những người luôn biết rõ những gì họ muốn, đã từng đọc một trong số những cuốn sách đó, đã nhận ra thông điệp và đã bắt tay vào hành động.
Tôi kể cả câu chuyện đã xảy ra với tôi cách đây vài năm, khi tôi quyết định mua một căn nhà trị giá 30.000 đô-la trong khi tôi chỉ có vỏn vẹn 1.500 đô-la, và tôi đã trả hết khoản tiền nợ chỉ sau một thời gian ngắn. Tôi còn gửi cho họ một trong những cuốn sách mình vừa giới thiệu.
Frank và Claudia Noonan giờ đây đã sẵn sàng.
Tháng 12 năm đó, khi đang tìm sách trong thư viện của mình, tôi nhận được điện thoại của Claudia. Bà bảo: “Chúng tôi vừa mới đến từ Mexico City và muốn gọi điện cảm ơn ông ngay”.
“Cảm ơn tôi vì điều gì?”
“Chúng tôi cảm ơn ông vì căn nhà mới của chúng tôi ở Jardines del Pedregal de San Angel.”
Vài ngày sau, trong bữa ăn tối, Claudia giải thích: “Vào một chiều thứ Bảy, khi tôi và Frank đang cùng nhau ngồi thư giãn ở nhà thì có vài người bạn gọi điện nhờ chúng tôi đưa họ đến Jardines del Pedregal de San Angel.
Việc này thật bất ngờ khi cả hai chúng tôi đều đã kiệt sức sau cả tuần làm việc. Vả lại, chúng tôi vừa chở họ đến đó vào đầu tuần. Frank định từ chối thì bất chợt một gợi ý trong cuốn sách đã hiện lên trong đầu ông ấy – Hãy nỗ lực thêm chút nữa.
Trên đường đến đó, tôi đã nhìn thấy ngôi nhà mà mình mơ ước, thậm chí cả hồ bơi mà tôi đã khao khát từ lâu. Và, Frank đã mua ngôi nhà đó”.
Frank nói: “Ngôi nhà có giá hơn nửa triệu pê-sô (*), nhưng tôi chỉ đặt cọc 5.000 pê-sô thôi. Chi phí để gia đình chúng tôi sống ở Jardines del Pedregal de San Angel thấp hơn nhiều so với nơi ở cũ”.
“Vậy là sao?” - Tôi ngạc nhiên hỏi.
“À, chúng tôi đã mua hai căn nhà ở đó chứ không phải một. Tiền cho thuê của một căn là đã đủ để chúng tôi trả dần cho toàn bộ số tiền còn lại của cả hai căn.”
Giờ thì mọi việc đã rõ. Việc các gia đình mua một lúc hai căn hộ rồi ở một căn và cho thuê một căn là điều hết sức phổ biến. Nhưng điều quan trọng ở đây là họ hiểu và biết áp dụng các nguyên tắc thành công. Đó là những nguyên tắc có thể dễ dàng tìm thấy trong các cuốn sách.
Chúng tôi nói: “Hãy thu hút sự giàu có bằng một thái độ tích cực”. Nếu ai đó nói rằng: “Tiền làm ra tiền, nhưng tôi lại chẳng có tiền” thì đây là một thái độ tiêu cực. Nếu không có tiền, bạn hãy sử dụng OPM. OPM là gì? Mời bạn đọc tiếp chương sau.
Chương này sẽ hướng dẫn bạn cách kiếm tiền. Bạn muốn trở nên giàu có không? Tất nhiên là có, đúng không nào? Hay bạn e ngại chuyện làm giàu?
Có thể bạn là một người yếu đuối và chính vì vậy mà bạn không nỗ lực để tìm đến sự giàu có. Nếu quả đúng như vậy thì bạn hãy xem lại câu chuyện của Milo C. Jones, đã được giới thiệu trong Chương 2.
Thậm chí, nếu bạn đang là một bệnh nhân nội trú, bạn vẫn có thể thu hút sự giàu có. Hay nói một cách đơn giản hơn là bạn vẫn có thể kiếm tiền, chỉ cần bạn dành thời gian nghiên cứu, suy nghĩ và lập kế hoạch như George Stefek đã làm trong câu chuyện dưới đây.
Làm giàu trên giường bệnh. Trong quá trình nghiên cứu sự nghiệp của những người thành đạt, chúng tôi nhiều lần nhận thấy ngày mà họ cho rằng mình chạm đến thành công chính là ngày họ chọn một cuốn sách để đọc. Đừng bao giờ đánh giá thấp giá trị của một cuốn sách. Sách là
công cụ giúp bạn khởi đầu một kế hoạch mới. Ngoài ra, sách còn có thể là ngọn đuốc soi sáng những tháng ngày đen tối mà bất kỳ kế hoạch nào cũng có thể vấp phải.
George Stefek đã hồi phục sức khỏe trong một bệnh viện dành cho cựu chiến binh ở Hines, Illinois. Trong những ngày nằm trên giường bệnh, ông đã phát hiện ra giá trị bằng tiền của việc dành thời gian suy nghĩ. Ông đọc cuốn Cách Nghĩ để Thành Công và ông đã sẵn sàng.
Ông nảy ra một ý tưởng. Theo quan sát của George thì rất nhiều tiệm giặt ủi thường gấp những chiếc áo sơ mi mới ủi xong trên một tấm bìa, mục đích là để chiếc áo được phẳng phiu, không có nếp nhăn. Các tiệm giặt ủi này phải trả 4 đô-la cho mỗi 1.000 tấm bìa như thế. Ý tưởng của ông là làm sao bán cho họ 1.000 tấm bìa với giá chỉ 1 đô-la, nhưng trên mỗi tấm bìa sẽ có những dòng chữ quảng cáo.
Tất nhiên các công ty muốn quảng cáo phải trả tiền để được in tên trên đó và George sẽ thu được lợi nhuận.
Và George bắt đầu tìm cách thực hiện.
Vừa ra viện, ông hành động ngay!
Do chưa từng làm việc trong lĩnh vực quảng cáo nên ông gặp không ít khó khăn trong thời gian đầu, nhưng cuối cùng, ông đã nghĩ ra một cách bán hàng được mọi người gọi là “thử và sai”, còn chúng tôi gọi là “thử và thành công”.
George tiếp tục duy trì thói quen mà ông đã tập được trong lúc nằm viện, tức là dành thời gian suy nghĩ, nghiên cứu và lập kế hoạch mỗi ngày.
Khi công việc kinh doanh đã khởi sắc, George quyết định đẩy mạnh doanh số bán bằng cách cộng thêm giá trị gia tăng cho dịch vụ của mình.
Những tấm bìa, sau khi được rút ra khỏi áo, thường bị bỏ đi. Ông tự hỏi làm thế nào để yêu cầu các gia đình giữ lại những tấm bìa với dòng chữ quảng cáo trên đó. Và thế là giải pháp chợt lóe lên.
Ông đã làm gì? Trên một mặt của tấm bìa, ông tiếp tục cho in quảng cáo, còn ở mặt kia, ông bổ sung một điều mới mẻ: một trò chơi thú vị cho trẻ con, một công thức nấu bếp cho các bà nội trợ, hoặc một ô chữ để cả nhà cùng tham gia giải đáp. George kể rằng ông từng nghe một người chồng than phiền về việc hóa đơn giặt ủi tăng lên đột ngột đến mức không hiểu nổi. Về sau, ông mới biết rằng do vợ ông ấy đã mang đến tiệm cả những bộ áo quần chưa cần giặt để nhận được các công thức nấu ăn của George!
Nhưng George không dừng lại ở đó. Là một người đầy tham vọng. Ông muốn mở rộng công việc kinh doanh hơn nữa. Ông lại tự đặt ra một câu hỏi khác: “Mình sẽ mở rộng kinh doanh bằng cách nào?”. Và không mấy ngạc nhiên, ông đã nhanh chóng tìm ra câu trả lời.
Cứ mỗi 1.000 đô-la doanh thu ông nhận được từ các tiệm giặt ủi, George Stefek đóng góp 1 đô-la cho Viện Giặt ủi Mỹ (Institute of Laundering). Đổi lại, Viện này đề nghị các thành viên hãy tự giúp mình và giúp hiệp hội giặt ủi bằng cách sử dụng những tấm bìa gấp áo do George Stefek cung cấp!
Vậy là George lại có một khám phá hết sức quan trọng: Càng cho đi những điều tốt đẹp và đáng trân trọng bao nhiêu, bạn lại càng nhận được nhiều bấy nhiêu!
Việc dành thời gian suy nghĩ một cách thấu đáo và có kế hoạch đã giúp George Stefek trở nên giàu có. Ông nghiệm ra rằng thời gian chính là yếu tố cần thiết để thành công trong việc thu hút sự giàu có và tạo ra của cải.
Môi trường tĩnh lặng sẽ giúp những ý tưởng tuyệt vời xuất hiện. Đừng phạm sai lầm khi tin rằng suy nghĩ thật nhanh nghĩa là bạn làm việc hiệu quả và tận dụng tốt nhất mọi khả năng của mình. Đừng cho rằng bạn đang lãng phí thời gian khi suy nghĩ. Suy nghĩ chính là nền tảng của mọi thành tựu của nhân loại.
Bạn không nhất thiết phải trở thành bệnh nhân như George Stefek mới tập được thói quen đọc sách, suy nghĩ hay lập kế hoạch. Thời gian để suy nghĩ, nghiên cứu và lập kế hoạch cũng không cần phải quá dài. Chỉ cần đầu tư một phần trăm thời gian trong ngày để nghiên cứu, suy nghĩ và lập kế hoạch là bạn đã có thể tạo ra sự khác biệt lớn và vươn đến thành công.
Một ngày của bạn có 1.440 phút và hẳn bạn sẽ ngạc nhiên khi nhìn thấy những gì mà 14 phút (1/100) trong số đó có thể mang lại. Một khi đã tập được thói quen này, bạn sẽ thường xuyên có được những ý tưởng xuất sắc, khả thi vào bất kỳ thời điểm nào và ở bất kỳ nơi đâu: khi rửa chén, lúc ngồi xe buýt hay thậm chí là lúc bạn đang tắm.
Hãy sử dụng hai công cụ đơn giản nhất mà các thiên tài luôn sử dụng: bút chì và giấy. Trong tay Edison luôn có sẵn hai loại công cụ đơn giản mà hiệu quả này. Và giống như ông, bạn cũng sẽ luôn sẵn sàng để ghi lại tất cả mọi ý tưởng, bất kể ngày hay đêm.
Một thói quen khác có thể giúp bạn trở nên giàu có là học cách đặt mục tiêu.
Học cách đặt mục tiêu. Có bốn điều quan trọng bạn cần ghi nhớ để xác lập mục tiêu.
(a) Viết mục tiêu ra giấy. Sau đó, bạn bắt đầu tập trung suy nghĩ. Việc viết mục tiêu ra giấy sẽ giúp bạn suy nghĩ có trọng tâm hơn.
(b) Đặt mốc thời gian. Xác định thời hạn đạt được mục tiêu. Điều này rất quan trọng, bởi nó giúp bạn luôn hướng đến mục tiêu và nỗ lực không ngừng để đạt được mục tiêu đó.
(c) Đặt tiêu chuẩn thật cao. Giữa việc dễ dàng đạt mục tiêu và sức mạnh của động lực dường như có một mối liên hệ trực tiếp với nhau. Trong Chương 9 và Chương 10, bạn đã tự mình học được cách tạo động lực cho bản thân và cho người khác.
Nhìn chung, mục tiêu càng cao thì bạn sẽ càng nỗ lực để vươn tới. Câu hỏi sau đây là một gợi ý cho bạn suy nghĩ: Mười năm nữa bạn sẽ như thế nào, nếu vẫn tiếp tục làm những gì mình đang làm?
(d) Đặt mục tiêu cao. Nỗ lực bạn bỏ ra để đạt được mục tiêu trở nên giàu có cũng không khác nhiều so với “nỗ lực” chấp nhận sống nghèo khó và thiếu thốn. Ngay từ bây giờ, bạn hãy can đảm lên để yêu cầu cuộc sống đem đến cho mình nhiều hơn những gì mình xứng đáng nhận được.
Tự lập kế hoạch từ đầu đến cuối là một việc làm rất đáng hoan nghênh, nhưng kế hoạch của bạn không phải lúc nào cũng mang tính khả thi. Con người không thể biết trước những khó khăn đang chờ đợi mình trên hành trình từ vạch xuất phát cho đến khi chạm đích. Tuy nhiên, bạn phải biết rõ mình đang ở đâu, muốn đi tới đâu và phải bắt đầu khởi hành ngay lập tức. Khi đó, bạn mới có thể tiến từng bước vững chắc để về đích.
Bước đầu tiên. Điều quan trọng sau việc đặt mục tiêu là bắt tay vào hành động. Cụ bà 63 tuổi Charles Philipia quyết định đi bộ từ thành phố New York đến Miami, Florida, Hoa Kỳ. Bà đã đến Miami và một nhóm nhà báo xin phỏng vấn bà. Họ muốn biết ý tưởng về một cuộc đi bộ đường dài như vậy có khiến bà sợ hãi hay không. Bà lấy đâu ra lòng can đảm để thực hiện một chuyến đi bộ dài như vậy?
Bà Philipia đáp: “Tôi không cần phải có lòng can đảm để thực hiện một cuộc hành trình như thế. Tôi chỉ bước mỗi lần một bước, rồi một bước nữa. Cứ thế tôi tiếp tục và giờ tôi đã có mặt ở đây. Mọi việc chỉ có vậy thôi!”.
Bạn cần phải có bước đi đầu tiên. Nếu chỉ suy nghĩ và nghiền ngẫm thôi thì bạn sẽ không thay đổi được gì cả. Điều quan trọng nhất là bạn phải hành động để thời gian suy nghĩ và nghiên cứu của bạn không bị lãng phí.
Một người bạn đã giới thiệu chúng tôi với một người đàn ông ở Phoenix, Arizona: “Hãy đến gặp người đã bán một mỏ vàng với giá một triệu đô-la nhưng vẫn là chủ sở hữu của mỏ vàng đó!”.
“Làm sao ông có thể làm được điều đó?” – Chúng tôi hỏi ông ấy mà không giấu được sự ngạc nhiên.
Ông ấy đáp: “Ồ, tôi có ý tưởng, nhưng tôi không có tiền. Tôi có một cái xẻng và một cái cuốc. Vì vậy, tôi đã vác hai công cụ này lên vai và bắt tay vào hành động để biến ý tưởng của mình thành hiện thực.
Và sau đó mọi việc đến với tôi rất tự nhiên: nếu đào được mạch vàng, tôi sẽ tìm đến một trong những tập đoàn khai thác mỏ lớn đủ tiền để khai thác tiếp, trong khi tôi chẳng cần phải có vốn. Ông biết đấy, máy móc khai thác mỏ ngày nay rất đắt tiền.
Vì vậy, tôi cố gắng tìm kiếm và phát hiện ra một mạch vàng. Mọi dấu hiệu đều cho thấy tôi đã phát tài. Tôi bán mạch vàng ấy với giá hai triệu đô-la. Điều kiện đặt ra là họ chỉ phải trả một triệu đô-la tiền mặt và một triệu đô-la còn lại trả chậm. Khi quá trình khai thác đang diễn ra suôn sẻ thì mạch vàng bỗng biến mất. Tôi nói với công ty khai thác mỏ rằng nếu họ muốn bán khu mỏ thì tôi sẽ mua lại bằng cách hủy cho họ phần thanh toán còn lại. Họ đồng ý, và ông thấy đấy, tôi đã có một triệu đô-la tiền mặt và vẫn sở hữu khu mỏ ấy!”.
Sự giàu có bị đẩy lùi bởi thái độ tiêu cực. Thái độ tích cực thu hút sự giàu có, trong khi thái độ tiêu cực sẽ làm điều ngược lại – đẩy nó ra xa.
Với thái độ tích cực, bạn sẽ thực hiện bước đi đầu tiên và nỗ lực không ngừng cho đến khi đạt được sự giàu có mà mình mong muốn. Tuy nhiên, một lúc nào đó, mặt tiêu cực của lá bùa vô hình sẽ tác động đến bạn, khiến bạn dừng lại khi còn cách đích chỉ vài bước chân. Bạn cũng có thể thất bại khi nỗ lực vận dụng một trong 17 nguyên tắc thành công. Dưới đây là một ví dụ điển hình:
Vào cuối năm 1929, một người đàn ông tên là Oscar đang đứng đợi tàu trong nhà ga xe lửa ở thành phố Oklahoma. Ông phải đợi vài giờ mới có một chuyến tàu đi về phía đông. Trước đó, ông đã ở nhiều tháng liền trong vùng sa mạc phía tây vốn có nhiệt độ ban ngày lên đến gần 40°C với nhiệm vụ tìm kiếm mỏ dầu cho một công ty ở phía đông. Và ông đã thành công.
