Hiển thị các bài đăng có nhãn tinh-yeu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tinh-yeu. Hiển thị tất cả bài đăng

Tốt gỗ hay tốt nước sơn?

Tôi đang dần cảm thấy nàng không đủ tố chất để làm một người vợ đúng nghĩa, vì thế tôi sợ kết hôn với nàng, có lẽ chúng tôi mãi chỉ là người tình của nhau.

Phụ nữ đẹp và phụ nữ đảm - chọn ai?

 
Tôi và nàng yêu nhau cũng được 4 năm, nhưng tôi đã là người chủ động chia tay với nàng. Chúng tôi học chung lớp ĐH, tôi người Bắc, nàng người miền Trung. Nàng xinh đẹp, những người con trai gặp nàng lần đầu, ai cũng muốn được “sở hữu” nàng. Tôi không ngoại lệ.

Năm 2 ĐH, tôi đã tán nàng thành công, chúng tôi chính thức yêu nhau. Hàng ngày tôi vẫn qua đón nàng đến trường, tan học chúng tôi lại la cà phố xá đến khuya mới về. Chúng tôi chưa một lần cãi vã, tôi vẫn cảm thấy bình yên và hạnh phúc khi ở bên nàng. Nàng luôn xinh đẹp, thu hút mọi ánh nhìn, nàng cũng biết tôi không thích những người đàn ông khác nhìn chằm chằm vào nàng, vì thế mà nhiều lần nàng đã từ chối đến những chỗ đông người cùng tôi.

Nàng là người biết chăm sóc sắc đẹp cho bản thân, nàng ăn mặc xinh xắn không thua kém bất kỳ ai trong số bạn bè của nàng. Nhưng nàng cũng có điểm yếu là không biết làm những công việc mà hầu hết mọi phụ nữ đều làm được, đó là đi chợ, nấu ăn, khâu vá. Nàng cũng tập tành nhưng vẫn thất bại và nàng từng thẳng thừng tuyên bố, “em không thích những công việc đó”.

Tôi cũng động viên nàng học để trở nên hoàn hảo hơn trong mắt tôi, nhưng thấy nàng khổ sở khi phải nghe lời tôi đi chợ - nấu ăn. Tôi đành chấp nhận thua cuộc và tự an ủi rằng “sẽ có mẹ mình nấu cho hai đứa ăn, quần áo đứt chỉ cũng sẽ có mẹ khâu hộ”.

Cho tới ngày chúng tôi tốt nghiệp ĐH. Nàng về quê làm việc theo yêu cầu của bố mẹ, còn mình tôi ở Hà Nội. Tuy xa nhau nhưng tôi và nàng vẫn luôn tâm sự với nhau mỗi buổi tối, nàng kể cho tôi nghe về công việc mới. Thấm thoát 8 tháng chúng tôi cách xa, chỉ thỉnh thoảng mới gặp nhau.

Trong 8 tháng không ở bên nàng hằng ngày như hồi học ĐH, tôi giao lưu bạn bè và quen nhiều người hơn. Tôi quen Trang, một cô gái chuẩn mực trong thời hiện đại. Trang có ngoại hình ưa nhìn, duyên dáng, với tôi Trang là người phụ nữ của ngày xưa, luôn chỉn chu trong mọi công việc, nhẹ nhàng và dịu dàng... Vì thế mà Trang đã trở thành tâm điểm chú ý của tôi trong những lần đi chơi cùng bạn bè. Sau mấy lần gặp nhau cùng hội bạn thì tôi cũng có được số điện thoại và Facebook của Trang.

Rồi một ngày cuối tuần, Trang rủ tôi qua phòng trọ chơi. Trang ở chung với một người bạn từng học ĐH, căn phòng thật sạch sẽ và ngăn nắp. Hôm đó, Trang làm rất nhiều món ăn để mời tôi. Trong bữa ăn, Trang gắp cho tôi món thịt kho tàu tự tay Trang làm, món ăn ngon, hợp khẩu vị bất giác khiến tôi lại nhớ đến vài lần phải ăn món rau xào mặn chát mà nàng làm... Tôi cảm thấy sự khác nhau lớn nhất của nàng và Trang là ở điểm này.

Hằng ngày tôi vẫn kể chuyện công việc bạn bè của mình cho nàng nghe, ngoại trừ chuyện của Trang. Tôi biết nếu tôi kể về Trang thì sẽ khiến nàng buồn và lo lắng...

Tốt gỗ hay tốt nước sơn?

Càng ngày tôi càng thân thiết với Trang hơn. Tôi không chỉ kể chuyện cơ quan cho nàng nghe mà tôi còn kể cho cả Trang nghe nữa. Khác hẳn với nàng, Trang căn dặn tôi đủ điều để tôi ứng xử sao cho đúng, còn nàng chỉ biết lắng nghe rồi cười. Sau những giờ làm, tôi vẫn hay hẹn hò Trang đi ăn, cafe với nhau. Trang có rất nhiều kiến thức về xã hội, nên nói chuyện với Trang tôi cảm thấy rất thú vị. Với nàng, tôi cảm thấy chúng tôi chỉ hợp để yêu nhau, còn Trang mới chính là người tôi cần để làm vợ. Nàng xinh xắn nhưng nàng cũng chỉ để ngắm, còn Trang, tuy không xinh bằng nàng, nhưng duyên dáng, nụ cười thật dễ gần. Nàng sang chảnh bên những quán ăn đẹp thì Trang giản dị bên những bữa ăn tự nấu. Nàng kênh kiệu thì Trang thật thân thiện và hòa đồng...

Những dấu hỏi to đùng cứ luẩn quẩn trong đầu của tôi “có phải do xa nàng nên tôi đến với Trang?”, “Trang là người mình cần để làm vợ?”... Tôi nên chọn ai giữa hai người?

Chúa thương Adam

“Chúa thương Adam cô đơn liền cho một Eva, để cô đơn cho đủ liều”.

 
Chúa thương Adam
Bản chất con người vốn đơn độc nhưng từ khi biết lận đận yêu thương mới thấm thía hết mùi vị cô đơn. Phụ nữ là để yêu, để làm đẹp cho đời và để tặng cho người tiếng thở dài thiên thu. Cánh mày râu đã gặp được bóng hồng thì suốt đời sẽ ru mình cùng cơn mê sảng cô đơn.

Còn gì hiu quạnh bằng một chàng say nắng một nàng, tình câm dãi nắng dầm mưa mãi không nói thành câu. Tiếng nàng reo vui, đuôi mắt nàng ủ lệ, giọng nàng lảnh lót hoặc trầm ngâm, chân nàng dài miên man hoặc ngắn ngủn đáng yêu. Dù nàng khoác dung nhan Thúy Kiều hay dị thường như Thị Nở, mọi nẻo đi, về đều như có hình ảnh nàng giăng mắc, chàng thấy đất trời ngả nghiêng. Xa nàng, cô đơn nhung nhớ không biết gói vào đâu cho đỡ nở bung nhưng ở cạnh nàng còn khổ sở hơn gấp bội. Nhìn chỉ dám nhìn nghiêng, nói chỉ vừa bập bẹ, ấp úng như trẻ vụng, tim rộn ràng, run rẩy mà nàng bên cạnh cứ lạnh lùng, tỉnh bơ như chưa từng phạm tội gieo rắc tương tư.

Nàng bẽn lẽn gật đầu yêu, rưng rưng xòe tay đeo nhẫn cưới, chàng vẫn chưa ngớt đơn côi. Có những người yêu nhau vẫn cô đơn, không phải vì yêu thương nông cạn mà vì sợ những mong manh. Sợ chia lìa, sợ truân chuyên, cách trở, sợ cơm áo gạo tiền trĩu nặng, sợ tình phai. Chìm sâu vào cuộc tình ta như trở về làm trẻ dại, nâng niu chú gà đất nung rực rỡ sắc màu và mong manh dễ vỡ. Ta yêu nó thiêng liêng và gần gũi, nơp nớp sợ nỗi cô đơn ùa về khi gà đất vỡ tan.   

Đàn ông khi đặt trọn vẹn tình cảm vào giai nhân, họ đã trao cho nàng quyền khiến mình cô đơn. Xa nhau chỉ vài giờ đã thấy lòng trống trải, đừng tính tháng kể năm. Lúc giận hờn, cãi vã, chàng vò đầu bứt tóc không hiểu. Mà phụ nữ thì muôn đời khó hiểu, càng cố thấu hiểu càng thấy xa vắng, đơn độc. Nhưng ơn trời phụ nữ có đức dịu dàng bẩm sinh. Dẫu nàng khô khan, lạnh lùng hay nhõng nhẽo, cá tính đến đâu lúc nguội tan cơn giận nàng lại đem tặng thứ yêu thương thủy chung, ngọt ngào như sông suối nặng nghĩa phù sa. Bữa cơm nhà rộn rã tiếng con thơ, tấm áo nhàu nàng đem ủi phẳng, những thở than, nhắc nhở hoặc nhung nhớ vu vơ, chàng thấy Chúa trời đã ban phát quá nhiều ân huệ. Vướng phải lưới tình, chàng thoắt được tâng lên trời hạnh phúc thoắt bị đẩy xuống bờ vực cô đơn.

Vướng phải lưới tình, ai cũng biết sẽ đến ngày chia ly. Ngày nàng ra đi bỏ mặc thề non hẹn biển, chàng biết mình sẽ ở lại với tột cùng cô đơn. Ra đi lúc vừa ngỏ lời thương, lúc tình đang dang dở, lúc hôn nhân bẽ bàng hay lúc cái chết về gõ cửa đều để lại vết thương thiên thu. Còn một mình, Adam ngồi nhớ dấu chân cũ Eva.

Đàn ông vẫn nhiều người hả hê vỗ ngực chưa bao giờ nếm mùi cô đơn. Thương thay những ai yêu bản thân mình hơn tất thảy, không biết vị tình đầu run rẩy chẳng dám cầm tay, chưa từng dốc lòng yêu nông nổi, thương đậm sâu. Tiếc thay các đức lang quân thích ăn vụng vì chẳng ai tài ba đến độ chia tim được làm hai, một ngăn cho vợ trú ngủ, một ngăn để bồ
nương náu. Tim họ rỗng tuếch, mục nát, họ chẳng có nổi một mái ấm vẹn nguyên để trở về.

Cô đơn là cảm giác đớn đau và ngọt ngào nhất phụ nữ có thể đem tặng người mình yêu, đáng thương cho những kẻ đến chết vẫn không hiểu cô đơn có gì hay mà bao người liều lĩnh mang theo suốt đời.

Cả tin

Lúc buồn tay buồn chân, buồn đời, hắn thích nghĩ biệt danh cho các nàng để không còn thời gian cho tâm trí vùng vẫy giữa quạnh hiu. Em Mít Ướt, em Thất Thốn, em Tỉnh Tò, em Ruồi, em Mèo Mướp... hắn thấy quá ngưỡng mộ trí tưởng tượng của mình.

 
Cả tin
Chiều vắng tanh không có ai rủ rê nhậu nhẹt, hắn đi làm về là đổ ra giường thở dài thườn thượt. Chán quá hắn lấy điện thoại nhắn tin trêu em Mít Ướt, bảo dạo này em mập ra, mặt già đi đến vài tuổi can tội hay thức khuya ăn đêm. Cả tiếng trôi qua hộp thư đến vẫn trống rỗng. Hắn cười sằng sặc nghĩ bụng em đang tủi thân và lo lắng ghê gớm, không khéo lại nước mắt ngắn dài chẳng hơi sức đâu mà nhắn cho hắn cái icon mặt mếu bí xị.
 
Hắn tự trách mình chơi ác nhưng rồi chậc lưỡi “thôi kệ”. Hắn vốn ác bẩm sinh. Em vốn nhạy cảm thái quá, lúc gặp chuyện không vui là nước mắt long lanh lưng tròng. Hắn dẻo mồm dẻo miệng, lại có biệt tài quan tâm. Thấy em tuy mít ướt nhưng dễ mến, hắn mủi lòng an ủi những khi em “nắng mưa thất thường”. Lúc gọi điện tám chuyện để em quên lời mẹ mắng, lúc mua cho em cốc trà sữa để em không nhớ bài thi làm dở tệ, lúc chở em vòng vòng dạo phố để em phủi khỏi đầu con bạn đi nói xấu sau lưng. Vài lần hỏi han, vài lần đưa đón, em nhận ra mình phụ thuộc hắn quá nhiều, rồi em mỉm cười ngốc nghếch, tin sẽ đến ngày hắn ngỏ lời yêu em.

Sáng đẹp trời, hắn không tiếc lời khen Thất Thốn xinh đẹp. Em cười tít mắt. Hắn cũng mỉm cười, nhưng cười nửa miệng, hắn nghĩ biệt danh của em thật đẹp. Em tên Đào nhưng cả công ty chỉ mình hắn gọi em là Thất Thốn. Em tròn mắt bĩu môi khi lần đầu nghe hắn gọi vậy “tên gì xấu hoắc!”. Hắn phân bua Thất Thốn là giống đào vương giả, quý hiếm nhất, nghệ nhân chơi đào phải đợi hàng chục năm để ngắm hoa xòe cánh trên gốc cây xù xì. Em hãnh diện vô cùng khi hắn so sánh nhan sắc em với loài hoa đặc biệt. Em phải lòng sự tinh tế và những khen ngợi mĩ miều của hắn. Là hoa khôi cơ quan, em chẳng thèm đoái hoài mấy cây si khờ khạo, chỉ tin rằng đàn ông yêu thương em thật sự phải biết trân trọng và xuýt xoa vẻ đẹp của em, rằng hắn đã mê em như điếu đổ.

Lướt ngang lướt dọc facebook, hắn thấy ngậm ngùi, thương hại, day dứt và tự hào, sung sướng khi đọc dòng trạng thái của Tỉnh Tò. Em thầm thích hắn 2 năm trời, lúc thấy tình nặng quá rồi thì nhắm mắt nhắm mũi bày tỏ. Hắn không nhận lời nhưng chẳng thể giúp tình em nhẹ vơi. Hắn bảo coi em như em gái, bảo mình không xứng đáng nhận tình cảm. Đọc dòng tâm trạng buồn nhớ của em, hắn vẫn tỉnh bơ nhấn like dù biết thủ phạm là chính mình. Thấy mặt em buồn xo, hắn vẫn ngồi cùng em chém gió tung trời, em lại cười trìu mến. Thỉnh thoảng lòng trống vắng, hắn rủ em lê la café, ngắm phố. Bên hắn, em thấy nửa vời, thấy dùng dằng không dứt nổi, chả biết em tin thật hay tự dối lòng sẽ có ngày hắn bảo đã xứng nhận tình cảm của em.

Đêm trắng. Hắn ngồi nhả khói thuốc và bóc lịch. Chẳng gì ngán ngẩm bằng việc bóc lịch, như chính mình đang tâm xé nát thời gian. Cả tháng rồi hắn không liên lạc được với Em. Em của xa xưa hồn nhiên tin người đến lúc bị cướp đi thứ quý giá nhất của đời người con gái em vẫn cả tin. Em tin sẽ chẳng ai yêu em thật lòng, chẳng ai còn trân trọng khi em đã lầm lỡ. Ở bên Em, hắn câm như hến, biết Em trải khổ đau, mất mát, hắn càng thật thà, vụng dại yêu thương nhưng bao năm rồi Em vẫn chẳng tin. Hắn đợi Em từ thời đại học, đợi hoài đợi mãi, Em cứ như người dưng, trôi bồng bềnh trong tim hắn. Em thoắt ẩn thoắt hiện, hắn càng níu kéo, Em càng cố rời xa.

Tình cờ đau đớn

Tôi quen anh từ một cuộc điện thoại gọi nhầm. Sau đó, anh nhắn tin, tán tỉnh, rồi gửi tặng tôi những món quà âm nhạc. Lúc đó tôi chỉ mới mười bảy tuổi, chưa một lần rung động, nên đã xiêu lòng trước những lời tán tỉnh của anh chàng dẻo miệng.

 
Hình minh họa: PNO
Hình minh họa: PNO
 
Tôi đưa nick của mình cho anh. Ba tháng trò chuyện qua chat và điện thoại, đôi bên nôn nóng gặp nhau. Chúng tôi bắt đầu những cuộc hẹn hò, lần gặp nào cũng tràn ngập nụ cười. Một ngày, khi tôi chuẩn bị cho một cuộc dạo phố với anh thì nhỏ bạn thân đi du học ở nước ngoài về ghé thăm. Năm trước, nhỏ đột ngột đi du học, chẳng thèm từ giã bạn bè. Nhỏ chỉ còn lại mấy ngày ngắn ngủi ở Việt Nam nên thu xếp gặp tôi một chút. Không muốn bỏ lỡ cuộc hẹn với anh, tôi rủ nhỏ đi cùng, sẵn dịp giới thiệu bạn trai cho nhỏ biết.

Gặp bạn tôi, anh tròn mắt sững sờ. Lòng tôi có chút ghen tỵ vì tôi biết bạn mình rất đẹp. Tự nhiên tôi thấy giận mình, đi chơi với bồ mà lại dắt cô bạn xinh đẹp đi cùng. Có lẽ cái nhìn hơi sỗ sàng của anh làm bạn tôi thấy ngượng, nên nhỏ không nói nhiều như mọi khi mà im lặng suốt, làm buổi đi chơi trở nên nặng nề. Không hiểu sao lúc đi nhỏ hớn hở đòi biết mặt bạn trai tôi bao nhiêu, giờ lại thụ động bấy nhiêu. Cảm thấy quá ngột ngạt, tôi chán nản đòi về. Khác với mọi lần, lần này anh chìu ý tôi ngay. Ba người chia tay. Bạn tôi về trước, anh chở tôi đi sau, thái độ cũng rất khác thường ngày.

Chiều hôm sau, trên đường ra sân bay, nhỏ bạn gọi điện thoại cho tôi, nói tôi đừng tin anh ấy. Đó là người đã nhẫn tâm bỏ rơi khi biết nhỏ mang thai. Chính vì chuyện đó mà nhỏ cay đắng một mình đến bệnh viện bỏ thai, sau đó là lặng lẽ sang Anh du học, chủ yếu là để tìm quên. Tôi lặng người. Trên đời có những tình cờ đau đớn đến vậy sao? Tôi vội tìm đến anh để nghe lời giải thích. Không ngờ, anh chỉ nói ngắn gọn: “Nếu em đã biết rồi thì mình chia tay đi”.

Cánh cửa đóng sầm ngay trước mặt tôi, trái tim non dại của tôi như vỡ ra từng mảnh. Tình yêu định mệnh của tôi là như thế này sao? Tôi tự nhủ lòng hãy cố lên, đừng gục ngã, hãy cố quên những gì đáng quên. Những rung động đầu đời thôi khép lại, đường vẫn còn dài, đừng tuyệt vọng tôi ơi!

Hạnh phúc ở trong tâm

Hồi bé, cứ mỗi chiều mong ngóng mẹ tan làm, để được sà ngay vào lòng mẹ, cứ thế hít hà thứ mồ hôi muối chua chua khen khét bụi đường, cười tít mắt khi được mẹ cho quà là cái kẹo, quả cam, vừa được ăn vừa được mẹ ôm đã thấy thật hạnh phúc.

 
Hạnh phúc ở trong tâm
Lớn lên một chút, lại nghĩ hạnh phúc thật xa xôi. Cái tuổi ổi ương mơ mộng xui khiến đi kiếm tìm, hạnh phúc như điều gì đó mơ hồ, lớn lao, xa tít tắp.

Thêm mười năm nữa đắp cho tuổi ô mai thêm vốn sống, thảng thốt nhận ra rằng hạnh phúc thật ra đơn giản lắm. Chiều cuối ngày quy tụ đủ gia đình, bố cười sảng khoái chơi đùa cùng các con trong khi mẹ tủm tỉm vừa nhìn ngắm “giặc trong nhà” vừa thoăn thoắt đôi bàn tay làm bữa tối. Ăn uống xong xuôi cả nhà chở nhau trên xe đi hóng mát phố phường, tạt quán cà phê quen hay tới thăm ông bà nội ngoại, để thấy ánh mắt già đang ủ rũ bỗng ngời sáng niềm vui. Tuổi già ấy mà, thấy cháu con về chính là hạnh phúc.

Thêm dăm năm nữa, vợ chồng đã tích được của ăn của để, không còn cả nhà chở nhau trên chiếc xe cà tàng đi hóng mát như hôm nào. Giờ đi xe bốn bánh, đổi nhà to hơn, người ngoài nhìn vào bảo “nhà này thật có phúc”. Thế mà chẳng thấy vui, vợ chồng tối ngày chúi đầu vào công việc, gặp nhau còn thấy khó, con cái bỏ cho người giúp việc, nhiều lúc thấy chúng thiếu tình thương mà không tìm ra được khoảng thời gian bù đắp. Đùng cái, chồng làm ăn thua lỗ, công ty vợ chuyển đổi nhân sự, tiền bạc trong nhà đội nón ra đi, mất nhà, mất cả xe. Cứ tưởng thôi thế vô phúc, ai ngờ, dắt díu nhau về với ông bà, căn nhà nhỏ lại rộn tiếng cười vui. Vợ chồng chăm chỉ làm lại từ đầu, hết tiền thuê giúp việc phải tự chăm con nhiều hơn, lại thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn khi các thành viên ở bên nhau, lại thấy mình hạnh phúc.

Cô bạn thân gọi điện bảo bố bạn đang nguy kịch, cả nhà đã về bên giường ông đông đủ nhưng ông chưa thể thanh thản ra đi. Mở mắt thì như không còn biết gì nhưng cứ nhắm là nước mắt lại ứa ra - ông đang đợi con gái út đi học xa nhà chưa kịp về bên bố. Bạn nhờ kiếm giúp một tấm vé máy bay... Sau nhiều nỗ lực cuối cùng cô út cũng về được đến nhà. Người bệnh thấy con thì khẽ cười, gật đầu trút hơi thở cuối cùng, thanh thản ra đi. Cả đời bác sống vui vẻ bên ba người phụ nữ là vợ và hai cô con gái. Căn bệnh nan y cướp bác đi khiến nhiều người khóc thương. Nhưng với số phận một con người, được sống bên những người mình yêu và chết trong vòng tay yêu thương của họ cũng chính là hạnh phúc.

Đứa em họ bỏ chồng, mới rồi tạt nhà chơi tíu tít kể chuyện, “giờ em thanh thản lắm, rũ bỏ được mọi phiền muộn trong lòng”. Nó vừa kiếm được một công việc tốt, đã ổn định chỗ ở, ổn định cuộc sống hai mẹ con. Có người còn thương, ngỏ ý muốn cùng nó nuôi dạy thằng cu Tút. Nhìn nó xinh đẹp, trẻ trung hẳn ra. Nhớ lại cảnh sống không bằng chết của nó với người chồng nghiện cờ bạc, gái gú trước đây, thấy nó bỏ chồng lại hóa hay. Hồi ấy, nó chẳng có lúc nào yên. Đi với gái thì chớ, cứ về đến nhà là thằng kia đánh nó nặc tiền. Vốn liếng vợ chồng có bao nhiêu nó đã khổ sở đưa hết cho chồng đi nuôi bố đề. Nhưng thằng kia lúc nào cũng nghĩ nó còn của chìm của nổi. Nhà chồng vô phúc không bảo được con giai, còn vào hùa bênh vực, bưng bít, cấm con dâu lu loa sợ mất mặt với xóm giềng. Nó cứ sợ con không bố thì khổ nên nhùng nhẵng mãi chẳng dám li dị. Giờ nó bảo: “Biết thế này, em giải tán sớm hơn!”.

Thế mới hay, hạnh phúc là gì còn tùy thuộc ở suy nghĩ của mỗi người. Chẳng có chuẩn mực nào cho hạnh phúc cả, càng không thể áp đặt sống như người này, người kia mới là hạnh phúc. Gia đình trọn vẹn hay khuyết thiếu, có đôi hay đơn côi, sướng khổ, giàu nghèo, miễn cái tâm mình còn thấy mình vui, thì có nghĩa là mình hạnh phúc. Đơn giản thế thôi, có đâu phải kiếm tìm

Em ế đơn giản vì em thích thế!

Dù thâm tâm em vẫn thấy cao giá và kiêu hãnh lắm, nhưng thôi cứ tự nhận là ế đi để những người hay gọi em như thế được vui lòng.

 
Em ế đơn giản vì em thích thế!
Các chị cùng cơ quan nhìn em đầy thương cảm, lúc nào cũng đay nghiến “còn đứng đấy mà te nhe, xem thằng nào nó máy môi thì nhận lời đi chứ, bằng tuổi mày chị có con lên bốn rồi đấy”.

Có anh còn bảo thật: “Cô xem thế nào mau mau gấp gấp đi, kẻo mùa đông đến không ai cho mượn chồng đâu”. Em chỉ nhoẻn cười, đoạn anh vỗ vai: “Nếu không chê thì để anh làm mối cho mấy thằng bạn. Nó biết sống và giỏi giang lắm, nhưng em phải chịu khó kiên trì, đợi mỗi đợt sắp tết, quốc khánh hoặc ngày chiến thắng…  nói chung là các dịp ân xá của nhà nước ấy”. “Này, không phải nhìn anh bằng ánh mắt ấy nhé, bọn từ trại ra kinh nghiệm sống đầy mình, từng trải ngọn nguồn, thế mới đáng quý, hơi bị hiếm”.

Em á khẩu, rồi biết mình là ai luôn và kể từ đó quyết định treo “tình trạng” trên trang cá nhân: “Nhận đi xem mặt tất cả những anh bình thường mà chưa vợ”.

Thực ra em cũng từng có một tuổi trẻ sôi nổi chẳng kém ai, và một tình yêu khiến nhiều người phải nghiến răng ken két. Tình yêu sét đánh chói tai ấy bất ngờ đến bên em mang theo một chàng trai quá sức hoàn hảo. Em cũng cố gắng mà vun vén đắp xây, nhưng họ trên cả tuyệt vời nên đòi hỏi người yêu cũng phải cân xứng và em thấy nặng nề.

Em ra đi trao lại cơ hội cho hơn hai người khác, kể cũng là tạo phúc cho con cháu sau này. Giờ họ chẳng còn nhớ nhung gì em nữa nên em mong lòng mình cũng bớt du dương, bâng khuâng đi.

Năm tháng trôi qua lòng em đã ít cồn cào hơn, để mà có thể dễ dàng, bình thản nhìn thẳng vào vấn đề, rồi sẵn sàng cười vang cho lên bàn cân đong đo hơn thiệt về những sự lựa chọn ngày trước. Nhớ lại những gì họ cần ở em và buộc em phải căng mắt, căng đầu ra đáp ứng giờ nghĩ lại em cũng tự thấy phục mình. Nếu ở lại em có còn là em, có gạt bỏ được sỹ diện để mà âm thầm chịu đựng kiếm tấm chồng sáng giá? Khả năng là không thể, vì thế ra đi là một tất yếu, nó cũng có cả một thời kỳ quá độ chứ không phải đùng một phát mà mù quáng đi lên ngay.

Ra đi để trưởng thành hơn, để ngẫm sâu hơn về thời thế và con người, để mình được tiến bộ và tự trau dồi lại tư tưởng của bản thân. Rút lui để học lại cách tự biết yêu thương bản thân, có yêu mình thì người khác mới thấy mình đáng yêu.

Được trở lại tự do với em là những giây phút gần như được thư giãn sau những ngày căng thẳng ức chế. Áp lực nếu có thì cũng trong tầm em chịu đựng và kiểm soát được, không ức ứa nước mắt như ngày xưa. Em có thời gian cho mình hơn, được trao đổi, giao lưu với nhiều người cũng đẹp đẽ và tuyệt vời không kém. Bận rộn nên em chẳng thừa thời gian tương tư mà ngồi đó ân hận, tiếc nuối…

Kể lể dài dòng văn tự một tí để nói lên rằng em cũng thuộc diện bình thường, biết yêu, biết rung động, cũng có nhiều kẻ nhòm ngó chứ không phải thuộc diện hâm đơ, dở dang chả ai buồn động đũa. Em ở một mình, em ế đơn giản vì em thích thế, khi mà chưa tìm được người hợp gu.

5-7 phút đã là ngon lành rồi

Năm nay em 25 tuổi, cao 1,55m; nặng 52 ký. Từ lâu em có điều khó nói, không biết tâm sự cùng ai bởi bạn bè cùng trang lứa hoàn toàn không giống như em.

 
5-7 phút đã là ngon lành rồi
Vừa rồi, nhân một buổi nói chuyện phiếm, có cả mấy anh, mấy chú cao niên, họ bàn luận rất sôi nổi về “chuyện ấy”, ai cũng khoe mình có “hàng khủng”, đánh đâu thắng đó; không chỉ làm cho các chị mê mệt mà còn sinh con đàn, cháu đống khỏe mạnh, thông minh.

Em nghe và rất tủi thân. Vốn dĩ em không có tướng mạo phương phi, đẹp đẽ như người khác mà hay bị chê “đầu đít có một tấc”, kéo theo mọi thứ cũng rất khiêm tốn, từ tay chân đến tất tần tật mọi thứ...

Có lẽ chính vì thấp bé, nhỏ con như vậy nên em cũng không giỏi chuyện đó. Em đã từng quan hệ nhưng mọi thứ diễn ra chớp nhoáng, chỉ 5- 7 phút chứ không cầm cự lâu như mấy anh, mấy chú “vai năm tấc rộng, thân mười thước cao”.

Em phải làm sao để cải thiện tình hình, cụ thể là cải thiện tầm vóc của thằng nhỏ, kế đến là khả năng chinh chiến của nó để có thể lấy vợ; sinh con đẻ cái như những người thanh niên bình thường khác? Em xin nói thêm là do mặc cảm nên thời gian gần đây em chỉ giải quyết bằng cách xem phim ảnh rồi tự kích thích chứ không dám theo mấy anh bạn rủ rê đi ăn bánh trả tiền...

Bạn trẻ thân mến,

Không riêng gì bạn mà rất nhiều đấng mày râu cũng hay băn khoăn về chuyện này. Thông thường, điều khiến các anh mặc cảm nhất là kích thước và khả năng chinh chiến của “thằng nhỏ”. Thế nhưng, điều này phát sinh thường là do “nghe nói” hoặc xem phim ảnh tươi mát rồi... tự so sánh; thấy sao người ta sao hoành tráng quá, khỏe mạnh quá, dẻo dai quá... còn mình thì nhỏ xíu và dở tệ.

Cái hại là chỗ này. Nó làm cho các anh bỗng dưng tự ti, mặc cảm, từ đó mất tự tin, không dám làm, khi làm cũng không tin là mình có thể chiến thắng. Xin nói để bạn yên tâm là nhiều “thằng nhỏ rất nhỏ” khi bình thường có thể vụt lớn lên một cách… phi thường khi đạt tới sự cương cứng; thậm chí nó còn hoành tráng hơn cả những anh vốn đã “to con” trước đó. Đến nay, chưa ai khẳng định có mối liên quan giữa tầm vóc cơ thể với kích thước của thằng nhỏ, cho nên bạn trẻ đừng vì cái chiều cao khiêm tốn của mình mà tự ti!

Còn khả năng và cảm xúc tình dục của các bên đối tác trong một cuộc yêu không phụ thuộc vào chuyện lớn nhỏ. Nhiều người nhầm tưởng âm đạo là một ống rỗng, nếu đối tác nhỏ bé thì cái ống đó sẽ rộng, không cọ xát, mất khoái cảm. Thật ra không phải vậy mà nó là một ống xẹp, hai thành vách luôn áp vào nhau và có độ co giãn tuyệt vời nên phù hợp với nhiều kích cỡ của đối tác. Theo kinh nghiệm của… nhiều người đi trước thì trong trường hợp này, độ cương cứng còn quan trọng hơn là độ lớn nhỏ của chú nhóc.

Về chuyện “mọi thứ diễn ra chớp nhoáng, chỉ 5- 7 phút là xong” thì điều đó cũng không nói lên rằng “bản lĩnh đàn ông” của bạn là thấp kém. Bởi quan hệ “ăn bánh trả tiền” hay “tự sướng” không thể so sánh với xúc cảm tình dục thật sự của hai người yêu nhau, muốn làm cho nhau hạnh phúc. Trong tình cảnh ấy, theo ý kiến nhiều người, càng nhanh càng tốt, miễn sao thỏa mãn ham muốn của bản thân chứ không phải vì mục tiêu “cả hai cùng thắng”, vì vậy kéo dài thời gian cũng chẳng có ích lợi gì! Huống hồ gì 5-7 phút đã là ngon lành chớ có thua chị, kém em gì đâu mà thắc mắc?

Cuối cùng là chuyện kích cỡ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản như thế nào thì cũng chưa có ai nói người thấp thì không sinh được con khỏe mạnh, thông minh cả. Điều này phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố di truyền và dinh dưỡng. Nếu chiều cao của bạn khiêm tốn, sau này lấy vợ cũng không được cao ráo cho lắm thì muốn con khỏe mạnh, thông minh cần chú ý dinh dưỡng trong thai kỳ của bà xã và các giai đoạn sau này của con trẻ, nhất là giai đoạn dậy thì.

Ông bà ta nói “nồi nào úp vung nấy”, cái nồi tròn thì có vung tròn, nồi méo có vung méo; chẳng có cái nồi nào mà không tìm được cái vung! Cho nên bạn chẳng việc gì phải lo buồn, mặc cảm, tự ti. Nếu mình sống tốt, đàng hoàng, nghiêm túc thì chắc chắn sẽ có người thương yêu, muốn lấy mình làm chồng.

Thay vì nghĩ ngợi lung tung rồi nghe bạn rủ rê xem phim tươi mát, ăn bánh trả tiền thì hãy tập trung học tập, làm việc, giải trí lành mạnh để nâng giá trị bản thân. Khi đó, lo gì không kiếm được cái “vung” như mong muốn của mình?

Cái tội đàn bà

Chị buồn buồn nói, cái tội của đàn bà là không thoát ra được “miệng đời”, dù cái miệng đó chỉ có sự thóc mách làm người ta tan nhà nát cửa, nghiêng ngửa truân chuyên, chứ chưa bao giờ nói lời hay ý đẹp cho cuộc sống.

 
Cái tội đàn bà
Chị như bao người phụ nữ khác, cũng bị “chết chìm” vì dư luận, để khi vớ được một chiếc phao chịu cho mượn tên mình ở cột “người cha” trong khai sinh của đứa bé trong bụng chị, cuộc đời chị mới xem như đã “sang trang”. Mà là… sang trang đau khổ hơn khi có được một mái ấm, dù chỉ riêng chị biết, đó là mái… hiên.

Công việc của anh ở ngoài nhiều hơn ở nhà, nên khi anh “đỡ đầu” cho đứa bé con chị, vợ  anh không hề biết. Vợ anh thuộc tuýp phụ nữ đơn giản: tối chồng phải ngủ nhà, lương nộp đầy đủ, giỗ chạp, lễ lạt hai bên nội ngoại đều phải có mặt. Thế là đủ chuẩn “chồng ngoan”. Còn ban ngày anh ăn đâu, ở đâu, có đau ốm đột xuất gì không… vợ anh đều không quan tâm. Chị trở thành người quan tâm “giùm” điều đó. Anh đi làm, chị đi làm nhưng bổn phận “vợ” khi “chồng” ưa ăn ruốc sả, ớt sa tế, canh cua mẻ, cá kho tộ ngon, chị đều phải lo vì một nửa yêu thương, một nửa hàm ơn, thêm một nửa nghĩa tình. Anh bảo chị không được giao du với ai ngoài vài người đồng nghiệp ở công ty, chị vâng lời ngay. Ngoài đường nhiều cạm bẫy, tốt nhất ngoài đi làm, đi chợ thì về “nhà” với anh ngay. Dù “nhà” chỉ 16m2 nhưng hơn chục năm xa những bữa cơm của mẹ, từ lúc có chị, anh mới được ấp ủ trong mái ấm gia đình. Chị còn lý do nào hơn mà không vâng lời, dù biết rằng mái ấm đó chỉ “ấm” ban ngày, ban đêm nó là… mái hiên của anh, để khi tiễn anh rồi, chị lại ước “nhà” co lại đủ chiếc giường cho hai mẹ con thôi, 16m2 trống trải lắm.

Tám năm nữa bay vèo như tên bắn. Đứa con của vợ chồng anh đã vào đại học. Anh vẫn giấu kín cái “mái hiên” mà vợ anh không hề hay biết. Cùng thời điểm đó, anh nằn nì bảo chị sinh cho anh một đứa con để vui cửa vui nhà. Chị lần khân rồi gật đầu, với điều kiện phải đổi căn phòng trọ này thành nhà riêng của “vợ chồng mình”. Anh nhấc bổng chị tỏ vẻ vui mừng, ô kê… ô kê… Ký hợp đồng tối nay, hoa hồng dư sức mua cho em căn nhà có cả khoảnh vườn ngập hoa như em muốn. Nhưng, tối nay em phải ăn mặc cho thật đẹp, thật ra vẻ “phu nhân phó giám đốc” chứ không còn là thư ký như ngày nào nữa! Còn anh, không bao lâu nữa anh sẽ ly hôn, cái “mụ phù thủy” ấy chỉ yêu túi tiền của anh chứ không yêu thương gì anh hết! Chị ngập tràn trong hạnh phúc. Đời chị qua bao sóng gió, nay thực sự có mái ấm rồi.

Thế nhưng… khi anh vừa dắt tay chị đứng lên, lời giới thiệu chưa dứt thì từ phía cử tọa một người phụ nữ xô dạt bàn ghế chạy lên. Vợ anh! Chị là khách của “đối tác”, là một trong những người được mời dự bữa tiệc tối nay. Anh chết sững. Chị cuống cuồng. Đối tác im lặng.

Mấy hôm sau anh mất hút trong công ty. Chị tính đến việc chuyển chỗ làm sau khi đã chuyển nhà trọ. Anh gửi tin xin chị bình tĩnh, rồi mọi việc sẽ ổn thỏa. Anh muốn mãi có những ngày bình yên hạnh phúc bên những bữa cơm canh chua mẻ, cá kho tộ, chị rửa chén, anh giặt đồ… như bao tháng năm qua.

Chị cười như mếu. Anh ơi! Cái tội của đàn bà là không thoát được “miệng đời”. Tám năm qua đã đủ lắm rồi. Em yêu anh trăm lần, cảm ơn anh ngàn lần nhưng… người ta có còn cần hóng mát ở mái hiên khi căn nhà trên tầng cao vẫn thông thoáng gió?

“Đèn đỏ” không xuất hiện: Bệnh nguy hiểm nhưng dễ nhầm lẫn

Nếu trẻ gái đến tuổi dậy thì, nhiều lần đau bụng kinh nhưng “đèn đỏ” không xuất hiện, người lớn nên đưa trẻ đến bệnh viện chuyên khoa để được khám và điều trị sớm.

 
“Đèn đỏ” không xuất hiện: Bệnh nguy hiểm nhưng dễ nhầm lẫn
Theo các chuyên gia y tế, khi có biểu hiện trên, nhiều khả năng trẻ bị tắc nghẽn âm đạo bẩm sinh hoặc bất sản âm đạo. Khi mắc bệnh, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, trẻ có thể bị nhiễm trùng, viêm nội mạc tử cung, thậm chí vô sinh. Tuy là bệnh khá nguy hiểm nhưng bất sản âm đạo dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh khác như viêm ruột thừa hoặc u nang buồng trứng xoắn. Theo thống kê của Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TPHCM), trong các ca dị dạng âm đạo được tuyến dưới chuyển đến 5 năm qua, 78% là chẩn đoán sai.

Mới đây, Bệnh viện Nhi Đồng 2 đã tiếp nhận và tạo hình âm đạo cho cháu N.H., 13 tuổi, ở TPHCM. Bệnh nhân này bị bất sản âm đạo bẩm sinh. Trước khi đến bệnh viện, cháu H. thường bị đau bụng theo chu kỳ hằng tháng. Mỗi đợt đau kéo dài khoảng 3 - 4 ngày liên tục như đau bụng kinh nhưng cháu không thấy “đèn đỏ”. Những đợt đau bụng theo chu kỳ ngày càng nặng, cháu H. còn khó đi tiểu. Gia đình đã đưa H. đến một bệnh viện tuyến quận. Các bác sĩ chẩn đoán màng trinh của cháu không có lỗ để thoát máu kinh và dịch ra ngoài nên đã phẫu thuật rạch mép màng trinh cho bệnh nhân. Tuy nhiên, sau phẫu thuật, bệnh nhân vẫn bị đau bụng dưới và bí tiểu nên phải chuyển đến Bệnh viện Nhi Đồng 2. Tại đây, các bác sĩ xác định, bệnh nhân H. bị bất sản âm đạo nên dẫn đến ứ máu kinh trong tử cung. Vì thế, các bác sĩ đã phẫu thuật lấy máu và tạo hình âm đạo cho bệnh nhân.

Phát hiện và điều trị sớm

Theo thống kê của Bộ Y tế, tắc nghẽn âm đạo bẩm sinh là dị tật bộ phận sinh dục của bé gái, có tần suất khoảng 1/4.500 trẻ gái sinh ra. Bệnh có thể do màng trinh kín, không có vách ngăn âm đạo và do bất sản âm đạo. Tắc nghẽn âm đạo có thể xuất hiện ở trẻ sơ sinh hoặc khi đến tuổi dậy thì. Ở tuổi dậy thì, do âm đạo bị tắc nên gây cản trở bài tiết dịch và máu kinh. Vì thế, lượng dịch và máu kinh sẽ đọng ở vùng âm đạo. Lâu dần sẽ tràn ra vòi trứng, thậm chí chảy ngược vào ổ bụng... Ngoài ra, lượng máu kinh ứ đọng quá nhiều còn chèn ép gây bí tiểu hoặc hình thành khối u ở bộ phận sinh dục hay vùng hạ vị.

Hiện hầu hết dị dạng ở âm đạo có thể phát hiện bằng những phương pháp chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, CT scan, X-quang hệ tiết niệu đường tĩnh mạch... Những dị tật bẩm sinh trên đều có thể phẫu thuật nhưng càng sớm càng tốt, vì có thể giúp bé gái bảo tồn khả năng sinh sản về sau. Còn không sẽ rất nguy hiểm, ảnh hưởng đến tương lai của trẻ. Trong trường hợp màng trinh không thủng, bác sĩ sẽ mở màng trinh; còn nếu không có vách ngăn âm đạo, bác sĩ sẽ cắt vách ngăn và khâu với niêm mạc âm đạo qua tầng sinh môn; bất sản âm đạo thì có thể phẫu thuật tạo hình âm đạo. Sau khi được xử lý, chức năng sinh sản của những bệnh nhân vẫn được duy trì.

Theo các chuyên gia y tế, trẻ đến tuổi dậy thì, đau bụng theo chu kỳ hằng tháng nhưng không có kinh nguyệt còn có thể bị dị dạng tử cung âm đạo đôi. Vì thế, khi trẻ đến tuổi dậy thì đau bụng nhưng không có “nguyệt san”, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác và điều trị bệnh.

Thân gái lỡ làng

Tiết trời sau Tết vẫn đỏng đảnh khó chiều như con gái tuổi mới lớn, lúc nắng ấm rộn ràng khi nồm ẩm, lép nhép mưa. Ra đường những ngày này chỉ làm tôi thêm nhớ Vịnh. Không biết giờ anh đang sống chết thế nào. Tôi cố không nghĩ nữa...

 
Thân gái lỡ làng
Tôi quen Vịnh cũng vào một ngày khoảng tháng 2-3, trời vẫn đang Xuân, mưa bụi lất phất bay và nồm ẩm đến khó chịu. Hôm ấy anh đóng vai anh hùng hành hiệp trợ nghĩa, giữa đường cứu giúp cô gái đang bị người ta bắt nạt là tôi. Tôi vẫn nhớ sự sững sờ của mình khi Vịnh, một người không quen biết, lao vào ẩu đả với tay giữ xe du côn của một điểm trông xe tự phát, để bảo vệ tôi khi tôi bị gã ép giá còn giở giọng chí phèo, định đánh tôi cái tội dám đôi co không trả tiền cho gã. Thực tình tôi không sợ gã kia, tôi cũng là loại gái chẳng vừa. Nhưng Vịnh khiến tôi cảm động. Sau ngày ấy, thêm vài lần qua lại hỏi han, chúng tôi yêu nhau.

Hai mươi hai tuổi, tôi đã lăn lóc đủ chốn trên đường đời. Cái gì tôi cũng làm qua rồi, buôn hoa quả đổ chợ, bán quần áo thuê, nhân viên tiệm cà phê, nhân viên tiệm hớt tóc gội đầu... Chỉ có làm đĩ là tôi chưa, mà tôi cũng không cho phép mình làm thế. Gặp Vịnh tôi chẳng sợ, dù lý lịch anh không tốt đẹp gì. Anh cũng có lúc đã bước chân được vào cánh cổng trường đại học, nhưng lại trượt dốc dài vì nghiện. Mười năm đằng đẵng đi cai, hết ra rồi vào trại đến qua cả tuổi xuân, gần 30 tuổi anh dừng lại với “nghề” đòi nợ. Tôi với anh làm thành một cặp, trai tứ chiếng gái suýt giang hồ. Người ngoài nhìn anh đầy ác cảm, nhưng tôi thì không. Anh giang hồ ở đâu tôi không cần biết, nhưng với tôi anh rất dịu dàng.

Suy nghĩ trong tôi thay đổi khi được gặp gia đình anh. Bố Vịnh đã mất từ khi anh rất nhỏ, mẹ là viên chức nhà nước đã nghỉ hưu. Họ hàng nhà Vịnh tôi cũng gặp, họ đều là những người tử tế, chẳng hiểu sao lại “nảy nòi” ra Vịnh. Có thể vì anh đã được quá nuông chiều khi ai cũng nghĩ anh thiệt thòi, thiếu thốn tình cảm người cha từ quá sớm. Mẹ Vịnh già hơn tuổi, ở bác mang cái vẻ của người đàn bà héo hon vì con. Thương và cảm thấy gắn bó với gia đình Vịnh nhiều hơn, tôi khuyên anh thay đổi, tìm một nghề khác lương thiện hơn, ít rủi ro hơn để làm lại cuộc đời.

Những khuyên nhủ của tôi dường như làm anh cảm thấy rác tai và chán ngán. Thế nên thời gian ấy, anh bắt đầu qua lại với cô gái khác, là gái giang hồ thực sự ở tuốt Quảng Ninh, anh quen qua một lần đi “công tác”. Nói là công tác cho oai chứ thực ra anh đến đó tìm người ta siết nợ.

Tôi đau đớn, tổn thương nhiều vì sự phản bội của Vịnh. Những tin nhắn qua lại chửi bới giành trai của ả gái giang hồ làm tôi thấy mệt và hoang mang cực độ. Tình cảm cũng mất rồi có lấy được đâu. Tôi không thể cố níu kéo nếu tim anh đã không còn gửi trao nơi tôi nữa. Nghĩ thế, tôi chia tay với Vịnh.

Vài tháng sau mẹ anh đến nhà trọ tìm tôi với đôi mắt sưng húp, mọng đỏ. Hẳn bác ấy đã khóc rất nhiều. Vịnh tái nghiện. Người dẫn anh về đường cũ là ả gái giang hồ. Gia đình anh đã tìm cách cách ly hai người họ với nhau, đưa anh đi cai nghiện. Bác xin tôi quay lại, chỉ tôi mới cứu anh được lúc này. Vì chút nghĩa cũ càng, vì tình yêu vẫn thổn thức, tôi lại quay về bên anh, vô điều kiện.

Nhưng tôi dường như đã quá ngây thơ khi nghĩ rằng chỉ tình yêu thôi mà có thể thay đổi mọi chuyện, hoặc tôi đã quá lạc quan. Tôi quên tính rằng đã dính vào nghiện ngập người ta thật khó rút chân ra, tôi quên nghĩ rằng người tôi yêu đã ở tuổi 30 rồi, cuộc sống của anh là thế, môi trường của anh là thế, thế giới của anh là thế, thật khó làm lại, biết bắt đầu từ đâu? Tôi loay hoay mãi mà không thể bước chân vào thế giới của anh, chàng không thể kéo anh ra khỏi thế giới ấy. Anh bị bắt là điều có thể dự đoán trước, tôi luôn lo sợ như vậy mỗi bận anh rời tôi để “đi làm”. Anh đối mặt với án hình sự khi đánh nhau có vũ khí nóng và gây thương tích nghiêm trọng...

Tháng nào tôi cũng đếm ngày để được đưa mẹ vào thăm anh. Nhưng người ta không cho gặp. Chúng tôi cứ đều đặn đến gửi đồ cho anh rồi về. Nhưng thời gian dài quá. Thời gian giết dần tình cảm trong tôi khi ngày qua ngày tôi không thể nhìn thấy anh bằng xương bằng thịt. Anh nhắn bảo tôi tìm người khác tử tế để yêu rồi lấy đi cho có tấm chồng. Nhưng tôi biết yêu ai bây giờ? Cứ nghĩ đến tháng tới sẽ không cùng mẹ đến thăm anh, tim tôi lại như có ai đang bóp nghẹt...

Lỡ mùa hoa sưa

 Cuối tháng 2 mà mùa đông vẫn chưa thôi da diết. Trời lại nổi nồm, mưa bụi lâm thâm rắc rét mướt vào đêm. Nó vòng tay ôm mẹ thật chặt nhưng dòng suy nghĩ cứ chạy miết tận đâu.

 
Lỡ mùa hoa sưa
Mẹ đặt tay lên trán, nó nghe ra trong hơi thở đều đặn vài tiếng thở dài bị nén rất sâu. Bình thường trước lúc đi ngủ hai mẹ con vẫn rủ rỉ đủ thứ chuyện nhưng hôm nay hình như mưa bụi làm không khí chùng lại, hình như có nỗi gì trắc trở vướng vào lòng cả hai mẹ con. Nó phá tan màn sương im lặng: “Mẹ kể chuyện lá thư đi”. Mẹ quay lưng về phía nó, giả vờ nói giọng ngái ngủ: “Có gì đâu mà kể, ngủ đi con...”

Nó nhìn chằm chằm vào lưng mẹ, tấm lưng cô độc và quạnh hiu. Nó tự hỏi mẹ quay mặt vào tường để giấu nước mắt hay để đếm kỉ niệm. Suốt đời mẹ chỉ sống với kỉ niệm. Nó vừa hận, vừa thương. Mẹ nó thì chưa bao giờ biết hận, chẳng biết ông trời rủ lòng thương hay cố tình trêu ngươi mà ban cho mẹ lòng yêu bền bỉ đến thế. Nó nghĩ trần đời này chỉ có mỗi mẹ nó vẫn nhớ thương chồng cũ dù ông phụ rẫy mẹ đi theo người đàn bà khác. Từ lúc ông bỏ nhà vào Nam, nó coi như bố mình không còn tồn tại. Nhưng với mẹ, dù thời gian bạc màu, bố vẫn ở lại trong từng ngóc ngách ngôi nhà, trong từng ngăn tim của mẹ. Bố quan trọng đến nỗi chỉ một lá thư bâng quơ cũng làm mẹ thờ thẫn như người mất hồn.

Nó xót mẹ nhẹ dạ cả tin. Mười hai năm trước bố cũng gửi cho mẹ một lá thư, rằng anh đã sai muốn quay lại, rằng mẹ con em ra đứng đợi sân ga. Đúng ngày giờ đã hẹn, mẹ dắt nó ra ga đợi mãi, đợi đến lúc chuyến tàu cuối cùng trong ngày về ga nhưng bố nó mãi mãi quên đường về. Rồi mẹ buộc những năm tháng còn lại vào thứ tình yêu bao dung và mù quáng khi nhận được lá thư tiếp theo. Bố bảo không nỡ dứt áo ra đi vì vợ nhỏ của bố mang trọng bệnh, không thể sống bơ vơ giữa đời. Còn đời mẹ thì sao? Mẹ lỡ mất thanh xuân, lỡ mất chuyến tàu đoàn tụ. Nó nhiều đêm lạc vào mộng mị, thấy mẹ tần ngần đứng đợi nơi sân ga lạnh lẽo, đợi nắng mưa ngả màu, đợi đến vụn vỡ niềm tin.

Nó ghét đợi chờ. Ghét những lời hẹn ước. Mối tình đầu hẹn nó dưới hàng hoa sưa tháng Hai. Nó phớt đời và chẳng mấy bao dung mà sao vẫn lụy tình ghê gớm. Ba năm gã đi du học, nó gói ghém yêu đương, nhớ nhung, tủi hờn, ghen tị, trách móc, quan tâm... gửi hết sang trời Tây. Gã cũng yêu thật lòng, cũng đếm ngược ngày về, cũng mơ ước đi trọn đời với nó và trớ trêu thay gã cũng chịu quy luật vô thường của thời gian.

Giờ thì nó trắng mắt, quả nhiên không gì là mãi mãi. Nhưng lúc chia tay, người ta ít khi thanh thản bảo rằng đã kết thúc, người ta đặt tên cuộc tình lỡ là tan nát, đổ vỡ, là vết thương thiên thu. Bởi có kẻ thay lòng nhưng có người vẫn yêu tha thiết. Ước gì cả hai cùng cạn tình thì đã không lỡ mất những mùa hoa. Hết yêu là hết đợi chờ, hết nhung nhớ là lãng quên hò hẹn, quên rồi có ai còn tiếc hàng hoa sưa tháng Hai.

Năm nay đông kéo dài, cuối tháng Hai rồi, hoa sưa vẫn chưa nở. Nó vẫn đi, về giữa những lo toan thường nhật, thình thoảng ghé qua đường cũ chỉ để đợi trắng muốt mùa hoa sưa. Nó tự cười vào nỗi nhớ của mình. Hai năm rồi gã lỡ mất mùa hoa sưa vậy mà nó vẫn chưa nguôi chờ đợi, nó đang dẫm lên vết xe đổ của mẹ.

Đêm. Nó vòng tay ôm mẹ nức nở hỏi: “bố gửi thư muốn ra ở luôn với mẹ sao mẹ chối từ?”. Mẹ bảo khi đợi chờ quá lâu, hạnh phúc sum vầy trở nên quá xa xỉ, khi lỡ mất quá nhiều thứ tươi đẹp, mẹ chỉ muốn an trú bằng chính thứ hạnh phúc tại tâm. Nước mắt nó ướt đẫm gối, mẹ thảng thốt ôm đứa con gái cứng đầu cứng cổ vào lòng, trách móc: “Đời người con gái ngắn tựa mùa hoa sưa, mình mẹ đợi chờ đã quá đủ, năm tháng cạn rồi con đừng vô vọng đợi những mùa hoa...”

Bạn trai tôi không có bằng đại học

Tôi đã nghĩ sẽ không bao giờ yêu ai chưa từng vào đại học cho đến khi nửa kia thực sự xuất hiện. Thực tế có nhiều người thành đạt mà không cần tấm bằng nào. Đừng từ chối một chàng trai kể cả khi họ chỉ đi học trường đời, bởi vì:

 
Trình độ học vấn không quyết định chỉ số thông minh
Trình độ học vấn không quyết định chỉ số thông minh

Những ai không có điều kiện tài chính để học cao lên hoặc không thích chọn con đường vào đại học cũng thông minh như bao người đỗ đạt khác. Thậm chí trí tuệ của họ còn vượt trội hơn vì họ phải xoay xở với cuộc sống từ sớm, họ tự tìm tòi cách hiệu quả nhất để làm giàu. Ở trường đại học, chúng ta được truyền đạt kiến thức chuyên môn, tuy nhiên thứ đó cũng có thể tự học. Chưa kể đa số sinh viên đại học sau khi tốt nghiệp đi làm đều phải đào tạo trình độ chuyên môn lại từ đầu.

Tính thực tiễn

Một chàng trai không đi theo con đường học hành thường có những tài năng khác. Họ có thể giỏi giang ở các vấn đề mang tính thực hành hơn là học thuật. Về mặt nào đó, đàn ông nhiều kinh nghiệm thực tế sẽ có ích hơn đàn ông có bằng nọ cấp kia mà chả biết sửa chữa bất cứ vật gì. Khi hẹn hò với các chàng trai không chỉ biết mọt sách, bạn chẳng phải lo về chuyện trục trặc xe pháo hay hỏng hóc nhà cửa, anh ấy sẽ giúp bạn sửa chữa mọi thứ.

Triển vọng nghề nghiệp

Tình hình việc làm những năm gần đây cho thấy tỉ lệ thất nghiệp sau khi tốt nghiệp đại học càng ngày càng cao, có một tấm bằng không có nghĩa là sẽ kiếm được việc dễ dàng. Nhiều vị trí cần kinh nghiệm hơn là bằng cấp. Ở mốc 22 tuổi, cầm tấm bằng đi xin việc lần đầu có lẽ sẽ lao đao hơn người đã có 4 năm kinh ngiệm làm việc và tích cóp được ít nhiều từ ngần ấy năm tự kiếm sống thay vì bỏ tiền của gia đình vào việc học đại học.

Không ai đáng bị đánh giá

Đừng nên áp đặt định kiến với người khác chỉ vì họ không có bằng đại học. Việc đó chẳng đánh giá được rằng anh ta bất tài hay không tốt. Một chàng trai xứng đáng với tình cảm của bạn khi anh ấy chia sẻ với bạn những giá trị và sở thích chung. Đừng vì tiêu chuần phải có bằng cấp mà bỏ lỡ một người yêu tuyệt vời. Định kiến xã hội vốn phù phiếm, đừng mang cả phù phiếm vào tình yêu.

Họ cũng là những người quan trọng

Đàn ông không cầm tấm bằng đại học trong tay thường quyết tâm chăm chỉ gấp đôi người bình thường và họ làm nhiều công việc thiết thực, quan trọng trong cuộc sống như xây dựng, sửa chữa đường ống, công nhân, nông dân, kinh doanh quán ăn, thời trang, ...

Họ sống có hoài bão

Đàn ông tự lập sớm luôn nuôi nhiều hoài bão. Ở tuổi 18, gia đình không thể chu cấp cho họ đến trường hoặc họ có những khát vọng khác ngoài tấm bằng đại học. Người bỏ học sớm có thể sẽ tìm đường quay lại giảng đường khi đã vững vàng tài chính. Người muốn chứng minh học vấn không phải là con đường duy nhất sẽ phấn đấu xây dựng sự nghiệp của mình.

Phẩm chất tốt đáng quý hơn bằng cấp

Với một cô gái, quan trọng nhất là tìm ra người đối xử tốt, yêu thương mình chân thành. Nếu nghiêm túc yêu bạn, dù học đại học hay không họ cũng sẽ nỗ lực tạo cho bạn một cuộc sống đầy đủ. Người có học vị cao chưa chắc đã đối tốt với bạn vì vậy đừng coi bằng cấp là tiêu chuẩn hàng đầu khi chọn lựa nửa kia

Thất thế

Người ta vẫn ví sự nghiệp như quả bóng cao su, lỡ rơi xuống đất vẫn không vỡ, vẫn có thể tiếp tục tung hứng. Còn gia đình như quả bóng thủy tinh...

Tuổi thọ hôn nhân ngày càng ngắn, phải chăng là do quả bóng thủy tinh thời hiện đại mỏng hơn, giòn hơn? Nhiều phụ nữ đã sớm cất đi quả bóng cao su, hy sinh cơ hội phát triển sự nghiệp, dồn hết tâm sức nâng niu quả bóng thủy tinh của đời mình nhưng liệu có giữ được một mái ấm bền vững?
 
Mất tất cả

Mất tất cả

Khi thấy chị bước hụt chân ở cầu thang tòa án, bà luật sư chạy đến đỡ, mới thấy mắt chị đã ràn rụa tự bao giờ. Òa khóc như một đứa trẻ lạc mẹ, chị hỏi: “Cô luật sư ơi, tôi có quyền kháng cáo không? Xa con gái làm sao tôi sống nổi?”. Bà luật sư lặng lẽ nhìn chị. Trước khi ra tòa, dù ít hy vọng thắng kiện, nhưng khi phiên xử kết thúc, bà vẫn không ngăn được cảm giác xót xa...

Chị vừa thua trong vụ xử ly hôn, tranh chấp quyền nuôi con với chồng. Khi tòa hỏi về điều kiện nuôi đứa con gái duy nhất, chị thành thật trình bày: “Từ khi sinh con, tôi chỉ làm nội trợ. Con tôi mắc chứng hen suyễn, rất yếu ớt nên nhiều năm rồi, tôi phải nghỉ việc ở nhà chăm con. Không ai hiểu và chăm sóc nó tốt bằng tôi. Chồng tôi ngày đi làm, tối chơi bời, nhậu nhẹt, không quan tâm gì đến con”. Chị mong được trực tiếp nuôi con, đề nghị chồng cấp dưỡng; chồng chị thì cương quyết bắt con. Trước tòa, anh ta oang oang khoe khả năng tài chính của mình, với mức lương mỗi tháng gần 20 triệu đồng, cơ ngơi đang ở là căn nhà lầu ba tầng do cha mẹ anh cho riêng. Với những điều kiện anh ta đang có, kế hoạch sau ly hôn sẽ cầm tấm bằng cử nhân trở về quê tìm việc làm của chị chỉ như “trứng chọi đá”.

Cũng từng chua chát vì thua kiện, “mất” con, nhưng khi đã được đoàn tụ cùng con, chị Kim Yến (phụ bán hàng ăn ở Q.5, TP.HCM) lại lao đao, khổ sở. Chị ly hôn vào đầu năm 2013, tòa xử giao cả hai con trai cho chồng chị nuôi. Chỉ một thời gian ngắn sau, anh đã gửi hai con về quê nội ở miền Trung để rảnh tay lo cho việc sinh nở của cô bồ. Nhớ nhà, không thích nghi được cảnh sống mới, chính hai đứa trẻ đã tự đón xe đò, tìm về với mẹ. Chị Yến nhói lòng nhớ lại buổi chiều hai con tìm đến mình với bộ dạng nhếch nhác, bụng đói meo. Con trở về vừa là niềm vui, vừa là gánh lo vì chị đang ở nhà thuê, công việc tạm bợ, thu nhập bấp bênh. Mấy tháng nay, chị phải vay mượn người thân để lo nuôi con ăn học. Ngày bốn lượt đưa rước con đến trường, ảnh hưởng đến việc phụ bán hàng ăn, khiến chị đang có nguy cơ bị chủ cho thôi việc. Bàn với chồng cũ chuyện cấp dưỡng cho con, chị càng bẽ bàng, oán giận. Chồng cũ cho là chị đã rước con về thì tự lo liệu, không được yêu sách. Vả lại, giờ anh đã có thêm con nên không… dư tiền! Nếu có nộp đơn xin thay đổi quyền nuôi con và tòa bắt chồng cũ cấp dưỡng thì hành trình thi hành án cũng gian nan, trầy trật bởi thói ích kỷ, “sống chết mặc bây” của anh. Thực ra, chị từng tốt nghiệp trung cấp nhưng tấm bằng đã mốc meo vì những năm tháng chuyên tâm làm người phụ nữ của gia đình; trong lúc bạn bè chị đã leo lên những vị trí cao trong xã hội. Khi mất chỗ dựa kinh tế là người chồng, chị vất vả với nhiều nghề lao động phổ thông mà thiếu vẫn thiếu.

Giá trị của hy sinh

Khi ly hôn, gia đình tan vỡ, người phụ nữ của gia đình thường hụt hẫng, chới với như kẻ đi buôn mất vốn, không còn chỗ bấu víu cả về vật chất lẫn tinh thần. Dù có thể có bằng cấp nhưng do thiếu kinh nghiệm, hạn chế giao tiếp xã hội, họ bắt đầu lập nghiệp ở tuổi “vào hạ” rất khó, tự lo cho bản thân còn vất vả, huống gì phải đèo thêm các con. Trường hợp may mắn là khi người chồng cũ đón con về nuôi dạy bằng tình thương, trách nhiệm. Còn lại, một bộ phận không nhỏ các ông vì sĩ diện, vì muốn “trừng phạt” vợ nên giành con rồi bỏ phế. Khi đó, người phụ nữ dẫu thất vọng, xót xa nhưng đành chịu vì yếu thế.

Luật sư Vũ Thị Hoài Vân (Văn phòng Trợ giúp pháp lý cho phụ nữ số 6 TP.HCM) đúc kết: “Lép vế, thất thế… là tình trạng khó tránh khỏi khi bà nội trợ ly hôn. Nếu người phụ nữ có học thức, có nhiều cơ hội nghề nghiệp thì đừng bao giờ quyết định nghỉ việc, ở nhà chăm sóc chồng con. Nếu con đau ốm, vợ chồng nên phân công, sắp xếp, mỗi người luân phiên xin nghỉ phép để chăm con. Cũng có thể nhờ dịch vụ hoặc họ hàng trợ giúp”. Theo luật sư Hoài Vân, bức tranh gia đình với chồng bôn ba kiếm tiền, vợ lo con cái, nhà cửa… có vẻ rất ổn, nhưng nó chỉ ổn khi quan hệ hôn nhân êm đẹp, còn khi phát sinh mâu thuẫn, đổ vỡ thì người vợ sống phụ thuộc vào chồng luôn thiệt thòi, tổn thương. Hai bi kịch họ thường phải nhận lãnh là chồng tẩu tán tài sản còn họ thì không giành được quyền nuôi con.

Tính già hóa non, để khỏi tốn tiền thuê người giúp việc, chị Hà Thu (Q.4, TP.HCM) từng tình nguyện ở nhà chăm sóc con nhỏ và mẹ chồng bị tai biến liệt nửa người. Lúc đầu, hai vợ chồng đều tiếc rẻ công việc đồ họa ở công ty quảng cáo rất ổn định và phù hợp của chị, nhưng cỗ máy gia đình rồi cũng chạy tốt bởi chị khá đảm đang. Vài năm sau, chị Thu bắt đầu nhận thấy bất ổn. Chồng chị ngày càng gần với sự thờ ơ, phó mặc, khoán trắng việc “xây tổ ấm” cho vợ, không còn trân trọng sự hy sinh của vợ mà còn tỏ thái độ coi thường. Hằng ngày làm những công việc lặp đi lặp lại, chị dần trở nên cũ kỹ, mất sức hút và nhàm chán trong mắt chồng; hai tâm hồn đã không còn đồng điệu như trước.

Ngày bắt được tin nhắn mùi mẫn của chồng với cô đồng nghiệp trẻ, chị không đánh ghen mà nén chặt nỗi đau, âm thầm lập kế hoạch tách khỏi cái bóng của chồng. Chị đề nghị chồng chia sẻ trách nhiệm trong việc thuê người nuôi mẹ và gửi con vào nhà trẻ để đi làm. Dù không cứu vãn được gia đình nhưng quan trọng là chị đã giành được quyền nuôi con sau khi chia tay ông chồng trăng hoa, tệ bạc.

Sự hy sinh của người phụ nữ chỉ thực sự có ý nghĩa nếu đem lại những giá trị tích cực. Nếu tận tụy cho gia đình mà kết cục là người chồng trở nên vô trách nhiệm, bỏ lơ vợ con, chạy theo dục vọng ích kỷ; những đứa trẻ phải sống bơ vơ, mất hơi ấm tình thương thì sự tận tụy ấy chỉ là vô ích. Là người mẹ, người vợ, người phụ nữ luôn có nhu cầu hy sinh nhưng phải có tầm nhìn và quyết định sáng suốt để không phải chịu “thiệt thòi kép”, không hụt chân khi bị thảy ra giữa dòng đời.

Bạn sẽ giúp một đứa trẻ xa lạ trên đường chứ?

SOS Barnebyer, một tổ chức vì trẻ em đã thực hiện cuộc điều tra xã hội tại Oslo, Na-uy nhằm khảo sát phản ứng của mọi người trước cậu bé cô độc, run rẩy trên đường phố vì giá rét. Kết quả thu được có thể khiến bạn ngạc nhiên.

 
Một chiếc camera được kín đáo đặt trên phố, ghi lại phản ứng của khách bộ hành.
Một chiếc camera được kín đáo đặt trên phố, ghi lại phản ứng của khách bộ hành.


Có người dừng lại để hỏi cậu bé đang run rẩy xem cậu có ổn không
Có người dừng lại để hỏi cậu bé đang run rẩy xem cậu có ổn không
 

Cậu bé sẽ trả lời rằng cậu chỉ có một mình, đang chờ bạn cùng lớp

Cậu bé sẽ trả lời rằng cậu chỉ có một mình, đang chờ bạn cùng lớp
Cậu bé sẽ trả lời rằng cậu chỉ có một mình, đang chờ bạn cùng lớp
 

Hầu hết mọi người sẽ dừng bước và nghĩ xem nên làm gì...
Hầu hết mọi người sẽ dừng bước và nghĩ xem nên làm gì...
 
 
Và lòng tốt sẽ xuất hiện. Người phụ nữ này tặng cho cậu bé một chiếc khăn,
Và lòng tốt sẽ xuất hiện. Người phụ nữ này tặng cho cậu bé một chiếc khăn,
còn quàng vào cổ giúp cậu.
 
 
Một bác khác quyết định ngồi chờ cùng cậu bé và cho cậu mượn áo khoác
Một bác khác quyết định ngồi chờ cùng cậu bé và cho cậu mượn áo khoác
 

Cô gái trẻ này lúc đầu còn tập trung việc khác, đã cảm động trước
Cô gái trẻ này lúc đầu còn tập trung việc khác, đã cảm động trước
bộ dạng cậu bé tới mức khoác cho cậu chiếc áo jacket ấm áp của cô.
 

Một người khác dành tặng cậu bé đôi găng tay
Một người khác dành tặng cậu bé đôi găng tay
 

Sự lo lắng dễ nhận thấy trên khuôn mặt những người xa lạ
Sự lo lắng dễ nhận thấy trên khuôn mặt những người xa lạ

 
Không ai biết cậu bé, nhưng họ không ngần ngại giúp đỡ cậu
Không ai biết cậu bé, nhưng họ không ngần ngại giúp đỡ cậu
 

Không ai biết cậu bé, nhưng họ không ngần ngại giúp đỡ cậu
Ngắm những hình ảnh thế này để biết tình người vẫn còn. Trái tim con người hóa ra vẫn ấm áp, hào phóng hơn ta tưởng

Ấn tượng xấu trong lần hẹn đầu

Những câu nói sau có khả năng để lại ấn tượng xấu cho đối phương ngay buổi đầu gặp mặt, tới nỗi họ có thể sẽ không còn muốn nhìn thấy bạn trong lần hẹn tiếp theo.

 
Anh có rất nhiều tiền
Anh có rất nhiều tiền

Bạn muốn được đánh giá xét trên chính con người bạn - bạn là ai, tính cách, giấc mơ, niềm tin của bạn, chứ không phải là khả năng kinh tế. Bạn cũng chưa nên nói tới những câu chuyện mà vô tình làm đối phương hiểu rõ về của ăn của để nhà bạn như “Hè nào tôi cũng đi du lịch ở chỗ nọ chỗ kia, nghỉ ngơi ở nhà riêng của mình tại đó”...  Kiểu nói chuyện này chỉ khiến đối phương nghĩ bạn là kẻ hợm hĩnh.

Anh sẽ tiết lộ bí mật này cho em

Rõ ràng là bạn chưa nên đặt quá nhiều lòng tin vào một người mới quen để kể cho họ về những điều riêng tư của bạn. Hãy cho họ thêm thời gian để họ chứng tỏ rằng họ là người đáng tin cậy. Không có quy định nào bắt bạn phải “khai” hết về mình trong buổi hẹn đầu. Bạn toàn quyền quyết định muốn nói gì và chia sẻ đến mức độ nào cho đến khi hai bạn xác định nghiêm túc với nhau.

Anh thanh toán bằng phiếu giảm giá nhé

Bạn có thể rất thông minh trong việc quản lý và tiết kiệm tiền, nhưng nếu bạn nói câu này vào buổi hẹn đầu, khả năng rất cao là bạn bị coi như người bủn xin. Hãy để dành những voucher này cho giai đoạn hẹn hò sau.

Chúng ta sẽ là những người bạn rất tốt của nhau đấy

Trừ khi bạn cảm thấy không hề hứng thú tiến xa hơn, thốt ra câu này sẽ vĩnh viễn loại trừ mọi khả năng hai bạn có thể trở thành một cặp.

Anh chưa quên được người cũ

Bạn có thể nghĩ rằng đối phương sẽ đánh giá cao độ trung thực của bạn, nhưng trong mọi trường hợp, bạn thật sự không nên nói ra câu này. Hơn thế nữa, nếu bạn thật sự cảm thấy như vậy, bạn còn đồng ý đi hẹn hò với người ta làm gì?

Có muốn qua nhà anh một lát không?

Câu nói gợi đến chủ đề sex thật đúng là một thảm họa trong buổi hẹn đầu nếu bạn có ý định tiến xa với người ta. Hơn nữa, sex trong buổi hẹn đầu là một sai lầm rất lớn, có ảnh hưởng không nhỏ đến sự tỉnh táo của bạn khi đưa ra quyết định lâu dài.

Anh ghét công việc của mình

Hãy hạn chế tối đa những câu nói/ cảm xúc tiêu cực trong buổi hẹn đầu, không ai muốn ở bên cạnh hoặc tìm hiểu một người hay than vãn.

Em rất muốn đi phẫu thuật thẩm mỹ

Đúng là bạn đã không thích cái mũi của mình từ rất lâu và bạn đã quyết định đi sửa mũi. Điều đó là hoàn toàn bình thường và là quyền của bạn, nhưng nói về chủ đề này trong buổi hẹn đầu sẽ gửi đến đối phương nhiều tín hiệu lệch lạc. Nếu bạn thật sự muốn chia sẻ với người ta, hãy chờ một thời gian nữa, khi mà họ đã hiểu rõ về con người và tâm hồn đáng mến của bạn.

Anh có định cưới không?

Đừng bao giờ đặt câu hỏi này vào buổi hẹn đầu. Kể cả khi bạn cảm thấy sự đồng cảm, gắn kết mạnh mẽ giữa hai người, hãy vẫn giữ cái đầu lạnh. Những câu như “anh đúng là người lý tưởng của em”, “anh là người em tìm kiếm bây lâu nay” cũng bị liệt vào danh sách này. Đừng gây áp lực khiến đối phương bỏ chạy.

Đòn ghen

Thanh suýt làm rơi điện thoại khi đọc tin nhắn mới được gửi đến từ một địa chỉ mail lạ. Vậy là việc Thanh và Dũng có quan hệ với nhau đã bị vợ Dũng phát hiện.

 
Đòn ghen
Là sinh viên trường nghệ thuật với ngoại hình xinh đẹp, ngoài giờ học, Thanh làm thêm công việc hướng dẫn viên cho một công  ty du lịch rồi quen Dũng trong chuyến đi Quảng Ninh. Vẻ ngoài lịch thiệp, hào nhoáng và từng trải của người đàn ông thành đạt đã gây ấn tượng mạnh với Thanh. Trở về sau chuyến đi, Dũng thường xuyên liên lạc và thể hiện những hành động quan tâm khiến Thanh dù biết anh đã có gia đình mà không cưỡng lại được. Cô trở thành vợ bé chỉ để được bên anh. Đổi lại, Dũng chu cấp cho cô một cuộc sống đầy đủ. Mỗi tuần anh đến chung cư Thanh sống 3 lần, thỉnh thoảng đưa cô đi dự tiệc.

Cách đây không lâu, Dũng dẫn Thanh đến một nhà hàng nhỏ vùng ngoại thành. Đợi họ đã có 3 người đàn ông khác được Dũng giới thiệu là đối tác công ty. Bữa cơm diễn ra được nửa chừng thì Dũng có điện thoại. Anh cáo lỗi vì nhà có việc gấp, song nói rằng sẽ quay lại ngay. Có chút hẫng hụt nhưng vì là đang làm việc với đối tác nên Thanh vui vẻ ngồi lại. Không còn Dũng, những người đàn ông ấy trở nên bạo dạn hơn, họ nói cười vui vẻ, liên tục khen ngợi và buông lời tán tỉnh. Dù đã chuếnh choáng nhưng vì khó từ chối, Thanh vẫn phải uống cạn ly rượu mạnh những người đàn ông ấy mời. Chợt cô thấy trước mắt tối sầm, đổ gục xuống bàn và chỉ lờ mờ cảm nhận được cơ thể mình bị nhấc bổng lên.

Sáng hôm sau tỉnh dậy, cô hoảng loạn khi thấy mình không mảnh vải che thân trong căn phòng lạ, ba người đàn ông kia đã biến mất. Suốt quãng thời gian sau cô đau đớn và nhục nhã. Đã mấy lần cô định nói cho Dũng biết nhưng khi nghe anh nói “đó là đối tác rất quan trọng” thì cô lại im bặt. Cũng bởi cô sợ khi anh biết chuyện sẽ không tin, hoặc có thể sẽ ghê tởm mà bỏ rơi cô.

Nội dung tin nhắn và file ảnh mà cô nhận được ngày hôm nay còn làm cô sợ hãi hơn. Những tấm ảnh chụp cô lõa lồ bên ba người đàn ông trong đủ mọi tư thế, có cả ảnh chụp bố mẹ và nhà cô dưới quê được gửi đến điện thoại kèm tin nhắn: “Hoặc chấm dứt với chồng tôi, hoặc cô sẽ được làm người nổi tiếng!”.

Toàn thân cô run lên, đau đớn và sợ hãi lấn át lý trí. Cô gọi cho Dũng nhưng không được. Bây giờ cô biết phải làm sao? Cô không thể báo công an bởi như vậy mọi chuyện sẽ vỡ lở, càng không dám tưởng tưởng đến cảnh những tấm hình đáng ghê tởm ấy bị phát tán khắp nơi...

Viết cho người cũ

Thật tình, chẳng bao giờ anh nghĩ, có một ngày ta bình thản và dửng dưng gọi nhau là người cũ. Thật tình, cũng chẳng bao giờ anh nghĩ, có lúc qua quán quen, ta bâng quơ nhớ lại những năm tháng yêu người.

 
Viết cho người cũ



Đã bao mùa tình nhân, hai bàn tay vô thức đan vào nhau mà chẳng cần lý trí nhắc nhở. Con đường nhỏ có ánh đèn vàng luôn lấp lánh tiếng cười của em, tiếng trò chuyện của anh. Hàng cây bên đường bao dung chứng kiến tình mình thắm thiết hơn mỗi ngày. Tất cả dịu dàng phản chiếu mình từng hạnh phúc. Và trong mắt những người quen cũ, ai cũng nhớ rằng, ờ thì, hai đứa ấy ngày xưa rất yêu nhau.

Tình yêu nồng đượm, ngọt ngào như đóa hồng đỏ thắm. Nhung nhớ lúc vơi lúc đầy khi đôi lần niềm tin trong nhau hẫng hụt. Sau rồi, bởi thấy tim này vẫn thổn thức nhịp đập vì ai kia nên lại nhen nhóm lên tình yêu như chưa từng vụt tắt. Thoáng chốc, lại líu ríu nắm tay hẹn hò.

Chớp mắt đã trưởng thành, chớp mắt sẽ già đi và chớp mắt lại trở về cát bụi. Đời mình, chớp mắt ta cũng thành quá khứ của nhau. Chúng ta không phải là những người hoản hảo, thế nên cũng chẳng yêu nhau theo cách hoàn hảo nhất. Có điều, anh chắc rằng, yêu em, anh đã nghĩ nhiều về ngày mai ta có nhau mãi mãi.

Nhiều lần, em cứ ngỡ đi hết con dốc này, mình sẽ đến được nơi bằng phẳng hơn để thong thả mỉm cười với nhau mà không gượng gạo. Em từng cần mẫn gom góp vùng trời yêu thương để anh hồi tỉnh, nhưng mà kẻ đang chuếnh choáng ngả nghiêng đâu thể nhìn thấy những yêu thương lúc ấy đã thành vô nghĩa.

Có phải ta quên hay chưa một lần nhớ mình đã gặp và yêu nhau thế nào nên dễ dàng bỏ lửng hạnh phúc đang chờ trước mặt. Hay rằng, tình yêu đã đến hạn định, nên dù muốn hay không vẫn phải kết thúc theo cách này hay cách khác. Những ngày tháng êm đềm dần dà cũng chẳng còn ý nghĩa khi ta mải miết lo toan bao vướng bận của riêng mình.
Bao năm tháng yêu người, anh nhận ra tình yêu chẳng qua cũng là thứ mà con người ta có thể để dành đâu từ kiếp trước. Yêu nhau bởi duyên số, có nhau bởi duyên phận, giữ mãi duyên phận lại là do mình.

Trái tim anh ngơ ngác khi ai đó vô tình gợi nhớ người xưa. Thấy một bóng hình quen cũng xáo xào tâm trí. Thấy cái cách họ cười mà nhớ nụ cười ấy ngày xưa là của riêng mình. Biết rằng, đâu cần phải khắc khoải về những điều chẳng thể đổi thay, lỗi của ai, hẳn người kia tự biết.

Em sẽ tìm bờ vai khác khi anh lơ đãng gửi gắm bờ vai mình cho một người xa lạ. Khoảnh khắc này rồi sẽ chóng qua, cảm xúc này rồi sẽ nhạt phai như mỗi ngày vẫn trôi qua đều đặn. Cho dù, ta từng là của nhau.

Mỗi ngày, đi qua con đường quen thuộc, phố rộng thênh thang, hun hút hơn cả ngày xưa cũ, chợt thấy như mình đứng đó tự hôm nào. Hai đứa lơ ngơ, ngại ngần trao nhau nụ hôn đầu vụng dại. Giấc mơ của anh mải mê đứt quãng vì hình ảnh em cứ chập chờn như thế.
 
Lắm lúc, anh vô tình đánh thức những điều đã nguôi ngoai, vin vào cớ người ta của anh bây giờ không giống em của ngày xưa cũ để mỗi đêm khó ngủ lại quấy rầy kỷ niệm. Anh nhẫn tâm quên những lời hứa dở dang, xem như chúng chưa từng tồn tại để bắt đầu hẹn thề những lời thề hẹn mới.  Em có mơ hồ giữa hai bờ thương nhớ, những ý niệm cũ mới hoài nghi và rằng ai rồi cũng sẽ có một bến bờ khác cho mình. Chỉ là, mình từng ngỡ, ta là bến đỗ cuối cùng của nhau.