Sẽ rất dễ dàng khi bạn “yes” (đồng ý) với tất cả mọi người. Nhưng, liệu có phải lúc nào bạn cũng có đủ khả năng để nói từ ấy? Và nếu bạn không đủ khả năng thì sao? Bạn sẽ cố gắng đến kiệt sức để làm vừa lòng mọi người ư? Hay là bạn cần phải học cách nói “không” để bảo toàn cho bản thân?
1-Tại sao nên nói không?
Có vô số những yêu cầu, những công việc khiến cho bạn bị ngốn sạch thời gian cũng như làm tăng sự căng thẳng cho bạn. Và trong cuộc sống nói chung cũng như trong công việc nói riêng, việc làm cho mình bị căng thẳng là điều rất dễ dàng nếu như bạn không biết cách nói “không” đúng lúc. Đây không phải là một điều cần khuyến khích, nhưng trong một số trường hợp, bạn sẽ thấy mình đúng hơn khi nói từ này. Sau đây là một số lý do tại sao bạn nên nói “không”
• Nói không có thể sẽ tốt hơn cho bạn. Nói “không” không phải là một hành động ích kỷ. Trong thực tế, nó có thể mang lại nhiều lợi ích cho bạn cũng như cho những người thân của bạn. Khi bạn nói không, điều đó không có nghĩa là bạn kém cõi hay không có năng lực, chỉ đơn giản là bạn không phù hợp với việc này mà thôi.
• Nói không cũng cho phép bạn có cơ hội đến với những điều mới mẻ khác. Bạn vừa mới giúp công ty hoàn thành một kế hoạch thành công mỹ mãn, nhưng điều này không có nghĩa là bạn sẽ luôn giữ vững phong độ như thế này để có thể làm tốt tất cả mọi việc. Việc nói không sẽ giúp bạn thêm thời gian để nghĩ về những dự án khác, những mối quan tâm khác của riêng mình.
• “Vâng!” không phải lúc nào cũng là câu trả lời tốt nhất. Nếu bạn lúc nào cũng ở trong tình trạng “open” (mở), sẵn sàng giúp đỡ tất cả mọi người, làm tất cả mọi việc được giao thì đây là “cơ hội” để sự căng thẳng đi vào cuộc sống của bạn: sự mệt mỏi vì làm việc quá sức (đôi khi là những việc không phải của mình), việc căng mình ra để có thể làm vừa lòng mọi người… Khi đó, sự căng thẳng xảy đến với bạn là điều tất yếu! Lúc này, sự nhiệt tình của bạn sẽ trở nên vô nghĩa.
• Điều quan trọng là cần công nhận khả năng người khác. Hãy để những người xung quanh bạn làm việc. Mặc dù có thể những người này không làm đúng ý bạn muốn, nhưng bạn cũng sẽ học được nhiều bài học có giá trị từ những việc làm không đúng qui cách (với bạn) từ những người này.
2-Khi nào nên nói không?
Đôi khi bạn sẽ cảm thấy rất khó để xác định mình nên nói “không” như thế nào và nói vào lúc nào. Những cách sau đây có thể sẽ giúp bạn việc này.
• Nhận biết điều gì là quan trọng đối với bạn. Hãy xác định đâu là việc quan trọng nhất, thứ tự ưu tiên của mỗi việc. Từ đó, bạn sẽ có thời gian để giải quyết mọi việc một cách hiệu quả nhất. Chẳng hạn như bạn sẵn sàng bỏ một giờ tán gẫu vô bổ với đồng nghiệp để tập trung thời gian cho công việc của riêng mình. Xác định đâu là việc cần thiết với mình nhất để sắp sếp thứ tự ưu tiên khi giải quyết. Và khi đã biết được điều đó, hãy làm với tất cả khả năng của mình để việc ấy đạt hiệu quả cao nhất.
• Làm những điều mình thật sự mong muốn, không phải vì nghĩa vụ. Bạn đang nhận được lời mời của những người bạn thời phổ thông về việc họp nhóm vào tối nay, trong khi bạn chỉ muốn ở nhà với gia đình, vậy thì hãy cứ mạnh dạn từ chối đề nghị ấy. Hãy làm theo những gì mình thực sự mong muốn, chứ không phải theo ý của người khác, không phải vì nghĩa vụ hay sợ mất lòng vì như vậy sẽ chỉ làm cho cuộc sống của bạn căng thẳng hơn mà thôi.
• Giữ đúng kế hoạch ban đầu. Ví dụ bạn đang lên kế hoạch làm một bữa tiệc thết đãi các đồng nghiệp tại nhà của mình. Con số dự kiến là 5 người. Nhưng khi vào tiệc chính thức thì có đến 8 người và dĩ nhiên, không đủ thức ăn cho mọi người. Vậy thì, làm cách nào? Hãy gọi đến nhà hàng để gọi thêm món, và vẫn tiếp tục cuộc vui với mọi người tại nhà, chứ không nên thay đổi kế hoạch: dời buổi tiệc ra nhà hàng (hoặc cách khác). Bởi vì, một khi kế hoạch đã đặt ra thì dù có gặp trở ngại, bạn cũng nên cố gắng thực hiện; nếu kế hoạch (dù lớn hay nhỏ) bị phá sản, cuộc sống của bạn sẽ dễ rơi vào tình trạng mệt mỏi.
• Không để việc hôm nay sang ngày mai. Bạn đang chuẩn bị hoàn tất một kế hoạch cho công ty vì tuần sau là phải nộp cho sếp rồi, nhưng cùng lúc đó cậu bạn thân của bạn lại mời tham gia một kế hoạch “ăn chơi” rất hấp dẫn. Làm thế nào đây? Gác lại mọi việc và đi chơi đã, vì phải đến tuần sau mới là thời hạn cuối cùng kia mà. Nếu có suy nghĩ này thì bạn đang rơi vào bi kịch do chính mình tạo ra. Nên nhớ rằng: “việc hôm nay chớ để ngày mai”. Câu nói này luôn luôn có giá trị - dù trong bất cứ thời điểm nào.
3-Làm thế nào để nói không?
“Không!” Rất đơn giản để nói một từ như thế, nhưng điều này có giúp bạn đạt được hiệu quả như mình mong muốn hay không thì còn phải chờ xem sau. Nói thì luôn luôn dễ hơn làm. Dưới đây là một số điều bạn cần lưu ý mỗi khi từ chối một ai, hoặc một việc gì đó.
• Nói rõ sự thật. Đừng nên bịa thêm lý do khi cần phải từ chối bạn bè, người thân hay đồng nghiệp của mình. Nói thật (lý do) luôn là cách tốt nhất mỗi khi từ chối một việc mà bạn biết rõ là bạn không thể làm.
• Hãy nói một cách nhẹ nhàng. “Lời nói chẳng mất tiền mua”, một khi bạn không thể làm một việc gì cho một ai đó hãy thẳng thắn từ chối và nói rõ tại sao – một cách nhẹ nhàng và tế nhị. Chính sự dịu dàng này của bạn sẽ khiến cho người bị từ chối không những không bị “quê” mà còn gây cho họ những ấn tượng thật tốt đẹp về bạn.
Việc nói “không” sẽ chẳng thể dễ dàng nếu bạn cứ nói từ này mọi lúc mọi nơi. Chỉ khi thật cần thiết thì mới dùng đến cách này. Và học cách nói “không” thế nào cho đúng và hay cũng là một điều rất quan trọng , giúp cho bạn cảm thấy cuộc sống dễ chịu hơn rất nhiều.
Sưu tầm
Hãy trung thực với chính mình. Có phải bạn đang “vắt giò lên cổ” để hoàn thành kế hoạch sếp đưa mà thời gian thực hiện bị rút xuống còn 1/2 , hay đang phải gồng mình chịu trận trong các cuộc họp mà bạn tưởng như dây thần kinh mình sắp đứt vì quá căng thẳng? Nếu vậy, bạn hãy chỉ cần thẳng thắn nói rằng: không. Bởi vì: bạn không phải là siêu nhân, và những việc nào quá sức chịu đựng của bạn thì tốt nhất là bạn nên nói không ngay từ đầu.
1-Tại sao nên nói không?
Có vô số những yêu cầu, những công việc khiến cho bạn bị ngốn sạch thời gian cũng như làm tăng sự căng thẳng cho bạn. Và trong cuộc sống nói chung cũng như trong công việc nói riêng, việc làm cho mình bị căng thẳng là điều rất dễ dàng nếu như bạn không biết cách nói “không” đúng lúc. Đây không phải là một điều cần khuyến khích, nhưng trong một số trường hợp, bạn sẽ thấy mình đúng hơn khi nói từ này. Sau đây là một số lý do tại sao bạn nên nói “không”
• Nói không có thể sẽ tốt hơn cho bạn. Nói “không” không phải là một hành động ích kỷ. Trong thực tế, nó có thể mang lại nhiều lợi ích cho bạn cũng như cho những người thân của bạn. Khi bạn nói không, điều đó không có nghĩa là bạn kém cõi hay không có năng lực, chỉ đơn giản là bạn không phù hợp với việc này mà thôi.
• Nói không cũng cho phép bạn có cơ hội đến với những điều mới mẻ khác. Bạn vừa mới giúp công ty hoàn thành một kế hoạch thành công mỹ mãn, nhưng điều này không có nghĩa là bạn sẽ luôn giữ vững phong độ như thế này để có thể làm tốt tất cả mọi việc. Việc nói không sẽ giúp bạn thêm thời gian để nghĩ về những dự án khác, những mối quan tâm khác của riêng mình.
• “Vâng!” không phải lúc nào cũng là câu trả lời tốt nhất. Nếu bạn lúc nào cũng ở trong tình trạng “open” (mở), sẵn sàng giúp đỡ tất cả mọi người, làm tất cả mọi việc được giao thì đây là “cơ hội” để sự căng thẳng đi vào cuộc sống của bạn: sự mệt mỏi vì làm việc quá sức (đôi khi là những việc không phải của mình), việc căng mình ra để có thể làm vừa lòng mọi người… Khi đó, sự căng thẳng xảy đến với bạn là điều tất yếu! Lúc này, sự nhiệt tình của bạn sẽ trở nên vô nghĩa.
• Điều quan trọng là cần công nhận khả năng người khác. Hãy để những người xung quanh bạn làm việc. Mặc dù có thể những người này không làm đúng ý bạn muốn, nhưng bạn cũng sẽ học được nhiều bài học có giá trị từ những việc làm không đúng qui cách (với bạn) từ những người này.
2-Khi nào nên nói không?
Đôi khi bạn sẽ cảm thấy rất khó để xác định mình nên nói “không” như thế nào và nói vào lúc nào. Những cách sau đây có thể sẽ giúp bạn việc này.
• Nhận biết điều gì là quan trọng đối với bạn. Hãy xác định đâu là việc quan trọng nhất, thứ tự ưu tiên của mỗi việc. Từ đó, bạn sẽ có thời gian để giải quyết mọi việc một cách hiệu quả nhất. Chẳng hạn như bạn sẵn sàng bỏ một giờ tán gẫu vô bổ với đồng nghiệp để tập trung thời gian cho công việc của riêng mình. Xác định đâu là việc cần thiết với mình nhất để sắp sếp thứ tự ưu tiên khi giải quyết. Và khi đã biết được điều đó, hãy làm với tất cả khả năng của mình để việc ấy đạt hiệu quả cao nhất.
• Làm những điều mình thật sự mong muốn, không phải vì nghĩa vụ. Bạn đang nhận được lời mời của những người bạn thời phổ thông về việc họp nhóm vào tối nay, trong khi bạn chỉ muốn ở nhà với gia đình, vậy thì hãy cứ mạnh dạn từ chối đề nghị ấy. Hãy làm theo những gì mình thực sự mong muốn, chứ không phải theo ý của người khác, không phải vì nghĩa vụ hay sợ mất lòng vì như vậy sẽ chỉ làm cho cuộc sống của bạn căng thẳng hơn mà thôi.
• Giữ đúng kế hoạch ban đầu. Ví dụ bạn đang lên kế hoạch làm một bữa tiệc thết đãi các đồng nghiệp tại nhà của mình. Con số dự kiến là 5 người. Nhưng khi vào tiệc chính thức thì có đến 8 người và dĩ nhiên, không đủ thức ăn cho mọi người. Vậy thì, làm cách nào? Hãy gọi đến nhà hàng để gọi thêm món, và vẫn tiếp tục cuộc vui với mọi người tại nhà, chứ không nên thay đổi kế hoạch: dời buổi tiệc ra nhà hàng (hoặc cách khác). Bởi vì, một khi kế hoạch đã đặt ra thì dù có gặp trở ngại, bạn cũng nên cố gắng thực hiện; nếu kế hoạch (dù lớn hay nhỏ) bị phá sản, cuộc sống của bạn sẽ dễ rơi vào tình trạng mệt mỏi.
• Không để việc hôm nay sang ngày mai. Bạn đang chuẩn bị hoàn tất một kế hoạch cho công ty vì tuần sau là phải nộp cho sếp rồi, nhưng cùng lúc đó cậu bạn thân của bạn lại mời tham gia một kế hoạch “ăn chơi” rất hấp dẫn. Làm thế nào đây? Gác lại mọi việc và đi chơi đã, vì phải đến tuần sau mới là thời hạn cuối cùng kia mà. Nếu có suy nghĩ này thì bạn đang rơi vào bi kịch do chính mình tạo ra. Nên nhớ rằng: “việc hôm nay chớ để ngày mai”. Câu nói này luôn luôn có giá trị - dù trong bất cứ thời điểm nào.
3-Làm thế nào để nói không?
“Không!” Rất đơn giản để nói một từ như thế, nhưng điều này có giúp bạn đạt được hiệu quả như mình mong muốn hay không thì còn phải chờ xem sau. Nói thì luôn luôn dễ hơn làm. Dưới đây là một số điều bạn cần lưu ý mỗi khi từ chối một ai, hoặc một việc gì đó.
• Nói rõ sự thật. Đừng nên bịa thêm lý do khi cần phải từ chối bạn bè, người thân hay đồng nghiệp của mình. Nói thật (lý do) luôn là cách tốt nhất mỗi khi từ chối một việc mà bạn biết rõ là bạn không thể làm.
• Hãy nói một cách nhẹ nhàng. “Lời nói chẳng mất tiền mua”, một khi bạn không thể làm một việc gì cho một ai đó hãy thẳng thắn từ chối và nói rõ tại sao – một cách nhẹ nhàng và tế nhị. Chính sự dịu dàng này của bạn sẽ khiến cho người bị từ chối không những không bị “quê” mà còn gây cho họ những ấn tượng thật tốt đẹp về bạn.
Việc nói “không” sẽ chẳng thể dễ dàng nếu bạn cứ nói từ này mọi lúc mọi nơi. Chỉ khi thật cần thiết thì mới dùng đến cách này. Và học cách nói “không” thế nào cho đúng và hay cũng là một điều rất quan trọng , giúp cho bạn cảm thấy cuộc sống dễ chịu hơn rất nhiều.
Sưu tầm
0 nhận xét:
Đăng nhận xét