Oscar tốt nghiệp Học viện Công nghệ Massachusetts (M.I.T). Người ta nói rằng ông đã kết hợp đủ loại máy móc, từ que dò mạch, điện kế, từ kế đến máy ghi dao động, đèn radio và một số công cụ hiện đại khác vào thời đó mới phát hiện ra mỏ dầu.
Rồi Oscar nghe tin công ty mà ông đang làm việc bị vỡ nợ. Công ty phá sản do vị chủ tịch đã dồn một lượng tiền lớn vào đầu tư cổ phiếu và trở nên trắng tay khi thị trường chứng khoán sụp đổ vào cuối năm 1929.
Lúc này đây, Oscar đang trên đường trở về nhà. Mất việc, viễn cảnh trước mắt ông thật u ám.
Ảnh hưởng của thái độ tiêu cực bắt đầu tác động mạnh mẽ lên tinh thần ông.
Do phải chờ tàu trong nhiều giờ nên ông quyết định giết thời gian bằng cách chơi trò tìm kiếm dầu mỏ trên sân ga. Chỉ số dầu đo được lên cao đến nỗi Oscar bực mình đạp đổ chiếc máy đo.
Oscar không tin vào mắt mình.
“Không thể có nhiều dầu như thế! Không thể có nhiều dầu như thế!” - Ông tức tối la to.
Oscar đã quá bi quan do đang bị tác động bởi thái độ tiêu cực. Cơ hội ông tìm kiếm bấy lâu đang ở cách ông chỉ một bước chân. Ông chỉ cần tiến chút nữa là chạm đến nó. Nhưng sự tác động của thái độ tiêu cực đã khiến ông không nhận ra cơ hội này.
Ông đã đánh mất hy vọng và không còn tin vào phát hiện mới của mình. Nếu có thái độ tích cực thì hẳn ông đã thu hút sự giàu có, chứ không phải đẩy lùi nó như trong trường hợp này.
Có niềm tin là một trong 17 nguyên tắc thành công quan trọng. Thái độ tiêu cực khiến Oscar nghi ngờ những điều ông hằng tin tưởng. Bạn biết không, cuộc Đại suy thoái đã gây nên nỗi sợ hãi mơ hồ trong nhận thức của rất nhiều người, và Oscar là một trong số đó. Ông đã làm việc hết mình, nhưng lại mất việc không phải vì lỗi của cá nhân ông.
Oscar đã từng rất kính trọng vị chủ tịch của công ty, nhưng người đàn ông này lại là người biển thủ công quỹ. Còn cỗ máy vốn từng giúp Oscar tìm thấy giếng dầu, giờ lại trở nên vướng víu, thừa thãi. Đúng vậy, Oscar đã nản lòng.
Khi Oscar bước lên tàu ở trạm xe lửa thuộc thành phố Oklahoma và bỏ lại chiếc máy Doodle Bug nằm lăn lóc trên sân ga, ông cũng bỏ lại sau lưng một trong những mỏ dầu lớn nhất nước Mỹ. Một thời gian ngắn sau đó, Oklahoma được mệnh danh là thành phố dầu mỏ nhờ các giếng dầu có trữ lượng khổng lồ tại đây.
Oscar đã trở thành bằng chứng sống cho lập luận của chúng ta: thái độ tinh thần tích cực thu hút, còn thái độ tiêu cực thì đẩy lùi sự giàu có.
Thiếu thốn là động lực đưa bạn đến sự giàu có. Bạn có thể nói rằng: “Thái độ tích cực hay tiêu cực này chỉ phù hợp với những ai có tham vọng triệu phú. Còn tôi thì không có hứng thú với việc kiếm nhiều tiền như họ”.
“Tôi muốn an toàn. Tôi chỉ muốn có một chút kha khá đủ để đáp ứng mọi nhu cầu lúc về hưu thôi.”
“Tôi sẽ ra sao nếu chỉ là một nhân viên văn phòng? Tôi sẽ ra sao nếu chỉ nhận được một mức lương khiêm tốn?”
Và đây là câu trả lời của chúng tôi:
Bạn hoàn toàn có khả năng tìm kiếm sự giàu có. Sự giàu có đủ để mang lại cảm giác an toàn cho bạn, hơn nữa sự giàu có đủ để mang lại một cuộc sống sung túc. Hãy để sức mạnh từ mặt PMA của lá bùa vô hình tác động lên bạn.
