Xin chào các bạn. Sau hai ngày cuối tuần khá bận bịu với việc thi cử, hôm nay Blog truyện - BlogTM sẽ quay trở lại với các bạn qua một truyện ngắn rất cảm động: "CÔ GÁI CÓ NỤ CƯỜI TRONG TRẺO NHƯ MƯA ĐẦU MÙA"
Thụy không xinh, không nổi bật, phải thừa nhận như thế. Nhưng ai gặp cô lần đầu tiên cũng không khỏi ngỡ ngàng khi nhìn Thụy cười, nụ cười trong veo, nhẹ nhàng như cơn mưa đầu mùa. Vì nụ cười ấy, ngay từ năm đầu đại học Tuấn đã tìm mọi cách để làm quen với Thụy.
Chiều chủ nhật Thụy chuyển phòng trọ, kí túc xá vui vẻ nhưng ồn ào quá, cô không tài nào tập trung cho kì ôn thi được. Khi Thụy chuyển đi, đám “yêu nữ” cùng phòng tha thiết:
- Chồng đi nhớ về phòng cũ thăm các vợ nhé, “chồng” đi lấy ai để các vợ tranh nhau đây?
Nghĩ lại Thụy bật cười một mình. Cuối kì, phòng trọ rất ít, rong ruổi mất mấy ngày cô mới tìm được một chỗ trọ với giá có thể ở một mình. Căn phòng nằm trên gác ba bé nhỏ, chênh vênh. Bên cạnh có nhiều phòng trọ nữa, hình như tất cả đều là sinh viên.
Chín giờ tối, Thụy ngồi bệt giữa căn phòng la liệt, ngổn ngang đồ đạc chưa kịp dọn dẹp. Đúng là không có cái mệt nào bằng cái mệt chuyển nhà. Một cơn gió lùa qua mang theo mùi cá cháy, ngột ngạt vô cùng. Cô mở toang cửa sổ ra, cửa sổ nhỏ bé bị một bức tường nhà bên chắn trước mặt. Chút ánh sáng le lói hắt vào, Thụy đóng cửa lại, thở dài. Cửa sổ có cũng như không.
Sáu giờ sáng, cô thức dậy bởi tiếng la hét của bà chủ nhà:
- Phòng cô Tuyên sao không đi đổ rác thế này, có muốn ở nữa không? Đây là xóm trọ chứ không phải bãi rác. Anh Tú có định nộp tiền nhà tháng này không? Tôi là tôi quá nhân nhượng cho mấy anh chị rồi đấy.
Bà quay sang Thụy đổi giọng ngọt nhạt:
- Cháu chuyển hết đồ đến chưa? Nếu chưa để bác bảo thằng cả nhà bác nó chuyện cho. Ở đây có gì khó khăn cháu cứ nói với bác nhé. Bác xem sinh viên như con cháu trong nhà mà.
Sau lưng bà ta anh chàng tên Tú giả vờ làm động tác như sắp ngất xỉu.
Thụy gọi điện cho Tuấn báo cô đã dọn nhà xong, đầu giây bên kia tiếng xe cộ vọng vào làm cô chói tai, giọng anh vội vã trong máy:
- Thế hả? Xong là tốt rồi. Anh xin lỗi vì không chuyển đồ cho em được, anh bận quá. Thôi, anh có chút việc phải đi, có gì mình nói chuyện sau nhé.
Cô gập máy, căn phòng nhỏ bé sao tự nhiên thấy trống trải vô cùng. Thụy và Tuấn yêu nhau được một năm. Mong manh và hờ hững, đôi khi Thụy tự hỏi mình: “Liệu đấy có phải là tình yêu?”. Cả hai đều đang cố giữ, cố níu kéo một cái gì đó sắp vỡ. Năm cuối rồi cô không muốn lại bắt đầu làm quen hay lại tìm hiểu nhau, Thụy quá mệt mỏi cho một mối tình mới. “Đến đâu thì đến” cô tự nhủ mình.
Phòng trọ kế bên có một cô bé rất xinh, hình như là sinh viên năm thứ nhất. Thụy định tối qua phòng làm quen với hàng xóm mới nhưng đến sẩm tối một anh chàng dắt xe vào.
- Anh hỏi ai đấy ạ?
- Cô từ cái xó xỉnh nào đến vậy. Tôi về phòng tôi chứ hỏi ai. – Anh ta vênh mặt lên.
Gã thản nhiên huýt sáo dắt xe vào, mặc Thụy ngẩn người. “Lại là sống thử, cô nghe nhiều về chuyện này nhưng quen sống trong ký túc xá, đây là lần đầu tiên Thụy chứng kiến. Ý định làm quen với hàng xóm mới không hiểu biến mất từ lúc nào. Ừ thì cứ cho mình là tư tưởng phong kiến, cổ hủ đi”.
Cô gái đó tên Ngân, Ngân gầy và nhỏ so với tuổi của cô. Ngân có vẻ yếu đuối và khi cười trông thật buồn.“Sống với lão mặt lạnh ấy buồn khổ là phải rồi” Thụy nghĩ thầm. Còn anh chàng mặt lạnh ấy, Thụy đặt tên cho anh ta là Cá sấu, hình như học trường Kiến trúc. Thụy thấy anh ta đi đi về về tay ôm đầy các bản vẽ. Chẳng lẽ đây là lối sống của dân nghệ sĩ?
Một buổi đi học về Thụy nghe tiếng khóc thút thít của Ngân phòng bên. Bỗng im bặt sau tiếng quát của Cá sấu:
- Em có im đi không, chiều mai đi bệnh viện, chuyện đâu còn có đó hay em định loan báo cho tất cả mọi người biết.
Thụy ngao ngán, chẳng lẽ lại chuyển phòng trọ một lần nữa, tìm được phòng nào nữa giữa thời mua bó rau muống cũng phải đắn đo này?
Thụy nhắn tin cho Tuấn, tin nhắn báo cáo đã gửi nhưng không thấy anh nhắn lại. Cô ôm điện thoại chờ rồi ngủ quên lúc nào không biết. Thụy chợt thức dậy với tay lấy cái đồng hồ trên bàn. Mười hai giờ rồi, hình như có tiếng đàn và một giọng hát khe khẽ: “Một đêm nhớ nhớ, nhớ ra ta một mình, một đêm nhớ nhớ, nhớ ra mình đã ở đâu đây…”.
Thụy lặng nghe, tiếng đàn như giọt sương rớt trong đêm khuya, cô đơn lạc lõng. Cô đẩy cửa ra, ngoài hiên một bóng đen gầy gầy đang nghiêng mình bên cây đàn. Cá sấu. Thụy im lặng nghe. Anh quay lại thoáng giật mình khi thấy Thụy nhưng nhanh chóng lấy lại được vẻ mặt lạnh lùng, khó đăm đăm.
- Cô chưa ngủ à? Con gái con đứa giờ này còn mò ra đây, chả hay ho gì đâu.
- Anh đàn hay quá!
- Khen tôi đàn hay khác gì khen bưu điện lắm thư, khen ngân hàng nhiều tiền. Cô về phòng đi, phiền phức!
- Cá sấu này, cho tôi hỏi nhé, anh học đàn ở đâu vậy?
- Cái gì? Cá sấu?
- À không…không phải, xin lỗi…Tôi…
- À…Hóa ra tôi là Cá sấu trong mắt cô đấy. Ừ, thế thì “tép riu” về đi không Cá sấu nuốt mất đấy.
Thụy về phòng, điện thoại vẫn không có tin nhắn trả lời. Tiếng đàn còn vang vọng trong giấc ngủ chập chờn của cô.
Thụy vừa chuyển đến phòng chưa được bao lâu, anh bạn Sơn cùng xóm trọ sốt sắng, tình nguyện giúp đỡ mọi việc. Sơn học trường Giao thông, ít hơn Thụy hai tuổi. Việc Sơn quan tâm đặc biệt tới Thụy cả xóm đều biết. Thụy cố tình làm ngơ, xem như không có chuyện gì. Đóng lại giá sách, Thụy hì hục mãi không làm thế nào cho cái đinh đóng vào tường được. Bất đắc dĩ Thụy sang nhờ Cá sấu, anh ta loay hoay bên bản vẽ, không thèm ngoảnh đầu lại, hét vọng ra:“Sơn ơi, Thụy nó nhờ mày đóng hộ giá sách kìa”. Sơn chỉ nghe có thế, không đợi đến câu thứ hai, nhảy tót sang ngay. Thụy ức lắm.
Ở lâu ngày Thụy cũng quen với xóm trọ. Mùi cá cháy. Nhà bà chủ có cô con gái nấu ăn rất dở, lần nào nấu cá cũng để cháy khét, họ lại hay ăn món cá. Mùi cá cháy như là đặc trưng của xóm trọ và Thụy tự đặt cho nó tên là xóm trọ cá cháy. Mùi cá cháy gợi lại trong cô về những trò chơi thuở bé, bóng người bà nội bên bếp lửa mất từ lâu và những người dân làng chài bé nhỏ nơi cô đã sống.
Ngân ngày càng gầy gò, xanh xao. Thương ngân bao nhiêu Thụy càng trách cô dại và ghét anh chàng Cá sấu ra mặt. Chiều thứ bảy, Tuấn sang đón cô đi xem phim, một lịch trình có sẵn, xem phim đi uống cà phê rồi về. Tối thứ bảy nào cũng vậy, Thụy lặng lẽ làm theo sự sắp đặt của Tuấn như cái máy. Tình yêu của mình đấy sao? Nghiêm túc đứng đắn, xứng đôi vừa lứa, thật hài hước. Mình còn có ý nghĩ chê cách sống của Ngân và Cá sấu. Ít ra họ cũng có hạnh phúc tình yêu điều mình không bao giờ có được. Thụy cay đắng nghĩ thầm.
Tuấn chở Thụy về đầu phố rồi vù ga phóng đi. Thụy không về phòng luôn, đi lang thang trong đêm. Cô sợ hãi khi phải đối mặt với căn phòng trống của chính mình. Hình như lâu lắm rồi cô chưa khóc…
Lúc về, đêm khuya nhà chủ khóa cửa, cô quên chìa khóa cổng. Đang lo sợ phải ngủ ngoài đường thì may quá Cá sấu cũng vừa về.
- Đừng mừng vội, tôi cũng chẳng có chìa khóa đâu. – Anh ta trèo qua bờ rào rồi nhảy phắt vào.
- Cô tự vào được chứ? Tôi vào trước đây. – Con gái lần sau chú ý về sớm một chút.
Hắn để Thụy ngoài đấy, chưng hửng. Vất vả lắm cô mới trèo nổi qua bờ rào, xước hết chân tay.
Sáng hôm sau ngoài bể nước, hắn cười như không có chuyện gì xảy ra:
- Ủa? Ai làm bờ rào xước hết rồi bác chủ nhà ơi?
- Không khéo đêm qua có trộm – Sơn thật thà hưởng ứng.
Hắn tinh quái quay về phía Thụy: “Cô Thụy cẩn thận đấy, ở một mình trộm vào là chết đấy”. Lúc ấy Thụy chỉ ước được cho hắn một xô nước.
Trời về chiều chợt đổ mưa, Thụy quên mất khăn len còn phơi bên ngoài. Cô chạy vội ra luống cuống thế nào đâm sầm phải Cá sấu vừa đi đâu về. Những bản vẽ trên tay anh ta rơi xuống. Thụy vội vàng nhặt lên. Trong giây phút Thụy ngừng lại. Bản vẽ một cô gái có nụ cười trong veo như mưa đầu mùa. Một cô gái bên khung cửa sổ bị che bởi một bức tường. Một cô gái lặng lẽ trong căn phòng vắng, những bản vẽ cứ ướt dần, ướt dần dưới những giọt mưa. Thụy ngỡ ngàng nhìn lên, bắt gặp ánh mắt bối rối của Cá sấu:
- Ừ! Tôi vẽ cô đấy! Tôi thích cô đấy, đã sao nào? Đã sao nào? – Cái vẻ lạnh lùng của anh bay đâu mất, như trôi theo những cơn mưa chiều, không biết rồi đi về đâu.
Những bản vẽ và ánh mắt của Cá sấu chiều ấy cứ ám ảnh Thụy. Còn Ngân? Ngân thì sao? Anh ta thật trơ trẽn. Thụy chỉ tức mình là không cho anh ta một cái tát. Nửa đêm Thụy thức dậy, cô hay gặp ác mộng ban đêm nhưng điều Thụy sợ hãi nhất là sau cơn ác mộng đêm nay cái tên Thụy gọi cầu cứu trong giấc mơ không phải là Tuấn…mà là Quân – tên của Cá sấu.
Thụy sợ hãi với chính bản thân mình, cô quyết định chia tay Tuấn. Chiều chủ nhật Thụy dọn phòng. Tạm biệt căn gác có mùi cá cháy. Mùi khó chịu đến nao lòng. Sơn đóng cửa phòng uống rượu từ đêm qua khi Thụy từ chối món quà cậu tặng. Thụy xách va li ra, cô không ngoảnh lại, căn phòng của Cá sấu vẫn khép cửa, im lìm.
Thụy để lại tất cả nơi căn gác nhỏ có mùi cá cháy ấy. Cô vẫn nhớ về Cá sấu như nhớ về một thế giới không phải là của mình, không bao giờ là của mình. Họ đã hạnh phúc bên nhau, và Thụy không có quyền giành những gì không thuộc về mình.
Một chiều cuối đông, Thụy gặp lại Tú ở xóm trọ cũ. Hai người ngồi trong quán trà đá. Tú trầm ngâm khi cho Thụy biết tin Ngân mất. Thụy nghe nhói trong tim:
- Ngân bị ung thư lâu rồi, giấu cả xóm, không ai biết cả.
- Còn Cá sấu… không… nghĩa là Quân ấy thì sao? – Thụy cố nói cho thành tiếng
- Quân đau khổ lắm, anh họ mà.
- Sao? Anh họ?
- Ừ! Họ là anh em họ mà. Ngân bị bệnh nên Quân đưa Ngân về ở cùng phòng để chăm sóc. Lúc đầu bọn mình cũng biết Ngân bị bệnh nhưng không nghĩ là bệnh nặng thế.
Hai người là anh em họ, Thụy đã có những ý nghĩ gì về Cá sấu? Thụy lặng người đi, Tú nói nhiều, nhiều nữa nhưng cô không còn nghe thấy gì.
Thụy quay lại căn gác cũ, căn phòng của Cá sấu cửa mở nhưng trống không.
“Họ chuyển đi rồi”.
Thụy ngồi sụp xuống nền nhà, thoảng đâu đây có mùi cá cháy, mùi khó chịu, ngột ngạt đến nao lòng…
Thụy không xinh, không nổi bật, phải thừa nhận như thế. Nhưng ai gặp cô lần đầu tiên cũng không khỏi ngỡ ngàng khi nhìn Thụy cười, nụ cười trong veo, nhẹ nhàng như cơn mưa đầu mùa. Vì nụ cười ấy, ngay từ năm đầu đại học Tuấn đã tìm mọi cách để làm quen với Thụy.
Chiều chủ nhật Thụy chuyển phòng trọ, kí túc xá vui vẻ nhưng ồn ào quá, cô không tài nào tập trung cho kì ôn thi được. Khi Thụy chuyển đi, đám “yêu nữ” cùng phòng tha thiết:
- Chồng đi nhớ về phòng cũ thăm các vợ nhé, “chồng” đi lấy ai để các vợ tranh nhau đây?
Nghĩ lại Thụy bật cười một mình. Cuối kì, phòng trọ rất ít, rong ruổi mất mấy ngày cô mới tìm được một chỗ trọ với giá có thể ở một mình. Căn phòng nằm trên gác ba bé nhỏ, chênh vênh. Bên cạnh có nhiều phòng trọ nữa, hình như tất cả đều là sinh viên.
Chín giờ tối, Thụy ngồi bệt giữa căn phòng la liệt, ngổn ngang đồ đạc chưa kịp dọn dẹp. Đúng là không có cái mệt nào bằng cái mệt chuyển nhà. Một cơn gió lùa qua mang theo mùi cá cháy, ngột ngạt vô cùng. Cô mở toang cửa sổ ra, cửa sổ nhỏ bé bị một bức tường nhà bên chắn trước mặt. Chút ánh sáng le lói hắt vào, Thụy đóng cửa lại, thở dài. Cửa sổ có cũng như không.
Sáu giờ sáng, cô thức dậy bởi tiếng la hét của bà chủ nhà:
- Phòng cô Tuyên sao không đi đổ rác thế này, có muốn ở nữa không? Đây là xóm trọ chứ không phải bãi rác. Anh Tú có định nộp tiền nhà tháng này không? Tôi là tôi quá nhân nhượng cho mấy anh chị rồi đấy.
Bà quay sang Thụy đổi giọng ngọt nhạt:
- Cháu chuyển hết đồ đến chưa? Nếu chưa để bác bảo thằng cả nhà bác nó chuyện cho. Ở đây có gì khó khăn cháu cứ nói với bác nhé. Bác xem sinh viên như con cháu trong nhà mà.
Sau lưng bà ta anh chàng tên Tú giả vờ làm động tác như sắp ngất xỉu.
Thụy gọi điện cho Tuấn báo cô đã dọn nhà xong, đầu giây bên kia tiếng xe cộ vọng vào làm cô chói tai, giọng anh vội vã trong máy:
- Thế hả? Xong là tốt rồi. Anh xin lỗi vì không chuyển đồ cho em được, anh bận quá. Thôi, anh có chút việc phải đi, có gì mình nói chuyện sau nhé.
Cô gập máy, căn phòng nhỏ bé sao tự nhiên thấy trống trải vô cùng. Thụy và Tuấn yêu nhau được một năm. Mong manh và hờ hững, đôi khi Thụy tự hỏi mình: “Liệu đấy có phải là tình yêu?”. Cả hai đều đang cố giữ, cố níu kéo một cái gì đó sắp vỡ. Năm cuối rồi cô không muốn lại bắt đầu làm quen hay lại tìm hiểu nhau, Thụy quá mệt mỏi cho một mối tình mới. “Đến đâu thì đến” cô tự nhủ mình.
Phòng trọ kế bên có một cô bé rất xinh, hình như là sinh viên năm thứ nhất. Thụy định tối qua phòng làm quen với hàng xóm mới nhưng đến sẩm tối một anh chàng dắt xe vào.
- Anh hỏi ai đấy ạ?
- Cô từ cái xó xỉnh nào đến vậy. Tôi về phòng tôi chứ hỏi ai. – Anh ta vênh mặt lên.
Gã thản nhiên huýt sáo dắt xe vào, mặc Thụy ngẩn người. “Lại là sống thử, cô nghe nhiều về chuyện này nhưng quen sống trong ký túc xá, đây là lần đầu tiên Thụy chứng kiến. Ý định làm quen với hàng xóm mới không hiểu biến mất từ lúc nào. Ừ thì cứ cho mình là tư tưởng phong kiến, cổ hủ đi”.
Cô gái đó tên Ngân, Ngân gầy và nhỏ so với tuổi của cô. Ngân có vẻ yếu đuối và khi cười trông thật buồn.“Sống với lão mặt lạnh ấy buồn khổ là phải rồi” Thụy nghĩ thầm. Còn anh chàng mặt lạnh ấy, Thụy đặt tên cho anh ta là Cá sấu, hình như học trường Kiến trúc. Thụy thấy anh ta đi đi về về tay ôm đầy các bản vẽ. Chẳng lẽ đây là lối sống của dân nghệ sĩ?
Một buổi đi học về Thụy nghe tiếng khóc thút thít của Ngân phòng bên. Bỗng im bặt sau tiếng quát của Cá sấu:
- Em có im đi không, chiều mai đi bệnh viện, chuyện đâu còn có đó hay em định loan báo cho tất cả mọi người biết.
Thụy ngao ngán, chẳng lẽ lại chuyển phòng trọ một lần nữa, tìm được phòng nào nữa giữa thời mua bó rau muống cũng phải đắn đo này?
Thụy nhắn tin cho Tuấn, tin nhắn báo cáo đã gửi nhưng không thấy anh nhắn lại. Cô ôm điện thoại chờ rồi ngủ quên lúc nào không biết. Thụy chợt thức dậy với tay lấy cái đồng hồ trên bàn. Mười hai giờ rồi, hình như có tiếng đàn và một giọng hát khe khẽ: “Một đêm nhớ nhớ, nhớ ra ta một mình, một đêm nhớ nhớ, nhớ ra mình đã ở đâu đây…”.
Thụy lặng nghe, tiếng đàn như giọt sương rớt trong đêm khuya, cô đơn lạc lõng. Cô đẩy cửa ra, ngoài hiên một bóng đen gầy gầy đang nghiêng mình bên cây đàn. Cá sấu. Thụy im lặng nghe. Anh quay lại thoáng giật mình khi thấy Thụy nhưng nhanh chóng lấy lại được vẻ mặt lạnh lùng, khó đăm đăm.
- Cô chưa ngủ à? Con gái con đứa giờ này còn mò ra đây, chả hay ho gì đâu.
- Anh đàn hay quá!
- Khen tôi đàn hay khác gì khen bưu điện lắm thư, khen ngân hàng nhiều tiền. Cô về phòng đi, phiền phức!
- Cá sấu này, cho tôi hỏi nhé, anh học đàn ở đâu vậy?
- Cái gì? Cá sấu?
- À không…không phải, xin lỗi…Tôi…
- À…Hóa ra tôi là Cá sấu trong mắt cô đấy. Ừ, thế thì “tép riu” về đi không Cá sấu nuốt mất đấy.
Thụy về phòng, điện thoại vẫn không có tin nhắn trả lời. Tiếng đàn còn vang vọng trong giấc ngủ chập chờn của cô.
Thụy vừa chuyển đến phòng chưa được bao lâu, anh bạn Sơn cùng xóm trọ sốt sắng, tình nguyện giúp đỡ mọi việc. Sơn học trường Giao thông, ít hơn Thụy hai tuổi. Việc Sơn quan tâm đặc biệt tới Thụy cả xóm đều biết. Thụy cố tình làm ngơ, xem như không có chuyện gì. Đóng lại giá sách, Thụy hì hục mãi không làm thế nào cho cái đinh đóng vào tường được. Bất đắc dĩ Thụy sang nhờ Cá sấu, anh ta loay hoay bên bản vẽ, không thèm ngoảnh đầu lại, hét vọng ra:“Sơn ơi, Thụy nó nhờ mày đóng hộ giá sách kìa”. Sơn chỉ nghe có thế, không đợi đến câu thứ hai, nhảy tót sang ngay. Thụy ức lắm.
Ở lâu ngày Thụy cũng quen với xóm trọ. Mùi cá cháy. Nhà bà chủ có cô con gái nấu ăn rất dở, lần nào nấu cá cũng để cháy khét, họ lại hay ăn món cá. Mùi cá cháy như là đặc trưng của xóm trọ và Thụy tự đặt cho nó tên là xóm trọ cá cháy. Mùi cá cháy gợi lại trong cô về những trò chơi thuở bé, bóng người bà nội bên bếp lửa mất từ lâu và những người dân làng chài bé nhỏ nơi cô đã sống.
Ngân ngày càng gầy gò, xanh xao. Thương ngân bao nhiêu Thụy càng trách cô dại và ghét anh chàng Cá sấu ra mặt. Chiều thứ bảy, Tuấn sang đón cô đi xem phim, một lịch trình có sẵn, xem phim đi uống cà phê rồi về. Tối thứ bảy nào cũng vậy, Thụy lặng lẽ làm theo sự sắp đặt của Tuấn như cái máy. Tình yêu của mình đấy sao? Nghiêm túc đứng đắn, xứng đôi vừa lứa, thật hài hước. Mình còn có ý nghĩ chê cách sống của Ngân và Cá sấu. Ít ra họ cũng có hạnh phúc tình yêu điều mình không bao giờ có được. Thụy cay đắng nghĩ thầm.
Tuấn chở Thụy về đầu phố rồi vù ga phóng đi. Thụy không về phòng luôn, đi lang thang trong đêm. Cô sợ hãi khi phải đối mặt với căn phòng trống của chính mình. Hình như lâu lắm rồi cô chưa khóc…
Lúc về, đêm khuya nhà chủ khóa cửa, cô quên chìa khóa cổng. Đang lo sợ phải ngủ ngoài đường thì may quá Cá sấu cũng vừa về.
- Đừng mừng vội, tôi cũng chẳng có chìa khóa đâu. – Anh ta trèo qua bờ rào rồi nhảy phắt vào.
- Cô tự vào được chứ? Tôi vào trước đây. – Con gái lần sau chú ý về sớm một chút.
Hắn để Thụy ngoài đấy, chưng hửng. Vất vả lắm cô mới trèo nổi qua bờ rào, xước hết chân tay.
Sáng hôm sau ngoài bể nước, hắn cười như không có chuyện gì xảy ra:
- Ủa? Ai làm bờ rào xước hết rồi bác chủ nhà ơi?
- Không khéo đêm qua có trộm – Sơn thật thà hưởng ứng.
Hắn tinh quái quay về phía Thụy: “Cô Thụy cẩn thận đấy, ở một mình trộm vào là chết đấy”. Lúc ấy Thụy chỉ ước được cho hắn một xô nước.
Trời về chiều chợt đổ mưa, Thụy quên mất khăn len còn phơi bên ngoài. Cô chạy vội ra luống cuống thế nào đâm sầm phải Cá sấu vừa đi đâu về. Những bản vẽ trên tay anh ta rơi xuống. Thụy vội vàng nhặt lên. Trong giây phút Thụy ngừng lại. Bản vẽ một cô gái có nụ cười trong veo như mưa đầu mùa. Một cô gái bên khung cửa sổ bị che bởi một bức tường. Một cô gái lặng lẽ trong căn phòng vắng, những bản vẽ cứ ướt dần, ướt dần dưới những giọt mưa. Thụy ngỡ ngàng nhìn lên, bắt gặp ánh mắt bối rối của Cá sấu:
- Ừ! Tôi vẽ cô đấy! Tôi thích cô đấy, đã sao nào? Đã sao nào? – Cái vẻ lạnh lùng của anh bay đâu mất, như trôi theo những cơn mưa chiều, không biết rồi đi về đâu.
Những bản vẽ và ánh mắt của Cá sấu chiều ấy cứ ám ảnh Thụy. Còn Ngân? Ngân thì sao? Anh ta thật trơ trẽn. Thụy chỉ tức mình là không cho anh ta một cái tát. Nửa đêm Thụy thức dậy, cô hay gặp ác mộng ban đêm nhưng điều Thụy sợ hãi nhất là sau cơn ác mộng đêm nay cái tên Thụy gọi cầu cứu trong giấc mơ không phải là Tuấn…mà là Quân – tên của Cá sấu.
Thụy sợ hãi với chính bản thân mình, cô quyết định chia tay Tuấn. Chiều chủ nhật Thụy dọn phòng. Tạm biệt căn gác có mùi cá cháy. Mùi khó chịu đến nao lòng. Sơn đóng cửa phòng uống rượu từ đêm qua khi Thụy từ chối món quà cậu tặng. Thụy xách va li ra, cô không ngoảnh lại, căn phòng của Cá sấu vẫn khép cửa, im lìm.
Thụy để lại tất cả nơi căn gác nhỏ có mùi cá cháy ấy. Cô vẫn nhớ về Cá sấu như nhớ về một thế giới không phải là của mình, không bao giờ là của mình. Họ đã hạnh phúc bên nhau, và Thụy không có quyền giành những gì không thuộc về mình.
Một chiều cuối đông, Thụy gặp lại Tú ở xóm trọ cũ. Hai người ngồi trong quán trà đá. Tú trầm ngâm khi cho Thụy biết tin Ngân mất. Thụy nghe nhói trong tim:
- Ngân bị ung thư lâu rồi, giấu cả xóm, không ai biết cả.
- Còn Cá sấu… không… nghĩa là Quân ấy thì sao? – Thụy cố nói cho thành tiếng
- Quân đau khổ lắm, anh họ mà.
- Sao? Anh họ?
- Ừ! Họ là anh em họ mà. Ngân bị bệnh nên Quân đưa Ngân về ở cùng phòng để chăm sóc. Lúc đầu bọn mình cũng biết Ngân bị bệnh nhưng không nghĩ là bệnh nặng thế.
Hai người là anh em họ, Thụy đã có những ý nghĩ gì về Cá sấu? Thụy lặng người đi, Tú nói nhiều, nhiều nữa nhưng cô không còn nghe thấy gì.
Thụy quay lại căn gác cũ, căn phòng của Cá sấu cửa mở nhưng trống không.
“Họ chuyển đi rồi”.
Thụy ngồi sụp xuống nền nhà, thoảng đâu đây có mùi cá cháy, mùi khó chịu, ngột ngạt đến nao lòng…
Truyện ngắn sưu tầm