Biết nhìn nhận khiếm khuyết để hoàn thiện bản thân, giúp người khác cùng hoàn thiện sẽ giúp cho mỗi người cảm nhận được nhiều hơn niềm hạnh phúc trong cuộc sống của mình.
Hạnh phúc hay áp lực?
Đang đòi ly hôn với lý do chồng không hề chia sẻ bất cứ việc gì với vợ con, biến vợ thành người giúp việc, người giữ nhà, chị Nguyễn Thụy Lan (quận Bình Thạnh, TP.HCM) càng muốn “điên” hơn khi cả nhà chồng xúm vào lên án chị: “Tại cô làm hư nó đấy. Cái gì cô cũng muốn hoàn hảo nên cô có cho chồng làm việc gì đâu. Riết rồi nó đâm ra lười biếng. Giờ cô còn trách ai ?!”.
Vốn là người phụ nữ đảm đang, vén khéo, ngay từ khi mới về làm dâu, chị Lan được cả gia đình chồng hài lòng về cách chăm sóc chồng con. Việc gì vào tay chị, dù khó đến mấy cũng được giải quyết dễ dàng, nhanh chóng và tốt đẹp. Nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ, con cái khỏe mạnh, ngoan ngoãn, chồng chị thì lúc nào quần cũng thẳng ly, tóc bóng mượt. Đi đâu anh cũng khoe mình có người vợ đảm đang khiến chị rất hãnh diện. Và, để giữ vững danh hiệu “đảm đang” này, chị không cho bất cứ ai nhúng tay vào công việc nội trợ của mình. Với chị, mọi việc phải được giải quyết thật hoàn hảo.
Cuộc sống hôn nhân cứ trôi đi êm đẹp đúng như ý chị Nguyệt Hương (khu công nghiệp Tân Bình): hàng ngày đi làm về chị lại quấn mái tóc dài lên, xắn tay vào mọi việc to việc nhỏ trong khi chồng chị thảnh thơi đọc báo, xem tivi hoặc lên mạng chat chít với bạn bè. Dọn bữa cơm nóng hổi, gắp cho chồng một miếng ngon, nghe mấy cha con hít hà hỉ hả là chị như nở từng khúc ruột. Bạn bè của cả anh và chị tặng cho chị biệt danh là “bà mẹ Việt Nam anh hùng” để khen chị “giỏi việc nước, đảm việc nhà”. Điều đó quả là đúng vì lúc nào chị cũng đặt ra cho mình mục tiêu phải làm tốt tất cả mọi việc, dù lớn hay nhỏ, dù là việc nhà hay việc công ty.
Với chị Trần Bích Vy, kế toán một công ty cung cấp trang thiết bị y tế, thì không thể có bất cứ sai sót nào trong công việc. Chị luôn đặt ra những yêu cầu cao cho bản thân cũng như với đồng nghiệp. Năm nào cũng được tín nhiệm bình bầu là Lao động xuất sắc, chị lại càng khao khát chinh phục “đỉnh Olympia”. Với chị, xuất sắc có nghĩa là phải hoàn hảo.
Nhìn nhận khiếm khuyết để cảm nhận hạnh phúc cuộc sống
Luôn đặt ra những đỉnh cao để chinh phục, nên những khi không đạt được mục tiêu, chị Vy lại tự sỉ vả mình hoặc trách móc đồng nghiệp. Chị luôn luôn cảm thấy căng thẳng và buồn bực vì chưa bao giờ hài lòng về bản thân mình. Cho đến giờ, khi đã bước vào tuổi bốn mươi, chị vẫn không thể tìm được cho mình một bờ vai để dựa, vì “đàn ông sao nhiều khiếm khuyết quá”.
Năm tháng qua đi, chị Thụy Lan có thêm một đứa con nữa. Tuổi chị cũng đã bước vào hàng băm. Công việc cơ quan lúc này cũng dày thêm lên với chức trưởng phòng mà chị đảm nhận. Hết giờ làm việc, chị tất tả đón hai con ở hai trường, tranh thủ ghé chợ rồi về nhà nấu cơm, giặt đồ trong lúc hai thằng con nghịch phá, chọc nhau chí choé, chồng chị nằm khoèo đọc báo. Cứ thế, sự mệt mỏi và bực mình từng bước len lỏi vào niềm hãnh diện của chị. Cũng từ đó, cơm không còn ngon, canh không còn ngọt nữa. Ban đầu là cằn nhằn, sau tăng dần lên thành cãi vã. Hai đứa con hoảng sợ khi thấy ba má cãi nhau, chồng chị bỏ đi không thèm về nhà vì những việc anh làm giúp chị luôn bị chê bai, chị cho rằng anh là người đàn ông “vô tích sự”… Tổ ấm biến thành "mái lạnh" chỉ vì chị đã làm… hư chồng!
“Bà mẹ Việt Nam anh hùng” Nguyệt Hương lại gặp “sự cố” đau đầu khác khi những quy tắc chị đưa ra nhằm gìn giữ những “thành quả” mà chị xây dựng liên tục bị chồng con phá vỡ. Cu King, con chị, chẳng bao giờ nhớ việc mỗi lần đi toilet thì phải giật nước, không được bày bừa đồ chơi mỗi nơi một cái…. Chồng chị thỉnh thoảng vẫn gạt tàn thuốc lá ra sàn nhà dù chị đã cẩn thận bày ở mỗi phòng trong nhà đến 2 cái gạt tàn. Anh cũng chẳng thể nào giảm được cái âm thanh “nhóp nhép” khi ăn như quy định chị đã đặt ra: “ăn cơm phải ngậm miệng lại mà nhai”. Bực bội, suốt ngày chị cằn nhằn như một bà già khó tính. Chồng con tìm cách lẩn tránh chị vì sợ bị... rầy. Nguyệt Hương la trời khi gặp chuyên viên tư vấn: “Tôi chỉ muốn mọi việc tốt đẹp thôi mà sao khó thế?”.
Theo các chuyên gia tâm lý, những người mong muốn sự hoàn hảo luôn cầu toàn đã tự đặt cho mình những áp lực không đáng có. Đưa ra những quy định khắt khe và buộc người khác tuân theo khiến môi trường sống thiếu sự thân thiện và dần trở nên căng thẳng. Con người ai cũng có mặt tốt, mặt xấu, vì thế cần học cách nhìn thấy điều tốt đẹp của những người xung quanh để khuyến khích họ và bản thân mình cũng cảm thấy cuộc sống nhẹ nhàng hơn.
Tính cầu toàn khiến chúng ta cảm thấy không thỏa mãn với bản thân và với người xung quanh. Các chị kể trên đều cho rằng mình là kẻ thất bại trong cuộc sống, chẳng làm được điều gì hoàn hảo dù đã cố gắng rất nhiều. Mấu chốt của vấn đề ở chỗ họ không chấp nhận bản thân mình cũng có những khiếm khuyết và với họ hoàn hảo nghĩa là phải tuyệt đối.
Trong cuốn “Hạnh phúc là sự lựa chọn”, tác giả Barry Neil Kaufman đã chỉ ra: "chúng ta cần phải học hỏi từ những khiếm khuyết của chính mình, của người khác, của thầy cô giáo và phải biết chấp nhận những khiếm khuyết nêu trên ở các vị trí của nó. Chúng ta cũng phải luôn nhận thức rằng, chính nhờ rút ra bài học từ các khiếm khuyết kể trên mà chúng ta mới vươn tới sự xuất sắc!"
Biết nhìn nhận khiếm khuyết để hoàn thiện bản thân, giúp người khác cùng hoàn thiện sẽ giúp cho mỗi người cảm nhận được nhiều hơn niềm hạnh phúc trong cuộc sống của mình.
Tố Phương
Hạnh phúc hay áp lực?
Đang đòi ly hôn với lý do chồng không hề chia sẻ bất cứ việc gì với vợ con, biến vợ thành người giúp việc, người giữ nhà, chị Nguyễn Thụy Lan (quận Bình Thạnh, TP.HCM) càng muốn “điên” hơn khi cả nhà chồng xúm vào lên án chị: “Tại cô làm hư nó đấy. Cái gì cô cũng muốn hoàn hảo nên cô có cho chồng làm việc gì đâu. Riết rồi nó đâm ra lười biếng. Giờ cô còn trách ai ?!”.
Vốn là người phụ nữ đảm đang, vén khéo, ngay từ khi mới về làm dâu, chị Lan được cả gia đình chồng hài lòng về cách chăm sóc chồng con. Việc gì vào tay chị, dù khó đến mấy cũng được giải quyết dễ dàng, nhanh chóng và tốt đẹp. Nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ, con cái khỏe mạnh, ngoan ngoãn, chồng chị thì lúc nào quần cũng thẳng ly, tóc bóng mượt. Đi đâu anh cũng khoe mình có người vợ đảm đang khiến chị rất hãnh diện. Và, để giữ vững danh hiệu “đảm đang” này, chị không cho bất cứ ai nhúng tay vào công việc nội trợ của mình. Với chị, mọi việc phải được giải quyết thật hoàn hảo.
Cuộc sống hôn nhân cứ trôi đi êm đẹp đúng như ý chị Nguyệt Hương (khu công nghiệp Tân Bình): hàng ngày đi làm về chị lại quấn mái tóc dài lên, xắn tay vào mọi việc to việc nhỏ trong khi chồng chị thảnh thơi đọc báo, xem tivi hoặc lên mạng chat chít với bạn bè. Dọn bữa cơm nóng hổi, gắp cho chồng một miếng ngon, nghe mấy cha con hít hà hỉ hả là chị như nở từng khúc ruột. Bạn bè của cả anh và chị tặng cho chị biệt danh là “bà mẹ Việt Nam anh hùng” để khen chị “giỏi việc nước, đảm việc nhà”. Điều đó quả là đúng vì lúc nào chị cũng đặt ra cho mình mục tiêu phải làm tốt tất cả mọi việc, dù lớn hay nhỏ, dù là việc nhà hay việc công ty.
Với chị Trần Bích Vy, kế toán một công ty cung cấp trang thiết bị y tế, thì không thể có bất cứ sai sót nào trong công việc. Chị luôn đặt ra những yêu cầu cao cho bản thân cũng như với đồng nghiệp. Năm nào cũng được tín nhiệm bình bầu là Lao động xuất sắc, chị lại càng khao khát chinh phục “đỉnh Olympia”. Với chị, xuất sắc có nghĩa là phải hoàn hảo.
Nhìn nhận khiếm khuyết để cảm nhận hạnh phúc cuộc sống
Luôn đặt ra những đỉnh cao để chinh phục, nên những khi không đạt được mục tiêu, chị Vy lại tự sỉ vả mình hoặc trách móc đồng nghiệp. Chị luôn luôn cảm thấy căng thẳng và buồn bực vì chưa bao giờ hài lòng về bản thân mình. Cho đến giờ, khi đã bước vào tuổi bốn mươi, chị vẫn không thể tìm được cho mình một bờ vai để dựa, vì “đàn ông sao nhiều khiếm khuyết quá”.
Năm tháng qua đi, chị Thụy Lan có thêm một đứa con nữa. Tuổi chị cũng đã bước vào hàng băm. Công việc cơ quan lúc này cũng dày thêm lên với chức trưởng phòng mà chị đảm nhận. Hết giờ làm việc, chị tất tả đón hai con ở hai trường, tranh thủ ghé chợ rồi về nhà nấu cơm, giặt đồ trong lúc hai thằng con nghịch phá, chọc nhau chí choé, chồng chị nằm khoèo đọc báo. Cứ thế, sự mệt mỏi và bực mình từng bước len lỏi vào niềm hãnh diện của chị. Cũng từ đó, cơm không còn ngon, canh không còn ngọt nữa. Ban đầu là cằn nhằn, sau tăng dần lên thành cãi vã. Hai đứa con hoảng sợ khi thấy ba má cãi nhau, chồng chị bỏ đi không thèm về nhà vì những việc anh làm giúp chị luôn bị chê bai, chị cho rằng anh là người đàn ông “vô tích sự”… Tổ ấm biến thành "mái lạnh" chỉ vì chị đã làm… hư chồng!
“Bà mẹ Việt Nam anh hùng” Nguyệt Hương lại gặp “sự cố” đau đầu khác khi những quy tắc chị đưa ra nhằm gìn giữ những “thành quả” mà chị xây dựng liên tục bị chồng con phá vỡ. Cu King, con chị, chẳng bao giờ nhớ việc mỗi lần đi toilet thì phải giật nước, không được bày bừa đồ chơi mỗi nơi một cái…. Chồng chị thỉnh thoảng vẫn gạt tàn thuốc lá ra sàn nhà dù chị đã cẩn thận bày ở mỗi phòng trong nhà đến 2 cái gạt tàn. Anh cũng chẳng thể nào giảm được cái âm thanh “nhóp nhép” khi ăn như quy định chị đã đặt ra: “ăn cơm phải ngậm miệng lại mà nhai”. Bực bội, suốt ngày chị cằn nhằn như một bà già khó tính. Chồng con tìm cách lẩn tránh chị vì sợ bị... rầy. Nguyệt Hương la trời khi gặp chuyên viên tư vấn: “Tôi chỉ muốn mọi việc tốt đẹp thôi mà sao khó thế?”.
Theo các chuyên gia tâm lý, những người mong muốn sự hoàn hảo luôn cầu toàn đã tự đặt cho mình những áp lực không đáng có. Đưa ra những quy định khắt khe và buộc người khác tuân theo khiến môi trường sống thiếu sự thân thiện và dần trở nên căng thẳng. Con người ai cũng có mặt tốt, mặt xấu, vì thế cần học cách nhìn thấy điều tốt đẹp của những người xung quanh để khuyến khích họ và bản thân mình cũng cảm thấy cuộc sống nhẹ nhàng hơn.
Tính cầu toàn khiến chúng ta cảm thấy không thỏa mãn với bản thân và với người xung quanh. Các chị kể trên đều cho rằng mình là kẻ thất bại trong cuộc sống, chẳng làm được điều gì hoàn hảo dù đã cố gắng rất nhiều. Mấu chốt của vấn đề ở chỗ họ không chấp nhận bản thân mình cũng có những khiếm khuyết và với họ hoàn hảo nghĩa là phải tuyệt đối.
Trong cuốn “Hạnh phúc là sự lựa chọn”, tác giả Barry Neil Kaufman đã chỉ ra: "chúng ta cần phải học hỏi từ những khiếm khuyết của chính mình, của người khác, của thầy cô giáo và phải biết chấp nhận những khiếm khuyết nêu trên ở các vị trí của nó. Chúng ta cũng phải luôn nhận thức rằng, chính nhờ rút ra bài học từ các khiếm khuyết kể trên mà chúng ta mới vươn tới sự xuất sắc!"
Biết nhìn nhận khiếm khuyết để hoàn thiện bản thân, giúp người khác cùng hoàn thiện sẽ giúp cho mỗi người cảm nhận được nhiều hơn niềm hạnh phúc trong cuộc sống của mình.
Tố Phương
0 nhận xét:
Đăng nhận xét