Mất ngủ có thể đến với mọi lứa tuổi, nữ chiếm tỉ lệ cao hơn nam, người già nhiều hơn người trẻ.
Mất ngủ có phải hiện tượng phổ biến?
Cô A., 45 tuổi, gần đây lo lắng cho con trai thức khuya dậy sớm học hành để chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới mà cô mắc chứng mất ngủ, hằng đêm cô trằn trọc mãi mới ngủ được và mỗi đêm chỉ ngủ 3-4 giờ.
Theo cô A., lúc đầu cô chỉ cảm thấy lo lắng, buồn phiền, rồi xuất hiện triệu chứng tim đập nhanh, nằm trên giường cảm thấy tâm trí rối loạn, bất an không thể nào ngủ được, khi ngủ lại luôn gặp ác mộng mà giật mình tỉnh dậy. Ngoài ra cô A. còn cảm thấy toàn thân mỏi mệt rã rời, không có chút sức sống nào.
Anh N., 30 tuổi, là trưởng phòng kinh doanh một công ty rất lớn chuyên về ngành gỗ tại TP.HCM. Do vậy mà anh N. ngày nào cũng làm việc cật lực, tìm mọi cách nâng cao hiệu quả kinh doanh cho công ty. Cho dù đã lên giường đi ngủ, trong đầu anh vẫn miên man suy nghĩ về công việc, áp lực công việc dẫn anh tới bệnh mất ngủ gần hai năm nay.
Thế nào là mất ngủ?
Người ta dùng từ mất ngủ để chỉ sự giảm sút về thời gian và độ sâu hoặc hiệu quả phục hồi của giấc ngủ. Cũng có thể nói mất ngủ khi khó ngủ hoặc trong giấc ngủ có quá nhiều chu kỳ thức và để lại một cảm giác lúc nào cũng thiếu ngủ.
Mất ngủ liên quan đến áp lực tâm lý. Dạng mất ngủ này thường xảy ra do các tình huống áp lực về mặt tinh thần như học tập, vấn đề gia đình, công việc... kéo dài. Thường do xúc cảm (buồn, chán, thất vọng, thất bại...).
Biểu hiện khó ngủ, hay tỉnh giấc hoặc thức dậy sớm có thời gian kéo dài. Thường có cảm giác bực dọc trong đêm khi không ngủ được.
Mất ngủ do một bệnh cơ thể. Tại Mỹ người ta xác định được 84 loại bệnh khác nhau liên quan đến giấc ngủ. Nhiều người có các bệnh lý cơ thể như đau cơ thể, tim mạch, các bệnh lý như hội chứng chân không yên, viêm loét dạ dày thực quản có luồng trào ngược dạ dày thực quản, khó thở trong bệnh hen phế quản thường khó thở vào ban đêm gần sáng làm bệnh nhân phải tỉnh giấc, cơn hạ canxi cấp, ở trẻ em bị còi xương sớm... cũng đều liên quan đến mất ngủ.
Mất ngủ kết hợp các rối loạn tâm thần như trầm cảm, lo âu hay stress sau sang chấn... Đây là một loại mất ngủ mãn tính. Người bệnh than phiền về việc trằn trọc kéo dài ban đêm và cảm giác mệt mỏi, thờ ơ ban ngày. Ngoài ra còn hay thức giấc ban đêm, không ngủ say được và dậy rất sớm.
Tổng thời gian ngủ trung bình ở một người trưởng thành là 7-8 giờ/ngày và có thể thay đổi tùy theo điều kiện là từ 4-10 giờ.
Ở mỗi người, thời gian và cấu trúc giấc ngủ cũng biến đổi theo tuổi, trẻ nhỏ ngủ nhiều, giảm dần ở tuổi trưởng thành, đến tuổi già ngủ ngắn lại có khi chỉ còn 4 giờ/ngày.
Chỉ xét về kinh nghiệm và hoạt động thể chất, giấc ngủ phải vừa hiệu suất, tức là ít thức dậy ban đêm và ít buồn ngủ ban ngày, đồng thời hoạt động ban ngày có hiệu quả .
Bệnh nhân có cảm giác như không ngủ hoặc trạng thái mơ màng lúc nào cũng biết hết mọi hoạt động xung quanh, một vài bệnh nhân ngáy nhiều khi ngủ. Bệnh nhân có thể ngủ ngày với những cơn chợp mắt kiểu ngủ gật, nhưng khi đi ngủ lại không thể ngủ được.