Chúng tôi sẽ chứng minh điều này.
Nếu vì một lý do nào đó mà bạn vẫn chưa tin thì hãy tìm đọc cuốn Người Giàu Có Nhất Thành Babylon (The Richest Man in Babylon). Sau khi đọc xong, bạn hãy can đảm tiến lên phía trước. Hãy tiếp tục bước đi và bạn sẽ tìm thấy sự bảo đảm tài chính hay sự giàu có mà mình khao khát. Chúng tôi xin lấy câu chuyện của Osborn làm ví dụ.
Osborn là một nhân viên bình thường, nhưng ông đã trở nên rất giàu có. Cách đây nhiều năm, lúc mới về hưu, ông tuyên bố: “Bây giờ tôi sẽ dành thời gian suy nghĩ làm sao đó để tiền sinh sôi nảy nở, trong khi tôi vẫn được làm những công việc mình yêu thích”.
Nguyên tắc được Osborn sử dụng đơn giản đến mức nhiều người đã không nhận ra.
Khi đọc cuốn Người Giàu Có Nhất Thành Babylon, Osborn khám phá ra rằng sự giàu có sẽ có thể đạt được nếu:
(a) Biết sống tiết kiệm;
(b) Cứ mỗi sáu tháng, hãy dùng khoản tiền tiết kiệm và tiền lãi từ khoản tiết kiệm đó để đầu tư;
(c) Khi đầu tư, hãy hỏi ý kiến chuyên gia về các danh mục đầu tư an toàn. Đừng liều lĩnh “đánh bạc” để rồi thua sạch vốn liếng.
Đây chính là những gì mà Osborn đã làm. Hãy suy ngẫm về điều này, bởi bạn cũng có thể tìm thấy sự an toàn hay giàu có bằng cách tiết kiệm và đầu tư khoản tiền đó một cách thông minh.
Vậy nên bắt đầu khi nào? Hãy Làm Ngay!
Còn đây là một ví dụ khác hoàn toàn đối lập với Osborn.
Đó là câu chuyện về người đàn ông vừa đọc xong một cuốn sách. Khi được giới thiệu với Napoleon Hill, ông ấy vừa bước vào tuổi 50.
Người đàn ông này nói: “Tôi đã đọc cuốn sách Cách Nghĩ để Thành Công của ông cách đây nhiều năm, nhưng giờ tôi vẫn chưa giàu”.
Napoleon Hill mỉm cười đáp lại:
“Bây giờ ông vẫn có thể làm giàu. Tương lai đang ở trước mắt. Ông phải chuẩn bị tư thế. Và khi đã sẵn sàng để đón nhận cơ hội, ông còn phải có một thái độ tích cực nữa.”
Người đàn ông này đã làm theo lời khuyên của tác giả. Năm năm sau, ông vẫn chưa giàu, nhưng đã có được thái độ tích cực. Và ông đã đi đúng hướng trên con đường làm giàu. Ông mắc nợ hàng ngàn đô-la, nhưng chỉ trong khoảng thời gian năm năm, ông đã trả hết số nợ đó và bắt đầu đầu tư bằng khoản tiền tiết kiệm được.
Ông ấy đã phát triển thái độ tích cực khi nghiên cứu cuốn Cách nghĩ để thành công. Ông không chỉ đọc, mà còn học được cách nhận diện các nguyên tắc thành công và cách vận dụng chúng trong cuộc sống của mình.
Mặt tiêu cực NMA của lá bùa đã tác động đến ông, khiến ông hành xử như những kẻ “vụng múa chê đất lệch”. Có bao giờ bạn đổ lỗi cho công cụ lao động của mình chưa?
Vậy thì sai sót là do đâu? Bạn sở hữu một chiếc máy ảnh tốt nhưng không chụp được những bức ảnh đẹp, còn một ai đó lại chụp được những bức ảnh tuyệt vời bằng chiếc máy ảnh của bạn, tại sao?
Liệu có phải là do chiếc máy ảnh không?
Phải chăng bạn đã đọc hết các hướng dẫn chụp ảnh, nhưng chưa dành thời gian để nghiên cứu về chúng? Hoặc bạn đã hiểu rõ chúng, nhưng vẫn chưa thực hành?
Phải chăng bạn đã đọc cuốn sách này – một cuốn sách giúp thay đổi cuộc sống theo chiều hướng tích cực hơn – nhưng vẫn chưa dành thời gian để nghiên cứu, ghi nhớ các câu nói truyền cảm hứng, học hỏi những nguyên tắc giúp mang lại thành công và vận dụng chúng? Câu trả lời sẽ trở
nên rõ ràng hơn khi bạn bắt tay vào hành động.
Học hỏi không bao giờ là quá muộn!
Ngôi nhà mơ ước. Hãy nhớ rằng những suy nghĩ và lời nói với bản thân sẽ quyết định thái độ tinh thần của bạn. Nếu có một mục tiêu lớn lao thì hãy tìm những lý do khiến bạn có thể đạt được mục tiêu đó, thay vì viện ra hàng trăm cái cớ để nói rằng bạn không thể.
Một trong những nguyên tắc để đạt được điều mình muốn là phải hành động ngay khi nảy sinh ý tưởng. Một nguyên tắc thành công khác cần ghi nhớ là: “Nỗ lực hơn nữa”. Câu chuyện của W. Clement Stone sẽ minh họa cho cả hai nguyên tắc này.
Một buổi chiều tháng Tư, trong khi tôi ghé thăm Frank và Claudia Noonan ở thành phố Mexico, Claudia nói: “Ước gì chúng tôi có một căn nhà ở Jardines del Pedregal de San Angel”. (Đây là khu vực phát triển nhất tại thành phố xinh đẹp đó).
“Tại sao không?” - Tôi hỏi.
Frank cười lớn và đáp: “Chúng tôi không có đủ tiền”.
“Vậy thì đã sao nào? Ông bà biết rõ những gì mình muốn kia mà.” - Tôi hỏi lại. Frank và Claudia chưa kịp trả lời thì tôi lại hỏi tiếp (và tôi cũng muốn hỏi các bạn câu này).
“Nhân đây tôi xin hỏi ông bà đã bao giờ đọc các cuốn sách Cách Nghĩ để Thành Công (Think and Grow Rich), Sức Mạnh của Tư Duy Tích Cực (The Power of Positive Thinking), Không Gì là Không Thể (I Can), Thầy Thách Em Đấy! (I Dare You!), TNT, Vận Dụng Trí Tưởng Tượng (Applied Imagination), Hãy Bật Đèn Xanh cho Cuộc Sống của Bạn (Turn on the Green Lights in Your Life), Những Vùng Đất Kim Cương (Acres of Diamonds), hay Sức Mạnh của Niềm Tin (The Magic of Believing)?”
Câu trả lời là chưa.
Tôi liền kể vài mẩu chuyện về những người luôn biết rõ những gì họ muốn, đã từng đọc một trong số những cuốn sách đó, đã nhận ra thông điệp và đã bắt tay vào hành động.
Tôi kể cả câu chuyện đã xảy ra với tôi cách đây vài năm, khi tôi quyết định mua một căn nhà trị giá 30.000 đô-la trong khi tôi chỉ có vỏn vẹn 1.500 đô-la, và tôi đã trả hết khoản tiền nợ chỉ sau một thời gian ngắn. Tôi còn gửi cho họ một trong những cuốn sách mình vừa giới thiệu.
Frank và Claudia Noonan giờ đây đã sẵn sàng.
Tháng 12 năm đó, khi đang tìm sách trong thư viện của mình, tôi nhận được điện thoại của Claudia. Bà bảo: “Chúng tôi vừa mới đến từ Mexico City và muốn gọi điện cảm ơn ông ngay”.
“Cảm ơn tôi vì điều gì?”
“Chúng tôi cảm ơn ông vì căn nhà mới của chúng tôi ở Jardines del Pedregal de San Angel.”
Vài ngày sau, trong bữa ăn tối, Claudia giải thích: “Vào một chiều thứ Bảy, khi tôi và Frank đang cùng nhau ngồi thư giãn ở nhà thì có vài người bạn gọi điện nhờ chúng tôi đưa họ đến Jardines del Pedregal de San Angel.
Việc này thật bất ngờ khi cả hai chúng tôi đều đã kiệt sức sau cả tuần làm việc. Vả lại, chúng tôi vừa chở họ đến đó vào đầu tuần. Frank định từ chối thì bất chợt một gợi ý trong cuốn sách đã hiện lên trong đầu ông ấy – Hãy nỗ lực thêm chút nữa.
Trên đường đến đó, tôi đã nhìn thấy ngôi nhà mà mình mơ ước, thậm chí cả hồ bơi mà tôi đã khao khát từ lâu. Và, Frank đã mua ngôi nhà đó”.
Frank nói: “Ngôi nhà có giá hơn nửa triệu pê-sô (*), nhưng tôi chỉ đặt cọc 5.000 pê-sô thôi. Chi phí để gia đình chúng tôi sống ở Jardines del Pedregal de San Angel thấp hơn nhiều so với nơi ở cũ”.
“Vậy là sao?” - Tôi ngạc nhiên hỏi.
“À, chúng tôi đã mua hai căn nhà ở đó chứ không phải một. Tiền cho thuê của một căn là đã đủ để chúng tôi trả dần cho toàn bộ số tiền còn lại của cả hai căn.”
Giờ thì mọi việc đã rõ. Việc các gia đình mua một lúc hai căn hộ rồi ở một căn và cho thuê một căn là điều hết sức phổ biến. Nhưng điều quan trọng ở đây là họ hiểu và biết áp dụng các nguyên tắc thành công. Đó là những nguyên tắc có thể dễ dàng tìm thấy trong các cuốn sách.
Chúng tôi nói: “Hãy thu hút sự giàu có bằng một thái độ tích cực”. Nếu ai đó nói rằng: “Tiền làm ra tiền, nhưng tôi lại chẳng có tiền” thì đây là một thái độ tiêu cực. Nếu không có tiền, bạn hãy sử dụng OPM. OPM là gì? Mời bạn đọc tiếp chương sau.
Định hướng số 12 : Ý TƯỞNG THỰC HÀNH
1. Nếu biết rõ đích đến và can đảm bước đi bước đầu tiên, nhất định bạn sẽ thành công!
2. Niềm tin cần được đặt vào những thời điểm và đối tượng phù hợp.
3. Bạn vẫn không thành công khi đã đọc và nghiên cứu cuốn sách này, vậy nguyên nhân do đâu?
4. Bạn có thể sở hữu “Ngôi nhà mơ ước” của mình như Frank và Claudia Noonan, bạn có thể mua hai căn nhà và cho thuê một căn để lấy tiền trả cho cả hai căn.
5. Bạn không cần phải gặp tai nạn, ốm đau hay nhập viện mới tập được thói quen dành thời gian để suy nghĩ và lập kế hoạch cho cuộc sống cá nhân, gia đình lẫn công việc của mình.
6. Hãy hành động để đạt được các mục tiêu của mình bằng cách: (a) viết mục tiêu ra giấy, (b) đặt mốc thời gian để đạt được mục tiêu đó, (c) đặt mục tiêu cao, và (d) kiểm tra việc thực hiện những gì ghi trên giấy mỗi ngày.
7. Mười năm nữa, bạn sẽ như thế nào nếu vẫn tiếp tục làm những gì mình đang làm?
8. Cuốn Người Giàu Có Nhất Thành Babylon sẽ mang lại cho bạn công thức thành công nhờ:
(a) Biết tiết kiệm.
(b) Cứ mỗi sáu tháng, hãy đầu tư một cách khôn ngoan những khoản tiền tiết kiệm và cả tiền lãi từ khoản tiết kiệm đó.
(c) Trước khi đầu tư, bạn hãy xin lời khuyên của chuyên gia để chọn danh mục đầu tư an toàn.
(d) Nếu cần sử dụng tiền tiết kiệm để trang trải chi phí hay nhu cầu cuộc sống, bạn hãy nỗ lực làm thêm một chút nữa. Khi đó, bạn sẽ không còn lý do nào để nói rằng bạn không thể tiết kiệm 10% thu nhập của mình.
HÃY DÀNH THỜI GIAN
ĐỂ NGHIÊN CỨU, SUY NGHĨ
VÀ LẬP KẾ HOẠCH
BẰNG THÁI ĐỘ TÍCH CỰC!
ĐỂ NGHIÊN CỨU, SUY NGHĨ
VÀ LẬP KẾ HOẠCH
BẰNG THÁI ĐỘ TÍCH CỰC!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét