Chương 13 : Nếu không có tiền, hãy sử dụng OPM!
“Kinh doanh ư? Quá đơn giản. Đó chẳng qua là việc sử dụng tiền bạc của người khác!”. Alexandre Dumas con đã từng nói như vậy qua vở kịch Chuyện Tiền Bạc (The Question of Money) của ông.
Đúng, điều đó thật đơn giản. OPM là chữ viết tắt của “Other People’s Money”, tức là tiền của người khác. Đây là cách đơn giản để trở nên giàu có. Benjamin Franklin, William Nickerson, Conrad Hilton, Henry J. Kaiser, Colonel Sanders và Ray Kroc đều đã làm thế. Nếu muốn giàu có, bạn cũng có thể làm như họ.
OPM đồng nghĩa với tín dụng (credit) hay niềm tin. Sử dụng OPM là sử dụng các tiêu chuẩn cao nhất của sự chính trực, danh dự, trung thực, trung thành và bộ Quy tắc Vàng để áp dụng vào công việc kinh doanh của bạn.
Các cá nhân, công ty hay quốc gia không có tín dụng, hay nói cách khác là không sử dụng vốn vay vào mục đích phát triển thì xem như đang thiếu đi một thành phần quan trọng trong công thức dẫn đến thành công. Thậm chí, quốc gia có thể bị trì trệ, tụt hậu nếu không phát triển hệ thống tín dụng. Do đó, bạn hãy lắng nghe lời khuyên của Benjamin Franklin, một doanh nhân thông minh và thành đạt.
Lời khuyên tốt. Cuốn Lời Khuyên cho Nhà Kinh Doanh Trẻ (Advice to a Young Tradesman) được Franklin viết vào năm 1748, trong đó ông thảo luận về việc sử dụng OPM như sau:
“Hãy nhớ rằng Tiền có thể đẻ ra tiền, và những đồng tiền ấy lại sản sinh ra nhiều đồng tiền khác nữa”. Và quá trình cứ thế tiếp diễn.
Lời khuyên của ông vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay. Bạn có thể bắt đầu với rất ít tiền, nhưng có thể thu về rất nhiều tiền, nếu biết cách làm số tiền đó sinh sôi nảy nở. Đây chính là những gì Conrad Hilton đã làm.
Tập đoàn Khách sạn Hilton đã có một khoản vay tín dụng hàng triệu đô-la để xây dựng chuỗi khách sạn sang trọng tại các sân bay lớn để đón khách du lịch bằng đường hàng không. Khoản ký quỹ của tập đoàn chỉ là tên tuổi và uy tín về tính trung thực trong kinh doanh được duy trì suốt
cuộc đời ngài Hilton.
Trung thực là một đức tính không gì thay thế được. Trong tất cả những đặc điểm và tính cách của con người thì phẩm chất này ăn sâu nhất trong tâm hồn chúng ta. Sự trung thực thể hiện trong mọi lời nói, suy nghĩ và hành động của chúng ta. Nó cũng được biểu hiện trên gương mặt và ai cũng có thể dễ dàng cảm nhận được tính trung thực từ người khác. Mặt khác, người không trung thực có thể bộc lộ điểm yếu ngay trong giọng nói, trong bản chất và trong xu hướng trò chuyện, hoặc thậm chí trong loại hình dịch vụ mà họ đang cung cấp.
Bên cạnh mục đích hướng dẫn bạn cách sử dụng vốn vay, chương này còn nhấn mạnh đến những tính cách khác có liên quan. Trung thực và danh dự, uy tín và thành công - tất cả đều hòa lẫn với nhau.
Hãy đầu tư bằng OPM. William Nickerson là một người có cả uy tín lẫn danh tiếng. Cuốn sách ông viết chủ yếu tập trung vào cách thức kiếm tiền với OPM trong lĩnh vực bất động sản vào những lúc rảnh rỗi. Tuy nhiên, hầu hết những gì ông nói bạn đều có thể áp dụng để làm giàu bằng cách đầu tư với OPM.
Tựa đề của cuốn sách là Cách Tôi Biến 1.000 đô-la Thành 3 Triệu đô-la Trong Thời Gian Nhàn Rỗi (How I Turned $1000 Into $3 Million In My Spare Time).
Ông nói: “Hãy chỉ cho tôi một triệu phú và tôi sẽ chỉ cho bạn một người đi vay nợ liều lĩnh”. Ông dẫn chứng bằng cách kể tên những nhân vật giàu có như Henry Kaiser, Henry Ford và Walt Disney.
Còn chúng tôi sẽ đề cập đến Charlie Sammons, một người đã xây dựng nên một sự nghệp kinh doanh trị giá 40 triệu đô-la chỉ trong vòng 10 năm bằng vốn vay ngân hàng.
Chủ ngân hàng là bạn của bạn. Hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng là cho vay. Càng cho vay nhiều bao nhiêu, họ càng thu lợi nhiều bấy nhiêu. Các ngân hàng thương mại chủ yếu cho vay tiền để đầu tư hay kinh doanh, còn các khoản vay tiêu dùng thường không được khuyến khích.
Chủ ngân hàng của bạn là một chuyên gia, nhưng trước hết, ông ấy là một người bạn của bạn. Ông ấy luôn muốn giúp đỡ bạn, bởi lẽ ông ấy muốn nhìn thấy bạn thành công. Nếu chủ ngân hàng hiểu rõ hoạt động kinh doanh của ông ấy thì bạn hãy lắng nghe những gì ông ấy nói.
Một người có nhận thức đúng đắn sẽ không bao giờ đánh giá thấp đồng tiền đi vay hay lời khuyên của các chuyên gia. Chính việc sử dụng OPM và một kế hoạch hoàn hảo, cộng với những nguyên tắc thành công bằng thái độ tích cực như sự sáng tạo, lòng can đảm và nhận thức đúng đắn đã giúp một thanh niên Mỹ có cuộc sống trung bình là Charlie Sammons trở nên giàu có.
Charlie Sammons là một triệu phú ở thành phố Dallas. Người dân ở đây nói tài sản của ông trị giá nhiều triệu đô-la. Tuy nhiên, vào năm 19 tuổi, tình hình tài chính cá nhân của Charlie cũng chẳng khá hơn nhiều so với các bạn bè đồng trang lứa của ông. Điều khác biệt duy nhất là ông đi làm và tiết kiệm được một ít tiền.
Ông chủ ngân hàng nơi Charlie thường gửi tiền tiết kiệm vào mỗi chiều thứ Bảy đã chú ý đến ông, bởi ông ấy nhận ra rằng đây là một chàng trai có cá tính và năng lực, và điều đáng quý nhất là Charlie hiểu rõ giá trị của đồng tiền.
Vì vậy, khi Charlie muốn khởi nghiệp bằng công việc kinh doanh bông vải, người chủ ngân hàng đã cấp cho ông khoản tín dụng cần thiết. Đây là lần đầu tiên Charlie Sammons sử dụng OPM. Và như bạn sẽ thấy, đó không phải là lần cuối cùng. Từ đây, ông rút ra được một kết luận quan trọng:
Hãy tìm đến chủ ngân hàng.
Khoảng một năm rưỡi sau khi đã trở thành nhà môi giới bông vải, chàng thanh niên trẻ bỗng chuyển sang nghề buôn lừa và ngựa. Chính khi đó, ông đã học hỏi được rất nhiều điều về bản chất con người.
Kiến thức về con người cộng với sự hiểu biết về tiền bạc nhanh chóng giúp Charlie Sammons phát huy một triết lý sống thường thấy ở những người đã hoặc sẽ thành công. Charlie học được triết lý sống này từ rất sớm. Ông chưa bao giờ quên triết lý ấy và vẫn còn gìn giữ cho đến tận ngày nay.
Triết lý đó là: Nhận thức đúng đắn.
Vài năm sau, có hai người tìm gặp và mời ông về làm việc cho họ. Hai người này đã thành công vang dội trong lĩnh vực bán bảo hiểm. Họ đến gặp Charlie sau một thất bại cay đắng.
Chẳng là sau nhiều năm bán bảo hiểm nhân thọ quá thành công, hai người này quyết định mở công ty riêng. Họ đều là những người bán hàng giỏi, nhưng lại là những nhà quản trị doanh nghiệp tồi. Có thể nói, họ bán hàng giỏi đến mức đã bán luôn cả… công ty của mình!
Với tư duy của nhân viên bán hàng lâu năm, cả hai cho rằng chỉ cần đẩy mạnh doanh số là đủ để doanh nghiệp của họ thành công. Nhưng việc quản lý kém có thể làm cho tiền bạc tiêu tán rất nhanh, thậm chí còn nhanh hơn cả tốc độ mang tiền về của mạng lưới bán hàng tốt. Vấn đề ở đây là cả hai người đều không phải là những nhà quản trị doanh nghiệp giỏi.
Nhưng họ đã có một bài học đáng nhớ. Vào ngày đến gặp Charlie, một trong hai người đã kể lại câu chuyện thất bại của họ và nói:
“Kể từ khi công ty giải thể, chúng tôi đã phải lấy khoản tiền tích lũy trong thời gian bán bảo hiểm trước đây để bù đắp cho những khoản lỗ hiện tại. Chúng tôi biết mình là những người bán hàng giỏi và bây giờ chúng tôi lại biết thêm một điều là chỉ nên tập trung vào sở trường đó mà thôi!”
Ông ấy ngập ngừng giây lát, sau đó nhìn thẳng vào mắt chàng trai trẻ đang ngồi trước mặt và nói tiếp:
“Charlie, anh là một người thông minh. Nếu hợp tác cùng nhau, chúng ta sẽ thành công đấy.”
Và họ đã hợp tác.
Một kế hoạch hoàn hảo và OPM đã tạo nên một gia tài 40 triệu đô-la. Vài năm sau, Charlie Sammons mua lại tất cả cổ phần của công ty mà ông và hai người kia đã thành lập. Làm thế nào mà ông có đủ tiền để làm việc đó? Ông đã sử dụng OPM cộng với khoản tiền tiết kiệm của mình. Ông đã tìm đâu ra một khoản tiền lớn như vậy khi cần đến? Tất nhiên là ông vay ngân hàng. Hãy nhớ rằng ông đã nhận thức từ rất sớm rằng chủ ngân hàng là bạn của mình.
Sau đó, trong một năm thành công, công ty của ông đã đạt doanh số gần 400.000 đô-la. Lúc này, vị giám đốc bảo hiểm mới tìm thấy công thức thành công để nhanh chóng mở rộng phạm vi hoạt động. Đó cũng chính là công thức mà bấy lâu nay ông đang tìm kiếm.
Ông đã sẵn sàng.
Công thức này cộng với OPM đã mang về cho ông mức doanh số tăng vọt, lên đến 40 triệu đô-la chỉ trong vòng một năm. Sammons đã nhìn thấy một công ty bảo hiểm ở Chicago từng phát triển thành công một kế hoạch bán hàng thông qua “các đầu mối” (leads).
Trong suốt nhiều năm liền, các giám đốc bán hàng vẫn sử dụng “hệ thống đầu mối” (lead system) để quảng bá cho một doanh nghiệp mới. Với đầu mối bán hàng tốt, đội ngũ bán hàng của công ty có thể thu về một lượng tiền rất lớn.
Rất nhiều người bán hàng đã tỏ ra ngại ngùng hay sợ hãi khi phải đến chào mời một người họ không quen biết hay chưa từng tiếp xúc. Chính vì thế mà họ đã lãng phí thời gian của mình. Trong khi lẽ ra đây là khoảng thời gian họ có thể tận dụng để bán hàng cho những khách hàng tiềm năng.
Ngay cả một người bán hàng bình thường nhất cũng sẽ có động lực để gọi điện cho nhiều khách hàng tiềm năng, nếu anh ta có các “đầu mối”. Anh ta biết rằng khi được cung cấp đầu mối tốt, anh ta có thể bán được rất nhiều, dù chưa được huấn luyện kỹ càng hay chưa có nhiều kinh nghiệm. Ngoài ra, anh ta còn có một địa chỉ và một con người cụ thể để gặp gỡ. Anh ta tin rằng khách hàng tiềm năng của mình đã có đôi chút quan tâm đến sản phẩm hay dịch vụ của công ty trước khi anh ta xin gặp vị khách đó.
Do đó, anh ta không còn sợ hãi như khi bị buộc phải bán hàng cho một người xa lạ. Một số công ty đã xây dựng toàn bộ chương trình bán hàng dựa trên những đầu mối như vậy. Và để có các đầu mối đó, họ đã tận dụng sức mạnh của quảng cáo.
Tuy nhiên, quảng cáo tốn rất nhiều tiền.
Charlie Sammons đã biết tìm kiếm nguồn tiền ở đâu khi ông nảy ra một ý tưởng. Đó là Ngân hàng Republic National ở Dallas. Đây là một ngân hàng nổi tiếng ở Texas vì đã giúp chính phủ xây dựng thành phố này. Bên cạnh đó, đối tượng cho vay chủ yếu của ngân hàng là những người đã có một kế hoạch kinh doanh hoàn hảo đi kèm với những biện pháp thực hiện cụ thể, như trường hợp của Charlie Sammons.
Thường thì chủ ngân hàng sẽ không phí thời gian để tìm hiểu về dự án của khách hàng, nhưng Oran Kite và các viên chức trong ngân hàng Republic National lại không như vậy. Họ tìm hiểu và lắng nghe Charlie giải thích về kế hoạch của ông. Kết quả là ông đã được cấp một khoản tín dụng lớn để thành lập công ty bảo hiểm thông qua hệ thống đầu mối.
Bạn thấy đấy, nhờ vốn tín dụng mà Charlie Sammons có thể tạo dựng nên Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Reverse. Nhờ tín dụng mà ông có thể tăng doanh số từ 400.000 đô-la lên đến hơn 40 triệu đô-la chỉ trong 10 năm. Nhờ biết sử dụng OPM cho các khoản đầu tư của mình mà ông có thể mua quyền kiểm soát các khách sạn, tòa nhà văn phòng, nhà máy sản xuất và một số doanh nghiệp khác.
Nhưng bạn không cần phải đến Texas mới có thể sử dụng OPM. W. Clement Stone đã mua một công ty bảo hiểm với tài sản trị giá lên đến 1,6 triệu đô-la bằng cách sử dụng toàn bộ số tiền của chính người bán.
Làm thế nào để W. Clement Stone mua một công ty trị giá 1,6 triệu đô-la bằng tiền của chính người bán? Ông kể lại thương vụ đó như sau:
Đó là thời điểm cuối năm, khi tôi đang bận rộn với việc nghiên cứu, suy nghĩ và lập kế hoạch cho năm hoạt động tiếp theo. Tôi đặt mục tiêu cho năm tới là sở hữu một công ty bảo hiểm được cấp phép để hoạt động trên một tiểu bang nào đó. Tôi đặt thời hạn cuối để hoàn thành mục tiêu này là ngày cuối cùng của năm sau.
Bây giờ, tôi biết rõ mình muốn gì và đã đặt ra mốc thời gian cụ thể để đạt được mục tiêu đó. Nhưng tôi lại chưa biết phải làm thế nào để đến đích. Tuy nhiên, tôi tin rằng điều này không quan trọng lắm, bởi lẽ sớm muộn gì tôi cũng sẽ tìm ra giải pháp. Tôi nghĩ trước tiên phải tìm kiếm một công ty có thể thỏa mãn những yêu cầu: (1) có bản công bố kế hoạch bán bảo hiểm y tế và bảo hiểm tai nạn, và (2) được cấp phép để hoạt động trên hầu hết mọi tiểu bang. Như vậy, tôi không mất thời gian để tổ chức bộ máy hoạt động. Dù sao thì đây chỉ là phương tiện để tôi hành động.
Tôi đã gặp khó khăn về vấn đề tiền bạc, nhưng tôi sẵn sàng đối mặt khi vấn đề rắc rối nảy sinh. Tôi là một người có năng khiếu bán hàng nên tôi cho rằng mình hoàn toàn có khả năng xử lý tốt mọi tình huống. Trong trường hợp cần thiết, tôi sẽ có một vụ làm ăn “ba chiều”: một hợp đồng mua lại công ty; nhượng lại một số hợp đồng bảo hiểm cho một công ty lớn nào đó; và cuối cùng là sở hữu toàn bộ tài sản một cách hiệu quả, ngoại trừ phần bảo hiểm. Những công ty bảo hiểm mà tôi nhắm đến sẽ sẵn sàng chi trả một khoản phí để thành lập công ty. Tôi không cần phải thành lập công ty. Tôi có thừa kinh nghiệm và năng lực để xây dựng một công ty vững mạnh và phát triển, chỉ cần tôi có phương tiện trong tay. Tôi đã chứng tỏ được điều này bằng cách thiết lập nên một tổ chức kinh doanh bảo hiểm quy mô toàn quốc.
Khi phân tích những khó khăn trước mắt, tôi nhận thấy nên nói cho mọi người biết các khả năng đó. Có như thế, họ mới sẵn lòng giúp đỡ tôi. Còn khi tìm thấy công ty mà mình muốn mua, tôi giữ bí mật về quá trình thương lượng và chỉ tiết lộ mọi việc khi thương vụ đã kết thúc.
Gần như cả thế giới biết rõ tôi muốn gì. Mỗi khi gặp ai làm trong ngành bảo hiểm và có thể cung cấp đôi chút thông tin, tôi đều nói với anh ta về những thứ tôi đang tìm kiếm.
Một trong những người như vậy là Joe Gibson của Công ty Bảo hiểm Excess – người mà tôi quen biết một cách hết sức tình cờ.
Tôi đón năm mới với một tâm trạng đầy phấn khích. Tôi đã có một mục tiêu lớn và đang quyết tâm vươn tới mục tiêu đó. Một tháng trôi qua. Hai tháng. Rồi sáu tháng. Cuối cùng thì mười tháng đã trôi qua. Cho dù đã tìm hiểu rất nhiều yếu tố nhưng vẫn không một công ty nào có thể thỏa mãn những yêu cầu cơ bản của tôi.
Vào một ngày thứ Bảy của tháng mười, khi đang ngồi bên bàn làm việc với chồng hồ sơ đã gập lại, tôi bỗng nảy ra ý định kiểm tra lại danh sách các mục tiêu trong năm của mình. Hầu hết mọi mục tiêu đều đã đạt được, ngoại trừ một mục tiêu lớn, mục tiêu quan trọng nhất.
Tôi tự nhủ: “Chỉ còn hai tháng nữa thôi”. Hẳn phải có cách giải quyết. Dù chưa biết rõ đó là cách gì nhưng tôi tin rằng nhất định sẽ tìm ra cách. Từ trước đến nay, tôi chưa bao giờ chấp nhận việc không đạt được mục tiêu hay không thể hoàn thành mục tiêu đã định trước. Tôi lại nói với lòng mình: “Chắc chắn mình sẽ tìm ra cách”.
Hai ngày sau, một điều bất ngờ xảy ra. Lần này, tôi cũng đang ngồi ở bàn làm việc và rất bận rộn với đống giấy tờ. Chuông điện thoại bỗng reo vang. Tôi nhấc máy và nghe thấy một giọng nói lạ ở phía đầu dây bên kia: “Xin chào Clem. Tôi là Joe Gibson”. Cuộc trò chuyện của chúng tôi diễn ra rất ngắn, nhưng tôi không bao giờ quên được cú điện thoại đó. Joe nói vắn tắt:
“Tôi nghĩ ông sẽ hứng thú khi biết được tin này. Công ty Commercial Credit ở Baltimore sẽ đóng cửa Pennsylvania Casualty, một công ty con của họ, do làm ăn thua lỗ. Cuộc họp của ban giám đốc sẽ diễn ra vào thứ Năm tới ở Baltimore. Tất cả công việc của Pennsylvania Casualty sẽ được bàn giao cho hai công ty bảo hiểm khác cũng thuộc quyền sở hữu của Commercial Credit. Tên của vị phó chủ tịch điều hành công ty Commercial Credit là E. H. Warheim”.
Tôi chân thành cảm ơn Joe Gibson và hỏi thêm vài câu rồi gác máy. Sau mấy phút suy nghĩ, tôi quyết định sẽ trình bày một kế hoạch giúp ban giám đốc Công ty Commercial Credit hoàn thành mục tiêu nhanh hơn và chắc chắn hơn so với kế hoạch mà họ đã đề xuất, như vậy việc thuyết phục ban giám đốc chấp nhận kế hoạch của tôi là điều không khó.
Tôi không quen Warheim nên cứ chần chừ chưa muốn gọi điện cho ông ấy. Tuy nhiên, tôi hiểu rõ thời gian là yếu tố sống còn trong tình huống này. Và câu nói này đã buộc tôi phải hành động:
Bạn không mất gì khi cố gắng nhưng lại đạt được mọi thứ nếu thành công. Vậy thì hãy cố gắng bằng mọi giá. Hãy Làm Ngay!
Không chần chừ thêm một giây nào nữa, tôi liền nhấc điện thoại lên và gọi cho ngài E. H. Warheim ở Baltimore. “Thưa ông Warheim, tôi có một vài tin tức tốt lành cho ông đây!”.
Sau đó, tôi tự giới thiệu và nói rằng tôi được biết đôi điều về những kế hoạch sắp được tiến hành với Pennsylvania Casualty. Tôi nghĩ tôi đang ở vị thế thích hợp để giúp họ nhanh chóng đạt được những mục tiêu. Cuối cùng, tôi hẹn gặp Warheim và cộng sự của ông ấy vào lúc 2 giờ chiều hôm sau ở Baltimore.
Đúng 2 giờ chiều hôm sau, tôi và luật sư của tôi, W. Russell Arrington, đến gặp Warheim và các cộng sự của ông.
Pennsylvania Casualty hoàn toàn thỏa mãn những đòi hỏi của tôi. Công ty này được cấp giấy phép hoạt động trên 35 tiểu bang. Việc kinh doanh bảo hiểm tuy đã được bàn giao cho những công ty bảo hiểm khác nhưng vẫn làm ăn không hiệu quả. Nếu bán công ty thì Commercial Credit sẽ đạt được mục tiêu của mình nhanh chóng hơn và cũng chắc chắn hơn. Ngoài ra, họ còn nhận được 25.000 đô-la mà tôi trả để mua lại giấy phép hoạt động của công ty.
Hiện tại, công ty này đang có số tài sản thanh khoản trị giá 1,6 triệu đô-la bao gồm cổ phiếu có thể chuyển đổi và tiền mặt. Nhưng làm sao tôi kiếm được 1,6 triệu đô-la cho vụ này? Tôi sử dụng OPM và mọi việc đã diễn ra như sau:
“Thế còn 1,6 triệu đô la phần tài sản thanh khoản thì sao?” - Ông Warheim hỏi.
Tôi đã chuẩn bị trước cho câu hỏi này và trả lời ngay: “Commercial Credit sẽ là đối tác cho vay tiền. Tôi chỉ mượn 1,6 triệu đô-la từ ông mà thôi”.
Mọi người cười ồ. Tôi nói tiếp: “Ông sẽ có mọi thứ chứ không mất gì cả. Tất cả mọi thứ tôi đang sở hữu đều dựa vào khoản tiền vay, bao gồm công ty trị giá 1,6 triệu đô-la mà tôi đang sắp mua đây.
Ngoài ra, ông cũng đang làm việc trong lĩnh vực cho vay tiền. Ông biết rõ rồi đấy, liệu còn có tài sản thế chấp nào an toàn hơn là chính công ty mà ông đang muốn bán cho tôi? Thêm vào đó, ông còn nhận được phần tiền lãi từ khoản cho vay.
Điều quan trọng nhất là nếu làm theo cách này, ông sẽ giải quyết được vấn đề của mình một cách chắc chắn và nhanh chóng”.
Chờ cho tôi nói xong, Warheim đã hỏi tôi một câu rất quan trọng: “Ông sẽ trả khoản vay đó cho tôi như thế nào?”.
Và tất nhiên là tôi cũng đã chuẩn bị trước cho câu hỏi này. Câu trả lời của tôi là: “Tôi sẽ trả toàn bộ khoản vay đó trong vòng 60 ngày!
Ông thấy đấy, tôi chỉ cần không quá nửa triệu đô-la để điều hành một công ty bảo hiểm tai nạn và bảo hiểm y tế ở 35 tiểu bang mà Pennsylvania Casualty được cấp phép.
Vì công ty chỉ do một mình tôi sở hữu nên tất cả những gì cần làm là giảm số vốn lẫn số tiền thặng dư tài sản của Pennsylvania Casualty từ 1,6 triệu đô-la xuống còn 500.000 đô-la. Khi đó, tôi có thể sử dụng khoản tiền cắt giảm này để trả nợ cho ông.
Cả ông và tôi đều biết rằng một doanh nhân phải chịu trách nhiệm đóng thuế thu nhập đối với mọi giao dịch liên quan đến thu nhập hay tiêu dùng. Tuy nhiên, trong giao dịch lần này, chúng ta sẽ không phải đóng thuế thu nhập. Lý do đơn giản là Pennsylvania Casualty không có lợi nhuận, và do đó, những khoản tiền mà tôi nhận được khi cắt giảm vốn đầu tư tất nhiên không phải trích ra từ lợi nhuận”.
Ông ấy hỏi thêm một câu nữa: “Thế những kế hoạch của ông để trả nốt cho tôi nửa triệu đô-la còn lại sẽ như thế nào?”.
Tôi cũng đã chuẩn bị trước cho câu hỏi này: “Điều đó dễ thôi. Công ty Pennsylvania Casualty sở hữu khối tài sản bao gồm tiền mặt, trái phiếu chính phủ và cổ phiếu trị giá cao. Tôi có thể vay nửa triệu đô-la từ những ngân hàng mà tôi đang hợp tác bằng cách thế chấp số cổ phần của mình ở Pennsylvania Casualty, cũng như một số tài sản riêng khác để bảo đảm cho khoản vay”.
Khi tôi và luật sư Arrington rời khỏi văn phòng Commercial Credit vào lúc 5 giờ chiều, thỏa thuận giữa hai bên đã chính thức được thông qua.
Câu chuyện này minh họa những bước cần thực hiện để đạt đến mục tiêu thông qua việc sử dụng OPM. Nếu xem lại Chương 11 “Liệu có con đường tắt nào dẫn đến sự giàu có?”, bạn sẽ thấy những nguyên tắc đã đề cập ở đó đã được ứng dụng tại đây.
Tín dụng có thể gây nên hậu quả nghiêm trọng! Tín dụng đóng vai trò tích cực như vậy đó, nhưng đôi lúc nó cũng gây nên những hậu quả nghiêm trọng đối với những người có thái độ tiêu cực. Tín dụng có thể khiến một người vốn trung thực trở nên thiếu trung thực. Việc lạm dụng tín
dụng là một trong những nguyên nhân gây nên lo lắng, thất vọng, bất hạnh.
Những người có thái độ tích cực thường can đảm đối mặt với sự thật. Nếu gặp khó khăn và không thể trả nợ đúng hạn, họ sẽ trình bày thẳng thắn khó khăn của mình với chủ nợ để gia hạn thanh toán. Thậm chí, họ sẵn lòng chịu thiệt thòi để hoàn thành nghĩa vụ trả nợ của mình.
Người trung thực với nhận thức đúng đắn sẽ không bao giờ lạm dụng sự tín nhiệm.
Ngược lại, người bị tác động của mặt thái độ tiêu cực trên lá bùa vô hình sẽ chịu một sức ép kinh khủng khiến anh ta trở nên thiếu trung thực. Anh ta cảm thấy hoàn cảnh của mình thật vô vọng và bản thân chẳng thể làm gì để thanh toán những khoản nợ anh ta đã vay. Anh ta sợ hãi, lo lắng, đau khổ và thất vọng.
Hành vi lạm dụng tín dụng sẽ gây ra những căn bệnh tai hại cho thể chất, tinh thần và đạo đức. Bạn hãy nhớ lại Tình thế bức bách, Thái độ tiêu cực và Tội ác trong Chương 3, “Xoá bỏ những tấm mạng nhện trong suy nghĩ”.
OPM và các chu kỳ kinh tế. Đầu năm 1928, khi còn là một nhân viên bán hàng trẻ tuổi, W. Clement Stone đã đến gặp ông chủ Ngân hàng Quốc gia Continental Illinois và Công ty Trust, Chicago, đúng lúc ông ấy đang tiếp khách. Trong khi chờ đợi, Clement Stone đã nghe lỏm được câu chuyện giữa hai người. Ông chủ ngân hàng nói: “Thị trường này không thể đi lên mãi. Tôi sẽ bán cổ phần của mình”.
Biết bao nhà đầu tư đã thua lỗ và mất cả gia tài khi thị trường chứng khoán sụp đổ vào năm 1929 sau đó. Tất cả chỉ vì họ thiếu kiến thức về các chu kỳ kinh tế, hoặc nếu có kiến thức đi nữa thì họ đã không dám làm như ông chủ ngân hàng: hành động ngay.
Hàng chục ngàn người thuộc đủ mọi thành phần trong xã hội bỗng chốc trở thành tay trắng, cho dù họ là những người trung thực và thận trọng. Họ làm giàu thông qua OPM. Khi cổ phiếu giảm giá, họ vay thêm tiền để mua thêm cổ phiếu, đất đai hay một số tài sản khác.
Khi thị trường chứng khoán đi xuống, cổ phiếu của họ hóa thành mớ giấy lộn, và họ không còn khả năng trả nợ khi đến thời điểm đáo hạn ngân hàng.
Các chu kỳ kinh tế vẫn thường xuyên lặp đi lặp lại. Vì vậy, trong nửa đầu những năm 1970, hàng ngàn người lại mất tài sản vì không thể thanh toán nợ đúng hạn, chưa kể một số người còn lún sâu vào cảnh nợ nần do không thể kiềm chế bản thân và tiếp tục vay tiền để mua sắm, chi tiêu. Bạn phải tìm ra cách trả nợ trước khi sử dụng OPM.
Mặc dù các chu kỳ kinh tế luôn lặp lại và bạn có thể đánh mất một phần hay toàn bộ sản nghiệp, hãy bình tĩnh làm lại từ đầu vào một thời điểm thích hợp. Rất nhiều người giàu có đã từng đánh mất cả gia tài, tuy nhiên, nhờ không đánh mất thái độ tích cực mà họ gây dựng lại một cơ nghiệp còn thịnh vượng hơn trước.
Các mã số giúp mở cánh cửa dẫn đến thành công trong kinh doanh vốn không nhiều. Tuy nhiên, nếu thiếu một hoặc vài con số bí mật ấy thì bạn sẽ thất bại. Bạn chỉ có thể chạm đến thành công nếu tìm ra những con số đó.
Việc sử dụng vốn vay được xem là phương tiện giúp cho những người trung thực từ nghèo khổ trở nên giàu có. Tiền hoặc tín dụng là một “con số” quan trọng trong dãy mật mã giúp bạn mở cánh cửa dẫn đến thành công.
Con số còn thiếu. Một giám đốc bán hàng trẻ tuổi có thu nhập hàng năm hơn 35.000 đô-la viết:
“Tôi có một cảm giác kỳ lạ, cảm giác của một người đang đứng trước một chiếc két sắt chứa toàn bộ sự giàu có, hạnh phúc và thành công trên thế giới này - một người biết hầu hết những con số trong dãy mật mã để mở cửa, chỉ còn thiếu một con số. Nếu khám phá ra con số ấy, tôi sẽ dễ dàng mở toang cánh cửa két sắt”.
Thông thường, sự khác biệt giữa nghèo khổ và giàu có nằm trong cách vận dụng công thức dẫn đến thành công. Không như người giàu có, người nghèo khổ thường quên sử dụng một trong những công thức ấy. Chỉ một con số đã đủ tạo nên sự khác biệt!
Cũng như bao người khác, bắt đầu từ hai bàn tay trắng, Leonard Lavin đã phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Nhưng điều này hóa ra lại có ích cho ông. Chính hoàn cảnh đã buộc ông học hỏi, suy nghĩ, lập kế hoạch và làm việc siêng năng trước khi tìm ra giải pháp cho từng vấn đề của mình.
Ông và vợ là Bernice đã phối hợp một cách nhịp nhàng, ăn ý trong công việc sản xuất loại mỹ phẩm riêng và phân phối cho các công ty khác. Nhưng do thiếu vốn hoạt động nên họ phải tự đảm trách mọi việc.
Khi công việc tiến triển tốt, Bernice đã thuê thêm một số nhân viên, còn bản thân trở thành người quản lý và Leonard giữ vai trò giám đốc bán hàng và giám đốc sản xuất. Ngoài ra, hai vợ chồng còn thuê một luật sư và một chuyên gia về kế toán và thuế.
Lợi nhuận làm ra được họ tái đầu tư để mở rộng sản xuất và kinh doanh. Cảnh nghèo túng đã tạo động lực cho họ nghiên cứu, suy nghĩ và lập kế hoạch; họ buộc một đồng đô-la phải sinh ra nhiều đồng đô-la khác; họ phải thu được kết quả tối đa từ mỗi giờ làm việc; họ phải sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực và tránh mọi sự lãng phí.
Mỗi tháng trôi qua, doanh số của họ lại gia tăng đáng kể vì Leonard luôn nỗ lực tìm cách phá vỡ kỷ lục doanh số của tháng trước đó. Ông trở nên nổi tiếng trong ngành. Đối với nhiều người, ông được xem là người biết cách nỗ lực hơn nữa.
Chính việc nỗ lực hơn nữa đã làm thay đổi hoàn toàn công việc của ông.
Đầu tiên, người chủ ngân hàng đã giới thiệu ông với ba khách hàng của mình, những người đang đầu tư vào một công ty mỹ phẩm khác. Họ cần lời khuyên từ một chuyên gia có thái độ tích cực. Và Leonard đã giúp đỡ họ.
Leonard còn giúp một người mua hàng trong hiệu thuốc tây nọ ở Los Angeles. Ngày hôm sau, người này đã thể hiện lòng biết ơn của mình bằng cách tiết lộ cho Leonard biết rằng công ty sản xuất VO–5, thuốc làm tóc chất lượng cao, sẽ được rao bán.
Leonard cảm thấy rất hứng thú trước thông tin mà người khách hàng nọ cung cấp. Đây là một công ty có tuổi đời 15 năm với một sản phẩm tốt nhưng hiện doanh số đang chững lại. Từ kinh nghiệm bán mỹ phẩm và từ quá trình nghiên cứu các chu kỳ lẫn xu hướng kinh tế, ông biết rằng chỉ cần thay đổi phương thức hoạt động là công ty này sẽ trở thành một đối thủ đáng gờm đối với các công ty cùng ngành trên thị trường.
Ông đã bắt tay vào hành động theo lời kêu gọi Hãy Làm Ngay! Tối hôm đó, ông đến gặp người chủ sở hữu công ty. Thường thì trong dạng giao dịch này, khi người bán và người mua không biết rõ về nhau, họ sẽ phải mất vài tuần, hoặc thậm chí vài tháng để thương lượng trước khi đạt được thỏa thuận chung. Một thái độ cởi mở và nhận thức đúng đắn của cả bên bán lẫn bên mua sẽ loại bỏ những sự chậm trễ không đáng có. Và thái độ đó đã giúp Leonard mua được công ty với giá 400.000 đô-la ngay đêm hôm đó.
Đúng là Leonard đã làm việc rất hiệu quả, nhưng ông đã tái đầu tư toàn bộ lợi nhuận để phát triển kinh doanh, vậy ông đã kiếm đâu ra 400.000 đô-la cho thương vụ lần này?
Trong phòng khách sạn hôm đó, ông cảm thấy mình đã biết hầu hết các số trong dãy mật mã để mở cánh cửa dẫn đến sự giàu có, ngoại trừ một con số duy nhất. Con số đó chính là tiền.
Sáng hôm sau, khi vừa tỉnh giấc, một ý nghĩ bỗng lướt qua đầu ông. Một lần nữa, ông đã nhanh chóng đáp lại lời kêu gọi của Hãy Làm Ngay! Ông gọi điện cho một trong ba vị khách mà người chủ ngân hàng đã giới thiệu cho mình trước đây. Ông từng giúp đỡ họ và có lẽ bây giờ họ sẽ cho ông những lời khuyên đúng đắn. Lý do đơn giản là họ hiểu rõ vấn đề tài chính hơn ông. Ngoài ra, do đã đầu tư vào một công ty mỹ phẩm khác nên cũng không loại trừ khả năng họ sẽ đầu tư vào công ty của ông. Và quả là họ đã làm như vậy.
Vì những người này rất có kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư nên họ đã đưa ra một công thức thành công mà Leonard không thể phủ nhận: (a) củng cố hoạt động kinh doanh; (b) tập trung mọi nỗ lực của ông cho một công ty duy nhất; (c) trả góp khoản tiền vay theo từng quý trong thời hạn 5 năm; (d) trả lãi vay theo lãi suất hiện hành; và (e) dành 25% cổ phần để đầu tư.
Leonard đồng ý bởi ông đã nhìn thấy giá trị của việc sử dụng OPM. Ba người đàn ông này cũng sử dụng OPM. Họ đã vay 400.000 đô-la từ ngân hàng.
Con số còn thiếu đã ở đây! Hai vợ chồng họ đã nỗ lực làm việc bất kể ngày đêm. Họ dành trọn tâm huyết cho công việc. Không bao lâu sau, VO 5 không những được sử dụng trở lại ở khắp các tiểu bang trên toàn nước Mỹ mà còn được xuất khẩu sang một số quốc gia khác.
Tháng 12 thường là tháng bán hàng chậm nhất trong năm của các nhà sản xuất mỹ phẩm. Nhưng trong tháng 12, một năm rưỡi sau khi Leonard và Bernice tiếp quản VO–5 cùng một sản phẩm khác là Rinse Away, nhà máy đã có doanh số vượt hơn 870.000 đô-la. Con số đó bằng tổng doanh thu của VO–5 và Rinse Away trong suốt những năm trước đó dưới sự quản lý của người chủ cũ.
Bernice và Leonard đã tìm ra con số còn thiếu. Với con số đó, họ đã có dãy số mật mã hoàn chỉnh để mở toang cánh cửa dẫn đến sự giàu có. Chỉ ba năm sau khi mua lại VO–5, giá trị tài sản công ty này đã vượt qua con số một triệu đô-la.
Những con số trong dãy mật mã giúp Leonard mở toang cánh cửa dẫn đến thành công đó là:
Số 1: Sản phẩm/dịch vụ tốt.
Số 2: Một công ty từng thành công với sản phẩm độc quyền nhưng doanh số đang chững lại.
Số 3: Một giám đốc sản xuất có kinh nghiệm điều hành nhà máy hiệu quả.
Số 4: Một giám đốc bán hàng giỏi liên tục tăng doanh số bằng phương thức bán hàng thành công, đồng thời luôn tìm kiếm những biện pháp bán hàng tốt hơn.
Số 5: Một nhà quản lý giỏi với thái độ tích cực.
Số 6: Một chuyên gia kế toán giỏi về tính toán chi phí và nắm vững các quy định về thuế.
Số 7: Một luật sư giỏi với thái độ tích cực giúp hoàn thành mọi mục tiêu của doanh nghiệp.
Số 8: Nguồn vốn hay tín dụng bảo đảm để điều hành công việc và mở rộng phạm vi hoạt động khi thời cơ đến.
Hãy nhớ lại một trong những câu đầu tiên của chương này, “Kinh doanh ư? Quá đơn giản. Đó chẳng qua là việc sử dụng tiền của người khác”.
Tuy nhiên, giàu có chưa hẵn đã mang lại hạnh phúc, bạn phải tìm thấy sự hài lòng trong những công việc bạn làm. Đó sẽ là nội dung của chương tiếp theo.
Đúng, điều đó thật đơn giản. OPM là chữ viết tắt của “Other People’s Money”, tức là tiền của người khác. Đây là cách đơn giản để trở nên giàu có. Benjamin Franklin, William Nickerson, Conrad Hilton, Henry J. Kaiser, Colonel Sanders và Ray Kroc đều đã làm thế. Nếu muốn giàu có, bạn cũng có thể làm như họ.
OPM đồng nghĩa với tín dụng (credit) hay niềm tin. Sử dụng OPM là sử dụng các tiêu chuẩn cao nhất của sự chính trực, danh dự, trung thực, trung thành và bộ Quy tắc Vàng để áp dụng vào công việc kinh doanh của bạn.
Các cá nhân, công ty hay quốc gia không có tín dụng, hay nói cách khác là không sử dụng vốn vay vào mục đích phát triển thì xem như đang thiếu đi một thành phần quan trọng trong công thức dẫn đến thành công. Thậm chí, quốc gia có thể bị trì trệ, tụt hậu nếu không phát triển hệ thống tín dụng. Do đó, bạn hãy lắng nghe lời khuyên của Benjamin Franklin, một doanh nhân thông minh và thành đạt.
Lời khuyên tốt. Cuốn Lời Khuyên cho Nhà Kinh Doanh Trẻ (Advice to a Young Tradesman) được Franklin viết vào năm 1748, trong đó ông thảo luận về việc sử dụng OPM như sau:
“Hãy nhớ rằng Tiền có thể đẻ ra tiền, và những đồng tiền ấy lại sản sinh ra nhiều đồng tiền khác nữa”. Và quá trình cứ thế tiếp diễn.
Lời khuyên của ông vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay. Bạn có thể bắt đầu với rất ít tiền, nhưng có thể thu về rất nhiều tiền, nếu biết cách làm số tiền đó sinh sôi nảy nở. Đây chính là những gì Conrad Hilton đã làm.
Tập đoàn Khách sạn Hilton đã có một khoản vay tín dụng hàng triệu đô-la để xây dựng chuỗi khách sạn sang trọng tại các sân bay lớn để đón khách du lịch bằng đường hàng không. Khoản ký quỹ của tập đoàn chỉ là tên tuổi và uy tín về tính trung thực trong kinh doanh được duy trì suốt
cuộc đời ngài Hilton.
Trung thực là một đức tính không gì thay thế được. Trong tất cả những đặc điểm và tính cách của con người thì phẩm chất này ăn sâu nhất trong tâm hồn chúng ta. Sự trung thực thể hiện trong mọi lời nói, suy nghĩ và hành động của chúng ta. Nó cũng được biểu hiện trên gương mặt và ai cũng có thể dễ dàng cảm nhận được tính trung thực từ người khác. Mặt khác, người không trung thực có thể bộc lộ điểm yếu ngay trong giọng nói, trong bản chất và trong xu hướng trò chuyện, hoặc thậm chí trong loại hình dịch vụ mà họ đang cung cấp.
Bên cạnh mục đích hướng dẫn bạn cách sử dụng vốn vay, chương này còn nhấn mạnh đến những tính cách khác có liên quan. Trung thực và danh dự, uy tín và thành công - tất cả đều hòa lẫn với nhau.
Hãy đầu tư bằng OPM. William Nickerson là một người có cả uy tín lẫn danh tiếng. Cuốn sách ông viết chủ yếu tập trung vào cách thức kiếm tiền với OPM trong lĩnh vực bất động sản vào những lúc rảnh rỗi. Tuy nhiên, hầu hết những gì ông nói bạn đều có thể áp dụng để làm giàu bằng cách đầu tư với OPM.
Tựa đề của cuốn sách là Cách Tôi Biến 1.000 đô-la Thành 3 Triệu đô-la Trong Thời Gian Nhàn Rỗi (How I Turned $1000 Into $3 Million In My Spare Time).
Ông nói: “Hãy chỉ cho tôi một triệu phú và tôi sẽ chỉ cho bạn một người đi vay nợ liều lĩnh”. Ông dẫn chứng bằng cách kể tên những nhân vật giàu có như Henry Kaiser, Henry Ford và Walt Disney.
Còn chúng tôi sẽ đề cập đến Charlie Sammons, một người đã xây dựng nên một sự nghệp kinh doanh trị giá 40 triệu đô-la chỉ trong vòng 10 năm bằng vốn vay ngân hàng.
Chủ ngân hàng là bạn của bạn. Hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng là cho vay. Càng cho vay nhiều bao nhiêu, họ càng thu lợi nhiều bấy nhiêu. Các ngân hàng thương mại chủ yếu cho vay tiền để đầu tư hay kinh doanh, còn các khoản vay tiêu dùng thường không được khuyến khích.
Chủ ngân hàng của bạn là một chuyên gia, nhưng trước hết, ông ấy là một người bạn của bạn. Ông ấy luôn muốn giúp đỡ bạn, bởi lẽ ông ấy muốn nhìn thấy bạn thành công. Nếu chủ ngân hàng hiểu rõ hoạt động kinh doanh của ông ấy thì bạn hãy lắng nghe những gì ông ấy nói.
Một người có nhận thức đúng đắn sẽ không bao giờ đánh giá thấp đồng tiền đi vay hay lời khuyên của các chuyên gia. Chính việc sử dụng OPM và một kế hoạch hoàn hảo, cộng với những nguyên tắc thành công bằng thái độ tích cực như sự sáng tạo, lòng can đảm và nhận thức đúng đắn đã giúp một thanh niên Mỹ có cuộc sống trung bình là Charlie Sammons trở nên giàu có.
Charlie Sammons là một triệu phú ở thành phố Dallas. Người dân ở đây nói tài sản của ông trị giá nhiều triệu đô-la. Tuy nhiên, vào năm 19 tuổi, tình hình tài chính cá nhân của Charlie cũng chẳng khá hơn nhiều so với các bạn bè đồng trang lứa của ông. Điều khác biệt duy nhất là ông đi làm và tiết kiệm được một ít tiền.
Ông chủ ngân hàng nơi Charlie thường gửi tiền tiết kiệm vào mỗi chiều thứ Bảy đã chú ý đến ông, bởi ông ấy nhận ra rằng đây là một chàng trai có cá tính và năng lực, và điều đáng quý nhất là Charlie hiểu rõ giá trị của đồng tiền.
Vì vậy, khi Charlie muốn khởi nghiệp bằng công việc kinh doanh bông vải, người chủ ngân hàng đã cấp cho ông khoản tín dụng cần thiết. Đây là lần đầu tiên Charlie Sammons sử dụng OPM. Và như bạn sẽ thấy, đó không phải là lần cuối cùng. Từ đây, ông rút ra được một kết luận quan trọng:
Hãy tìm đến chủ ngân hàng.
Khoảng một năm rưỡi sau khi đã trở thành nhà môi giới bông vải, chàng thanh niên trẻ bỗng chuyển sang nghề buôn lừa và ngựa. Chính khi đó, ông đã học hỏi được rất nhiều điều về bản chất con người.
Kiến thức về con người cộng với sự hiểu biết về tiền bạc nhanh chóng giúp Charlie Sammons phát huy một triết lý sống thường thấy ở những người đã hoặc sẽ thành công. Charlie học được triết lý sống này từ rất sớm. Ông chưa bao giờ quên triết lý ấy và vẫn còn gìn giữ cho đến tận ngày nay.
Triết lý đó là: Nhận thức đúng đắn.
Vài năm sau, có hai người tìm gặp và mời ông về làm việc cho họ. Hai người này đã thành công vang dội trong lĩnh vực bán bảo hiểm. Họ đến gặp Charlie sau một thất bại cay đắng.
Chẳng là sau nhiều năm bán bảo hiểm nhân thọ quá thành công, hai người này quyết định mở công ty riêng. Họ đều là những người bán hàng giỏi, nhưng lại là những nhà quản trị doanh nghiệp tồi. Có thể nói, họ bán hàng giỏi đến mức đã bán luôn cả… công ty của mình!
Với tư duy của nhân viên bán hàng lâu năm, cả hai cho rằng chỉ cần đẩy mạnh doanh số là đủ để doanh nghiệp của họ thành công. Nhưng việc quản lý kém có thể làm cho tiền bạc tiêu tán rất nhanh, thậm chí còn nhanh hơn cả tốc độ mang tiền về của mạng lưới bán hàng tốt. Vấn đề ở đây là cả hai người đều không phải là những nhà quản trị doanh nghiệp giỏi.
Nhưng họ đã có một bài học đáng nhớ. Vào ngày đến gặp Charlie, một trong hai người đã kể lại câu chuyện thất bại của họ và nói:
“Kể từ khi công ty giải thể, chúng tôi đã phải lấy khoản tiền tích lũy trong thời gian bán bảo hiểm trước đây để bù đắp cho những khoản lỗ hiện tại. Chúng tôi biết mình là những người bán hàng giỏi và bây giờ chúng tôi lại biết thêm một điều là chỉ nên tập trung vào sở trường đó mà thôi!”
Ông ấy ngập ngừng giây lát, sau đó nhìn thẳng vào mắt chàng trai trẻ đang ngồi trước mặt và nói tiếp:
“Charlie, anh là một người thông minh. Nếu hợp tác cùng nhau, chúng ta sẽ thành công đấy.”
Và họ đã hợp tác.
Một kế hoạch hoàn hảo và OPM đã tạo nên một gia tài 40 triệu đô-la. Vài năm sau, Charlie Sammons mua lại tất cả cổ phần của công ty mà ông và hai người kia đã thành lập. Làm thế nào mà ông có đủ tiền để làm việc đó? Ông đã sử dụng OPM cộng với khoản tiền tiết kiệm của mình. Ông đã tìm đâu ra một khoản tiền lớn như vậy khi cần đến? Tất nhiên là ông vay ngân hàng. Hãy nhớ rằng ông đã nhận thức từ rất sớm rằng chủ ngân hàng là bạn của mình.
Sau đó, trong một năm thành công, công ty của ông đã đạt doanh số gần 400.000 đô-la. Lúc này, vị giám đốc bảo hiểm mới tìm thấy công thức thành công để nhanh chóng mở rộng phạm vi hoạt động. Đó cũng chính là công thức mà bấy lâu nay ông đang tìm kiếm.
Ông đã sẵn sàng.
Công thức này cộng với OPM đã mang về cho ông mức doanh số tăng vọt, lên đến 40 triệu đô-la chỉ trong vòng một năm. Sammons đã nhìn thấy một công ty bảo hiểm ở Chicago từng phát triển thành công một kế hoạch bán hàng thông qua “các đầu mối” (leads).
Trong suốt nhiều năm liền, các giám đốc bán hàng vẫn sử dụng “hệ thống đầu mối” (lead system) để quảng bá cho một doanh nghiệp mới. Với đầu mối bán hàng tốt, đội ngũ bán hàng của công ty có thể thu về một lượng tiền rất lớn.
Rất nhiều người bán hàng đã tỏ ra ngại ngùng hay sợ hãi khi phải đến chào mời một người họ không quen biết hay chưa từng tiếp xúc. Chính vì thế mà họ đã lãng phí thời gian của mình. Trong khi lẽ ra đây là khoảng thời gian họ có thể tận dụng để bán hàng cho những khách hàng tiềm năng.
Ngay cả một người bán hàng bình thường nhất cũng sẽ có động lực để gọi điện cho nhiều khách hàng tiềm năng, nếu anh ta có các “đầu mối”. Anh ta biết rằng khi được cung cấp đầu mối tốt, anh ta có thể bán được rất nhiều, dù chưa được huấn luyện kỹ càng hay chưa có nhiều kinh nghiệm. Ngoài ra, anh ta còn có một địa chỉ và một con người cụ thể để gặp gỡ. Anh ta tin rằng khách hàng tiềm năng của mình đã có đôi chút quan tâm đến sản phẩm hay dịch vụ của công ty trước khi anh ta xin gặp vị khách đó.
Do đó, anh ta không còn sợ hãi như khi bị buộc phải bán hàng cho một người xa lạ. Một số công ty đã xây dựng toàn bộ chương trình bán hàng dựa trên những đầu mối như vậy. Và để có các đầu mối đó, họ đã tận dụng sức mạnh của quảng cáo.
Tuy nhiên, quảng cáo tốn rất nhiều tiền.
Charlie Sammons đã biết tìm kiếm nguồn tiền ở đâu khi ông nảy ra một ý tưởng. Đó là Ngân hàng Republic National ở Dallas. Đây là một ngân hàng nổi tiếng ở Texas vì đã giúp chính phủ xây dựng thành phố này. Bên cạnh đó, đối tượng cho vay chủ yếu của ngân hàng là những người đã có một kế hoạch kinh doanh hoàn hảo đi kèm với những biện pháp thực hiện cụ thể, như trường hợp của Charlie Sammons.
Thường thì chủ ngân hàng sẽ không phí thời gian để tìm hiểu về dự án của khách hàng, nhưng Oran Kite và các viên chức trong ngân hàng Republic National lại không như vậy. Họ tìm hiểu và lắng nghe Charlie giải thích về kế hoạch của ông. Kết quả là ông đã được cấp một khoản tín dụng lớn để thành lập công ty bảo hiểm thông qua hệ thống đầu mối.
Bạn thấy đấy, nhờ vốn tín dụng mà Charlie Sammons có thể tạo dựng nên Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Reverse. Nhờ tín dụng mà ông có thể tăng doanh số từ 400.000 đô-la lên đến hơn 40 triệu đô-la chỉ trong 10 năm. Nhờ biết sử dụng OPM cho các khoản đầu tư của mình mà ông có thể mua quyền kiểm soát các khách sạn, tòa nhà văn phòng, nhà máy sản xuất và một số doanh nghiệp khác.
Nhưng bạn không cần phải đến Texas mới có thể sử dụng OPM. W. Clement Stone đã mua một công ty bảo hiểm với tài sản trị giá lên đến 1,6 triệu đô-la bằng cách sử dụng toàn bộ số tiền của chính người bán.
Làm thế nào để W. Clement Stone mua một công ty trị giá 1,6 triệu đô-la bằng tiền của chính người bán? Ông kể lại thương vụ đó như sau:
Đó là thời điểm cuối năm, khi tôi đang bận rộn với việc nghiên cứu, suy nghĩ và lập kế hoạch cho năm hoạt động tiếp theo. Tôi đặt mục tiêu cho năm tới là sở hữu một công ty bảo hiểm được cấp phép để hoạt động trên một tiểu bang nào đó. Tôi đặt thời hạn cuối để hoàn thành mục tiêu này là ngày cuối cùng của năm sau.
Bây giờ, tôi biết rõ mình muốn gì và đã đặt ra mốc thời gian cụ thể để đạt được mục tiêu đó. Nhưng tôi lại chưa biết phải làm thế nào để đến đích. Tuy nhiên, tôi tin rằng điều này không quan trọng lắm, bởi lẽ sớm muộn gì tôi cũng sẽ tìm ra giải pháp. Tôi nghĩ trước tiên phải tìm kiếm một công ty có thể thỏa mãn những yêu cầu: (1) có bản công bố kế hoạch bán bảo hiểm y tế và bảo hiểm tai nạn, và (2) được cấp phép để hoạt động trên hầu hết mọi tiểu bang. Như vậy, tôi không mất thời gian để tổ chức bộ máy hoạt động. Dù sao thì đây chỉ là phương tiện để tôi hành động.
Tôi đã gặp khó khăn về vấn đề tiền bạc, nhưng tôi sẵn sàng đối mặt khi vấn đề rắc rối nảy sinh. Tôi là một người có năng khiếu bán hàng nên tôi cho rằng mình hoàn toàn có khả năng xử lý tốt mọi tình huống. Trong trường hợp cần thiết, tôi sẽ có một vụ làm ăn “ba chiều”: một hợp đồng mua lại công ty; nhượng lại một số hợp đồng bảo hiểm cho một công ty lớn nào đó; và cuối cùng là sở hữu toàn bộ tài sản một cách hiệu quả, ngoại trừ phần bảo hiểm. Những công ty bảo hiểm mà tôi nhắm đến sẽ sẵn sàng chi trả một khoản phí để thành lập công ty. Tôi không cần phải thành lập công ty. Tôi có thừa kinh nghiệm và năng lực để xây dựng một công ty vững mạnh và phát triển, chỉ cần tôi có phương tiện trong tay. Tôi đã chứng tỏ được điều này bằng cách thiết lập nên một tổ chức kinh doanh bảo hiểm quy mô toàn quốc.
Khi phân tích những khó khăn trước mắt, tôi nhận thấy nên nói cho mọi người biết các khả năng đó. Có như thế, họ mới sẵn lòng giúp đỡ tôi. Còn khi tìm thấy công ty mà mình muốn mua, tôi giữ bí mật về quá trình thương lượng và chỉ tiết lộ mọi việc khi thương vụ đã kết thúc.
Gần như cả thế giới biết rõ tôi muốn gì. Mỗi khi gặp ai làm trong ngành bảo hiểm và có thể cung cấp đôi chút thông tin, tôi đều nói với anh ta về những thứ tôi đang tìm kiếm.
Một trong những người như vậy là Joe Gibson của Công ty Bảo hiểm Excess – người mà tôi quen biết một cách hết sức tình cờ.
Tôi đón năm mới với một tâm trạng đầy phấn khích. Tôi đã có một mục tiêu lớn và đang quyết tâm vươn tới mục tiêu đó. Một tháng trôi qua. Hai tháng. Rồi sáu tháng. Cuối cùng thì mười tháng đã trôi qua. Cho dù đã tìm hiểu rất nhiều yếu tố nhưng vẫn không một công ty nào có thể thỏa mãn những yêu cầu cơ bản của tôi.
Vào một ngày thứ Bảy của tháng mười, khi đang ngồi bên bàn làm việc với chồng hồ sơ đã gập lại, tôi bỗng nảy ra ý định kiểm tra lại danh sách các mục tiêu trong năm của mình. Hầu hết mọi mục tiêu đều đã đạt được, ngoại trừ một mục tiêu lớn, mục tiêu quan trọng nhất.
Tôi tự nhủ: “Chỉ còn hai tháng nữa thôi”. Hẳn phải có cách giải quyết. Dù chưa biết rõ đó là cách gì nhưng tôi tin rằng nhất định sẽ tìm ra cách. Từ trước đến nay, tôi chưa bao giờ chấp nhận việc không đạt được mục tiêu hay không thể hoàn thành mục tiêu đã định trước. Tôi lại nói với lòng mình: “Chắc chắn mình sẽ tìm ra cách”.
Hai ngày sau, một điều bất ngờ xảy ra. Lần này, tôi cũng đang ngồi ở bàn làm việc và rất bận rộn với đống giấy tờ. Chuông điện thoại bỗng reo vang. Tôi nhấc máy và nghe thấy một giọng nói lạ ở phía đầu dây bên kia: “Xin chào Clem. Tôi là Joe Gibson”. Cuộc trò chuyện của chúng tôi diễn ra rất ngắn, nhưng tôi không bao giờ quên được cú điện thoại đó. Joe nói vắn tắt:
“Tôi nghĩ ông sẽ hứng thú khi biết được tin này. Công ty Commercial Credit ở Baltimore sẽ đóng cửa Pennsylvania Casualty, một công ty con của họ, do làm ăn thua lỗ. Cuộc họp của ban giám đốc sẽ diễn ra vào thứ Năm tới ở Baltimore. Tất cả công việc của Pennsylvania Casualty sẽ được bàn giao cho hai công ty bảo hiểm khác cũng thuộc quyền sở hữu của Commercial Credit. Tên của vị phó chủ tịch điều hành công ty Commercial Credit là E. H. Warheim”.
Tôi chân thành cảm ơn Joe Gibson và hỏi thêm vài câu rồi gác máy. Sau mấy phút suy nghĩ, tôi quyết định sẽ trình bày một kế hoạch giúp ban giám đốc Công ty Commercial Credit hoàn thành mục tiêu nhanh hơn và chắc chắn hơn so với kế hoạch mà họ đã đề xuất, như vậy việc thuyết phục ban giám đốc chấp nhận kế hoạch của tôi là điều không khó.
Tôi không quen Warheim nên cứ chần chừ chưa muốn gọi điện cho ông ấy. Tuy nhiên, tôi hiểu rõ thời gian là yếu tố sống còn trong tình huống này. Và câu nói này đã buộc tôi phải hành động:
Bạn không mất gì khi cố gắng nhưng lại đạt được mọi thứ nếu thành công. Vậy thì hãy cố gắng bằng mọi giá. Hãy Làm Ngay!
Không chần chừ thêm một giây nào nữa, tôi liền nhấc điện thoại lên và gọi cho ngài E. H. Warheim ở Baltimore. “Thưa ông Warheim, tôi có một vài tin tức tốt lành cho ông đây!”.
Sau đó, tôi tự giới thiệu và nói rằng tôi được biết đôi điều về những kế hoạch sắp được tiến hành với Pennsylvania Casualty. Tôi nghĩ tôi đang ở vị thế thích hợp để giúp họ nhanh chóng đạt được những mục tiêu. Cuối cùng, tôi hẹn gặp Warheim và cộng sự của ông ấy vào lúc 2 giờ chiều hôm sau ở Baltimore.
Đúng 2 giờ chiều hôm sau, tôi và luật sư của tôi, W. Russell Arrington, đến gặp Warheim và các cộng sự của ông.
Pennsylvania Casualty hoàn toàn thỏa mãn những đòi hỏi của tôi. Công ty này được cấp giấy phép hoạt động trên 35 tiểu bang. Việc kinh doanh bảo hiểm tuy đã được bàn giao cho những công ty bảo hiểm khác nhưng vẫn làm ăn không hiệu quả. Nếu bán công ty thì Commercial Credit sẽ đạt được mục tiêu của mình nhanh chóng hơn và cũng chắc chắn hơn. Ngoài ra, họ còn nhận được 25.000 đô-la mà tôi trả để mua lại giấy phép hoạt động của công ty.
Hiện tại, công ty này đang có số tài sản thanh khoản trị giá 1,6 triệu đô-la bao gồm cổ phiếu có thể chuyển đổi và tiền mặt. Nhưng làm sao tôi kiếm được 1,6 triệu đô-la cho vụ này? Tôi sử dụng OPM và mọi việc đã diễn ra như sau:
“Thế còn 1,6 triệu đô la phần tài sản thanh khoản thì sao?” - Ông Warheim hỏi.
Tôi đã chuẩn bị trước cho câu hỏi này và trả lời ngay: “Commercial Credit sẽ là đối tác cho vay tiền. Tôi chỉ mượn 1,6 triệu đô-la từ ông mà thôi”.
Mọi người cười ồ. Tôi nói tiếp: “Ông sẽ có mọi thứ chứ không mất gì cả. Tất cả mọi thứ tôi đang sở hữu đều dựa vào khoản tiền vay, bao gồm công ty trị giá 1,6 triệu đô-la mà tôi đang sắp mua đây.
Ngoài ra, ông cũng đang làm việc trong lĩnh vực cho vay tiền. Ông biết rõ rồi đấy, liệu còn có tài sản thế chấp nào an toàn hơn là chính công ty mà ông đang muốn bán cho tôi? Thêm vào đó, ông còn nhận được phần tiền lãi từ khoản cho vay.
Điều quan trọng nhất là nếu làm theo cách này, ông sẽ giải quyết được vấn đề của mình một cách chắc chắn và nhanh chóng”.
Chờ cho tôi nói xong, Warheim đã hỏi tôi một câu rất quan trọng: “Ông sẽ trả khoản vay đó cho tôi như thế nào?”.
Và tất nhiên là tôi cũng đã chuẩn bị trước cho câu hỏi này. Câu trả lời của tôi là: “Tôi sẽ trả toàn bộ khoản vay đó trong vòng 60 ngày!
Ông thấy đấy, tôi chỉ cần không quá nửa triệu đô-la để điều hành một công ty bảo hiểm tai nạn và bảo hiểm y tế ở 35 tiểu bang mà Pennsylvania Casualty được cấp phép.
Vì công ty chỉ do một mình tôi sở hữu nên tất cả những gì cần làm là giảm số vốn lẫn số tiền thặng dư tài sản của Pennsylvania Casualty từ 1,6 triệu đô-la xuống còn 500.000 đô-la. Khi đó, tôi có thể sử dụng khoản tiền cắt giảm này để trả nợ cho ông.
Cả ông và tôi đều biết rằng một doanh nhân phải chịu trách nhiệm đóng thuế thu nhập đối với mọi giao dịch liên quan đến thu nhập hay tiêu dùng. Tuy nhiên, trong giao dịch lần này, chúng ta sẽ không phải đóng thuế thu nhập. Lý do đơn giản là Pennsylvania Casualty không có lợi nhuận, và do đó, những khoản tiền mà tôi nhận được khi cắt giảm vốn đầu tư tất nhiên không phải trích ra từ lợi nhuận”.
Ông ấy hỏi thêm một câu nữa: “Thế những kế hoạch của ông để trả nốt cho tôi nửa triệu đô-la còn lại sẽ như thế nào?”.
Tôi cũng đã chuẩn bị trước cho câu hỏi này: “Điều đó dễ thôi. Công ty Pennsylvania Casualty sở hữu khối tài sản bao gồm tiền mặt, trái phiếu chính phủ và cổ phiếu trị giá cao. Tôi có thể vay nửa triệu đô-la từ những ngân hàng mà tôi đang hợp tác bằng cách thế chấp số cổ phần của mình ở Pennsylvania Casualty, cũng như một số tài sản riêng khác để bảo đảm cho khoản vay”.
Khi tôi và luật sư Arrington rời khỏi văn phòng Commercial Credit vào lúc 5 giờ chiều, thỏa thuận giữa hai bên đã chính thức được thông qua.
Câu chuyện này minh họa những bước cần thực hiện để đạt đến mục tiêu thông qua việc sử dụng OPM. Nếu xem lại Chương 11 “Liệu có con đường tắt nào dẫn đến sự giàu có?”, bạn sẽ thấy những nguyên tắc đã đề cập ở đó đã được ứng dụng tại đây.
Tín dụng có thể gây nên hậu quả nghiêm trọng! Tín dụng đóng vai trò tích cực như vậy đó, nhưng đôi lúc nó cũng gây nên những hậu quả nghiêm trọng đối với những người có thái độ tiêu cực. Tín dụng có thể khiến một người vốn trung thực trở nên thiếu trung thực. Việc lạm dụng tín
dụng là một trong những nguyên nhân gây nên lo lắng, thất vọng, bất hạnh.
Những người có thái độ tích cực thường can đảm đối mặt với sự thật. Nếu gặp khó khăn và không thể trả nợ đúng hạn, họ sẽ trình bày thẳng thắn khó khăn của mình với chủ nợ để gia hạn thanh toán. Thậm chí, họ sẵn lòng chịu thiệt thòi để hoàn thành nghĩa vụ trả nợ của mình.
Người trung thực với nhận thức đúng đắn sẽ không bao giờ lạm dụng sự tín nhiệm.
Ngược lại, người bị tác động của mặt thái độ tiêu cực trên lá bùa vô hình sẽ chịu một sức ép kinh khủng khiến anh ta trở nên thiếu trung thực. Anh ta cảm thấy hoàn cảnh của mình thật vô vọng và bản thân chẳng thể làm gì để thanh toán những khoản nợ anh ta đã vay. Anh ta sợ hãi, lo lắng, đau khổ và thất vọng.
Hành vi lạm dụng tín dụng sẽ gây ra những căn bệnh tai hại cho thể chất, tinh thần và đạo đức. Bạn hãy nhớ lại Tình thế bức bách, Thái độ tiêu cực và Tội ác trong Chương 3, “Xoá bỏ những tấm mạng nhện trong suy nghĩ”.
OPM và các chu kỳ kinh tế. Đầu năm 1928, khi còn là một nhân viên bán hàng trẻ tuổi, W. Clement Stone đã đến gặp ông chủ Ngân hàng Quốc gia Continental Illinois và Công ty Trust, Chicago, đúng lúc ông ấy đang tiếp khách. Trong khi chờ đợi, Clement Stone đã nghe lỏm được câu chuyện giữa hai người. Ông chủ ngân hàng nói: “Thị trường này không thể đi lên mãi. Tôi sẽ bán cổ phần của mình”.
Biết bao nhà đầu tư đã thua lỗ và mất cả gia tài khi thị trường chứng khoán sụp đổ vào năm 1929 sau đó. Tất cả chỉ vì họ thiếu kiến thức về các chu kỳ kinh tế, hoặc nếu có kiến thức đi nữa thì họ đã không dám làm như ông chủ ngân hàng: hành động ngay.
Hàng chục ngàn người thuộc đủ mọi thành phần trong xã hội bỗng chốc trở thành tay trắng, cho dù họ là những người trung thực và thận trọng. Họ làm giàu thông qua OPM. Khi cổ phiếu giảm giá, họ vay thêm tiền để mua thêm cổ phiếu, đất đai hay một số tài sản khác.
Khi thị trường chứng khoán đi xuống, cổ phiếu của họ hóa thành mớ giấy lộn, và họ không còn khả năng trả nợ khi đến thời điểm đáo hạn ngân hàng.
Các chu kỳ kinh tế vẫn thường xuyên lặp đi lặp lại. Vì vậy, trong nửa đầu những năm 1970, hàng ngàn người lại mất tài sản vì không thể thanh toán nợ đúng hạn, chưa kể một số người còn lún sâu vào cảnh nợ nần do không thể kiềm chế bản thân và tiếp tục vay tiền để mua sắm, chi tiêu. Bạn phải tìm ra cách trả nợ trước khi sử dụng OPM.
Mặc dù các chu kỳ kinh tế luôn lặp lại và bạn có thể đánh mất một phần hay toàn bộ sản nghiệp, hãy bình tĩnh làm lại từ đầu vào một thời điểm thích hợp. Rất nhiều người giàu có đã từng đánh mất cả gia tài, tuy nhiên, nhờ không đánh mất thái độ tích cực mà họ gây dựng lại một cơ nghiệp còn thịnh vượng hơn trước.
Các mã số giúp mở cánh cửa dẫn đến thành công trong kinh doanh vốn không nhiều. Tuy nhiên, nếu thiếu một hoặc vài con số bí mật ấy thì bạn sẽ thất bại. Bạn chỉ có thể chạm đến thành công nếu tìm ra những con số đó.
Việc sử dụng vốn vay được xem là phương tiện giúp cho những người trung thực từ nghèo khổ trở nên giàu có. Tiền hoặc tín dụng là một “con số” quan trọng trong dãy mật mã giúp bạn mở cánh cửa dẫn đến thành công.
Con số còn thiếu. Một giám đốc bán hàng trẻ tuổi có thu nhập hàng năm hơn 35.000 đô-la viết:
“Tôi có một cảm giác kỳ lạ, cảm giác của một người đang đứng trước một chiếc két sắt chứa toàn bộ sự giàu có, hạnh phúc và thành công trên thế giới này - một người biết hầu hết những con số trong dãy mật mã để mở cửa, chỉ còn thiếu một con số. Nếu khám phá ra con số ấy, tôi sẽ dễ dàng mở toang cánh cửa két sắt”.
Thông thường, sự khác biệt giữa nghèo khổ và giàu có nằm trong cách vận dụng công thức dẫn đến thành công. Không như người giàu có, người nghèo khổ thường quên sử dụng một trong những công thức ấy. Chỉ một con số đã đủ tạo nên sự khác biệt!
Cũng như bao người khác, bắt đầu từ hai bàn tay trắng, Leonard Lavin đã phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Nhưng điều này hóa ra lại có ích cho ông. Chính hoàn cảnh đã buộc ông học hỏi, suy nghĩ, lập kế hoạch và làm việc siêng năng trước khi tìm ra giải pháp cho từng vấn đề của mình.
Ông và vợ là Bernice đã phối hợp một cách nhịp nhàng, ăn ý trong công việc sản xuất loại mỹ phẩm riêng và phân phối cho các công ty khác. Nhưng do thiếu vốn hoạt động nên họ phải tự đảm trách mọi việc.
Khi công việc tiến triển tốt, Bernice đã thuê thêm một số nhân viên, còn bản thân trở thành người quản lý và Leonard giữ vai trò giám đốc bán hàng và giám đốc sản xuất. Ngoài ra, hai vợ chồng còn thuê một luật sư và một chuyên gia về kế toán và thuế.
Lợi nhuận làm ra được họ tái đầu tư để mở rộng sản xuất và kinh doanh. Cảnh nghèo túng đã tạo động lực cho họ nghiên cứu, suy nghĩ và lập kế hoạch; họ buộc một đồng đô-la phải sinh ra nhiều đồng đô-la khác; họ phải thu được kết quả tối đa từ mỗi giờ làm việc; họ phải sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực và tránh mọi sự lãng phí.
Mỗi tháng trôi qua, doanh số của họ lại gia tăng đáng kể vì Leonard luôn nỗ lực tìm cách phá vỡ kỷ lục doanh số của tháng trước đó. Ông trở nên nổi tiếng trong ngành. Đối với nhiều người, ông được xem là người biết cách nỗ lực hơn nữa.
Chính việc nỗ lực hơn nữa đã làm thay đổi hoàn toàn công việc của ông.
Đầu tiên, người chủ ngân hàng đã giới thiệu ông với ba khách hàng của mình, những người đang đầu tư vào một công ty mỹ phẩm khác. Họ cần lời khuyên từ một chuyên gia có thái độ tích cực. Và Leonard đã giúp đỡ họ.
Leonard còn giúp một người mua hàng trong hiệu thuốc tây nọ ở Los Angeles. Ngày hôm sau, người này đã thể hiện lòng biết ơn của mình bằng cách tiết lộ cho Leonard biết rằng công ty sản xuất VO–5, thuốc làm tóc chất lượng cao, sẽ được rao bán.
Leonard cảm thấy rất hứng thú trước thông tin mà người khách hàng nọ cung cấp. Đây là một công ty có tuổi đời 15 năm với một sản phẩm tốt nhưng hiện doanh số đang chững lại. Từ kinh nghiệm bán mỹ phẩm và từ quá trình nghiên cứu các chu kỳ lẫn xu hướng kinh tế, ông biết rằng chỉ cần thay đổi phương thức hoạt động là công ty này sẽ trở thành một đối thủ đáng gờm đối với các công ty cùng ngành trên thị trường.
Ông đã bắt tay vào hành động theo lời kêu gọi Hãy Làm Ngay! Tối hôm đó, ông đến gặp người chủ sở hữu công ty. Thường thì trong dạng giao dịch này, khi người bán và người mua không biết rõ về nhau, họ sẽ phải mất vài tuần, hoặc thậm chí vài tháng để thương lượng trước khi đạt được thỏa thuận chung. Một thái độ cởi mở và nhận thức đúng đắn của cả bên bán lẫn bên mua sẽ loại bỏ những sự chậm trễ không đáng có. Và thái độ đó đã giúp Leonard mua được công ty với giá 400.000 đô-la ngay đêm hôm đó.
Đúng là Leonard đã làm việc rất hiệu quả, nhưng ông đã tái đầu tư toàn bộ lợi nhuận để phát triển kinh doanh, vậy ông đã kiếm đâu ra 400.000 đô-la cho thương vụ lần này?
Trong phòng khách sạn hôm đó, ông cảm thấy mình đã biết hầu hết các số trong dãy mật mã để mở cánh cửa dẫn đến sự giàu có, ngoại trừ một con số duy nhất. Con số đó chính là tiền.
Sáng hôm sau, khi vừa tỉnh giấc, một ý nghĩ bỗng lướt qua đầu ông. Một lần nữa, ông đã nhanh chóng đáp lại lời kêu gọi của Hãy Làm Ngay! Ông gọi điện cho một trong ba vị khách mà người chủ ngân hàng đã giới thiệu cho mình trước đây. Ông từng giúp đỡ họ và có lẽ bây giờ họ sẽ cho ông những lời khuyên đúng đắn. Lý do đơn giản là họ hiểu rõ vấn đề tài chính hơn ông. Ngoài ra, do đã đầu tư vào một công ty mỹ phẩm khác nên cũng không loại trừ khả năng họ sẽ đầu tư vào công ty của ông. Và quả là họ đã làm như vậy.
Vì những người này rất có kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư nên họ đã đưa ra một công thức thành công mà Leonard không thể phủ nhận: (a) củng cố hoạt động kinh doanh; (b) tập trung mọi nỗ lực của ông cho một công ty duy nhất; (c) trả góp khoản tiền vay theo từng quý trong thời hạn 5 năm; (d) trả lãi vay theo lãi suất hiện hành; và (e) dành 25% cổ phần để đầu tư.
Leonard đồng ý bởi ông đã nhìn thấy giá trị của việc sử dụng OPM. Ba người đàn ông này cũng sử dụng OPM. Họ đã vay 400.000 đô-la từ ngân hàng.
Con số còn thiếu đã ở đây! Hai vợ chồng họ đã nỗ lực làm việc bất kể ngày đêm. Họ dành trọn tâm huyết cho công việc. Không bao lâu sau, VO 5 không những được sử dụng trở lại ở khắp các tiểu bang trên toàn nước Mỹ mà còn được xuất khẩu sang một số quốc gia khác.
Tháng 12 thường là tháng bán hàng chậm nhất trong năm của các nhà sản xuất mỹ phẩm. Nhưng trong tháng 12, một năm rưỡi sau khi Leonard và Bernice tiếp quản VO–5 cùng một sản phẩm khác là Rinse Away, nhà máy đã có doanh số vượt hơn 870.000 đô-la. Con số đó bằng tổng doanh thu của VO–5 và Rinse Away trong suốt những năm trước đó dưới sự quản lý của người chủ cũ.
Bernice và Leonard đã tìm ra con số còn thiếu. Với con số đó, họ đã có dãy số mật mã hoàn chỉnh để mở toang cánh cửa dẫn đến sự giàu có. Chỉ ba năm sau khi mua lại VO–5, giá trị tài sản công ty này đã vượt qua con số một triệu đô-la.
Những con số trong dãy mật mã giúp Leonard mở toang cánh cửa dẫn đến thành công đó là:
Số 1: Sản phẩm/dịch vụ tốt.
Số 2: Một công ty từng thành công với sản phẩm độc quyền nhưng doanh số đang chững lại.
Số 3: Một giám đốc sản xuất có kinh nghiệm điều hành nhà máy hiệu quả.
Số 4: Một giám đốc bán hàng giỏi liên tục tăng doanh số bằng phương thức bán hàng thành công, đồng thời luôn tìm kiếm những biện pháp bán hàng tốt hơn.
Số 5: Một nhà quản lý giỏi với thái độ tích cực.
Số 6: Một chuyên gia kế toán giỏi về tính toán chi phí và nắm vững các quy định về thuế.
Số 7: Một luật sư giỏi với thái độ tích cực giúp hoàn thành mọi mục tiêu của doanh nghiệp.
Số 8: Nguồn vốn hay tín dụng bảo đảm để điều hành công việc và mở rộng phạm vi hoạt động khi thời cơ đến.
Hãy nhớ lại một trong những câu đầu tiên của chương này, “Kinh doanh ư? Quá đơn giản. Đó chẳng qua là việc sử dụng tiền của người khác”.
Tuy nhiên, giàu có chưa hẵn đã mang lại hạnh phúc, bạn phải tìm thấy sự hài lòng trong những công việc bạn làm. Đó sẽ là nội dung của chương tiếp theo.
Định hướng số 13 : Ý TƯỞNG THỰC HÀNH
1. “Kinh doanh ư? Quá đơn giản. Đó chẳng qua là việc sử dụng tiền của người khác!”
2. OPM: tín dụng là một phương tiện để đạt đến sự giàu có.
3. Nguyên tắc cơ bản của việc “sử dụng OPM” là bạn sẽ làm việc dựa trên chuẩn mực đạo đức cao nhất của sự lương thiện, thành thật, danh dự, lòng trung thành và bộ Quy tắc Vàng.
4. Hãy tìm đến các chủ ngân hàng.
5. Không có gì để mất khi cố gắng nhưng nếu thành công bạn sẽ có mọi thứ. Vậy hãy cố gắng bằng mọi giá!
7. Nếu muốn thỏa thuận với ai đó, bạn hãy nêu ra một kế hoạch có thể mang lại cho họ những gì họ muốn. Khi đó, bạn cũng sẽ có những gì mình muốn. Hãy thỏa thuận mọi việc dựa trên lợi ích của cả hai bên.
8. Tín dụng nếu được sử dụng bừa bãi có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho bạn. Lạm dụng tín dụng chính là nguyên nhân dẫn đến thất vọng, nghèo khổ và sự thiếu trung thực.
9. Để giải mã cánh cửa dẫn đến thành công, bạn phải biết được tất cả các con số cần thiết. Chỉ cần thiếu một số là bạn không thể đạt được mục tiêu của mình.
10. Bạn có thể tìm thấy những con số còn thiếu và mở cánh cửa dẫn đến sự giàu có.
11. Hãy tìm hiểu về các chu kỳ kinh tế để biết rõ khi nào cần mở rộng phạm vi hoạt động, khi nào nên vay hay trả các khoản vay.
HÃY CAN ĐẢM
ĐỐI DIỆN SỰ THẬT!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét