"Không được học ngành yêu thích sẽ khổ cả đời" - Chữ Bích Phương.
Câu chuyện của Chữ Bích Phương khơi gợi lên suy tư ở nhiều người về sống có ước mơ, có đam mê và quan trọng hơn là đốt lên ngọn lửa đam mê để đi đến cùng mơ ước đó. Chữ Bích Phương trở thành một hiện tượng khi dám từ bỏ hai trường đại học danh giá là Y Hà Nội và Ngoại thương để thi lại và đậu thủ khoa Đại học Nông nghiệp ngành công nghệ sinh học (khối A và B) trong kỳ thi tuyển sinh vừa qua. Chữ Bích Phương đã dám từ bỏ những điều mình đang có - mà nhiều người ao ước - để đi cùng đam mê của mình.
Rất nhiều người trẻ từng có ước mơ nhưng có bao nhiêu người đủ bản lĩnh và đam mê đi cùng ước mơ? Bao nhiêu người phải để cho người lớn dẫn dắt cuộc đời mình? Bao nhiêu người để mặc cuộc đời trôi dạt, tồn tại chứ không phải sống?...
Sống có cần phải có đam mê? Làm sao nuôi dưỡng đam mê, đi đến cùng đam mê và liệu đam mê có làm cho cuộc sống mỗi người tốt hơn, cuộc đời thi vị hơn?
Với 40 năm làm công tác nghiên cứu và giảng dạy, tiến sĩ tâm lý Trần Thị Giồng chia sẻ :
- Tôi cho rằng không phải ai, bạn trẻ nào cũng có thể làm được như Bích Phương. Phải là người có bản lĩnh và quyết đoán mới dám chuyển hướng cuộc đời mình. Có ước mơ và để đạt được ước mơ, thực hiện đam mê còn là cả quá trình, nhưng cô bạn ấy đã bắt đầu và biết cách bước đi trên con đường chinh phục và hiện thực hóa ước mơ của mình.
* Có phải ai cũng từng có ước mơ, cao vọng nào đó, điều gì đó khi còn trẻ?
- Không hoàn toàn như thế đâu. Thực tế nhiều năm giảng dạy tôi thấy rằng không phải bạn trẻ nào cũng có ước mơ. Rất nhiều lần tôi đề nghị các bạn trong những lớp khác nhau viết ra giấy điều mình mơ ước nhưng không ít bạn chẳng thể viết được. Điều này rất đáng tiếc vì thật sự có những bạn chỉ biết sống tới đâu hay tới đó, nếu không muốn nói là thụ động với chính mình.
Nhưng sống là phải biết ước mơ và đi đến cùng mơ ước đó vì người có nhiều ước mơ và quyết liệt thực hiện điều đó luôn là người dễ thành công. Ước mơ nên hiểu là điều ao ước, những cột mốc dự định thực hiện trong đời và phải khoa học, có tổ chức. Có vậy bạn mới biết sắp xếp đâu là điều ưu tiên phải làm trước, điều làm sau. Mà ước mơ phải phù hợp khả năng đang có và thực tế nữa. Nói cách khác, ước mơ phải rõ nét chứ mơ quá sức, mơ điều không tưởng thì không phải là ước mơ mà là viển vông. Khoa học chứng minh óc thực tế luôn là một trong những tố chất của người thành công.
* Thụ động, không có ước mơ và không sống đến cùng vì niềm đam mê của mình ở giới trẻ có phải do họ chịu nhiều tác động từ thực tế cuộc sống quá thực dụng như hiện nay?
- Dĩ nhiên thực tế cuộc sống phải có tác động ít nhiều nhưng tôi cho rằng phần lớn phụ thuộc cá tính mỗi người. Có những bạn chỉ biết lớn lên, đi học, đi làm kiếm tiền chứ chưa bao giờ phác họa tương lai của mình sẽ thế nào. Khi biết phác họa tương lai tức là bạn biết cách hoạch định cuộc sống của mình, biết tìm cách đạt đến điều mình mong ước.
Cũng đừng vội trách người trẻ chỉ biết sống thực dụng. Áp lực cuộc sống, vòng xoay cơm áo gạo tiền đôi lúc tạo ra ước mơ ở tầm vật chất hơn là ở tầm tinh thần. Người trẻ thấy và chỉ mơ những cái trước mắt vì những điều họ nghe thấy hằng ngày. Có thể họ sẽ đạt mục tiêu nào đó nhưng tôi cho rằng như thế cuộc sống sẽ thiếu thi vị. Bởi cuộc sống ngoài thực tế cũng nên hướng về cái cao đẹp, mang tính phẩm chất tinh thần sẽ thú vị hơn chứ.
* Để nuôi dưỡng ước mơ và ngọn lửa đam mê trong mỗi người trẻ, theo bà điều gì là cần thiết và quan trọng?
- Trước hết, phải có người gieo mầm ước mơ cho các bạn. Người đó có thể là cha mẹ, thầy cô và rộng lớn hơn là xã hội. Không đợi đến khi lớn chúng ta mới khơi gợi mà nên làm từ khi còn là đứa trẻ. Đứa trẻ cần được “mớm” từ nhỏ và nó sẽ nhạy cảm hơn trước những thông tin liên quan đến điều được định hướng ấy. Có nhiều cha mẹ nghĩ rằng con phải làm điều này, điều nọ theo sự sắp đặt của họ mới là thương con, nhưng thực tế lại đang làm khổ con.
Rộng lớn hơn là những tác động của xã hội. Chúng ta rất dễ bị ảnh hưởng bởi cái được nghe và thấy. Điều đó đòi hỏi cần có nhiều điển hình tích cực được giới thiệu và nhân rộng trong xã hội. Chính những tấm gương ấy sẽ tạo ra động lực, kích thích người trẻ biết đam mê và sống đến cùng đam mê của họ.
Cuối cùng, quan trọng nhất chính ở tự thân mỗi bạn. Khi đã được gieo mầm, đã được tác động thì việc ươm mầm cho ước mơ ấy lớn lên thế nào, đạt kết quả ra sao hoàn toàn phụ thuộc nỗ lực của chính bản thân. Đó là một quá trình lâu dài, liên tục mà gia đình không thể không song hành cùng con em mình.
Quốc Linh thực hiện (Tuổi Trẻ Online)
Câu chuyện của Chữ Bích Phương khơi gợi lên suy tư ở nhiều người về sống có ước mơ, có đam mê và quan trọng hơn là đốt lên ngọn lửa đam mê để đi đến cùng mơ ước đó. Chữ Bích Phương trở thành một hiện tượng khi dám từ bỏ hai trường đại học danh giá là Y Hà Nội và Ngoại thương để thi lại và đậu thủ khoa Đại học Nông nghiệp ngành công nghệ sinh học (khối A và B) trong kỳ thi tuyển sinh vừa qua. Chữ Bích Phương đã dám từ bỏ những điều mình đang có - mà nhiều người ao ước - để đi cùng đam mê của mình.
Rất nhiều người trẻ từng có ước mơ nhưng có bao nhiêu người đủ bản lĩnh và đam mê đi cùng ước mơ? Bao nhiêu người phải để cho người lớn dẫn dắt cuộc đời mình? Bao nhiêu người để mặc cuộc đời trôi dạt, tồn tại chứ không phải sống?...
Sống có cần phải có đam mê? Làm sao nuôi dưỡng đam mê, đi đến cùng đam mê và liệu đam mê có làm cho cuộc sống mỗi người tốt hơn, cuộc đời thi vị hơn?
Với 40 năm làm công tác nghiên cứu và giảng dạy, tiến sĩ tâm lý Trần Thị Giồng chia sẻ :
- Tôi cho rằng không phải ai, bạn trẻ nào cũng có thể làm được như Bích Phương. Phải là người có bản lĩnh và quyết đoán mới dám chuyển hướng cuộc đời mình. Có ước mơ và để đạt được ước mơ, thực hiện đam mê còn là cả quá trình, nhưng cô bạn ấy đã bắt đầu và biết cách bước đi trên con đường chinh phục và hiện thực hóa ước mơ của mình.
* Có phải ai cũng từng có ước mơ, cao vọng nào đó, điều gì đó khi còn trẻ?
- Không hoàn toàn như thế đâu. Thực tế nhiều năm giảng dạy tôi thấy rằng không phải bạn trẻ nào cũng có ước mơ. Rất nhiều lần tôi đề nghị các bạn trong những lớp khác nhau viết ra giấy điều mình mơ ước nhưng không ít bạn chẳng thể viết được. Điều này rất đáng tiếc vì thật sự có những bạn chỉ biết sống tới đâu hay tới đó, nếu không muốn nói là thụ động với chính mình.
Nhưng sống là phải biết ước mơ và đi đến cùng mơ ước đó vì người có nhiều ước mơ và quyết liệt thực hiện điều đó luôn là người dễ thành công. Ước mơ nên hiểu là điều ao ước, những cột mốc dự định thực hiện trong đời và phải khoa học, có tổ chức. Có vậy bạn mới biết sắp xếp đâu là điều ưu tiên phải làm trước, điều làm sau. Mà ước mơ phải phù hợp khả năng đang có và thực tế nữa. Nói cách khác, ước mơ phải rõ nét chứ mơ quá sức, mơ điều không tưởng thì không phải là ước mơ mà là viển vông. Khoa học chứng minh óc thực tế luôn là một trong những tố chất của người thành công.
* Thụ động, không có ước mơ và không sống đến cùng vì niềm đam mê của mình ở giới trẻ có phải do họ chịu nhiều tác động từ thực tế cuộc sống quá thực dụng như hiện nay?
- Dĩ nhiên thực tế cuộc sống phải có tác động ít nhiều nhưng tôi cho rằng phần lớn phụ thuộc cá tính mỗi người. Có những bạn chỉ biết lớn lên, đi học, đi làm kiếm tiền chứ chưa bao giờ phác họa tương lai của mình sẽ thế nào. Khi biết phác họa tương lai tức là bạn biết cách hoạch định cuộc sống của mình, biết tìm cách đạt đến điều mình mong ước.
Cũng đừng vội trách người trẻ chỉ biết sống thực dụng. Áp lực cuộc sống, vòng xoay cơm áo gạo tiền đôi lúc tạo ra ước mơ ở tầm vật chất hơn là ở tầm tinh thần. Người trẻ thấy và chỉ mơ những cái trước mắt vì những điều họ nghe thấy hằng ngày. Có thể họ sẽ đạt mục tiêu nào đó nhưng tôi cho rằng như thế cuộc sống sẽ thiếu thi vị. Bởi cuộc sống ngoài thực tế cũng nên hướng về cái cao đẹp, mang tính phẩm chất tinh thần sẽ thú vị hơn chứ.
* Để nuôi dưỡng ước mơ và ngọn lửa đam mê trong mỗi người trẻ, theo bà điều gì là cần thiết và quan trọng?
- Trước hết, phải có người gieo mầm ước mơ cho các bạn. Người đó có thể là cha mẹ, thầy cô và rộng lớn hơn là xã hội. Không đợi đến khi lớn chúng ta mới khơi gợi mà nên làm từ khi còn là đứa trẻ. Đứa trẻ cần được “mớm” từ nhỏ và nó sẽ nhạy cảm hơn trước những thông tin liên quan đến điều được định hướng ấy. Có nhiều cha mẹ nghĩ rằng con phải làm điều này, điều nọ theo sự sắp đặt của họ mới là thương con, nhưng thực tế lại đang làm khổ con.
Rộng lớn hơn là những tác động của xã hội. Chúng ta rất dễ bị ảnh hưởng bởi cái được nghe và thấy. Điều đó đòi hỏi cần có nhiều điển hình tích cực được giới thiệu và nhân rộng trong xã hội. Chính những tấm gương ấy sẽ tạo ra động lực, kích thích người trẻ biết đam mê và sống đến cùng đam mê của họ.
Cuối cùng, quan trọng nhất chính ở tự thân mỗi bạn. Khi đã được gieo mầm, đã được tác động thì việc ươm mầm cho ước mơ ấy lớn lên thế nào, đạt kết quả ra sao hoàn toàn phụ thuộc nỗ lực của chính bản thân. Đó là một quá trình lâu dài, liên tục mà gia đình không thể không song hành cùng con em mình.
Quốc Linh thực hiện (Tuổi Trẻ Online)
===============================
Đam mê là điều không thể thiếu với cuộc đời mỗi người và nếu có đam mê, cuộc sống sẽ trở nên có ý nghĩa - đó là ý kiến của phần lớn bạn đọc. Điều này được làm sáng tỏ thêm qua rất nhiều câu chuyện của bạn đọc kể về sự đeo đuổi đam mê của bản thân, sự thành công khi đi đến cùng con đường mơ ước - nhờ đam mê dẫn dắt - và sự nuối tiếc khi chưa đủ dũng khí bước trọn con đường đam mê của mình...
"Nếu có đam mê thật sự thì phải dấn thân tới cùng cho đam mê đó. Cuộc sống và tương lai mỗi người do chính họ quyết định chứ không phải một ai khác" - Lưu Bảo Ngọc (lớp 11 Trường THPT Lê Hồng Phong).
Hãy giành quyền tự quyết tương lai của mình!
Đó là điều mà thạc sĩ tâm lý Nguyễn Hữu Long (giảng viên Trường cao đẳng Sư phạm trung ương TP.HCM) khuyên các bạn trẻ. Ông lưu ý: “Sẽ không hay lắm nếu bạn trẻ để người khác - cha mẹ, người thân - quyết định thay tương lai của mình, bởi không ai hiểu rõ các bạn bằng chính bản thân mình. Ước mơ và đam mê để đeo đuổi đến cùng ước mơ đó của đời mình phải do các bạn quyết định”.
Tương tự, ông Nguyễn Hữu Trí (giám đốc điều hành Học viện huấn luyện kỹ năng hiệu quả Breakthrough Power) cũng khẳng định bạn trẻ sẽ khó có thể hạnh phúc trong cuộc sống, hứng thú với công việc cả trong hiện tại lẫn tương lai... khi phải gồng mình gánh mơ ước của người khác, từ đó dẫn đến việc thui chột niềm đam mê của tuổi trẻ, sống mòn. “Họ cảm thấy nhạt nhẽo lẫn thất vọng dù đạt được thành công trong cuộc sống. Tôi từng chứng kiến nhiều bạn trẻ chán nản, bỏ bê học tập và công việc của mình để lao vào một số thú vui tiêu cực nhằm quên đi sự thật về con đường đang đi”.
Theo ông Trí, trong trường hợp này các bạn trẻ cần quyết tâm thể hiện bản lĩnh và sự chín chắn của bản thân bằng việc sống, học tập thật nghiêm túc bên cạnh việc lập ra kế hoạch cụ thể để thuyết phục cha mẹ. “Chú ý không được mất bình tĩnh khi bảo vệ quan điểm. Vì càng nóng giận hoặc cáu gắt, bạn sẽ càng giống con nít và phụ huynh càng có lý do áp đặt suy nghĩ để bảo vệ “đứa con nít” của mình. Hãy tin rằng những khác biệt trong suy nghĩ sẽ được hóa giải nếu chúng ta biết lắng nghe lẫn nhau”, anh đúc kết.
Về phía các bậc phụ huynh, thạc sĩ Long cho rằng việc tạo điều kiện cho con được tự lập, tự xác định con đường học vấn, tương lai, sự nghiệp, được chọn con đường đi theo đúng đam mê của mình sẽ khiến cuộc sống của bạn trẻ có ý nghĩa hơn. Nếu ép buộc con cái đi theo ý muốn chủ quan của cha mẹ sẽ vô tình làm đứa con mất đi sự tự lập và giá trị bản thân, dễ gây ra sự ỷ lại và thiếu ý chí.
Công Nhật ghi lại
******************************************************
Sẽ khó thành công nếu thiếu chiều sâu tâm hồn
“Không được học ngành yêu thích sẽ khổ cả đời”. Tôi cho rằng, đó là suy nghĩ của một người trẻ đầy cá tính, có khả năng làm chủ bản thân và chiếm lĩnh các đỉnh cao về tri thức. Nhưng tôi dám chắc rằng, đó cũng là suy nghĩ của một người không nhiều bươn chải vì cuộc mưu sinh đầy vất vả.
Vì vậy, việc lấy suy nghĩ của một cá nhân để làm tít cho một bài viết mang tính định hướng dư luận cao sẽ làm cho không ít bạn trẻ khác sẽ cảm thấy xấu hổ, khi bản thân họ không được học những ngành đúng sở thích của mình.
Trong cuộc sống thiên dâu vạn bể này, có không ít những người, vì những nghịch cảnh khác nhau, đã phải gác lại niềm đam mê để xuôi theo dòng chảy cuộc sống. Có khi cả một đời, họ phải chấp nhận học và làm một nghề hoàn toàn không theo ý muốn của mình thuở nhỏ.
Và chắc chắn rằng, không phải ai trong số họ cũng khổ, cũng ray rứt cả đời! Thuở đi học, tôi còn nhớ thầy giáo đã từng ví von: “Con người luôn cần được rèn luyện và nâng tầm năng lực trong một không gian 3 chiều: chiều rộng của tri thức, chiều cao của trí tuệ và chiều sâu của tâm hồn”.
Mạnh mẽ và cá tính luôn là yếu tố rất cần thiết đối với những bạn trẻ hiện nay để có thể nắm bắt những tri thức mới, những đỉnh cao mới. Nhưng trong nhận thức các bạn, nếu thiếu đi chiều sâu của tâm hồn, thông qua sự thấu hiểu những hoàn cảnh, những mảnh đời éo le và trắc trở trong một cuộc sống đầy những biến cố, thì trong công việc của các bạn sau này sẽ khó có chiều sâu nhân văn, và đặc biệt, khó có tính “đời”.
Nguyễn Thanh Nhựt
**********************************************
Đam mê là điều cần thiết
Chúng ta mỗi người cũng cần phải có đam mê và niềm ước mơ cho cuộc đời mình. Đam mê để khi ta làm việc ta cảm thấy hứng thú với công việc, ta đặt cái tâm vào công việc và từ đó ta có tư duy sáng tạo nhiều hơn, tạo ra cái mới cái cần thiết và phù hợp với thực tế, khách quan.
Đam mê là điều cần có trong quá trình lao động. Chính sự đam mê giúp ta tích lũy những điều kiện cần thiết để ta thực hiện được ước mơ của mình. Thiếu sự đam mê là thiếu đi sung lực của cuộc sống và theo tôi, đam mê góp 50% cho sự thành công. Trước sự đam mê cần có niềm mơ ước. Ước mơ giúp ta có hoài bảo để sống có ích và sống chân thành với thực tế.
Hãy biến ước mơ thành hiện thực. Ước mơ giúp ta có đôi cánh vươn lên những lúc khó khăn, thách thức và có niềm tin, niềm hy vọng ở tương lai.
Huỳnh Vương
***********************************************
Tinh thần thép
Trong cuộc sống hiện nay, con người cần phải có thần kinh thép để giữ vững niềm đam mê của mình. Từ đam mê đi đến thành công là một quãng đường dài. Chúng ta phải có bản lĩnh để vượt qua những trở ngại trên con đường chông gai ấy.
Lê Tấn Thời
****************************************
Có ước mơ thôi chưa đủ
Bất cứ ai cũng có đam mê, có ước mơ vì nó nằm trong tiềm thức của mỗi con người. Tuy nhiên, chính niềm đam mê là hành trang đi qua con đường gập ghềnh để biến ước mơ thành hiện thực.
Đúng vậy, niềm đam mê sẽ thôi thúc chúng ta dấn thân vào hành động, vượt qua mọi thách thức để thực hiện hoá ước mơ của chính mình.
Nhưng cũng có những băn khoăn từ các bạn trẻ về ước mơ và đam mê.
Từ thực tế, Vương Gia Tuấn - cựu học sinh Trường THPT Lê Hồng Phong - cho rằng không nhất thiết phải thực hiện ngay đam mê của mình khi chưa đủ độ chín. “Nếu đi đến cùng với niềm đam mê của mình mà điều kiện gia đình và xã hội chưa cho phép thì nên đợi một thời gian, đến khi đủ khả năng và tiềm lực thì quay lại với niềm đam mê của mình cũng không phải là muộn” Tuấn nói.
Đồng tình quan điểm này, Vương Thiện Huy - lớp 12D1 trung học Thực Hành (ĐH Sư phạm TP.HCM) - nói con đường thực hiện niềm đam mê không hề bằng phẳng. Dù vậy, Huy bày tỏ: “Tôi nghĩ khi đã có niềm đam mê rồi chắc chắn mình sẽ làm được. Có thể một thời gian nào đó mình sẽ tạm gác lại niềm đam mê đi theo một ngã rẽ khác trong cuộc đời, nhưng nếu thật sự có đam mê mình sẽ làm được”.
Cụ thể hóa đam mê và cũng là ước mơ trở thành thầy giáo dạy toán, Quang Huy nói mình bắt đầu từ việc nhận làm thầy giáo cho những đứa trẻ trong khu phố mình ở, sau đó sẽ thi vào ngành toán của ĐH Sư phạm. “Tôi nghĩ nếu đã có một niềm đam mê cháy bỏng rồi thì ngại gì không đi đến cùng niềm đam mê đó. Tôi sẽ theo đuổi đến cùng đam mê của mình” - Quang Huy khẳng định.
Phi Long - Hữu Công
0 nhận xét:
Đăng nhận xét