6 bài học nghề nghiệp từ các ngôi sao

Hãy nhớ luôn hoà nhã khi tán dương, chúc mừng thành công của người khác thay vì ghen ghét, đố kị. Bản thân bạn cũng sẽ sớm toả sáng nếu cố gắng.


Các ngôi sao ca nhạc, vận động viên thể thao và người nổi tiếng ở một số lĩnh vực khác đã có một năm 2009 với cả những bước tiến lẫn lùi. Từ câu chuyện của họ, bạn có thể rút ra những bài học giúp ích cho sự nghiệp của mình.

Dưới đây là 6 trường hợp tiêu biểu:

1. Không đánh cắp ánh hào quang của người khác
Nam ca sĩ Kanye West đã giật mic từ trên tay của nữ nghệ sĩ Taylor Swift và công khai chỉ trích giải thưởng Video xuất sắc nhất thuộc về Taylor Swift ngay khi cô ấy đang đón nhận nó trên sân khấu của lễ trao giải thưởng MTV Video Music. Chương trình này đã được phát sóng trực tiếp vào tháng 9. Kể từ đó, Kanye phải đối mặt với sự nghiệp sa sút và tìm mọi cách để gây dựng lại danh tiếng.

Alexandra Levit, tác giả cuốn sách “Công việc mới, con người mới: Hướng dẫn bạn tái đầu tư bản thân cho sự nghiệp mới”, đưa ra ý kiến: “Mọi người coi hành động của Kanye như một sự cầu xin sự chú ý đầy liều lĩnh và thiếu chín chắn. Và họ cũng sẽ nghĩ như vậy về bạn nếu bạn tìm cách chiếm đoạt danh tiếng của đồng nghiệp hay thậm chí cả sếp”.

Hãy nhớ luôn hoà nhã khi tán dương, chúc mừng thành công của người khác thay vì ghen ghét, đố kị. Bản thân bạn cũng sẽ sớm toả sáng nếu cố gắng.

2. Dành thời gian cho gia đình và các ưu tiên cá nhân
Năm 2009, tay vợt tennis vô địch giải US Open, Kim Clijsters đã quay trở lại và tiếp tục chuỗi thành công của mình sau một thời gian nghỉ ngơi, lập gia đình. Theo Richard Phillips, một chuyên gia nghề nghiệp: “Một trong những nhân tố quan trọng trong sự trở lại thành công của Kim, bên cạnh tài năng, là cô ấy đã xác định rõ ràng về mục tiêu và động lực của mình, ngay khi cô ấy quyết định tạm nghỉ cũng như khi quay trở lại”. Bạn cũng nên như vậy, hãy tự tin chọn lựa con đường riêng của mình. Dành thời gian cho gia đình và các ưu tiên của bản thân để tích tụ nguồn năng lượng dồi dào.

3. Không “mạnh mồm” đề cao giá trị và tính chính trực của mình nếu bản thân bạn không chắc chắn về nó
Carrie Prejean, hoa hậu California, Mỹ, đã tham gia nhiệt tình vào các chiến dịch đề cao giá trị truyền thống của người phụ nữ trước khi những bức ảnh khoả thân xuất hiện và huỷ hoại danh tiếng của cô. 

Levit phát biểu: “Mọi người ai cũng ghét thói đạo đức giả. Do đó, trước khi chia sẻ những giá trị của bản thân với đồng nghiệp, hãy cân nhắc thật kỹ để đảm bảo rằng bạn không mang đến những chứng cớ ngược lại”.

4. Chấp nhận sự thất bại một cách hoà nhã
Rất nhiều người hâm mộ và nhà phê bình cho rằng Adam Lambert là thí sinh tài năng nhất trong cuộc thi American Idol năm nay. Và họ không hài lòng khi anh ấy chỉ về nhì. Tuy nhiên, Lambert đã có hành động đáng khen là thành thật chúc mừng người chiến thắng một cách hoà nhã. 

Thất bại là việc phổ biến trong công việc: không được thăng chức hay tăng lương, bị cắt giảm biên chế, không đạt chỉ tiêu trong tháng… Tuy nhiên, đừng vì thế mà tỏ ra cay cú, ganh ghét người chiến thắng. Nó chỉ làm xấu thêm hình ảnh của bạn trong mắt mọi người. Hãy để nó trôi qua và tiếp tục cố gắng. Pat Mayfield, một chuyên gia nghề nghiệp, khuyên bạn: “Hãy vui vẻ chúc mừng người chiến thắng và nhớ rằng giải thưởng, danh hiệu chưa chắc đảm bảo thành công về sau. Mặc dù Ambert không giành danh hiệu Idol nhưng CD mới của anh ấy bán chạy hơn nhiều so với của nhà quán quân Kris Allen”.

5. Không dính dáng tới chuyện tình ái với nhân viên
Người dẫn chương trình truyền hình nổi tiếng David Letterman đã đánh mất niềm tin của mọi người về cả cuộc sống riêng lẫn công việc sau khi chuyện tình cảm của ông với một nhân viên bị phơi bày trước dư luận.

Phillips nói: “Mất niềm tin cũng giống như sự mục nát, nó có xu hướng lan rộng tới mọi điểm trong cuộc sống cá nhân và sự nghiệp. Mọi người sẽ luôn nghi ngờ bạn còn che giấu những điều khác. Và nếu nó còn liên quan tới việc lạm dụng chức quyền, bạn sẽ khó có thể vượt qua”.

6. Rút lui khi bạn đã sẵn sàng
Vào tháng 11-2009, “nữ hoàng truyền hình” Oprah Winfrey tuyên bố bà sẽ kết thúc chương trình talk show hàng ngày rất thành công của mình vào năm 2011 bởi Oprah cảm thấy đã đến lúc phải làm như vậy.

Levit chia sẻ: “Một số người thành công ở Hollywood như Oprah hay Johnny Carson đã rút lui trong khi họ vẫn nổi tiếng và còn nắm quyền lực. Trong công việc cũng vậy, khi bạn cảm thấy tốt hơn là mình nên nghỉ việc, hãy tự quyết định thay vì để người khác kiểm soát bạn”.

Vũ Vũ 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét