"Thật sự tôi bất ngờ và cảm động trước những suy nghĩ của các cháu. Tôi vẫn nghĩ rằng còn quá sớm để các cháu biết ơn cha mẹ. Nhưng khi nghe các cháu tâm sự, tôi hiểu rằng bọn trẻ đã trưởng thành
, biết thương cha mẹ, biết ghi ơn thầy cô. Đó là hành trang quan trọng để các cháu bước vào đời" - Ông Phan Đình Phượng (phụ huynh có con học lớp 12A2)
, biết thương cha mẹ, biết ghi ơn thầy cô. Đó là hành trang quan trọng để các cháu bước vào đời" - Ông Phan Đình Phượng (phụ huynh có con học lớp 12A2)
Bức thư đầu tiên
“Đây là bức thư đầu tiên con viết cho cha mẹ suốt 18 năm qua”, cô học trò Vũ Thị Thùy Nhung, lớp 12B4 Trường THPT tư thục Thành Nhân, Q.Tân Phú, TP.HCM, đã bắt đầu những cảm xúc của mình trên bục tri ân như thế. Nếu không có lễ tri ân, không có những “đặt hàng” từ thầy cô giáo, có thể sẽ có hoặc không có bức thư đầu tiên ấy.
Nhung nói rằng em yêu lắm đôi bàn tay mẹ, đôi mắt của cha. Dù chưa nói ra thành lời nhưng em hiểu những khổ cực mà cha mẹ phải gánh chịu để tương lai con cái được tươi sáng hơn.
“Vậy mà có những lúc bị ba mẹ la mắng, đòn roi, con nghĩ rằng ba mẹ ghét con nên mới như thế. Ba mẹ không hiểu cho con, không một lời khen ngợi, động viên, không hiểu tâm lý tuổi trẻ, áp đặt và ràng buộc con quá nhiều”.
Những trách móc dại khờ để rồi đến khi lớn khôn mới hiểu ba mẹ không thể cùng con đi suốt đường đời. “Con thật sự rất sợ một ngày nào đó con không còn được gọi hai tiếng cha ơi, mẹ ơi nữa”, nói đến đây hội trường im bặt, cô trò nhỏ cố ngăn nước mắt lăn dài trên má, sụt sịt rồi cúi gằm mặt như hối lỗi và hàm ơn.
Những mảnh vỡ cuộc đời
Bài tri ân của cô học trò Phan Thị Thùy Vân, lớp 12A2, lại là về anh trai mình. Người anh trai ấy đi làm xa, dù rất cố gắng nhưng đã không thể kịp về dự lễ tri ân và trưởng thành của em gái. Trong dòng nước mắt, Vân nói: “Anh tôi không phải là tiến sĩ, kỹ sư, chỉ là một người lao động bình thường. Từ nhỏ, anh đã thay bố mẹ nuôi nấng tôi. Ký ức về bố mẹ mờ nhạt lắm, chỉ có cảm xúc về anh trai thì luôn hiện hữu trong tôi. Khi điền thông tin vào hồ sơ thi đại học, tôi nghĩ đến anh tôi, người đã hi sinh giấc mơ vào đại học, hi sinh những tháng năm tuổi trẻ để hôm nay tôi thực hiện ước mơ của mình”.
Bài tri ân của cô học trò Phan Thị Thùy Vân, lớp 12A2, lại là về anh trai mình. Người anh trai ấy đi làm xa, dù rất cố gắng nhưng đã không thể kịp về dự lễ tri ân và trưởng thành của em gái. Trong dòng nước mắt, Vân nói: “Anh tôi không phải là tiến sĩ, kỹ sư, chỉ là một người lao động bình thường. Từ nhỏ, anh đã thay bố mẹ nuôi nấng tôi. Ký ức về bố mẹ mờ nhạt lắm, chỉ có cảm xúc về anh trai thì luôn hiện hữu trong tôi. Khi điền thông tin vào hồ sơ thi đại học, tôi nghĩ đến anh tôi, người đã hi sinh giấc mơ vào đại học, hi sinh những tháng năm tuổi trẻ để hôm nay tôi thực hiện ước mơ của mình”.
LƯU TRANG
0 nhận xét:
Đăng nhận xét