Sống trên đời mỗi người đều có ước mơ. Có những ước mơ bình dị như chị công nhân quét rác mơ ước mỗi ngày đường phố sạch hơn; có những ước mơ lớn lao đến mức thay Trời đổi đất sắp đặt lại giang sơn... Dù bình dị hay lớn lao đều đáng quý, đều đẹp. Nhưng tôi nghĩ rằng cái cách để thực hiện ước mơ mới là quan trọng.
Thời phổ thông suốt ngày học nên ước mơ của tôi chỉ là được nghỉ ngơi, chơi điện tử những lúc rảnh rỗi. Rồi khi được chơi điện tử, tôi tò mò sao chỉ với những nút điều khiển nhỏ mà có thể chơi được bao trò hấp dẫn, sao những người sản xuất ra trò chơi điện tử lại giỏi như vậy.
Từ đó, tôi mới ước mơ mình sẽ được học lĩnh vực CNTT để tìm hiểu, khám phá những điều mới lạ. Đó chính là động lực để tôi “bỏ” toán chuyển sang lĩnh vực tin học, mặc dù vào đầu những năm 1990 máy tính còn là một cái gì đó rất mới lạ, xa xỉ...
Phải có quyết tâm thực hiện bằng được ước mơ. Để thực hiện được ước mơ, bên cạnh khả năng của bản thân cần có niềm đam mê và sự cần cù. Đam mê + cần cù là công thức nuôi dưỡng và thực hiện ước mơ của tôi và tôi luôn “giữ nhiệt” để công thức đó đủ độ “nóng”.
Có thời sinh viên ra trường chỉ mơ ước xin được việc làm là mãn nguyện, còn bây giờ nếu bạn giỏi thì ngay lập tức sẽ có rất nhiều sự săn đón, kể cả từ những tập đoàn của nước ngoài...
Nhưng nhiều khi tôi cảm thấy không ít bạn trẻ đang ước mơ theo kiểu phong trào, kiểu như ai học xong phổ thông cũng mơ được vào đại học dù nhiều bạn biết rõ năng lực, khả năng của mình không đạt được. Ở đây “ước mơ” đã chịu một sức ép từ bên ngoài.
Tất nhiên, thiếu ước mơ người ta sẽ không định được hướng đi, vì vậy tôi nghĩ rằng những người trẻ cần phải biết ước mơ và nếu xác định được cho mình một ước mơ đúng hướng cùng với niềm đam mê và cần cù nhất định sẽ thành công.
Khi bảo vệ thành công luận án tiến sĩ ở nước ngoài, tôi đã phải đứng trước những sự lựa chọn và cách tôi chọn là cân đối giữa cá nhân và việc cống hiến cho cộng đồng. Có thể tôi chấp nhận thua thiệt một chút về cá nhân để về tham gia công tác giảng dạy, nghiên cứu trong nước, nhưng tôi mong như vậy mình sẽ có chút đóng góp cho quê hương.
TS Bùi Thế Duy
Thời phổ thông suốt ngày học nên ước mơ của tôi chỉ là được nghỉ ngơi, chơi điện tử những lúc rảnh rỗi. Rồi khi được chơi điện tử, tôi tò mò sao chỉ với những nút điều khiển nhỏ mà có thể chơi được bao trò hấp dẫn, sao những người sản xuất ra trò chơi điện tử lại giỏi như vậy.
Từ đó, tôi mới ước mơ mình sẽ được học lĩnh vực CNTT để tìm hiểu, khám phá những điều mới lạ. Đó chính là động lực để tôi “bỏ” toán chuyển sang lĩnh vực tin học, mặc dù vào đầu những năm 1990 máy tính còn là một cái gì đó rất mới lạ, xa xỉ...
Phải có quyết tâm thực hiện bằng được ước mơ. Để thực hiện được ước mơ, bên cạnh khả năng của bản thân cần có niềm đam mê và sự cần cù. Đam mê + cần cù là công thức nuôi dưỡng và thực hiện ước mơ của tôi và tôi luôn “giữ nhiệt” để công thức đó đủ độ “nóng”.
Có thời sinh viên ra trường chỉ mơ ước xin được việc làm là mãn nguyện, còn bây giờ nếu bạn giỏi thì ngay lập tức sẽ có rất nhiều sự săn đón, kể cả từ những tập đoàn của nước ngoài...
Nhưng nhiều khi tôi cảm thấy không ít bạn trẻ đang ước mơ theo kiểu phong trào, kiểu như ai học xong phổ thông cũng mơ được vào đại học dù nhiều bạn biết rõ năng lực, khả năng của mình không đạt được. Ở đây “ước mơ” đã chịu một sức ép từ bên ngoài.
Tất nhiên, thiếu ước mơ người ta sẽ không định được hướng đi, vì vậy tôi nghĩ rằng những người trẻ cần phải biết ước mơ và nếu xác định được cho mình một ước mơ đúng hướng cùng với niềm đam mê và cần cù nhất định sẽ thành công.
Khi bảo vệ thành công luận án tiến sĩ ở nước ngoài, tôi đã phải đứng trước những sự lựa chọn và cách tôi chọn là cân đối giữa cá nhân và việc cống hiến cho cộng đồng. Có thể tôi chấp nhận thua thiệt một chút về cá nhân để về tham gia công tác giảng dạy, nghiên cứu trong nước, nhưng tôi mong như vậy mình sẽ có chút đóng góp cho quê hương.
TS Bùi Thế Duy
0 nhận xét:
Đăng nhận xét