Mất ngủ liên quan đến rượu và thuốc lá. Có nhiều công trình nghiên cứu trên bệnh nhân mất ngủ lạm dụng thuốc (thuốc ngủ và an thần, uống rượu khi đi ngủ) làm suy yếu hệ thần kinh trung ương, từ đó có thể gây hội chứng mất ngủ.
Dùng thuốc liên tục gây quen thuốc, tác dụng gây ngủ không còn, bệnh nhân và thầy thuốc có xu hướng tăng liều làm mức độ rối loạn giấc ngủ trầm trọng.
Nếu bỏ thuốc đột ngột người bệnh cảm thấy các cơ rung giật, ban ngày cảm thấy bứt rứt, cáu gắt, đau cơ; những trường hợp nặng xuất hiện triệu chứng cai nghiện như lú lẫn, tri giác lơ mơ, ảo giác, co giật.
Uống rượu, hút thuốc lá nhiều và kéo dài sẽ gây rối loạn giấc ngủ nặng. Thời gian ngủ rút ngắn, đêm thường thức giấc. Giai đoạn dỗ giấc ngủ khó và lâu, khi đã ngủ thường xuất hiện các đợt giật mình, cảm giác hoảng sợ, tim hồi hộp. Nhất là khi cai rượu xuất hiện các triệu chứng của loạn tâm thần do rượu.
Làm gì khi mất ngủ?
Trong cuộc sống, phản ứng stress sau sang chấn là vấn đề phức tạp, bản thân người bệnh không thể tự giải thoát được.
Vì vậy khi có vấn đề về giấc ngủ, người bệnh nên đến các chuyên gia về thần kinh, tâm thần để được hướng dẫn, đồng thời nên đi khám bệnh, ở đó các thầy thuốc sẽ hướng dẫn cách dùng thuốc và phương pháp điều trị không dùng thuốc.
Sự kết hợp giữa y học và bệnh nhân sẽ mang lại nhiều hiệu quả trong điều trị mất ngủ.
(Theo : Tuổi trẻ)
Mất ngủ có phải hiện tượng phổ biến?
Cô A., 45 tuổi, gần đây lo lắng cho con trai thức khuya dậy sớm học hành để chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới mà cô mắc chứng mất ngủ, hằng đêm cô trằn trọc mãi mới ngủ được và mỗi đêm chỉ ngủ 3-4 giờ.
Theo cô A., lúc đầu cô chỉ cảm thấy lo lắng, buồn phiền, rồi xuất hiện triệu chứng tim đập nhanh, nằm trên giường cảm thấy tâm trí rối loạn, bất an không thể nào ngủ được, khi ngủ lại luôn gặp ác mộng mà giật mình tỉnh dậy. Ngoài ra cô A. còn cảm thấy toàn thân mỏi mệt rã rời, không có chút sức sống nào.
Anh N., 30 tuổi, là trưởng phòng kinh doanh một công ty rất lớn chuyên về ngành gỗ tại TP.HCM. Do vậy mà anh N. ngày nào cũng làm việc cật lực, tìm mọi cách nâng cao hiệu quả kinh doanh cho công ty. Cho dù đã lên giường đi ngủ, trong đầu anh vẫn miên man suy nghĩ về công việc, áp lực công việc dẫn anh tới bệnh mất ngủ gần hai năm nay.
Thế nào là mất ngủ?
Người ta dùng từ mất ngủ để chỉ sự giảm sút về thời gian và độ sâu hoặc hiệu quả phục hồi của giấc ngủ. Cũng có thể nói mất ngủ khi khó ngủ hoặc trong giấc ngủ có quá nhiều chu kỳ thức và để lại một cảm giác lúc nào cũng thiếu ngủ.
Mất ngủ liên quan đến áp lực tâm lý. Dạng mất ngủ này thường xảy ra do các tình huống áp lực về mặt tinh thần như học tập, vấn đề gia đình, công việc... kéo dài. Thường do xúc cảm (buồn, chán, thất vọng, thất bại...).
