Như đã trở thành thói quen, không ngày nào Ngọc Hân (Ba Đình, Hà Nội) không truy cập và cá trang mua sắm online như: muachung, nhommua, 168group… để ngắm nghía các sản phẩm mới hàng ngày vẫn được các nhà cung cấp này cập nhật lên mạng.
Nếu thấy cô cứ dán mắt vào màn hình, chẳng ai nghĩ cô chểnh mảng công việc, song trên thực tế có những ngày cô mất tới 1-2 tiếng trong thời gian làm việc chỉ để ngắm và đọc các thông tin bình luận về các sản phẩm được giao bán.
“Mua bán trên mạng, chỉ cần đặt hàng, sẽ có người giao hàng hóa đển tận nơi, chẳng mất thời gian đi lại mà giá nhiều khi lại còn rẻ hơn so với mua ngoài cửa hàng”, Hân chia sẻ. Vì thế, “Hôm nào không ghé vào, cảm giác như thiếu thiếu một cái gì đó”.
Hình minh họa.
Tuy nhiên, sở thích này đã khiến chưa hết tháng cô đã hết tiền. Nhiều khi cô còn phải “tá hỏa” đi vay tiền của đồng nghiệp hoặc gọi điện cho người thân để trả tiền cho các món hàng đã được nhân viên giao hàng mang tới.
Hà Trang (Gia Lâm, Hà Nội) cũng mắc nghiệm việc mua sắm trên mạng với lý do hết sức “chính đáng”: Hết giờ hành chính, là phải vội về ngay với con. Các ngày nghỉ, chẳng việc nọ cũng việc kia, nên không có nhiều thời gian để đi mua sắm. Do vậy, muốn mua cái gì cứ phải vào mạng xem và mua luôn. Thậm chí, trong giờ làm việc cô còn tranh thủ lên mạng mua sắm các thực phẩm cho bữa cơm của gia đình.
Tuy nhiên, việc quá đắm chìm với các sản phẩm vô cùng phong phú, bắt mắt được chào bán trên mạng, không ít lần Trang đã bị sếp nhắc nhở vì không tập trung cho công việc, hoặc nhập sai các thông tin, số liệu. Đó là chưa kể, trong giờ làm việc, cô còn hay chạy ra ngoài để nhận hàng nên càng hay bị sếp “soi” vì lạm dụng giờ giấc của cơ quan.
Đó là chưa kể, giao dịch trên mạng cũng không ít rủi ro, như hàng hóa được giao không đúng như quảng cáo. “Không ít lần, nhận hàng rồi mở ra xem, thấy đúng là quảng cáo một đằng, sản phẩm một nẻo… Nhưng đã mua rồi, cũng ngại đôi co, khiếu kiện, mới lại giá trị cũng không lớn, nên dùng thì dùng, không thì để đó cho lại người khác”, Thu Dung cho hay. Mặc dù vậy, chính bản thân Dung cũng phải thừa nhận: Việc mua bán trên mạng vẫn có sức hút rất lớn đối với cô. Chẳng lúc nào cô cảm thấy chán với việc dạo hết trang mua bán này tới trang khác trên Internet.
Làm thế nào để “cai nghiện”
Không thể phủ nhận những mặt tích cực, sự hấp dẫn của loại hình mua sắm online. Tuy nhiên, lạm dụng hình thức mua bán này đến mức cháy túi, hay để ảnh hưởng đến công việc cũng là điều không nên.
Dưới đây là lời khuyên cho những ai đang “mắc nghiện” muốn từ bỏ kiểu mua sắm “ngốn tiền” này.
1. Nhấn “Bỏ thích” các trang bán hàng online
Dưới đây là lời khuyên cho những ai đang “mắc nghiện” muốn từ bỏ kiểu mua sắm “ngốn tiền” này.
1. Nhấn “Bỏ thích” các trang bán hàng online
Facebook không chỉ lôi kéo bạn vào hàng ngàn câu chuyện phiếm, làm bạn tiêu tốn không biết bao nhiêu thời gian mỗi ngày mà nó còn là một “cái chợ” bán buôn cực kỳ sôi động và hấp dẫn. Hãy bấm vào nút “Bỏ thích”, việc đó sẽ giúp bạn “tránh chạm mặt”, những trang bán hàng đã hấp dẫn bạn thời gian qua. Nếu trang bán hàng đó còn nằm trong frendlist, nó sẽ luôn hiển thị ở trang chủ của bạn, những hình ảnh quần áo được tỉa tót, chụp hình đẹp mắt cứ thế lặp đi lặp lại trong mắt bạn, sẽ làm bạn không tài nào cưỡng lại nổi.
2. Không mang nhiều tiền và thẻ ATM khi đi làm
Hiện nay, các shop online thường giao hàng ngay sau khi người mua order (đặt) để tránh việc khách hàng đổi ý, hủy oder. Nếu không mang theo tiền thì đó cũng là cơ hội cho bạn suy nghĩ lại. Vài hôm sau có thể bạn sẽ nói hủy món hàng nếu đã cảm thấy bớt thích.
Nhiều người có thói quen vào những trang bán hàng này vì họ hy vọng tìm được món hời. Tuy nhiên, bạn nên nhớ, nếu đã là món tốt, rẻ, đẹp thì rất ít ai muốn bán nó đi với giá thanh lý rẻ mạt cả. Ở đó sẽ có rất nhiều người mong muốn đẩy được món đồ họ đã lỡ mua mà không vừa ý, đồ không còn hợp mốt, đồ bị lỗi… Và nếu mua về, bạn có thể sẽ chỉ làm khổ chiếc tủ của mình thêm vì sự quá tải mà thôi.
4. Trước khi mua hãy tìm đến tận nơi xem hàng
Nhiều shop bán hàng online hiện đã có địa chỉ cho bạn đến thử. Cách này sẽ giúp bạn kéo dài thời gian kiểm chứng xem ý thích của mình có phải là nhất thời không. Trong lúc này, bạn hãy đặt cho mình những câu hỏi đại loại như: món đồ đó mình đã có chưa? Có món nào tương tự rồi? Sẽ sử dụng nó vào dịp nào? Có hữu dụng không? Các khoản chi tiêu trong tháng này liệu có bị thâm hụt nếu tiếp tục mua sắm?…
Nếu vượt qua được những câu “tự vấn” này hẳn bạn sẽ cất công đi xem đồ, còn không, tự nhiên bạn sẽ nản chí và không còn màng đến nó nữa. Hơn nữa, việc đi đến tận nơi thử, sờ, ngắm trực tiếp sẽ giúp bạn không bị mua lầm món kém chất lượng, chất lượng không giống mô tả và màu sắc không như hình chụp…
0 nhận xét:
Đăng nhận xét