Có lẽ tôi sẽ chẳng bao giờ kể câu chuyện của mình cho bất kỳ ai. Nhưng rồi tình cờ đọc những bài viết của chuyên mục Tôi muốn sống thật, tôi thấy cần phải chia sẻ. Chắc sẽ có nhiều người đồng cảm cùng tôi - bà mẹ của một đứa con đồng tính. Tôi từng trải qua những chuỗi ngày đau khổ, dằn vặt, đã phải vượt qua những định kiến để tìm thấy niềm vui và sự thanh thản…
<!-- more -->Tôi là mẹ của ba đứa con. Hai đứa sau đều đã thành đạt, lấy vợ lấy chồng, sinh con đẻ cái, cuộc sống yên ổn. Chỉ có mỗi T. - đứa con trai đầu là nhiều rắc rối. Hồi tôi mang bầu T., hai vợ chồng cứ nghĩ “ruộng sâu trâu nái không bằng con gái đầu lòng”, nên cả hai đều mong con gái, nhưng lúc sinh thì lại là thằng cu. Ai có ngờ, hơn 30 năm qua, đứa con ấy, tuy mang thân xác con trai, nhưng lại chẳng khác gì cô con gái đầu lòng của hai vợ chồng tôi, như chị cả của hai đứa em…
Từ nhỏ, T. đã có vẻ khác thường. T. thiếu sự mạnh mẽ và cứng cỏi của một đứa bé trai. Không đá banh, cũng không khoái trò đánh nhau…, T. chỉ thích những trò chơi nhẹ nhàng cùng đám con gái hàng xóm. Hai vợ chồng tôi cũng chẳng bận tâm, chỉ nghĩ do tính cách T. hơi lạ mà thôi.
Càng lớn, T. càng làm vợ chồng tôi lo lắng. T. bộc lộ rõ vẻ nữ tính của mình. Vẻ ngoài của T. nhẹ nhàng, ẻo lả. 15 tuổi, T. cách biệt và khép kín hoàn toàn với bạn trai cùng trang lứa. Khi đám bạn trai cùng lớp tập tạ, chơi thể thao, tập đàn, tập tành cưa cẩm các cô gái… thì T. thu mình với việc… nội trợ. Như một người chị đảm đang, phần lớn việc trong nhà đều do một tay T. đảm nhận, từ cơm nước, rửa chén, quét dọn… Đặc biệt, T. nấu ăn rất ngon, thêu thùa, may vá cũng khéo, hơn rất nhiều phụ nữ. Lúc này, vợ chồng tôi bắt đầu dần cảm nhận được một điều khủng khiếp, một sự thật mà chúng tôi chẳng muốn thừa nhận.
Và chồng tôi vào cuộc, quyết tâm đưa T. “trở lại là con trai”. Chồng tôi bắt đầu ép T. phải vào “khuôn khổ”. Đầu tiên, mọi việc cơm nước trong nhà, T. không được nhúng tay vào, giao lại cho tôi và cô em gái. Dụng cụ thêu của T. bị vứt vào sọt rác. Cứ đến chiều, hết giờ học, chồng tôi “áp giải” T. đến lò võ gần nhà. Phần mình, tôi cứ tỉ tê mỗi ngày, từ từ “nắn” lại T. cho giống con trai, từ quần áo đến điệu bộ, tính cách.
Tuy nhiên, bất chấp mọi cố gắng của vợ chồng tôi, T. vẫn là T., chẳng thay đổi được. Vợ chồng tôi muốn gì, T. đều làm theo, nhưng khi khuất mắt, mọi chuyện lại khác. T. vẫn học võ, nhưng lại lén đi học cắm hoa, học nấu ăn. Thêu ban ngày bị la, đến tối, T. lại len lén cặm cụi thêu. Ở nhà, tôi bắt phải ra vẻ mạnh mẽ, phải nam tính; nhưng vừa khuất ra đầu cổng, dáng đi của T. thoắt cái đã dịu dàng như một cô gái. Và cứ thế, T. trưởng thành trong sự bất lực của vợ chồng tôi. Bà con, hàng xóm đã bắt đầu xầm xì. Những cụm từ “pê-đê”, “bóng”… dần dà xuất hiện. Đã không biết bao đêm, tôi trằn trọc mất ngủ; vừa sợ xấu hổ, vừa thương con, không biết tương lai, hạnh phúc sau này của nó ra sao…
Rồi nỗi lo của tôi ngày càng hiện rõ, khi hai đứa em của T. đều đã lập gia đình, ấm êm, hạnh phúc, còn T. cứ thui thủi với cõi riêng của mình. Có đôi lần, T. dẫn “bạn trai” của nó về, nhưng vợ chồng tôi chẳng thể vượt qua được dư luận, nên đuổi “bạn trai” của nó như đuổi tà… Cả T. và vợ chồng tôi đều ngầm hiểu nhau, nhưng cái lằn ranh dư luận, danh dự gia đình lớn quá, chẳng ai dám vượt qua mà mở miệng thừa nhận.
Tôi còn nhớ như in cái đêm cách đây hai năm, khi T. quỳ sụp dưới chân vợ chồng tôi, khóc nức nở, nói một câu làm tôi đau buốt: “Ba mẹ hãy cho con được sống thật với mình!”. Rồi T. bỏ đi, thuê nhà trọ, dựng tổ ấm cùng với cậu bạn. Căn nhà của tôi chợt lạnh tanh, buồn hiu, thiếu hẳn bàn tay chăm sóc quen thuộc của T. Bữa cơm tôi nấu chẳng ngon bằng nó, bình hoa trên bàn khô nước không ai cắm, con Kiki xơ xác không ai chăm…
Một ngày nọ, tôi bỗng nhận ra mình đã sai. Con nào chẳng là con, lỗi là ở tạo hóa chứ có phải do con mình. Đời nó đã khổ, thân là cha mẹ, mình nỡ nào hùa với xã hội gây thêm sức ép cho con. Và tôi cùng chồng “vượt lên chính mình”, nhắn T. cùng bạn dọn về ở chung. Mặc kệ dư luận, chúng tôi có lại con mình, lại thêm một đứa chẳng biết gọi là “rể” hay “dâu”, cũng vui cửa vui nhà. T. hạnh phúc và tôi cũng thấy mình thanh thản.
Ngọc Tú
Từ nhỏ, T. đã có vẻ khác thường. T. thiếu sự mạnh mẽ và cứng cỏi của một đứa bé trai. Không đá banh, cũng không khoái trò đánh nhau…, T. chỉ thích những trò chơi nhẹ nhàng cùng đám con gái hàng xóm. Hai vợ chồng tôi cũng chẳng bận tâm, chỉ nghĩ do tính cách T. hơi lạ mà thôi.
Càng lớn, T. càng làm vợ chồng tôi lo lắng. T. bộc lộ rõ vẻ nữ tính của mình. Vẻ ngoài của T. nhẹ nhàng, ẻo lả. 15 tuổi, T. cách biệt và khép kín hoàn toàn với bạn trai cùng trang lứa. Khi đám bạn trai cùng lớp tập tạ, chơi thể thao, tập đàn, tập tành cưa cẩm các cô gái… thì T. thu mình với việc… nội trợ. Như một người chị đảm đang, phần lớn việc trong nhà đều do một tay T. đảm nhận, từ cơm nước, rửa chén, quét dọn… Đặc biệt, T. nấu ăn rất ngon, thêu thùa, may vá cũng khéo, hơn rất nhiều phụ nữ. Lúc này, vợ chồng tôi bắt đầu dần cảm nhận được một điều khủng khiếp, một sự thật mà chúng tôi chẳng muốn thừa nhận.
Và chồng tôi vào cuộc, quyết tâm đưa T. “trở lại là con trai”. Chồng tôi bắt đầu ép T. phải vào “khuôn khổ”. Đầu tiên, mọi việc cơm nước trong nhà, T. không được nhúng tay vào, giao lại cho tôi và cô em gái. Dụng cụ thêu của T. bị vứt vào sọt rác. Cứ đến chiều, hết giờ học, chồng tôi “áp giải” T. đến lò võ gần nhà. Phần mình, tôi cứ tỉ tê mỗi ngày, từ từ “nắn” lại T. cho giống con trai, từ quần áo đến điệu bộ, tính cách.
Tuy nhiên, bất chấp mọi cố gắng của vợ chồng tôi, T. vẫn là T., chẳng thay đổi được. Vợ chồng tôi muốn gì, T. đều làm theo, nhưng khi khuất mắt, mọi chuyện lại khác. T. vẫn học võ, nhưng lại lén đi học cắm hoa, học nấu ăn. Thêu ban ngày bị la, đến tối, T. lại len lén cặm cụi thêu. Ở nhà, tôi bắt phải ra vẻ mạnh mẽ, phải nam tính; nhưng vừa khuất ra đầu cổng, dáng đi của T. thoắt cái đã dịu dàng như một cô gái. Và cứ thế, T. trưởng thành trong sự bất lực của vợ chồng tôi. Bà con, hàng xóm đã bắt đầu xầm xì. Những cụm từ “pê-đê”, “bóng”… dần dà xuất hiện. Đã không biết bao đêm, tôi trằn trọc mất ngủ; vừa sợ xấu hổ, vừa thương con, không biết tương lai, hạnh phúc sau này của nó ra sao…
Rồi nỗi lo của tôi ngày càng hiện rõ, khi hai đứa em của T. đều đã lập gia đình, ấm êm, hạnh phúc, còn T. cứ thui thủi với cõi riêng của mình. Có đôi lần, T. dẫn “bạn trai” của nó về, nhưng vợ chồng tôi chẳng thể vượt qua được dư luận, nên đuổi “bạn trai” của nó như đuổi tà… Cả T. và vợ chồng tôi đều ngầm hiểu nhau, nhưng cái lằn ranh dư luận, danh dự gia đình lớn quá, chẳng ai dám vượt qua mà mở miệng thừa nhận.
Tôi còn nhớ như in cái đêm cách đây hai năm, khi T. quỳ sụp dưới chân vợ chồng tôi, khóc nức nở, nói một câu làm tôi đau buốt: “Ba mẹ hãy cho con được sống thật với mình!”. Rồi T. bỏ đi, thuê nhà trọ, dựng tổ ấm cùng với cậu bạn. Căn nhà của tôi chợt lạnh tanh, buồn hiu, thiếu hẳn bàn tay chăm sóc quen thuộc của T. Bữa cơm tôi nấu chẳng ngon bằng nó, bình hoa trên bàn khô nước không ai cắm, con Kiki xơ xác không ai chăm…
Một ngày nọ, tôi bỗng nhận ra mình đã sai. Con nào chẳng là con, lỗi là ở tạo hóa chứ có phải do con mình. Đời nó đã khổ, thân là cha mẹ, mình nỡ nào hùa với xã hội gây thêm sức ép cho con. Và tôi cùng chồng “vượt lên chính mình”, nhắn T. cùng bạn dọn về ở chung. Mặc kệ dư luận, chúng tôi có lại con mình, lại thêm một đứa chẳng biết gọi là “rể” hay “dâu”, cũng vui cửa vui nhà. T. hạnh phúc và tôi cũng thấy mình thanh thản.
Ngọc Tú
0 nhận xét:
Đăng nhận xét