Biểu hiện khó ngủ, hay tỉnh giấc hoặc thức dậy sớm có thời gian kéo dài. Thường có cảm giác bực dọc trong đêm khi không ngủ được.
Mất ngủ do một bệnh cơ thể. Tại Mỹ người ta xác định được 84 loại bệnh khác nhau liên quan đến giấc ngủ. Nhiều người có các bệnh lý cơ thể như đau cơ thể, tim mạch, các bệnh lý như hội chứng chân không yên, viêm loét dạ dày thực quản có luồng trào ngược dạ dày thực quản, khó thở trong bệnh hen phế quản thường khó thở vào ban đêm gần sáng làm bệnh nhân phải tỉnh giấc, cơn hạ canxi cấp, ở trẻ em bị còi xương sớm... cũng đều liên quan đến mất ngủ.
Mất ngủ kết hợp các rối loạn tâm thần như trầm cảm, lo âu hay stress sau sang chấn... Đây là một loại mất ngủ mãn tính. Người bệnh than phiền về việc trằn trọc kéo dài ban đêm và cảm giác mệt mỏi, thờ ơ ban ngày. Ngoài ra còn hay thức giấc ban đêm, không ngủ say được và dậy rất sớm.
Tổng thời gian ngủ trung bình ở một người trưởng thành là 7-8 giờ/ngày và có thể thay đổi tùy theo điều kiện là từ 4-10 giờ.
Ở mỗi người, thời gian và cấu trúc giấc ngủ cũng biến đổi theo tuổi, trẻ nhỏ ngủ nhiều, giảm dần ở tuổi trưởng thành, đến tuổi già ngủ ngắn lại có khi chỉ còn 4 giờ/ngày.
Chỉ xét về kinh nghiệm và hoạt động thể chất, giấc ngủ phải vừa hiệu suất, tức là ít thức dậy ban đêm và ít buồn ngủ ban ngày, đồng thời hoạt động ban ngày có hiệu quả .
Bệnh nhân có cảm giác như không ngủ hoặc trạng thái mơ màng lúc nào cũng biết hết mọi hoạt động xung quanh, một vài bệnh nhân ngáy nhiều khi ngủ. Bệnh nhân có thể ngủ ngày với những cơn chợp mắt kiểu ngủ gật, nhưng khi đi ngủ lại không thể ngủ được.
Mất ngủ liên quan đến rượu và thuốc lá. Có nhiều công trình nghiên cứu trên bệnh nhân mất ngủ lạm dụng thuốc (thuốc ngủ và an thần, uống rượu khi đi ngủ) làm suy yếu hệ thần kinh trung ương, từ đó có thể gây hội chứng mất ngủ.
Dùng thuốc liên tục gây quen thuốc, tác dụng gây ngủ không còn, bệnh nhân và thầy thuốc có xu hướng tăng liều làm mức độ rối loạn giấc ngủ trầm trọng.
Nếu bỏ thuốc đột ngột người bệnh cảm thấy các cơ rung giật, ban ngày cảm thấy bứt rứt, cáu gắt, đau cơ; những trường hợp nặng xuất hiện triệu chứng cai nghiện như lú lẫn, tri giác lơ mơ, ảo giác, co giật.
Uống rượu, hút thuốc lá nhiều và kéo dài sẽ gây rối loạn giấc ngủ nặng. Thời gian ngủ rút ngắn, đêm thường thức giấc. Giai đoạn dỗ giấc ngủ khó và lâu, khi đã ngủ thường xuất hiện các đợt giật mình, cảm giác hoảng sợ, tim hồi hộp. Nhất là khi cai rượu xuất hiện các triệu chứng của loạn tâm thần do rượu.
Làm gì khi mất ngủ?
Trong cuộc sống, phản ứng stress sau sang chấn là vấn đề phức tạp, bản thân người bệnh không thể tự giải thoát được.
Vì vậy khi có vấn đề về giấc ngủ, người bệnh nên đến các chuyên gia về thần kinh, tâm thần để được hướng dẫn, đồng thời nên đi khám bệnh, ở đó các thầy thuốc sẽ hướng dẫn cách dùng thuốc và phương pháp điều trị không dùng thuốc.
Sự kết hợp giữa y học và bệnh nhân sẽ mang lại nhiều hiệu quả trong điều trị mất ngủ.
(Theo : Tuổi trẻ)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét