Có ông quan nọ một hôm nhận được thư ở quê nhà cho biết người nhà ông và hàng xóm phát sinh tranh chấp. Số là bức tường ngăn cách hai nhà đã bị đổ, khi dựng lại bức tường mới, hàng xóm nhích thêm một ít đất qua ranh giới nhà ông nên người nhà ông không chịu. Họ gởi thư mời ông về ra mặt nói chuyện để hàng xóm rút lui.
Không bao lâu, người nhà của viên quan nhận được thư trả lời của ông, trong thư chỉ có mỗi bài thơ:
Ngàn dặm đưa thư vì đổ tường
Ba thước nhường họ, lẽ nào không?
Vạn lý Trường Thành còn đứng đấy
Mà Tần Thủy Hoàng có thấy đâu.
Người nhà viên quan hiểu được đạo lý trong bài thơ nên chủ động nhường cho hàng xóm ba thước đất (1 thước = 33,33cm). Trong khi đó, nhà hàng xóm không biết nghĩ sao cũng lùi lại ba thước, thế là xuất hiện một ngõ hẻm rộng sáu thước nằm giữa hai nhà. Người dân trong làng đặt tên hẻm là “Ngõ hẻm nhân nghĩa”.
Còn có di sản nào có thể tồn tại mãi với thời gian ngoài những đức tính cao quý mà con người truyền lại cho hậu thế.
Ngàn dặm đưa thư vì đổ tường
Ba thước nhường họ, lẽ nào không?
Vạn lý Trường Thành còn đứng đấy
Mà Tần Thủy Hoàng có thấy đâu.
Người nhà viên quan hiểu được đạo lý trong bài thơ nên chủ động nhường cho hàng xóm ba thước đất (1 thước = 33,33cm). Trong khi đó, nhà hàng xóm không biết nghĩ sao cũng lùi lại ba thước, thế là xuất hiện một ngõ hẻm rộng sáu thước nằm giữa hai nhà. Người dân trong làng đặt tên hẻm là “Ngõ hẻm nhân nghĩa”.
Còn có di sản nào có thể tồn tại mãi với thời gian ngoài những đức tính cao quý mà con người truyền lại cho hậu thế.
Sưu tầm
0 nhận xét:
Đăng nhận xét