Kính gửi chị Hạnh Dung!
Em lấy chồng đã được tám năm. Trong tám năm ấy, những ngày em được vui sướng hạnh phúc chỉ đếm trên đầu ngón tay, còn lại là đầy nước mắt vì nợ nần, vì bị đánh đập.
Cưới nhau hơn năm, chồng em thua bạc, phải bán hết vòng vàng nhẫn cưới để trả. Lúc đó, chồng em hứa thôi cờ bạc, nhưng sau đó chứng nào tật ấy. Vay mượn quá nhiều ở cơ quan, không trả được, anh bỏ chỗ làm, ở nhà ghi số đề và cá độ trên mạng. Lúc đầu cũng có chút tiền, sau đó không lâu rơi vào nợ nần. Cho người ta vay tiền lấy lời hàng tháng, họ trả được một thời gian rồi trốn luôn, chồng em từ đó bị kéo theo, hằng tháng phải đóng tiền lời, tiền gốc cho người ta quá nhiều, đến khi không trả được anh cũng trốn nợ. Người ta đến nhà đòi, ông bà nội thế chấp nhà đứng ra trả. Đến nay, anh ấy mắc nợ người ta quá nhiều, ông bà, anh em chán ngán không ai muốn giúp đỡ nữa. Em đi làm lương tháng được sáu triệu, chỉ vừa đủ nuôi con, nhưng ngày nào chồng em cũng hối thúc vay mượn trả nợ, làm em mất ăn mất ngủ, không tập trung làm việc được (nếu không có tiền trả bị người ta chém).
Em như người điên, không dám nói với ai trong gia đình. Xin chị giúp em thoát khỏi cảnh này.
Thu Thủy (TP.HCM)
***********
Trả lời tư vấn của Chuyên viên Hạnh Dung :
Em Thu Thủy mến,
Sống trong cảnh nợ nần vây tứ phía như vậy, stress là ít. Có người đã phát bệnh tâm thần vì nợ, có người cùng quẫn, tự sát. Lời khẩn cầu của em, Hạnh Dung đành bất lực. Không ai có thể giải thoát em khỏi cảnh này được, trừ phi em chịu dứt bỏ tất cả để thoát ra. Ông bà nội đã gán nhà, em đã bán cả vàng cưới, mà chồng em hết lần này đến lần khác cứ quay lại con đường bài bạc, chứng tỏ chỉ còn cách phải để anh ta tự giải quyết gánh nợ của mình, bao nhiêu tiền bạc đổ vào đó cũng vô ích.
Em đã thử nói chuyện với chồng nhưng không có kết quả, nay nên dứt khoát tỏ thái độ một lần nữa: em không có khả năng trả nợ, em không thể chết chùm với anh ta vì còn phải nuôi con, vậy hoặc anh ta phải dừng bài bạc, kiếm việc làm ăn mà trả nợ dần, hoặc chia tay, để em nuôi con.
Trong trường hợp này, việc em và con tách khỏi anh ta là một giải pháp tích cực. Sống chung trong cảnh nợ nần vây bủa, em không thể có hạnh phúc, con em không thể có một người cha đúng nghĩa. Rủi vì chuyện gì đó, em bị bạo hành, em mất việc làm, em mang công mắc nợ, thì lấy gì nuôi con? Để anh ta một thân một mình, tự làm tự chịu, biết đâu anh ta sẽ hiểu được phải quấy, có khi dừng lại cũng nên. Trước nay, toàn là người thân, gia đình… đứng ra trả nợ, có thể vì vậy mà anh ta ỷ lại, nợ đầm đìa rồi bỏ trốn - chẳng có người cha, người chồng có trách nhiệm nào lại xử sự như thế cả.
Trong trường hợp của em, chỉ còn lối thoát đó. Giữa nhiều khả năng xấu, mình phải biết chọn cái ít xấu nhất. Em có được sống an toàn, tỉnh táo để làm việc, kiếm tiền được, thì mới thực sự là vì con, vì gia đình. Còn cứ nắm níu nhau chìm đắm mãi vào cái vòng vay tiền - trả nợ - mang nợ - vay tiền, thì chẳng bao giờ thoát ra được đâu. Chúc em tỉnh táo.
Báo Phụ Nữ
Em Thu Thủy mến,
Sống trong cảnh nợ nần vây tứ phía như vậy, stress là ít. Có người đã phát bệnh tâm thần vì nợ, có người cùng quẫn, tự sát. Lời khẩn cầu của em, Hạnh Dung đành bất lực. Không ai có thể giải thoát em khỏi cảnh này được, trừ phi em chịu dứt bỏ tất cả để thoát ra. Ông bà nội đã gán nhà, em đã bán cả vàng cưới, mà chồng em hết lần này đến lần khác cứ quay lại con đường bài bạc, chứng tỏ chỉ còn cách phải để anh ta tự giải quyết gánh nợ của mình, bao nhiêu tiền bạc đổ vào đó cũng vô ích.
Em đã thử nói chuyện với chồng nhưng không có kết quả, nay nên dứt khoát tỏ thái độ một lần nữa: em không có khả năng trả nợ, em không thể chết chùm với anh ta vì còn phải nuôi con, vậy hoặc anh ta phải dừng bài bạc, kiếm việc làm ăn mà trả nợ dần, hoặc chia tay, để em nuôi con.
Trong trường hợp này, việc em và con tách khỏi anh ta là một giải pháp tích cực. Sống chung trong cảnh nợ nần vây bủa, em không thể có hạnh phúc, con em không thể có một người cha đúng nghĩa. Rủi vì chuyện gì đó, em bị bạo hành, em mất việc làm, em mang công mắc nợ, thì lấy gì nuôi con? Để anh ta một thân một mình, tự làm tự chịu, biết đâu anh ta sẽ hiểu được phải quấy, có khi dừng lại cũng nên. Trước nay, toàn là người thân, gia đình… đứng ra trả nợ, có thể vì vậy mà anh ta ỷ lại, nợ đầm đìa rồi bỏ trốn - chẳng có người cha, người chồng có trách nhiệm nào lại xử sự như thế cả.
Trong trường hợp của em, chỉ còn lối thoát đó. Giữa nhiều khả năng xấu, mình phải biết chọn cái ít xấu nhất. Em có được sống an toàn, tỉnh táo để làm việc, kiếm tiền được, thì mới thực sự là vì con, vì gia đình. Còn cứ nắm níu nhau chìm đắm mãi vào cái vòng vay tiền - trả nợ - mang nợ - vay tiền, thì chẳng bao giờ thoát ra được đâu. Chúc em tỉnh táo.
Báo Phụ Nữ
0 nhận xét:
Đăng nhận xét