Thất bại chắc chắn không là điều được ưa chuộng trong xã hội chúng ta hiện nay. Ngày nay , thế giới yêu mến những người chiến thắng và kẻ thất bại không được chấp nhận.
Mỉa mai thay, qua nhiều thời đại, nhân loại chỉ học hỏi được nhiều điều từ các sai lầm. Hàng tỉ con người trong lịch sử đã mắc phải hàng triệu triệu lỗi lầm để đến được giai đoạn mà ta có đến 150.000 từ phổ biến để nhận biết các kinh nghiệm “độc nhất vô nhị” này. Ta còn bị trừng phạt vì bất cứ lỗi lầm nào -những lỗi lầm đã giúp ta đạt đến giai đoạn văn minh như ngày nay.
Khi thất bại, có rất nhiều điều bạn không nên mong đợi. Chẳng hạn như đừng mong đợi người khác tán dương bạn vì bạn thất bại. Đừng mong tất cả những “bạn bè” của bạn sẽ ở bên bạn. Đừng mong ước sống trong cảnh sang trọng như trước kia bạn đã từng sống. Đừng trông mong có được sự ủng hộ tinh thần từ mọi người. Đừng mong đợi có người cho bạn mượn tiền để vượt qua khó khăn. Đừng mong chờ ngân hàng cho bạn vay thêm bất cứ một khoản tiền nào nữa. Đừng mong bạn gái của bạn sẽ đối sử với bạn như trước kia. Thậm chí, đừng mong đợi bất cứ thành viên nào trong gia đình hiểu bạn. Đừng mong ăn ngon ngủ yên. Đừng mong đợi bạn sẽ vẫn thích đi ra ngoài ăn và gặp gỡ mọi người.
Nhưng đó chính là xã hội ta đang sống. Vì vậy, điều bắt buộc phải biết là nên mong đợi điều gì và cần phải chuẩn bị gì khi thất bại.
Nhiều đối thủ của bạn sẽ đưa ra lời bình phẩm như thế này : “Đấy! Tôi đã bảo ông mà…” và chắc chắn bạn sẽ cảm thấy mình thật tầm thường và lúng túng khi gặp mọi người. Tất cả những điều này thật sự là một quá trình tự nhiên khi một người nếm trải thất bại. Bạn sẽ không phải người đầu tiên trên thế giới nếm trải điều đó đâu. Thật ra, mọi vĩ nhân đều đã gặp phải những thất bại nặng nề trong cuộc sống và họ đã vượt qua được giai đoạn khó khăn ấy, giai đoạn đã nhào nặn họ để sẵn sàng cho những hoạt động lớn sau này.
Khi một người thất bại, thật vô ích khi cứ nghiền ngẫm một thất bại đó, tốt hơn hết là nên tìm hiểu tại sao người đó thất bại và thất bại ở đâu.
“… Lòng can đảm để tôn trọng sự thật mà ta đã biết , kế đến là lòng can đảm để đối mặt với chính mình, với sự thú nhận tất cả những sai lầm mà ta mắc phải –các sai lầm chỉ là tội lỗi khi không được thú nhận.” - Richard Buckminster Fuller
“Tôi đã mắc phải sai lầm suốt cả cuộc đời, và nếu có một điều gì đó giúp ích cho tôi thì điều đó chính là sự thật khi tôi mắc phải sai lầm; tôi không bao giờ ngừng nói đến nó. Tôi chỉ tiến lên và làm những việc tốt hơn”. - James Buchanan Duke
Chẳng có lợi ích gì khi hối tiếc hay đổ lỗi cho người khác về những quyết định mà ta đã đưa ra, dù ta có chịu tác động của những người khác bởi vì quyết định cuối cùng vẫn thuộc về trách nhiệm của ta. Không ai khác bị khiển trách về quyết định đó. Chúng ta có thể lắng nghe tất cả những ý kiến nhưng hãy luôn nhớ rằng trách nhiệm về quyết định ấy thuộc về chúng ta và chỉ chúng ta mà thôi. Những người suy nghĩ chín chắn không cho phép một ai khác suy tính dùm mình. Những người thành đạt có một phương thức rõ ràng mà dựa vào đó họ đi đến những quyết định đúng đắn. Họ tập hợp tất cả những thông tin, lấy ý kiến của những người khác nhưng rút cục, họ vẫn giữ cho mình quyền đưa ra quyết định cuối cùng.
Đừng tự trách mình nếu bạn đưa ra một quyết định sai lầm; hãy học hỏi từ đó. Nhiều khi ta đưa ra quyết định mà tại thời điểm ấy ta cảm thấy nó là phù hợp và nếu nó lại là một sai lầm thì cũng không sao, đừng đổ lỗi cho mình về điều đó. Người ta không thể né tránh sự thật là mình có thể đưa ra những quyết định sai lầm. Nhưng tất cả những gì mà ta phải đạt được chính là một quyết định đúng trong những lần quyết định sai lầm để xoay chuyển mọi thứ.
Lần nọ, nhà máy của nhà phát minh vĩ đại Thomas Edison bốc cháy. Khi nhìn đám cháy một cách bất lực, nhìn thiết bị quý tan thành tro bụi, ông gọi Charles, con trai ông đến và nói : “Đến đây nào Charles! Con sẽ chẳng bao giờ thấy được cái gì giống như thế này lần nữa đâu!”. Kế đến, ông gọi vợ. Khi cả ba đứng chết lặng nhìn đám cháy ngùn ngụt ấy, ông mỉm cười và nói : “Vậy là tất cả những sai lầm của chúng ta đã ra đi! Giờ đây, ta có thể bắt đầu lại từ đầu!”. Ngay sau đó, ông bắt đầu xây dựng lại nhà máy và không lâu sau ông chế tạo ra máy hát đĩa.
“Những thất bại trong quá khứ là cột mốc chỉ đường vô danh cho thành công trong tương lai”. - Vô Danh
“Nếu không thử, bạn sẽ không thể biết được những điều mình không thể làm”. - Hồng Y John Henry Newman
“Rất ít ai đi trên con đường dẫn đến thành công mà không bị một hay hai lỗ thủng”. - Vô Danh
“Đừng gọi thất bại là lỗi lầm, hãy gọi đó là một bài học”. - Thomas Edison
“Hãy cứ tìm câu trả lời bên trong
Đừng bị ảnh hưởng bởi những người quanh bạn
Bởi suy nghĩ hay lời nói của họ”. - Eileen Caddy
Có một sự thật rất quan trọng trong cuộc sống, mọi người đều có khuynh hướng bị ảnh hưởng bởi 8 ngọn gió :
Sự ca ngợi / Sự khiển trách
Danh tiếng (vinh dự) / Sự phỉ báng (sự ô nhục)
Lợi ích / Tổn thất
Niềm vui (hạnh phúc) / Nỗi buồn
Bạn sẽ thấy một bên là 4 yếu tố (sự ca ngợi, danh tiếng, lợi ích, niềm vui) sẽ thổi tung bạn lên khi bạn thành công, nhưng mặc khác, khi bạn thất bại có 4 ngọn gió khác (sự khiển trách, sự phỉ bang, tổn thất, nỗi buồn) thổi tung bạn lên.
Điều quan trọng mà một người phải cố gắng đạt được là không sợ hãi hay dao động bởi 8 yếu tố kể trên, bất kể những điều đó thuộc loại gió nào, nếu không ta khó mà thành công được. Điều đó sẽ trả lời cho câu hỏi tại sao một số người trở nên quá kiêu ngạo khi họ thành công hay rất lãnh đạm khi họ thất bại.
“Khi thật không quá khó để được vui vẻ
Khi cuộc sống êm đềm như một bài hát
Nhưng khi một người trở nên đáng quý
Chỉ khi người đó biết mỉm cười
Lúc mọi việc hoàn toàn bất ổn”.
“Các thử thách chỉ là những bài học mà bạn đã không thành công được trình bày thêm một lần nữa. Vì vậy, ở chính nơi trước kia bạn đã đưa ra những sai lầm, bây giờ bạn có thể đưa ra những lựa chọn khôn ngoan hơn và do đó có thể tránh được mọi thương tổn mà sự lựa chọn sai lầm trước kia đã mang đến cho bạn”. - Vô Danh
“Hãy làm những gì mà bạn cảm thấy mình đúng –vì dù sao bạn cũng bị chỉ trích. Bạn sẽ bị chê trách khi hành động nhưng nếu không hành động thì bạn cũng sẽ bị chê trách”. - Eleanor Roosevelt
Trích từ "Dám thất bại" - Billi P. S Lim
Mỉa mai thay, qua nhiều thời đại, nhân loại chỉ học hỏi được nhiều điều từ các sai lầm. Hàng tỉ con người trong lịch sử đã mắc phải hàng triệu triệu lỗi lầm để đến được giai đoạn mà ta có đến 150.000 từ phổ biến để nhận biết các kinh nghiệm “độc nhất vô nhị” này. Ta còn bị trừng phạt vì bất cứ lỗi lầm nào -những lỗi lầm đã giúp ta đạt đến giai đoạn văn minh như ngày nay.
Khi thất bại, có rất nhiều điều bạn không nên mong đợi. Chẳng hạn như đừng mong đợi người khác tán dương bạn vì bạn thất bại. Đừng mong tất cả những “bạn bè” của bạn sẽ ở bên bạn. Đừng mong ước sống trong cảnh sang trọng như trước kia bạn đã từng sống. Đừng trông mong có được sự ủng hộ tinh thần từ mọi người. Đừng mong đợi có người cho bạn mượn tiền để vượt qua khó khăn. Đừng mong chờ ngân hàng cho bạn vay thêm bất cứ một khoản tiền nào nữa. Đừng mong bạn gái của bạn sẽ đối sử với bạn như trước kia. Thậm chí, đừng mong đợi bất cứ thành viên nào trong gia đình hiểu bạn. Đừng mong ăn ngon ngủ yên. Đừng mong đợi bạn sẽ vẫn thích đi ra ngoài ăn và gặp gỡ mọi người.
Nhưng đó chính là xã hội ta đang sống. Vì vậy, điều bắt buộc phải biết là nên mong đợi điều gì và cần phải chuẩn bị gì khi thất bại.
Nhiều đối thủ của bạn sẽ đưa ra lời bình phẩm như thế này : “Đấy! Tôi đã bảo ông mà…” và chắc chắn bạn sẽ cảm thấy mình thật tầm thường và lúng túng khi gặp mọi người. Tất cả những điều này thật sự là một quá trình tự nhiên khi một người nếm trải thất bại. Bạn sẽ không phải người đầu tiên trên thế giới nếm trải điều đó đâu. Thật ra, mọi vĩ nhân đều đã gặp phải những thất bại nặng nề trong cuộc sống và họ đã vượt qua được giai đoạn khó khăn ấy, giai đoạn đã nhào nặn họ để sẵn sàng cho những hoạt động lớn sau này.
Khi một người thất bại, thật vô ích khi cứ nghiền ngẫm một thất bại đó, tốt hơn hết là nên tìm hiểu tại sao người đó thất bại và thất bại ở đâu.
“… Lòng can đảm để tôn trọng sự thật mà ta đã biết , kế đến là lòng can đảm để đối mặt với chính mình, với sự thú nhận tất cả những sai lầm mà ta mắc phải –các sai lầm chỉ là tội lỗi khi không được thú nhận.” - Richard Buckminster Fuller
“Tôi đã mắc phải sai lầm suốt cả cuộc đời, và nếu có một điều gì đó giúp ích cho tôi thì điều đó chính là sự thật khi tôi mắc phải sai lầm; tôi không bao giờ ngừng nói đến nó. Tôi chỉ tiến lên và làm những việc tốt hơn”. - James Buchanan Duke
Chẳng có lợi ích gì khi hối tiếc hay đổ lỗi cho người khác về những quyết định mà ta đã đưa ra, dù ta có chịu tác động của những người khác bởi vì quyết định cuối cùng vẫn thuộc về trách nhiệm của ta. Không ai khác bị khiển trách về quyết định đó. Chúng ta có thể lắng nghe tất cả những ý kiến nhưng hãy luôn nhớ rằng trách nhiệm về quyết định ấy thuộc về chúng ta và chỉ chúng ta mà thôi. Những người suy nghĩ chín chắn không cho phép một ai khác suy tính dùm mình. Những người thành đạt có một phương thức rõ ràng mà dựa vào đó họ đi đến những quyết định đúng đắn. Họ tập hợp tất cả những thông tin, lấy ý kiến của những người khác nhưng rút cục, họ vẫn giữ cho mình quyền đưa ra quyết định cuối cùng.
Đừng tự trách mình nếu bạn đưa ra một quyết định sai lầm; hãy học hỏi từ đó. Nhiều khi ta đưa ra quyết định mà tại thời điểm ấy ta cảm thấy nó là phù hợp và nếu nó lại là một sai lầm thì cũng không sao, đừng đổ lỗi cho mình về điều đó. Người ta không thể né tránh sự thật là mình có thể đưa ra những quyết định sai lầm. Nhưng tất cả những gì mà ta phải đạt được chính là một quyết định đúng trong những lần quyết định sai lầm để xoay chuyển mọi thứ.
Lần nọ, nhà máy của nhà phát minh vĩ đại Thomas Edison bốc cháy. Khi nhìn đám cháy một cách bất lực, nhìn thiết bị quý tan thành tro bụi, ông gọi Charles, con trai ông đến và nói : “Đến đây nào Charles! Con sẽ chẳng bao giờ thấy được cái gì giống như thế này lần nữa đâu!”. Kế đến, ông gọi vợ. Khi cả ba đứng chết lặng nhìn đám cháy ngùn ngụt ấy, ông mỉm cười và nói : “Vậy là tất cả những sai lầm của chúng ta đã ra đi! Giờ đây, ta có thể bắt đầu lại từ đầu!”. Ngay sau đó, ông bắt đầu xây dựng lại nhà máy và không lâu sau ông chế tạo ra máy hát đĩa.
“Những thất bại trong quá khứ là cột mốc chỉ đường vô danh cho thành công trong tương lai”. - Vô Danh
“Nếu không thử, bạn sẽ không thể biết được những điều mình không thể làm”. - Hồng Y John Henry Newman
“Rất ít ai đi trên con đường dẫn đến thành công mà không bị một hay hai lỗ thủng”. - Vô Danh
“Đừng gọi thất bại là lỗi lầm, hãy gọi đó là một bài học”. - Thomas Edison
“Hãy cứ tìm câu trả lời bên trong
Đừng bị ảnh hưởng bởi những người quanh bạn
Bởi suy nghĩ hay lời nói của họ”. - Eileen Caddy
Có một sự thật rất quan trọng trong cuộc sống, mọi người đều có khuynh hướng bị ảnh hưởng bởi 8 ngọn gió :
Sự ca ngợi / Sự khiển trách
Danh tiếng (vinh dự) / Sự phỉ báng (sự ô nhục)
Lợi ích / Tổn thất
Niềm vui (hạnh phúc) / Nỗi buồn
Bạn sẽ thấy một bên là 4 yếu tố (sự ca ngợi, danh tiếng, lợi ích, niềm vui) sẽ thổi tung bạn lên khi bạn thành công, nhưng mặc khác, khi bạn thất bại có 4 ngọn gió khác (sự khiển trách, sự phỉ bang, tổn thất, nỗi buồn) thổi tung bạn lên.
Điều quan trọng mà một người phải cố gắng đạt được là không sợ hãi hay dao động bởi 8 yếu tố kể trên, bất kể những điều đó thuộc loại gió nào, nếu không ta khó mà thành công được. Điều đó sẽ trả lời cho câu hỏi tại sao một số người trở nên quá kiêu ngạo khi họ thành công hay rất lãnh đạm khi họ thất bại.
“Khi thật không quá khó để được vui vẻ
Khi cuộc sống êm đềm như một bài hát
Nhưng khi một người trở nên đáng quý
Chỉ khi người đó biết mỉm cười
Lúc mọi việc hoàn toàn bất ổn”.
“Các thử thách chỉ là những bài học mà bạn đã không thành công được trình bày thêm một lần nữa. Vì vậy, ở chính nơi trước kia bạn đã đưa ra những sai lầm, bây giờ bạn có thể đưa ra những lựa chọn khôn ngoan hơn và do đó có thể tránh được mọi thương tổn mà sự lựa chọn sai lầm trước kia đã mang đến cho bạn”. - Vô Danh
“Hãy làm những gì mà bạn cảm thấy mình đúng –vì dù sao bạn cũng bị chỉ trích. Bạn sẽ bị chê trách khi hành động nhưng nếu không hành động thì bạn cũng sẽ bị chê trách”. - Eleanor Roosevelt
Trích từ "Dám thất bại" - Billi P. S Lim
0 nhận xét:
Đăng nhận xét