Từ bỏ, nghe thì dễ nhưng làm thì khó. Mọi người đã từng nghe câu “Thắng lợi thường đến vào phút giây cố gắng cuối cùng”. Trong thị trường cạnh tranh không có thắng lợi vĩnh viễn, không có thất bại vĩnh viễn. Cạnh tranh là “cuộc đua” nhưng không phải là đánh bạc, biết rõ không có hy vọng mà vẫn đua thành tích thì chỉ làm cho bản thân thành trò cười thôi.
Trong thị trường công việc biến động như hiện nay, ngành nghề mới, công việc mới không ngừng xuất hiện. Không ai có thể đảm bảo rằng ba năm sau bạn không đổi việc, bạn có thể bám trụ cả đời trên một cái cây. Khi phát hiện cái cành mà bạn bám vào đang mục ruỗng thì cách tốt nhất là chuyển hướng khác hoặc leo sang một cái cây khác.
Thay đổi công việc mà bạn vốn đã quen thuộc, thậm chí ngành nghề mà bạn vốn đã quen, làm bạn không những phải học lại từ đầu mà còn phải chịu gánh nặng tổn thất về kinh tế và áp lực về tinh thần. Nếu như coi đây là một sự đầu tư, thì sự việc trở nên rất đơn giản: Không phải là bạn đổi công việc mà là bạn đang đầu tư vào lĩnh vực khác. Điều này cũng giống như khi bạn chọn một cành cây khác. Mặc dù tiếp theo đó là thu nhập giảm, chức vụ bị hạ thấp nhưng chỉ cần hướng chọn đúng đắn thì tình trạng này chỉ là tạm thời, đạt đến mức lương và địa vị như trước chỉ là vấn đề sớm chiều, đấy chính là lùi một bước tiến hai bước.
Người nào leo ở cây cũ càng cao khi chuyển sang cây mới khó khăn càng lớn. Cây cũ cao thấp bao nhiêu không quan trọng, chỉ cần bạn thấy hướng chuyển là đúng đắn thì đừng do dự, thời gian càng dài thì cái giá phải trả càng đắt. Ngược lại càng phản ứng kịp thời, từ bỏ đúng lúc thì sự tổn thất càng nhỏ.
Rất ít người thành công ngay từ khi khởi nghiệp, một sự nghiệp thành công thường trải qua rất nhiều những thăng trầm, rất nhiều những chuyển biến trong công việc. Trong thực tế tạo dựng sự nghiệp có nhiều cái khác rất xa so với dự tính ban đầu. Do đó phải không ngừng điều chỉnh, không ngừng thay đổi, mỗi lần thay đổi và điều chỉnh là một lần từ bỏ.
Trước tiên bạn nên xác định mục tiêu, kiên trì theo đuổi và không ngừng nuôi dưỡng niềm tin vào sự thành công. Thế nhưng khi mục tiêu không thích hợp do điều kiện khách quan không cho phép, ngày tháng qua đi vẫn không có kết quả gì thì chi bằng hãy bỏ nó đi, chuyển sang mục tiêu khác. Có thể nhờ sự thay đổi này mà làm nên việc lớn, tạo dựng được cơ nghiệp. Nếu có thể đón thời cơ mà làm, phát huy sở trường, tránh sở đoản thì từ bỏ là biểu hiện của lý trí chứ không phải là biểu hiện của sự thỏa hiệp.
Từ bỏ cũng là trí tuệ. Nó có thể làm bạn nhẹ nhõm, có thể trả lại con người vốn có của bạn, nó làm bạn thực sự cảm nhận được cuộc sống. Từ bỏ cũng là một lựa chọn, không từ bỏ sẽ không có sự lựa chọn sáng suốt. Từ bỏ không phải là thất bại, mà có thể là sự bắt đầu của thành công.
Trích từ “Ranh giới giữa giàu và nghèo” – NXB Từ điển bách khoa.
Thay đổi công việc mà bạn vốn đã quen thuộc, thậm chí ngành nghề mà bạn vốn đã quen, làm bạn không những phải học lại từ đầu mà còn phải chịu gánh nặng tổn thất về kinh tế và áp lực về tinh thần. Nếu như coi đây là một sự đầu tư, thì sự việc trở nên rất đơn giản: Không phải là bạn đổi công việc mà là bạn đang đầu tư vào lĩnh vực khác. Điều này cũng giống như khi bạn chọn một cành cây khác. Mặc dù tiếp theo đó là thu nhập giảm, chức vụ bị hạ thấp nhưng chỉ cần hướng chọn đúng đắn thì tình trạng này chỉ là tạm thời, đạt đến mức lương và địa vị như trước chỉ là vấn đề sớm chiều, đấy chính là lùi một bước tiến hai bước.
Người nào leo ở cây cũ càng cao khi chuyển sang cây mới khó khăn càng lớn. Cây cũ cao thấp bao nhiêu không quan trọng, chỉ cần bạn thấy hướng chuyển là đúng đắn thì đừng do dự, thời gian càng dài thì cái giá phải trả càng đắt. Ngược lại càng phản ứng kịp thời, từ bỏ đúng lúc thì sự tổn thất càng nhỏ.
Rất ít người thành công ngay từ khi khởi nghiệp, một sự nghiệp thành công thường trải qua rất nhiều những thăng trầm, rất nhiều những chuyển biến trong công việc. Trong thực tế tạo dựng sự nghiệp có nhiều cái khác rất xa so với dự tính ban đầu. Do đó phải không ngừng điều chỉnh, không ngừng thay đổi, mỗi lần thay đổi và điều chỉnh là một lần từ bỏ.
Trước tiên bạn nên xác định mục tiêu, kiên trì theo đuổi và không ngừng nuôi dưỡng niềm tin vào sự thành công. Thế nhưng khi mục tiêu không thích hợp do điều kiện khách quan không cho phép, ngày tháng qua đi vẫn không có kết quả gì thì chi bằng hãy bỏ nó đi, chuyển sang mục tiêu khác. Có thể nhờ sự thay đổi này mà làm nên việc lớn, tạo dựng được cơ nghiệp. Nếu có thể đón thời cơ mà làm, phát huy sở trường, tránh sở đoản thì từ bỏ là biểu hiện của lý trí chứ không phải là biểu hiện của sự thỏa hiệp.
Từ bỏ cũng là trí tuệ. Nó có thể làm bạn nhẹ nhõm, có thể trả lại con người vốn có của bạn, nó làm bạn thực sự cảm nhận được cuộc sống. Từ bỏ cũng là một lựa chọn, không từ bỏ sẽ không có sự lựa chọn sáng suốt. Từ bỏ không phải là thất bại, mà có thể là sự bắt đầu của thành công.
Trích từ “Ranh giới giữa giàu và nghèo” – NXB Từ điển bách khoa.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét