Home » » Cảnh báo một số bệnh qua tình trạng của tóc

Cảnh báo một số bệnh qua tình trạng của tóc

Mái tóc là phần dư của huyết, là tinh hoa của thận, quá trình sinh trưởng của tóc có quan hệ đến sự thịnh suy của tinh huyết. Quan sát những thay đổi về khí sắc, hình thái, độ thưa dày của tóc có thể chẩn đoán được bệnh tật.



Bí mật nằm trong sợi tóc

Theo tính toán của các nhà khoa học, người bình thường có khoảng 100.000 - 150.000 sợi tóc trên đầu. Cuộc sống của mỗi sợi tóc kéo dài 4 năm. Như vậy trong cả cuộc đời, mỗi người sản sinh ra khoảng 3 triệu sợi tóc. Mỗi ngày tóc mọc dài thêm 0,35mm, tức khoảng 12,8cm mỗi năm. Trong quá trình tăng trưởng, sợi tóc đã tích lũy trên mình nó tất cả những chất do máu và bạch huyết mang đến. Do đó, nó có thể “tố cáo” nhiều bí mật quan trọng về chủ nhân, đặc biệt là những bí mật liên quan đến sức khỏe và bệnh tật. Với bác sĩ có kinh nghiệm, chỉ cần nhìn vào mái tóc cũng có thể chẩn đoán sơ lược về bệnh tật và sức khỏe: mái tóc xỉn màu, mất độ bóng, sờ thấy cứng và thô ráp chứng tỏ sức khỏe của chủ nhân không tốt.

Dưới đây là những tình trạng của tóc mà bạn cần hết sức chú ý.

1. Xuất hiện tóc bạc sớm


Khi bước vào tuổi trung niên, mái tóc sẽ dần chuyển sang màu xám hoặc trắng. Đó là do các nang tóc ngừng sản xuất melanin, sắc tố tạo nên màu tóc. Tuy nhiên, những sợi tóc bạc sớm trước tuổi 30 lại là vấn đề của sức khỏe, ảnh hưởng đến tâm lý của bạn. Di truyền là yếu tố dẫn đến tình trạng tóc bạc sớm. Đó cũng là dấu hiệu của sự thiếu hụt vitamin, đặc biệt là vitamin B và thiếu máu. Bên cạnh đó, tuyến giáp không sản xuất đủ hooc môn tuyến giáp dẫn đến hiện tượng suy giáp, tóc của bạn sẽ có nguy cơ bạc sớm. Trong những năm gần đây các nhà khoa học tin rằng stress có thể kích hoạt một phản ứng dây chuyền gây trở ngại và khiến cho nang lông gặp khó khăn trong việc truyền dẫn chất melanin, sắc tố màu tóc khiến tóc mất đi ‘tuổi thanh xuân’ sớm hơn.


Các nhà nghiên cứu cũng đang xem xét vai trò của các gốc tự do (được cơ thể sản xuất khi chúng ta bị căng thẳng) đối với việc tóc bạc sớm. Và một số kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng các gốc tự do có thể ngăn các các nang  tóc hấp thụ sắc tố melanin. Điều này có nghĩa là tóc bạc là một dấu hiệu chứng tỏ tình trạng lão hóa sớm.


cảnh báo một số bệnh qua tình trạng của tóc 2
Những sợi tóc bạc sớm trước tuổi 30 lại là vấn đề của sức khỏe, ảnh hưởng đến tâm lý của bạn. Ảnh minh họa

2. Tóc rụng nhiều


Tóc chủ yếu do chất abumin sừng tạo thành. Trong sợi tóc có hơn 20 axit amin và hơn 10 nguyên tố vi lượng như kẽm, đồng sắt... Tóc luôn đổi mới, thay thế nhau. Mỗi người có khoảng 10 vạn sợi tóc. Cuộc đời của sợi tóc ước tính khoảng 3-4 năm và tốc độ mọc mỗi ngày là 0,3-0,4 mm. Bình thường, tóc không mọc đồng bộ, có khoảng 90% tóc sinh trưởng và 10% tóc rụng một cách tự nhiên. Số tóc rụng và sinh trưởng luôn giữ ở mức cân đối với nhau, cho nên chúng ta không thấy có hiện tượng rụng tóc rõ rệt.


Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy lượng rụng tóc khi bạn gội đầu, chải tóc bỗng tăng đáng kể thì đó là lúc cần phải lo lắng. Một nguyên nhân phổ biến khiến tóc đột nhiên rụng nhiều là căng thẳng tâm lý hoặc suy nhược thể chất như ly hôn, bị mất việc... Nếu rụng nhiều tóc, có thể hệ miễn dịch của bạn có vấn đề. Ngoài ra, bạn cũng có thể mắc bệnh mãn tính lupus, rối loạn chức năng gan, thận… Việc sử dụng steroid hay hóa chất để làm giảm dị ứng giữa nang tóc và kháng thể cóthể khiến tóc mọc trở lại.

3. Tóc khô, có gàu


Nếu tóc bạn khô, bị gàu nhẹ và độ dày của tóc thưa dần, bạn có thể đang đối mặt với các vấn đề như sự mất cân bằng hormon, căng thẳng tâm lý hoặc ăn uống thiếu dưỡng chất, ít uống nước. Gàu có thể xuất hiện khi thời tiết thay đổi, ít gội đầu hoặc xả tóc chưa sạch. Stress cũng gây nên tình trạng trên. Nếu tóc bạn nhiều gầu chứng tỏ bạn đang bị viêm nấm da đầu. Cụ thể là vi nấm Pityrosporum ovale. Nấm này tồn tại rất ít trên da đầu, nhưng khi da bị tróc vảy nhiều, vi nấm có điều kiện sinh sôi nảy nở, làm da đầu ngứa. Bạn có thể sử dụng vỏ chanh chà lên đầu, hòa muối và phèn chua dùng làm dầu gội. Hạn chế buộc tóc khi còn ướt vì môi trường ẩm là điều kiện thuận lợi để Pityrosporum ovale phát triển.
 
Trong trường hợp này nên để ý uống đủ nước để chống khô tóc, ăn uống thực phẩm giàu chất sắt như sữa, cải bó xôi. Thiếu protein cũng gây rụng tóc nên cần bổ sung thức ăn giàu protein như thịt nạc, cá, gà, trứng, đậu, sản phẩm từ đậu nành, hạt các loại và thực phẩm bơ sữa. Chất dầu có trong hạnh nhân cũng giúp cải thiện độ mượt mà ở tóc.
 
Còn gàu không dễ dàng bị loại trừ mà chỉ khống chế bớt bằng cách gội dầu đặc trị nhằm giảm sự gia tăng của tế bào sừng trong da đầu. Ủ dầu thường xuyên để cung cấp độ ẩm cho da đầu và cân bằng tác động có hại của dầu gội trị gàu.

4. Tóc mỏng và khô ráp


Có nhiều yếu tố có thể dẫn đến tóc quá khô, bao gồm sử dụng thuốc nhuộm tóc, các loại thuốc uốn, duỗi, keo giữ nếp tóc, máy sấy tóc… Nhưng một sự thay đổi đáng kể trong kết cấu tóc khiến tóc mảnh hơn có thể là dấu hiệu của việc tuyến giáp không hoạt động hiệu quả - hay còn gọi là bệnh thiểu năng tuyến giáp. “Những dấu hiệu khác của bệnh thiểu năng tuyến giáp gồm có mệt mỏi, tăng cân, nhịp tim chậm và hay bị lạnh”, Raphael Darvish - bác sĩ da liễu ở Brentwood, California cho biết.


Một số người cứ nghĩ rằng tóc của họ đang thưa dần đi vì khi họ cầm tóc, họ cảm thấy như tóc ít hơn. Thế nhưng, các chuyên gia về  tóc cho biết, tóc mỏng đi không  phải do rụng tóc khiến số lượng tóc ít hơn mà do kết cấu của tóc mình trở nên mỏng manh và yếu hơn.


Các dấu hiệu khác của suy giáp bao gồm mệt mỏi, tăng cân, nhịp tim chậm và thường cảm thấy lạnh dù nhiệt độ chỉ ở mức bình thường.

5. Tóc giòn và dễ gẫy


Khi tóc của bạn thô ráp và thường đứt gẫy giữa thân tóc khi bạn chải đầu hoặc sau một đêm ngủ dậy có nghĩa là tóc của bạn đang cần được quan tâm đặc biệt. Tóc giòn, thô ráp và dễ đứt gẫy thường là kết quả của việc sử dụng hóa chất lên tóc. Tất cả các phương thức tạo kiểu như nhuộm, uốn, duỗi, tạo kiểu… đều làm hỏng lớp biểu bì của tóc khiến cho các sợi tóc trở nên yếu và mỏng manh hơn.


Tuy nhiên, một vài vấn đề sức khỏe nhất định cũng dẫn đến tình trạng tóc dễ gãy. Trong số đó có hội chứng Cushing, một chứng rối loạn của tuyến thượng thận gây ra việc sản xuất dư thừa hormone gây stress  cortisol và chứng bệnh Hypoparathyroidism, thường hoặc do di truyền hoặc là kết quả của thương tích cũng có thể khiến tóc khô và dễ đứt gẫy.

6. Trắng sau một đêm


Không nên quá lo lắng nếu bạn ở trong tình trạng này. Đó là do sự sụt giảm hàm lượng melanin trong gốc tóc, cũng là dấu hiệu chứng tỏ bạn đang lâm vào tình trạng stress nặng nề. Để điều trị, đơn giản, bạn chỉ cần có tâm lý thoải mái, hãy thư giãn, hít thở sâu, và để mọi lo lắng, ưu tư sang một bên. Chỉ có cách đó mới có thể khiến mái tóc của bạn trở lại bình thường.

7. Hói đầu

Nội tiết tố của bạn có vấn đề. Do sự thay đổi hormone dẫn đến chu kì phát triển của tóc bị giảm sút đáng kể, chân tóc teo lại, khiến tóc rụng nhiều. Hoặc da đầu yếu, không hấp thụ được hết các chất dinh dưỡng. Vấn đề tiêu hóa ít nhiều cũng ảnh hưởng đến việc hói đầu. Điều trị bệnh hói đầu? Rất đơn giản. Ăn uống có khoa học, thức ăn phải cung cấp đầy đủ các loại vitamin. Uống nhiều nước. Gội đầu và sử dụng dầu gội thích hợp. Đặc biệt không dùng chất hóa học như nhuộm tóc, làm tóc xoăn, ép tóc quá nhiều, khiến tóc giòn, dễ gẫy.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét