Kẻ thù thứ nhất: Compare - Sự so sánh
Tất cả chúng ta đều sinh ra và lớn lên trong một môi trường mà sự so sánh rất rõ ràng. Khi chúng ta còn nhỏ, chúng ta luôn được so sánh là "anh của con cao hơn con", "anh của con học toán giỏi hơn",... Khi đi học, "bạn này học môn tiếng Anh giỏi hơn các bạn". Khi chúng ta chọn ngành học, "bạn này học ngành này hot hơn, hay hơn". Khi đi làm, "bạn kia có công việc tốt hơn, thu nhập cao hơn".
Tất cả chúng ta đều sinh ra và lớn lên trong một môi trường mà sự so sánh rất rõ ràng. Khi chúng ta còn nhỏ, chúng ta luôn được so sánh là "anh của con cao hơn con", "anh của con học toán giỏi hơn",... Khi đi học, "bạn này học môn tiếng Anh giỏi hơn các bạn". Khi chúng ta chọn ngành học, "bạn này học ngành này hot hơn, hay hơn". Khi đi làm, "bạn kia có công việc tốt hơn, thu nhập cao hơn".
Khi đối diện với sự so sánh như vậy, mỗi cá nhân bắt đầu bị kéo ra khỏi cuộc chơi của riêng mình. Họ bắt đầu đánh mất khả năng đặc biệt của mình và bị kéo vào một cuộc chơi do xã hội, do cuộc sống xung quanh chúng ta xếp đặt nên.
Và chúng ta bắt đầu theo đuổi những mục tiêu của người khác, theo đuổi những mục tiêu mà tất cả mọi người đang theo đuổi.
Khi đó chúng ta bước vào chữ "C" thứ hai...
Kẻ thù thứ 2: Compete - Cạnh tranh, ganh đua
Khi bước vào cuộc chơi khác tức là chúng ta bắt đầu chiến đấu cực khổ hơn rất nhiều để giành giật kết quả. Và một câu chuyện ngụ ngôn đáng yêu về sự cạnh tranh, ganh đua đó là cuộc đua giữa Rùa và Thỏ. Dĩ nhiên đó là câu chuyện rất hay về sự kiên trì, sự nỗ lực nhưng nếu chúng ta thật sự để ý thì nó là một cuộc đua cực kỳ ngớ ngẩn. Bởi vì Rùa và Thỏ đều có những sức mạnh rất khác nhau, những tố chất và những điểm đặc biệt khác nhau. Và khi Rùa bước vào cuộc chơi của Thỏ, sử dụng sở đoản của mình để chiến đấu với sở trường của người khác thì thành thật mà nói đó chỉ là một câu chuyện cổ tích để Rùa có thể chiến thắng.
Trong thực tế, khả năng Rùa chiến thắng gần như là không thể khi cậu ta rời khỏi cuộc chơi mà thể hiện thế mạnh của mình và theo đuổi mục tiêu của người khác. Trong cuộc chơi không đem lại ý nghĩa và đam mê cho mình, chúng ta sẽ không đạt được kết quả và lúc đó chúng ta bước vào chữ "C" thứ 3...
Kẻ thù thứ 3: Complain - Than phiền
Rất nhiều người khi không đạt được kết quả mong muốn họ bắt đầu đỗ lỗi cho hoàn cảnh, đổ lỗi cho thầy cô, cho những người xung quanh, cho gia đình của mình.
Khi chúng ta than phiền là lúc chúng ta bước một bước chân vào việc đánh mất quyền kiểm soát cuộc sống của mình. Và chúng ta giao cho tất cả những người xung quanh quyền làm cuộc sống chúng ta tốt đẹp hơn. Và khi chúng ta than phiền là lúc mà kết quả của chúng ta chỉ có thể đi xuống mà thôi. Và nó dẫn đến chữ "C" cuối cùng...
Kẻ thù thứ tư: Criticize - Chỉ trích
Đó là cảm xúc giận dữ của một kẻ thất bại hoàn toàn. Và khi đó chúng ta đổ lỗi cho tất cả mọi người xung quanh, chỉ trích tất cả mọi người xung quanh, những mối quan hệ thân thiết của mình.
Người đó là một nạn nhân của hoàn cảnh và đó là căn bệnh lan truyền trong tất cả công sở, trường học.
Vậy có cách nào để chống lại sự kém hiệu quả và trở nên hiệu quả hơn?
(Nguồn: breakthroughpower.com)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét