Hiển thị các bài đăng có nhãn Sách Ẩm thực. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Sách Ẩm thực. Hiển thị tất cả bài đăng

Các Món Ăn Chay - Ebook

Nhân loại thời nay hầu hết đều thích ăn thịt, dẫn đến xuất hiện tràn lan các bệnh tật như: cao huyết áp, tiểu đường sỏi thận, bệnh tim, xơ cứng mạch máu. 

Ngạn ngữ có câu:
<!-- more -->
                    “Xưa nay trong một bát canh 
                     Oán sâu như bể hận thành non cao
                     Muốn hay nguồn gốc binh đao 
                     Lắng nghe lò mổ tiếng gào đêm thanh”.

Từ ngàn xưa đến nay, một bát canh chúng ta ăn, nhìn qua tuy bình thường chỉ là một bát canh, nhưng sự oán hận trong đó thật sâu hơn biển. Muốn biết vì sao trên thế giới chiến tranh, tai kiếp, binh kiếp, ôn dịch xảy ra mãi không thôi? Tất cả đều do ăn thịt mà ra. Nếu bạn muốn hiểu sự thật, đang đêm bạn hãy thử vào lò mổ xem sao? Giết trâu trâu khóc, giết heo heo khóc, giết dê dê khóc. Những tiếng khóc thê thảm, những tiếng gào thảm thiết, những oán hận trùng trùng, những oan độc, những cừu hận ấy tỏa khắp hư không mới tạo nên bao tai kiếp cho thế gian. Giả sử ai ai cũng ăn chay, thì những oan nghiệt ấy tức khắc tiêu dứt, có thể biến can qua  thành hòa bình, biến bạo lực thành an lành, được như thế mới cứu vãn được tai kiếp cho tương lai.

Vì vậy, hiện nay ăn chay đang là sự lựa chọn của rất nhiều người.


Vả lại, ăn chay được mạnh khoẻ, sống lâu. Ăn chay có thể phát triển trí tuệ. Người ăn chay không bị quả báo. Người ăn chay tăng trưởng lòng từ bi.

Các món chay bổ dưỡng gợi ý thêm nhiều món ngon bổ dưỡng để thực đơn ăn chay của bạn phong phú hơn, đầy đủ dinh dưỡng hơn.

Mục Lục :

Chả Chưng chay 
Bì chay 
Bầu (bí) xào trứng vịt chay 
Bún Bò chay 
Bún Bò Huế chay 
Bún Mắm chay 
Bún Măng chay 
Bún Riêu chay
Bún xào chay 
Cà Chua dồn thịt chay 
Cà Dồn Đậu Hủ 
Cà ri dê chay 
Cà tím chiên 
Canh "Vương Quốc Mấm" 
Canh Bát tiên chay 
Chả nướng chay 
Cháo chay
Đậu Hũ kho tương 
Đậu hủ xào nấm 
Đồ Kho chay 
Gà Tiềm 
Gà xé phay chay 
Gỏi Cuốn chay 
Gỏi ngó sen chay 
Hoa ngũ sắc 
Hủ Tiếu Nam Vang chay
Kiểm 
Kim Chi chay 
La Hán chay 
Lẩu chay 
Mắm kho chay 
Mắm ruốc chay 
Mì xào giòn 
Mì Ý chay 
Mít Non Kho Dừa
Nấm Hỗn Hợp Kho Tiêu 
Phở Bắc chay 
Pizza phô mai 
Ra Gu chay 
Rau xào thập cẩm chay 
Sakê chiên giòn 
Súp Măng Tây chay 
Súp vi cá chay 
Tàu Hủ chiên giòn chay
Tàu Hủ Kho Nước Dừa 
Tép Mỡ chay 
Vi cá chay

Xin mời các bạn download Ebook (prc) tại đây :

http://www.sendspace.com/file/65plx0

Chúc các bạn Thành Công và Hạnh Phúc trong cuộc sống.

P.S.: Tất cả các Ebook và Audiobook  post ở CSYT đều có tải về máy cả. Nếu có links nào bị hỏng, các bạn làm ơn thông báo cho chúng tôi biết,  chúng tôi sẽ upload links mới post lên lại. Thanks các bạn nhiều nha.

Muối dưa Tết sao cho ngon?

Dưa cải chua, dưa hành, dưa kiệu, dưa món… là những món không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền, vừa ngon miệng vừa giúp “giải ngán” các thức ăn nhiều mỡ. Làm sao để có những lọ dưa thật thơm giòn và đẹp mắt? Vài mẹo nhỏ sau giúp bạn đỡ lúng túng khi muối dưa.

Pa tê nấm chay

VẬT LIỆU (chuẩn bị cho bốn người):

Một miếng đậu hủ trắng, 200g nấm rơm đen, 100g nấm đùi gà, 50g đậu đen hột, 1/2 ổ bánh mì lạt loại 150g, 1/2 chén nước cốt dừa đặc (hoặc sữa tươi không đường), hạt nêm chay, muối, đường, một cây boa-rô, dầu ăn, tiêu xay, 50g bơ thực vật, năm lá thơm khô, tiêu hột, hai lát bánh mì nướng vàng.

<!-- more -->
CÁCH LÀM:

Chuẩn bị :

- Đậu hủ trắng: luộc sơ, vớt ra để nguội vắt ráo nước rồi giằm nát.

- Nấm rơm đen: gọt rửa sạch, để ráo, cho vào chảo rang hơi khô.

- Nấm đùi gà: rửa sạch, thái lát dày độ 1cm, cho vào chảo rang hơi khô.

- Đậu đen: rửa sạch, ngâm nước lã độ năm giờ rồi cho cả nước ngâm cùng đậu vào nồi, cho thêm nước ngập trên đậu độ 1cm, nấu lửa nhỏ đến khi cạn hết nước. Nếu đậu chưa mềm cho thêm nước sôi vào nấu tiếp đến khi đậu mềm và cạn nước, nhấc xuống để nguội.

- Bánh mì: cắt nhỏ ngâm vào nước dừa hay sữa tươi cho mềm.

- Boa-rô: rửa sạch, lấy phần trắng thái khoanh rồi phi vàng với dầu ăn.

- Lá thơm: rang sơ cho giòn.

- Bánh mì nướng vàng (có thể mua bánh mì nướng sẵn ở các lò bánh mì) đem giã nhỏ hoặc xay nhuyễn.

- Tiêu hột: rang sơ cho thơm.

Chế biến :

- Đậu hủ + nấm rơm + nấm đùi gà + đậu đen + bánh mì ngâm nước cốt dừa + boa-rô phi vàng + lá thơm + bột bánh mì nướng trộn chung rồi cho vào cối xay nhuyễn (nếu muốn ăn pa tê mịn như pa tê hộp) hoặc băm nhuyễn riêng từng thứ rồi mới trộn chung (như các loại pa tê thường).

- Nêm hạt nêm chay + muối + đường + tiêu hột + bơ thực vật hơ chảy, trộn đều rồi cho vào khuôn (đã thoa dầu ăn bên trong) hay cho vào tô, đem hấp độ 30 phút tính từ lúc nước sôi. Đem xuống để nguội cho pa tê dẽ chặt, cất vào tủ lạnh.

TRÌNH BÀY:
Khi ăn, trút pa tê ra đĩa, trình bày với đồ chua tỉa hoa + ớt tỉa hoa...

YÊU CẦU:
Pa tê dẽ mềm, không nát, có màu sắc giống pa tê gan, ăn có vị béo, ngọt thanh.

Kim Trung - Chuyên viên tư vấn nữ công Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam

Cá bống tượng hấp dầu hàu

Món ăn này thực hiện nhanh, đơn giản, có thể dùng cho chế độ ăn kiêng. Đây là món ăn đậm đà gia vị, nhưng không mất sự ngọt tươi của cá.
<!-- more -->
Nguyên liệu (hai người ăn):
Một con cá bống tượng khoảng 700g đã làm sạch; hành lá, hành cọng cắt sợi: 100g; dầu hàu: hai muỗng canh; dầu mè: 1/2 muỗng canh; nước tương: hai muỗng canh; đường: 1/2 muỗng cà phê; gừng củ nhỏ cắt sợi; dầu ăn.

Chế biến: 
Bắc chảo, đổ dầu ăn vào để nóng, bỏ gừng và hành lá vào đảo sơ.

Cá làm sạch, khứa ba-bốn đường trên mình theo chiều ngang, đặt vào nồi hấp. Trộn dầu hàu, dầu mè, nước tương, đường cho tan và đổ lên mặt cá, hấp khoảng 40 phút cho cá thấm. Đun sôi dầu để rót lên cá.

Sau khi cá chín, bày cá ra đĩa.

Chế dầu lên để tạo độ béo và bóng cho cá.

Trang trí hành lá, gừng (đã chiên), ớt xắt sợi.


* Lưu ý: Một số bà nội trợ thường hấp cá trước, sau đó mới đổ các gia vị vào, như thế cá sẽ bị mềm, bở. Bạn nên hấp chung với gia vị. Món này ăn liền, không nên hấp đi hấp lại nhiều lần, cá sẽ bị khô.

Bếp trưởng Minh Nguyệt (KS Nhật Hạ, 14-16 Cao Bá Quát, Q.1, TP.HCM)

Khử mùi tanh cá bằng giấm như thế nào?

Giấm không chỉ là một gia vị không thể thiếu của nhiều món ăn mà nó còn có nhiều tác dụng khác trong căn bếp nhà bạn. 

Nhờ có giấm mà cá bớt được mùi tanh, ngoài ra bạn có thể sử dụng giấm để bảo quản thịt, hay khử mùi hôi trong căn bếp. Dưới đây là một vài mẹo nhỏ chị em lưu ý nhé: 

Bắp xào lá hẹ

Bắp là cây lương thực dễ trồng, nhanh thu hoạch và thơm ngon. Theo nghiên cứu, bắp chứa nhiều vitamin và khoáng chất, mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe con người.


Bắp xào lá hẹ d

<!-- more -->
Bắp dùng để xào với hẹ phải chọn loại bắp nếp trắng, trái còn non, có thể lảy lấy được hạt. Loại bắp này, khi chế biến ăn rất ngọt, dẻo thơm. Đầu tiên, bẻ bắp đem về, dùng tay lột bỏ vỏ, lảy bắp lấy hạt, bắc chảo lên bếp, phi chín dầu, cho bắp vào chảo, dùng đũa đảo liên tục cho đến khi bắp chín thì mới cho lá hẹ vào.

Hẹ là loại cây thân thảo, có nhiều rễ con, lá hẹp, dài, đầu lá nhọn, mọc thành bụi. Theo đông y, hẹ rất giàu dược tính, cho nhiều kháng sinh quý đặc biệt với các bệnh về hô hấp và đường ruột của trẻ em.

 Lá hẹ rửa sạch cắt thành từng đoạn nhỏ, cho vào chảo bắp cùng với chén nước mắm gia vị vừa khẩu vị, đảo đều, khi gia vị vừa thấm và lá hẹ cũng ngả màu thì tắt bếp, múc ra đĩa. Đĩa bắp xào lá hẹ rất bắt mắt vì màu xanh của lá hẹ đan xen với từng hạt bắp. Và ngon nhất, vào những ngày chớm đông tiết trời se lạnh được thưởng thức một đĩa bắp xào lá hẹ vừa nóng hổi vừa thơm phức.

Ăn món này hấp dẫn nhất là dùng muỗng, ăn còn nóng, nhai bắp lụp bụp, mùi thơm của bắp và lá hẹ cùng với vị cay cay của ớt khiến vị giác nồng nồng lâng lâng rất khó tả.

Ngô Mã Thiên

Tôm càng xanh nướng xốt chanh

<!-- more -->
Nguyên liệu: (dành cho hai người)

Tôm càng xanh: 1/2kg, lá húng lủi: 50g, chanh: 4 quả, đường: 70g, bơ lạt: 10g, dầu ăn: 50ml, muối, tiêu.

Thực hiện:

- Tôm càng rửa sạch, chẻ đôi, nêm muối tiêu vừa ăn, để khoảng 10 phút cho thấm, sau đó bỏ lên chảo, cho thêm dầu ăn, mang vào lò nướng trong 20 phút ở nhiệt độ 2000C.

* Cách làm xốt:

- Chanh vắt lấy nước. Húng lủi xay nhuyễn, trộn với chanh, bơ, đường và nêm chút muối. Bắc hỗn hợp lên chảo, để lửa nhỏ, khuấy đều khoảng năm phút.

* Trình bày:


- Xếp tôm ra đĩa, rưới nước xốt lên trên mặt tôm. Tôm càng nướng nhâm nhi với rượu vang trắng sẽ tăng hương vị.

Chuyên gia ẩm thực Lý Anh Tú - nhà hàng 48 Bistro Lê Thị Riêng (48 Lê Thị Riêng, Q.1, TP.HCM)

Chả giò rau củ

Chả giò là món ăn khoái khẩu của người Việt, ngay cả khi “nhân” chả giò chỉ là các loại rau củ quen thuộc: khoai môn, cà rốt, nấm mèo, ớt chuông… Nhưng giá trị dinh dưỡng rất cao bởi nó cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất.

<!- more -->
Cà rốt: được ví như “nhân sâm của người nghèo” là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, chứa nhiều carotene (tiền vitamin A) và các vitamin A, B, C, D, E, acid folic, kali và sợi Pectin (giúp giảm cholesterol). Những nguyên tố như canxi, đồng, sắt, magie, mangan, phospho, lưu huỳnh có trong cà rốt ở dạng dễ hấp thu vào cơ thể hơn bất kỳ dạng thuốc bổ nào. Cà rốt còn có nhiều chất chống oxy hóa như: beta carotene, alpha carotene, Phenolic acid, Glutathione... giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ung thư...

Khoai môn: rất giàu chất xơ và vitamin E, B6; khoáng chất như magnesium, phosphorus, kali, do vậy là thực phẩm lý tưởng cho người mắc bệnh tiểu đường, bệnh thận, giúp điều hòa huyết áp và lượng đường trong máu.

Nấm mèo: chứa nhiều protid, lipid, gluxid, Ca, Fe, caroten, vitamin B1, B2 và PP. Theo y học cổ truyền, nấm mèo tính ngọt bình, có tác dụng chữa trị các bệnh trường phong hạ huyết, nhuận táo, lỵ ra máu, đái dắt, đái ra máu, bổ khí, bền cơ, hoạt huyết. Nấm mèo có tác dụng hạ mỡ máu, chống nghẽn mạch, tốt cho người bệnh tim mạch.

Ớt chuông: là loại thực phẩm rất tốt cho phái đẹp bởi  giàu vitamin C, vitamin A, chất xơ, chất chống ôxy hóa… giúp đẹp da, giảm cân, điều trị các bệnh tim mạch, viêm xương khớp, hen phế quản, đục thủy tinh thể…

Với thành phần dinh dưỡng đa dạng và bổ ích như trên, chả giò rau củ là món ăn tuyệt vời cho gia đình để vừa ngon, bổ lại khỏe vì không chứa nhiều cholesterol, đạm.

Nguyên liệu: cho 6 người ăn

- Một củ khoai môn (bào sợi)

- Ba củ cà rốt (bào sợi)

- 200 gr nấm mèo (ngâm nở, xắt sợi)

- Ba quả ớt chuông xanh, đỏ, vàng (xắt sợi)

- 200 gr rau tiến vua (cắt khúc)

- 200 gr hành tím băm

- Hai muỗng canh dầu oliu, hai muỗng bột nêm, tiêu, bánh tráng pía

- Một kg bún, xà lách, rau thơm, hai quả dưa leo, nước mắm tỏi ớt chanh đường (pha nhạt với nước dừa tươi).

Thực hiện:

Cho tất cả các loại rau củ vào thố, thêm hành băm, dầu oliu, bột nêm, tiêu vào trộn đều. Lấy bánh tráng pía, cho chút nhân vào và cuốn chả giò. Cho dầu vào chảo, đợi nóng rồi chiên chả giò vàng đều.

Dọn chả giò ăn kèm với bún, xà lách, rau thơm, và nước mắm chua ngọt pha nhạt với chút nước dừa tươi. 

Mách nhỏ:

- Để chả giò giòn lâu, nên cho chút nước cốt chanh vào chảo dầu trước khi chiên.

- Nếu muốn dùng chả giò như một món ăn chơi, bạn có thể dùng kèm nước sốt theo công thức: ba muỗng canh sốt mayonnaise, một muỗng canh mật ong, một muỗng canh tương ớt, một muỗng cà phê dầu oliu.

TỐ HẠNH

Gỏi sứa

Sứa không chỉ là món ăn bổ dưỡng, ngon miệng, mà còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát gan bổ thận; là phương thuốc hay phòng chữa các bệnh viêm loét dạ dày, huyết áp cao, ung thư tiền liệt tuyến, yếu sinh lý, huyết áp cao.

Có thể chế biến sứa thành nhiều món ngon, lạ miệng như bún sứa, lẩu sứa, sứa xào, sứa cuốn tôm thịt, salat sứa… Gỏi sứa là món ăn dễ làm, không mất nhiều thời gian lại có hương vị lạ, hấp dẫn.
<!-- more -->

Nguyên liệu:

- 400g sứa tươi hoặc sứa đã qua sơ chế được bán tại siêu thị

- 200g thịt ba rọi

- 1 củ hành tây

- 1 củ cà rốt

- 100g rau tiến vua

- 1 quả xoài xanh nhỏ, 1 quả chuối chát, 1 quả khế chua


- Đậu phộng rang giã giập, 2 củ hành tím, tỏi, ớt, 1 muỗng dầu ôliu, nước mắm, 3 muỗng đường, chanh, rau húng lủi, rau răm

Thực hiện:

- Pha chế nước mắm tỏi ớt, chanh đường.

- Sứa cắt nhỏ vừa ăn, trụng qua nước sôi pha chút muối, để ráo. Thịt ba rọi luộc, cắt miếng bằng ngón tay út; ướp với 1 muỗng nước mắm đã pha chế để thịt thấm và có độ trong.

- Cà rốt xắt sợi; hành tây xắt mỏng ngâm 10 phút với chút nước muối cho bớt vị hăng rồi vớt ra để ráo; xoài xanh xắt sợi, rau tiến vua cắt khúc, bào mỏng khế chua, chuối chát, hành tím. Ướp tất cả với 1 muỗng đường, 1 muỗng nước cốt chanh, 1 muỗng nước mắm pha chế trong 10 phút cho thấm.

- Cho tất cả rau, sứa, thịt ba rọi vào thố, trộn đều với nước mắm đã pha chế, dầu ôliu, rau thơm xắt nhỏ. Nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn. Trình bày ra đĩa, rắc đậu phộng rang vàng lên trên.


Gỏi sứa có thể ăn chơi với bánh phồng tôm hoặc ăn với cơm rất thú vị. Vị giòn sần sật của sứa kết hợp vị thanh mát của cà rốt, rau tiến vua, hành tây; vị chan chát của chuối xanh; vị chua dịu của khế, xoài xanh cùng mùi thơm đặc trưng của rau húng quế, rau răm kích thích vị giác khiến ai đã một lần thưởng thức thì nhớ mãi.

Mách nhỏ:

- Để gỏi sứa thêm bóng, tăng cường hương vị món ăn, nên dùng thêm dầu ôliu (hoặc dầu mè) khi trộn gỏi.


- Gỏi sứa có thể làm với nhiều loại rau nguyên liệu khác nhau như gỏi sứa bắp chuối, xoài xanh; gỏi sứa khổ qua; gỏi sứa bắp cải tím; gỏi sứa tôm thịt; gỏi sứa nấm kim châm; gỏi sứa ngó sen tôm thịt…

Tố Hạnh

Cá lóc chiên giòn xốt đỏ


<!-- more -->
Nguyên liệu:

Cá lóc: 1,2kg, ớt hiểm đỏ: 5g, ớt hiểm xanh: 2,5g, xốt đỏ: 160g, tỏi lột: 10g, hành tím chua: 10g, đậu phộng rang: 40g, lá chanh: 5g, nấm kim châm 60g, bột chiên giòn: 20g, cà ri đỏ: 2g, chanh: 10g, húng lủi: 5g, một ít đường, nước mắm.

Cách làm:

- Cho các gia vị đường, chanh, nước mắm, tỏi , ớt sừng đỏ, ớt hiểm xanh, cà ri đỏ, xốt đỏ vào chảo chưng lên. Đến khi nước xốt có màu đỏ, đủ bốn vị chua, cay, mặn, ngọt. Cho nước xốt ra đĩa đợi nguội. Sau đó cho một ít chanh cắt hạt lựu, một ít đậu phộng vào.

- Cá lóc làm sạch, tẩm bột, chiên giòn.

- Nấm kim châm và lá chanh chiên giòn.

- Để cá lên đĩa nước xốt. Cho nấm kim châm và lá chanh lên mặt cá.


- Trang trí thêm một chút húng lủi. Có thể ăn kèm với rau, bún, hành tím chua và bánh tráng.

Nhà hàng Con Gà Trống - 285/C145 Bis Cách Mạng Tháng 8, Q.10, TP.HCM

Lẩu ếch chiên giòn

Khẩu phần: 4 người - Thực hiện: 1giờ

Nghệ thuật ăn uống trên bàn tiệc

Nghệ thuật ăn uống cũng là một điểm cần lưu ý trong văn hóa  giao tiếp. Bạn được mời đi tham dự một bữa tiệc, và bạn thấy hơi lúng túng vì từ trước đến giờ bạn chỉ tham dự các bữa cơm thân mật trong gia đình hay cũng chỉ dừng lại ở các bữa tiệc sinh nhật bạn bè, nơi mà bạn có thể ăn uống thoải mái mà không cần câu nệ. 

Tuyệt chiêu giúp các chị em nấu ăn ngon hơn

Với một vài bí quyết nho nhỏ sau sẽ giúp cho các bà nội trợ nấu ăn ngon hơn để chăm sóc cho gia đình mình nhé!
 
. Rắc một ít bột mì lên chảo trước khi chiên thịt sẽ giúp dầu ăn ít bị văng ra ngoài trong quá trình rán.

Đuôi tôm hùm áp chảo


<!-- more -->
Nguyên liệu :
Một con tôm hùm (khoảng 1,2kg); 30g rau mùi tây (parsley), 60g hành tây, 30g quế tây băm, 15g lá hẹ, tất cả băm nhỏ; 60g thịt heo xông khói, một lòng trắng trứng, 200g khoai tây bi; 1/2 quả chanh; xốt beurre blanc ô-liu nghệ tây (Beurre blanc, có bán ở các cửa hàng đồ tây hay còn gọi là xốt bơ trắng, là một loại xốt truyền thống của Pháp làm từ rượu trắng và bơ); dầu ô-liu để chiên; salad rau mầm, 150g cà chua bi, 150g măng tây xào dầu ô-liu trang trí, dùng kèm.

Gia vị: muối, tiêu, một ít bột ớt.

Thực hiện :
- Tôm hùm dùng cho món này chỉ sử dụng phần thân gần với đuôi, lóc bỏ vỏ, làm sạch, chừa đuôi, dùng khăn thấm ráo, sau đó ướp với nước cốt chanh, muối, tiêu.

- Dùng một chiếc cọ, phết lòng trắng trứng lên phần tôm đã ướp này, sau đó lăn qua quế tây, hành tây, hẹ băm cho bám đều.

- Bắc chảo lên bếp, cho dầu ô-liu vào, dầu nóng, thả tôm vào chiên, khi thấy tôm vừa chín và các loại lá gia vị bám quanh trở giòn là được.

- Khoai tây bi hấp chín, gọt vỏ, chẻ đôi. Bắc một chảo khác lên, cho hành tây vào xào thơm, sau đó cho khoai tây, thịt xông khói vào, nêm thêm muối, tiêu, bột ớt.

- Sắp tôm ra đĩa, rưới xốt lên, ăn kèm với khoai tây xào thịt xông khói, cà chua bi, măng tây và rau mầm.


Bếp trưởng Romeo Bantiling - Khách sạn Legend, 2A-4A Tôn Đức Thắng, Q.1, TP.HCM

Gỏi thịt bò nướng


<!-- more -->
Nguyên liệu: 
200g thịt bò phi lê, hai trái cà pháo lớn, một muỗng xúp sả bằm, một muỗng xúp dầu ăn.Gia vị: hạt nêm, ớt xay vừa đủ.

Thực hiện:
Thịt bò phi lê rửa sạch, để nguyên miếng, dùng sống dao hoặc búa nhỏ dần cho mềm miếng thịt.

Ướp thịt với hỗn hợp gia vị gồm: hạt nêm, sả bằm, dầu ăn, ớt xay. Bọc thịt bò trong miếng giấy bạc rồi đem nướng.

Khi thịt vừa chín tới, lấy ra, xắt miếng vừa ăn.

Cà pháo bỏ cuống, chẻ múi cau nhỏ, ngâm xả nhiều lần bằng nước có vắt chanh cho trắng.

Dọn thịt bò ra, ăn kèm với cà pháo và chấm nước mắm chua ngọt.

Lưu ý: Nếu thích, có thể trộn thịt bò chung với cà pháo, rau thơm như kiểu trộn gỏi thông thường.


Nhà hàng Đen Giòn, 49 Ngô Thời Nhiệm, Q.3, TP.HCM

Cua lột chiên giòn sushi

Sushi là món ăn nổi tiếng của ẩm thực Nhật. Không chỉ đơn thuần là sự kết hợp của những nguyên liệu tươi sống, sushi ngày càng đa dạng, gần gũi với văn hóa của mỗi đất nước du nhập, chẳng hạn như món Cua lột chiên giòn sushi theo phong cách Việt.



 Thời gian: 30 phút   /   Khẩu phần: 4 người 
Nguyên liệu :
500g cua lột, 1 chén cơm trộn giấm đường, 300g bơ trái, 50g trứng cá chuồn, 50g lá rong biển, 100g bột chiên giòn, 1 muỗng cà phê tỏi băm, 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1/2 muỗng cà phê muối, 1 lon soda, dầu để chiên, mù tạc xanh chấm kèm.

Xốt cá ngừ khô: 100g xương cá hồi, 100g xương cá ngừ, 50g xương cá trích, 50g xương cá tuyết, 20ml nước tương trắng Nhật, 2 muỗng cà phê rượu ngọt (mirin).

Củ cải muối chua: 100g củ cải, 1 muỗng cà phê muối, 2 muỗng canh giấm Nhật, 1 muỗng canh đường.

Thực hiện :
Cua lột bóc bỏ yếm và phần xốp dưới mai, rửa sạch, để ráo. Lưu ý, cua lột nhiều nước hơn cua thường nên phải để thật ráo, tránh khi chiên bị bắn dầu.

Ướp cua với hạt nêm, muối, tỏi băm. Pha bột chiên giòn với nước soda thành hỗn hợp sền sệt, để khoảng 5 phút, nhúng cua vào bột chiên rồi cho vào chảo dầu nóng chiên vàng giòn, vớt ra để ráo dầu, cắt miếng vừa ăn.

Bơ trái bỏ hạt, nạo lấy thịt, cắt miếng dài, vừa ăn. Trải lá rong biển ra mặt phẳng, lần lượt cho cơm, trứng cá, bơ miếng, cua lột vào, cuộn chặt tay.

Xốt cá ngừ khô: Cho xương cá hồi, cá ngừ, cá trích, xương cá tuyết cùng với nước tương trắng, rượu ngọt vào nồi, thêm 500ml nước lọc vào, bắc lên bếp nấu hầm nhừ cho ra nước ngọt, rây lại lấy nước cốt.

Củ cải muối chua: Củ cải rửa sạch, gọt vỏ, bào miếng mỏng. Khuấy tan hỗn hợp muối, giấm, đường, cho củ cải vào ngâm 15 phút là dùng được.

Dọn sushi ra đĩa, cắt miếng vừa ăn, dùng kèm với xốt cá ngừ khô, củ cải muối chua và mù tạc.

Mách nhỏ: Cơm làm sushi nấu bằng gạo Nhật sẽ ngon hơn. Gạo Nhật là loại gạo hạt tròn, hạt gạo ngắn hơn và có độ dẻo hơn gạo thường, trước khi nấu phải ngâm gạo 30 phút thì hạt cơm mới nở đều và dẻo dai. Khi cơm chín, pha hỗn hợp giấm đường theo tỉ lệ 3 giấm:3 đường:1,5 muối, rưới vào cơm còn ấm, xới tơi, đợi cơm nguội hẳn mới cuốn sushi.

Bếp trưởng Martin Brinto - Nhà hàng Blanchy’s Stress, hẻm 74 Hai Bà Trưng, Q.1, TP.HCM

40 Món Bánh Nổi Tiếng Âu - Á - Ebook


40 Món Bánh Nổi Tiếng Âu - Á hướng dẫn các bạn cách chế biến các món bánh hấp dẫn như: bánh hạnh nhân, bánh mì chiên tôm...

Ắt hẳn nguời thân bạn sẽ ngạc nhiên vì khả năng làm những món bánh mới lạ độc đáo vào mỗi dịp đặc biệt. Đó là món quà ý nghĩa mà bạn có thể chia sẻ với những người thân yêu và bạn bè.
<!-- more -->

Mục Lục : 

1. Bánh hạnh nhân 
2. Bánh mì chiên tôm
3. Bánh trôi nước
4. Bánh đậu xanh nướng
5. Bánh da lợn 
6. Bánh quy lạc 
7. Bánh dẻo
8. Bánh trái mận hương cam
9. Bánh dâu tây
10. Sandwich kẹp thịt nguội
11. Bánh phô mai
12. Bánh chocolate nhân nho
13. Bánh tôm Hà Nội 
14. Bánh dày kẹp chả
15. Bánh dưa melon
16. Bánh ướt thịt nướng
17. Bánh cuốn nhân thịt
18. Bánh khuôn chocolate
19. Bánh nướng mận và cam
20. Bánh xốp
21. Bánh chuối
22. Bánh gối Thái
23. Bánh cà rốt hoa quả
24. Bánh mì tiều
25. Bánh gatô dừa
26. Bánh cá chiên
27. Bánh khoai nướng
28. Bánh đào dừa
29. Bánh chuối Nagasari
30. Bánh sandwich ngựa vằn
31. Bánh táo flan
32. Bánh nướng chocolate
33. Bánh ngàn sao
34. Bánh nơ vừng
35. Bánh cuốn xúc xích
** Cách phủ kem lên bánh
36. Bánh crêpe
37. Bánh gối
38. Club Sandwich
39. Bánh thịt cuốn

40.Sandwich cuộn cá hồi


Link download: http://adf.ly/9uuCZ


Chúc các bạn thành công!

Cơm cháy thát lát hải sâm


Trứng đúc khoai tây

Một món ăn vô cùng đơn giản nhưng đầy tính sáng tạo và chắc chắn sẽ khiến những ai thưởng thức cảm thấy rất thú vị. Món này cũng đặc biệt lôi cuốn trẻ em.




Nguyên liệu:

Sáu củ khoai tây cỡ vừa (loại khoai dài càng tốt), 24 quả trứng gà ta, một ít bơ, muối tiêu vừa đủ, khuôn nướng bánh muffin.

Thực hiện:

Khoai tây rửa sạch, đem hấp hoặc luộc chín.

Khi khoai tây nguội, bóc hoặc dùng dao gọt sạch vỏ.

Dùng dụng cụ mài rau củ bào khoai tây thành sợi, trộn với ít muối tiêu.

Chuẩn bị khuôn nướng bánh muffin, thoa ít bơ lên đáy khuôn để chống dính. Sau đó, cho khoảng ba đến bốn muỗng cà phê khoai tây bào vào từng lỗ khuôn, dùng tay ém khoai để tạo thành những chiếc “tổ” be bé có thể chứa trứng. Cho khoai tây vào lò nướng từ 15 đến 20 phút cho đến khi khoai vàng, thơm.

Lấy khoai ra, đập trứng cho vào, rắc thêm ít muối tiêu lên mặt rồi đem nướng thêm ít phút, trứng sẽ ngon hơn khi vừa chín tới. 

Dùng muỗng cạy nhẹ, lấy bánh ra và thưởng thức.

Lê Anh

Bí quyết nấu chè khúc bạch

Tuy không còn độ “hot” như cách đây vài tháng, nhưng khúc bạch vẫn là món chè được nhiều bà nội trợ và các bạn trẻ đưa vào thực đơn tráng miệng của gia đình nhờ hương vị thơm mát đặc biệt. Chị Nguyễn Thị Cẩm Duyên - bộ phận bếp bánh khách sạn Renaissance Riverside ( TP.HCM) sẽ chia sẻ vài bí quyết giúp bạn có được nồi chè khúc bạch thơm ngon tại nhà.


- Để có một mẻ khúc bạch dẻo, thơm, bạn có thể áp dụng theo công thức sau: 1 lít whipping cream + 2 lít sữa tươi + 200-225g gelatine. Ngoài những nguyên liệu trên, tùy theo khẩu vị bạn có thể cho đường cát, tinh dầu hạnh nhân, lá dứa… vào nấu sôi cùng các thành phần chính tùy theo ý thích.

- Khi nấu sữa và whipping cream, chỉ nên nấu vừa sôi tới, không nên để hỗn hợp sôi quá lâu vì sẽ khiến sữa bị bay hơi và để lại hậu vị hơi gắt. 

- Gelatine phải được hòa tan đều trước khi cho vào hỗn hợp sữa tươi và whipping cream. Nên cho nước lạnh vào bột gelatine khuấy đều theo tỉ lệ 1g gelatine tương đương với 5g nước để bột nở hết, sau đó đặt chén gelatine vừa khuấy vào nồi chưng cách thủy cho tan hoàn toàn.

- Sau khi nấu xong, múc hỗn hợp vào khuôn, để nguội hẳn, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh từ 6-8 tiếng là được. Tuyệt đối không để khúc bạch vào tủ lạnh khi đang nóng hoặc cho vào ngăn đá. Phần thạch khúc bạch sau khi đông cứng, cho ra thớt sạch, cắt thành những miếng vuông vừa ăn.

- Từ công thức cơ bản chè khúc bạn có thể thêm nhiều hương vị khác như caramel, trà xanh, cà phê… tùy thích. Với khúc bạch hương trà xanh, múc một ít hỗn hợp sữa tươi, whipping cream, gelatine đang khuấy cho vào bột trà xanh trộn đều cho sền sệt, trút lại vào nồi khuấy đều cho trà xanh lan đều, tắt bếp, đổ vào khuôn.

- Để có được một chén chè hoàn chỉnh ngoài những viên thạch khúc bạch, bạn có thể cho thêm vào nước vải, hạnh nhân lát rang vàng, trái cây tùy thích.

Nguyễn Thị Cẩm Duyên - bộ phận bếp bánh khách sạn Renaissance Riverside ( TP.HCM)