Vợ chồng tôi chia tay khi con gái chín tuổi, con trai năm tuổi. Sau đó chồng tôi lập gia đình mới và bỏ hẳn con cái, hiếm khi về thăm, nên cha con không gắn bó.
Mặc dù tôi chưa bao giờ kể xấu về ba cháu, nhưng có lẽ thấy mẹ vất vả nuôi hai con, đồng thời chứng kiến ba cháu sống hạnh phúc và rất cưng đứa con trai riêng sau này nên cháu tủi thân, mặc cảm và không thích ba. Đặc biệt, càng lớn thì con trai tôi có xu hướng hận và không nhìn nhận ba. Mỗi năm, ngày giỗ, ngày Tết cháu cũng không chịu về nội (vì không muốn chạm mặt ba). Thậm chí, chị em cháu xảy ra mâu thuẫn vì con gái thương ba và muốn tạo điều kiện cho ba về nhà chơi, còn cháu trai thì nhất nhất “không liên quan”.
Mặc dù tôi chưa bao giờ kể xấu về ba cháu, nhưng có lẽ thấy mẹ vất vả nuôi hai con, đồng thời chứng kiến ba cháu sống hạnh phúc và rất cưng đứa con trai riêng sau này nên cháu tủi thân, mặc cảm và không thích ba. Đặc biệt, càng lớn thì con trai tôi có xu hướng hận và không nhìn nhận ba. Mỗi năm, ngày giỗ, ngày Tết cháu cũng không chịu về nội (vì không muốn chạm mặt ba). Thậm chí, chị em cháu xảy ra mâu thuẫn vì con gái thương ba và muốn tạo điều kiện cho ba về nhà chơi, còn cháu trai thì nhất nhất “không liên quan”.
Giờ đây, cháu đã có công việc ổn định, sắp cưới vợ, nhưng vẫn không muốn cha có mặt trong ngày vui. Tôi phải làm sao để con không còn hận cha và gắn kết tình cảm?
Ngọc Bình (Q.Bình Tân, TP.HCM)
**************
Trả lời tư vấn của Chuyên viên tâm lý Phạm Thị Thúy :
Chị Ngọc Bình mến,
Chuyện chia tay của anh chị, có lẽ con gái chị vượt qua được. Khi gia đình đổ vỡ, cháu đã chín tuổi, cũng có thể hiểu về mối quan hệ của cha mẹ. Với cháu trai thì khác, cháu rất khó vượt qua cú sốc này. Cha ra đi khi cháu mới năm tuổi, lứa tuổi một bé trai đang rất cần cha. Đó chính là lý do tại sao bây giờ khi đã lớn khôn, khi sắp làm chồng, cháu vẫn chưa thể chấp nhận chuyện cha ra đi, càng không thể quên cảm giác buồn tủi khi cha cưng em trai khác mẹ… Mong chị hiểu cho cháu và đừng ép cháu quá. Cú sốc này như một sang chấn tâm lý quá mạnh với cháu. Để cháu vượt qua được vừa cần thời gian, vừa cần sự hợp tác của cha mẹ và chị. Thậm chí, cháu có thể cần đến một nhà trị liệu tâm lý để giải tỏa nỗi đau trong tâm hồn.
Trước hết, chị có thể trò chuyện với con về quá khứ cho cháu có cơ hội giải tỏa tâm lý. Đây cũng là cơ hội để chị dạy cháu về cuộc sống gia đình, về trách nhiệm làm chồng, làm cha. Đôi khi, những đổ vỡ của cha mẹ không chỉ là nỗi đau mà còn là bài học quý cho con, giúp con biết trân trọng và giữ gìn gia đình nhỏ bé sau này.
Nếu gặp khó khăn trong việc này, chị có thể nhờ một người thân quen mà cháu tin cậy và hiểu tâm lý, để nói chuyện với cháu.
Trước mắt, chị cần chấp nhận khả năng đám cưới chưa thể có cả cha và mẹ. Nghĩ như vậy để chị tạm lắng lòng lo những việc khác quan trọng cho cháu được có ngày cưới vui vẻ. Chẳng hạn như chị có thể nghĩ xem nên nói với gia đình sui gia như thế nào về chuyện cháu không cho cha đến để họ thông cảm. Có lẽ họ cũng đã dự đoán được, nhưng chị nói ra sẽ tốt cho mối quan hệ thông gia, cũng là cách để họ hiểu, đồng cảm với con chị và cha của cháu.
Quá khứ sẽ không thể làm hỏng hiện tại nếu chị không cho phép điều đó xảy ra. Đơn giản hóa mọi việc sẽ giúp chị và cháu bình tâm lên kế hoạch cho lễ cưới tốt hơn thay vì tập trung giải quyết một vấn đề mà cháu chưa sẵn sàng vượt qua.
Chúc chị và gia đình hạnh phúc trong ngày cưới của cháu.
Sưu tầm
Chị Ngọc Bình mến,
Chuyện chia tay của anh chị, có lẽ con gái chị vượt qua được. Khi gia đình đổ vỡ, cháu đã chín tuổi, cũng có thể hiểu về mối quan hệ của cha mẹ. Với cháu trai thì khác, cháu rất khó vượt qua cú sốc này. Cha ra đi khi cháu mới năm tuổi, lứa tuổi một bé trai đang rất cần cha. Đó chính là lý do tại sao bây giờ khi đã lớn khôn, khi sắp làm chồng, cháu vẫn chưa thể chấp nhận chuyện cha ra đi, càng không thể quên cảm giác buồn tủi khi cha cưng em trai khác mẹ… Mong chị hiểu cho cháu và đừng ép cháu quá. Cú sốc này như một sang chấn tâm lý quá mạnh với cháu. Để cháu vượt qua được vừa cần thời gian, vừa cần sự hợp tác của cha mẹ và chị. Thậm chí, cháu có thể cần đến một nhà trị liệu tâm lý để giải tỏa nỗi đau trong tâm hồn.
Trước hết, chị có thể trò chuyện với con về quá khứ cho cháu có cơ hội giải tỏa tâm lý. Đây cũng là cơ hội để chị dạy cháu về cuộc sống gia đình, về trách nhiệm làm chồng, làm cha. Đôi khi, những đổ vỡ của cha mẹ không chỉ là nỗi đau mà còn là bài học quý cho con, giúp con biết trân trọng và giữ gìn gia đình nhỏ bé sau này.
Nếu gặp khó khăn trong việc này, chị có thể nhờ một người thân quen mà cháu tin cậy và hiểu tâm lý, để nói chuyện với cháu.
Trước mắt, chị cần chấp nhận khả năng đám cưới chưa thể có cả cha và mẹ. Nghĩ như vậy để chị tạm lắng lòng lo những việc khác quan trọng cho cháu được có ngày cưới vui vẻ. Chẳng hạn như chị có thể nghĩ xem nên nói với gia đình sui gia như thế nào về chuyện cháu không cho cha đến để họ thông cảm. Có lẽ họ cũng đã dự đoán được, nhưng chị nói ra sẽ tốt cho mối quan hệ thông gia, cũng là cách để họ hiểu, đồng cảm với con chị và cha của cháu.
Quá khứ sẽ không thể làm hỏng hiện tại nếu chị không cho phép điều đó xảy ra. Đơn giản hóa mọi việc sẽ giúp chị và cháu bình tâm lên kế hoạch cho lễ cưới tốt hơn thay vì tập trung giải quyết một vấn đề mà cháu chưa sẵn sàng vượt qua.
Chúc chị và gia đình hạnh phúc trong ngày cưới của cháu.
Sưu tầm
0 nhận xét:
Đăng nhận xét