"Anh nghĩ gì về tự tử?", một giọng nữ yếu ớt cất lên ở đầu dây bên kia.
Trong kỳ huấn luyện của chúng tôi, chúng tôi học cách lắng nghe hơn. Trong khi bà ta nói, tôi kiểm tra lại hồ sơ của bà ta.
"Tôi sống ở một bệnh xá gần thành phố. Tôi bảy mươi sáu tuổi... và tôi đang chết". Giọng của bà như lạc đi khi bà cố lấy hơi tiếp theo. "Tôi bị ung thư và chẳng có hy vọng gì là tôi sẽ khỏi cả. Tôi không muốn là gánh nặng cho cả gia đình nữa. Tôi chỉ muốn chết thôi", bà cụ vừa nói vừa khóc.
Mặc dù tôi đã trả lời cho Đường Dây Nóng Giúp Đỡ này trong nhiều năm rồi, nhưng những cuộc gọi như thế này vẫn làm tôi sợ.
Cuộc sống rất quý giá. Tôi chắc chắn rằng không có một lúc nào đó tôi có thể nghĩ tới tự tử như là một giải pháp. "Bà đã nói chuyện với ai đó ở bệnh viện về điều này chưa ạ?", tôi hỏi thăm.
Bà cụ trả lời: "Khi tôi đề cập điều này với những người y tá ở đây, họ sợ hãi và gọi cho bác sĩ của tôi và gia đình tôi. Mọi người vội vã chạy đến, nhưng không có ai... không ai lắng nghe cả. Vì vậy tôi mới gọi cho anh." Một lần nữa, giọng nói yếu ớt của bà lại ngưng một lúc.
"Cháu vẫn đang nghe đây", tôi nói nhỏ.
"Ông nhà tôi đã mất chín năm rồi. Khi tôi bảo với chúng nó là tôi rất nhớ ông ấy, chúng bảo tôi là chúng hiểu", bà tiếp tục. "Nhưng chúng không thể hiểu được. Khi tôi kể về sự đau đớn thì chúng lại hứa sẽ tăng thêm liều thuốc cho tôi. Nhưng thuốc chỉ làm cho tôi thêm mệt mỏi thôi." Dừng một lúc để ho, bà tiếp tục một cách ngập ngừng. "Tôi nói với chúng rằng tôi sẵn sàng về nhà để gặp Thượng Đế. Chúng nói tự tử là tội lỗi, vì thế tôi đã hứa với chúng là sẽ không nghĩ đến việc tự giết mình nữa, nhưng tôi vẫn nghĩ đến nó... mọi lúc. Tôi chẳng còn lý do gì để sống nữa."
Tôi bối rối và cố lựa lời để nói với bà, tôi tự hỏi: Mình nên nói với bà cụ này như thế nào đây để giúp được bà?
Trước đây tôi chưa bao giờ nghi ngờ rằng tự tử là sai. Tuy nhiên tôi lại cảm thấy lí do của bà cụ đó rất đáng thương. Chắc chắn rằng cuộc sống của bà ấy không thể khá hơn được nữa.
Tôi nhớ đến một chàng trai đã từng gọi cho tôi trong đêm Giao thừa với một khẩu súng trên tay. Sau khi chúng tôi trò chuyện hết buổi đêm cô đơn ấy, anh ta nói rằng anh ta đã thấy được một tia hy vọng.
Vậy niềm hy vọng nào tôi có thể mang lại cho người gọi đang tuyệt vọng này đây ? tôi tự hỏi.
Tôi quyết định lảng tránh chủ đề một lúc. "Bà kể cháu nghe về gia đình bà đi."
Bà cụ nói một cách âu yếm về những đứa con và cháu của bà. Chúng đến thăm bà thường xuyên tại bệnh viện. Bà rất muốn được gặp chúng, nhưng lại cảm thấy có lỗi khi bắt chúng tách khỏi gia đình và những hoạt động riêng của chúng.
Andrew, đứa con giữa bất trị của bà, đã rất gần gũi với bà trong lúc bà bệnh. Khi nghe được tin Mẹ sắp chết, anh đã xin lỗi vì quãng thời gian thiếu suy nghĩ suốt những năm tuổi trẻ.
Khi bà cụ đang nói, tôi nhớ lại lần tôi đến thăm Ngoại Florence của tôi. Vào một buổi tối, ngay khi vừa về đến nhà, tôi nhận được một cuộc gọi. Sức khỏe của Ngoại Florence đang chuyển biến xấu và họ muốn tôi quay trở lại ngay lập tức. Khi tôi ngồi bên Ngoại, những giọt nước mắt lặng lẽ lăn trên má tôi. Người y tá cố an ủi tôi: "Bà đã sẵn sàng ra đi rồi."
Tôi giận dữ vặn lại: "Nhưng tôi chưa sẵn sàng để bà tôi ra đi!". Ngoại tôi mất sáu tuần sau đó. Lúc đó tôi đã sẵn sàng để bà ra đi và tôi thấy vui khi Thượng Đế đã để Ngoại ở lại với tôi thêm một lúc.
Có lẽ ai đó trong cuộc đời của bà cụ này đang cần thêm thời gian, tôi nghĩ. Tôi kể cho bà nghe kỉ niệm của tôi và nói: "Có lẽ Thượng Đế đang cho ai đó trong nhà bà thêm một chút thời gian."
Bà cụ im lặng trong vài giây trước khi bà kể tiếp về Andrew. "Tôi vui là tôi đã không chết sáu tháng trước đây, mặc dù lúc đó tôi cũng định tự tử."
Trong suốt cuộc trò chuyện, tôi nhận ra rằng trong những tháng sau khi bà biết mình bị ung thư, Andrew, một thợ mộc tài giỏi, đã làm cho bà một bình đựng tro rất đẹp. Mặc dù bà cụ chưa bao giờ nghi ngờ về tình yêu cùa Andrew, anh ta vẫn cần những ngày tháng đó để cho bà thấy anh quan tâm đến bà như thế nào. Nhưng bây giờ chiếc bình đã được làm xong và anh đã có thời gian để cảm thấy thanh thản.
"Có thể Thượng Đế sẽ cho bà sống lâu hơn như ý nguyện của một ai đó trong gia đình bà", tôi giả định.
"Ừ, dĩ nhiên rồi... nó phải là Sarah", bà nói một cách buồn bã.
Tôi không nhớ là bà đã nói đến Sarah. "Sarah là ai vậy?", tôi hỏi.
"Nó là cháu ngoại của tôi. Nó vừa mới bị sinh non. Tôi rất lo cho con bé. Sự mất mát của nó quá to lớn. Có lẽ Thượng Đế biết Sarah sẽ không chịu nổi thêm một cái chết nữa bây giờ đâu."
Giọng nói của bà cụ đã trở nên mạnh mẽ hơn. Theo những gì tôi được học từ khóa đào tạo, đây là dấu hiệu cho thấy người ta bắt đầu tìm được một tia hy vọng. Niềm hy vọng của bà cụ này không phải đến từ viễn cảnh về sự khá hơn của cuộc đời bà, mà là từ cảm nhận của bà rằng bà có lý do để tiếp tục sống trên cõi đời này. Có một người cần sự giúp đỡ của bà trên trái đất này lâu hơn một chút.
Ellen Javernich
Tôi không trông chờ một cuộc gọi báo tự sát lúc tám giờ năm mươi chín phút sáng, một phút trước khi Văn phòng Đường Dây Giúp Đỡ mở cửa. Bình thường những cuộc gọi thông báo tự tử hay đánh thức tôi dậy vào lúc nửa đêm. Người gọi đến thường mong chờ được nói chuyện trực tiếp với nhân viên văn phòng hơn là với một tình nguyện viên vừa tan ca về nhà như tôi.
Trong kỳ huấn luyện của chúng tôi, chúng tôi học cách lắng nghe hơn. Trong khi bà ta nói, tôi kiểm tra lại hồ sơ của bà ta.
"Tôi sống ở một bệnh xá gần thành phố. Tôi bảy mươi sáu tuổi... và tôi đang chết". Giọng của bà như lạc đi khi bà cố lấy hơi tiếp theo. "Tôi bị ung thư và chẳng có hy vọng gì là tôi sẽ khỏi cả. Tôi không muốn là gánh nặng cho cả gia đình nữa. Tôi chỉ muốn chết thôi", bà cụ vừa nói vừa khóc.
Mặc dù tôi đã trả lời cho Đường Dây Nóng Giúp Đỡ này trong nhiều năm rồi, nhưng những cuộc gọi như thế này vẫn làm tôi sợ.
Cuộc sống rất quý giá. Tôi chắc chắn rằng không có một lúc nào đó tôi có thể nghĩ tới tự tử như là một giải pháp. "Bà đã nói chuyện với ai đó ở bệnh viện về điều này chưa ạ?", tôi hỏi thăm.
Bà cụ trả lời: "Khi tôi đề cập điều này với những người y tá ở đây, họ sợ hãi và gọi cho bác sĩ của tôi và gia đình tôi. Mọi người vội vã chạy đến, nhưng không có ai... không ai lắng nghe cả. Vì vậy tôi mới gọi cho anh." Một lần nữa, giọng nói yếu ớt của bà lại ngưng một lúc.
"Cháu vẫn đang nghe đây", tôi nói nhỏ.
"Ông nhà tôi đã mất chín năm rồi. Khi tôi bảo với chúng nó là tôi rất nhớ ông ấy, chúng bảo tôi là chúng hiểu", bà tiếp tục. "Nhưng chúng không thể hiểu được. Khi tôi kể về sự đau đớn thì chúng lại hứa sẽ tăng thêm liều thuốc cho tôi. Nhưng thuốc chỉ làm cho tôi thêm mệt mỏi thôi." Dừng một lúc để ho, bà tiếp tục một cách ngập ngừng. "Tôi nói với chúng rằng tôi sẵn sàng về nhà để gặp Thượng Đế. Chúng nói tự tử là tội lỗi, vì thế tôi đã hứa với chúng là sẽ không nghĩ đến việc tự giết mình nữa, nhưng tôi vẫn nghĩ đến nó... mọi lúc. Tôi chẳng còn lý do gì để sống nữa."
Tôi bối rối và cố lựa lời để nói với bà, tôi tự hỏi: Mình nên nói với bà cụ này như thế nào đây để giúp được bà?
Trước đây tôi chưa bao giờ nghi ngờ rằng tự tử là sai. Tuy nhiên tôi lại cảm thấy lí do của bà cụ đó rất đáng thương. Chắc chắn rằng cuộc sống của bà ấy không thể khá hơn được nữa.
Tôi nhớ đến một chàng trai đã từng gọi cho tôi trong đêm Giao thừa với một khẩu súng trên tay. Sau khi chúng tôi trò chuyện hết buổi đêm cô đơn ấy, anh ta nói rằng anh ta đã thấy được một tia hy vọng.
Vậy niềm hy vọng nào tôi có thể mang lại cho người gọi đang tuyệt vọng này đây ? tôi tự hỏi.
Tôi quyết định lảng tránh chủ đề một lúc. "Bà kể cháu nghe về gia đình bà đi."
Bà cụ nói một cách âu yếm về những đứa con và cháu của bà. Chúng đến thăm bà thường xuyên tại bệnh viện. Bà rất muốn được gặp chúng, nhưng lại cảm thấy có lỗi khi bắt chúng tách khỏi gia đình và những hoạt động riêng của chúng.
Andrew, đứa con giữa bất trị của bà, đã rất gần gũi với bà trong lúc bà bệnh. Khi nghe được tin Mẹ sắp chết, anh đã xin lỗi vì quãng thời gian thiếu suy nghĩ suốt những năm tuổi trẻ.
Khi bà cụ đang nói, tôi nhớ lại lần tôi đến thăm Ngoại Florence của tôi. Vào một buổi tối, ngay khi vừa về đến nhà, tôi nhận được một cuộc gọi. Sức khỏe của Ngoại Florence đang chuyển biến xấu và họ muốn tôi quay trở lại ngay lập tức. Khi tôi ngồi bên Ngoại, những giọt nước mắt lặng lẽ lăn trên má tôi. Người y tá cố an ủi tôi: "Bà đã sẵn sàng ra đi rồi."
Tôi giận dữ vặn lại: "Nhưng tôi chưa sẵn sàng để bà tôi ra đi!". Ngoại tôi mất sáu tuần sau đó. Lúc đó tôi đã sẵn sàng để bà ra đi và tôi thấy vui khi Thượng Đế đã để Ngoại ở lại với tôi thêm một lúc.
Có lẽ ai đó trong cuộc đời của bà cụ này đang cần thêm thời gian, tôi nghĩ. Tôi kể cho bà nghe kỉ niệm của tôi và nói: "Có lẽ Thượng Đế đang cho ai đó trong nhà bà thêm một chút thời gian."
Bà cụ im lặng trong vài giây trước khi bà kể tiếp về Andrew. "Tôi vui là tôi đã không chết sáu tháng trước đây, mặc dù lúc đó tôi cũng định tự tử."
Trong suốt cuộc trò chuyện, tôi nhận ra rằng trong những tháng sau khi bà biết mình bị ung thư, Andrew, một thợ mộc tài giỏi, đã làm cho bà một bình đựng tro rất đẹp. Mặc dù bà cụ chưa bao giờ nghi ngờ về tình yêu cùa Andrew, anh ta vẫn cần những ngày tháng đó để cho bà thấy anh quan tâm đến bà như thế nào. Nhưng bây giờ chiếc bình đã được làm xong và anh đã có thời gian để cảm thấy thanh thản.
"Có thể Thượng Đế sẽ cho bà sống lâu hơn như ý nguyện của một ai đó trong gia đình bà", tôi giả định.
"Ừ, dĩ nhiên rồi... nó phải là Sarah", bà nói một cách buồn bã.
Tôi không nhớ là bà đã nói đến Sarah. "Sarah là ai vậy?", tôi hỏi.
"Nó là cháu ngoại của tôi. Nó vừa mới bị sinh non. Tôi rất lo cho con bé. Sự mất mát của nó quá to lớn. Có lẽ Thượng Đế biết Sarah sẽ không chịu nổi thêm một cái chết nữa bây giờ đâu."
Giọng nói của bà cụ đã trở nên mạnh mẽ hơn. Theo những gì tôi được học từ khóa đào tạo, đây là dấu hiệu cho thấy người ta bắt đầu tìm được một tia hy vọng. Niềm hy vọng của bà cụ này không phải đến từ viễn cảnh về sự khá hơn của cuộc đời bà, mà là từ cảm nhận của bà rằng bà có lý do để tiếp tục sống trên cõi đời này. Có một người cần sự giúp đỡ của bà trên trái đất này lâu hơn một chút.
Ellen Javernich
0 nhận xét:
Đăng nhận xét