Với Esther Vergeer, tưởng như việc mất đi đôi chân ở tuổi lên 8 đã cướp mất mọi hy vọng trong cuộc sống của cô. Ngược lại, khát vọng sống phi thường cùng bộ môn quần vợt đã giúp Esther Vergeer trở thành một trong những ngôi sao khuyết tật sáng chói nhất trong làng thể thao thế giới hiện nay.
Esther Vergeer nỗ lực trong thi đấu
<!-- more -->
Ngày 12-09-2010, cô gái 29 tuổi người Hà Lan đã đánh dấu cột mốc 396 trận thắng liên tiếp sau khi thắng Daniela di Toro (Úc) 6-0, 6-0 trong trận chung kết nội dung đơn nữ dành cho người khuyết tật tại Giải Mỹ mở rộng 2010, đoạt danh hiệu thứ năm tại Mỹ và là Grand Slam thứ 16 trong sự nghiệp.
Nhận xét về thành tích của Vergeer, phải còn rất lâu mới có thể bị quật ngã, HLV trưởng tuyển quần vợt người khuyết tật của Mỹ, Dan James, tỏ ra rất thán phục: “Tôi so sánh thành tích của cô ấy với điều kỳ diệu mà nam kình ngư nổi tiếng Michael Phelps đã làm tại Olympic Bắc Kinh 2008, giành 8 HCV”.
Marc Kalkman, HLV đội tuyển quần vợt khuyết tật Hà Lan, thậm chí còn so sánh thành tích của Vergeer tương đương kỷ lục 16 lần đăng quang tại các giải Grand Slam của Roger Federer. “Quyết tâm của cô ấy thật không thể tin được. Ý chí và nghị lực của Vergeer quả là phi thường” - Kalkman nói.
Thời thơ ấu của Vergeer không hề trọn vẹn như bao đứa trẻ khác. Năm lên 8, phẫu thuật xương sống giữ lại được tính mạng nhưng lấy đi đôi chân của cô. “Khi nhận ra đôi chân mình đã bị tê liệt, tôi không muốn mọi người nhìn tôi như một kẻ bất tài vô dụng bên chiếc xe lăn” - Vergeer nói trên tờ New York Times.
Ban đầu Vergeer chơi bóng rổ như một niềm vui trong cuộc sống. Năng khiếu của cô nhanh chóng được phát hiện khi cô được chọn vào đội tuyển khuyết tật bóng rổ Hà Lan. Năm 1997, Vergeer cùng đồng đội giành chức vô địch châu Âu. Song song đó, Vergeer cũng chơi quần vợt và thi đấu khá tốt.
Không lâu sau, từ lời khuyên của HLV Kalkman, Vergeer quyết định chuyển hẳn sang quần vợt. Đây có thể xem là một sự lựa chọn đúng đắn làm thay đổi cuộc đời cô. Cô giành được danh hiệu vô địch Giải Mỹ mở rộng năm 1998, một năm sau đó vươn lên vị trí số 1 thế giới dành cho người khuyết tật và sự nghiệp quần vợt của Vergeer bắt đầu được viết bằng một trang mới.
Tại Paralympics 2000 ở Sydney (Úc), Vergeer giành HCV đơn nữ mà không để thua bất kỳ một ván nào. Ngoài ra, cô cũng giành thêm HCV nội dung đôi cùng đồng đội Maaike Smit. Ở các kỳ Paralympics Athens 2004 và Paralympics Bắc Kinh 2008, Vergeer tiếp tục thống trị nội dung đơn nữ.
Dù vậy, những thành tích kể trên chưa thể sánh bằng với việc kể từ năm 2003 đến nay, cô chưa thua một trận đấu nào.
Hơn thế, Vergeer đã năm lần được đề cử ở hạng mục vận động viên khuyết tật xuất sắc nhất năm của giải thưởng thể thao danh giá Laureus và hai lần thắng giải vào các năm 2002 và 2008.
NGỌC ĐIỆP (New York Times, CBSSports, Bloomberg, Northjersey)
Nhận xét về thành tích của Vergeer, phải còn rất lâu mới có thể bị quật ngã, HLV trưởng tuyển quần vợt người khuyết tật của Mỹ, Dan James, tỏ ra rất thán phục: “Tôi so sánh thành tích của cô ấy với điều kỳ diệu mà nam kình ngư nổi tiếng Michael Phelps đã làm tại Olympic Bắc Kinh 2008, giành 8 HCV”.
Marc Kalkman, HLV đội tuyển quần vợt khuyết tật Hà Lan, thậm chí còn so sánh thành tích của Vergeer tương đương kỷ lục 16 lần đăng quang tại các giải Grand Slam của Roger Federer. “Quyết tâm của cô ấy thật không thể tin được. Ý chí và nghị lực của Vergeer quả là phi thường” - Kalkman nói.
Thời thơ ấu của Vergeer không hề trọn vẹn như bao đứa trẻ khác. Năm lên 8, phẫu thuật xương sống giữ lại được tính mạng nhưng lấy đi đôi chân của cô. “Khi nhận ra đôi chân mình đã bị tê liệt, tôi không muốn mọi người nhìn tôi như một kẻ bất tài vô dụng bên chiếc xe lăn” - Vergeer nói trên tờ New York Times.
Ban đầu Vergeer chơi bóng rổ như một niềm vui trong cuộc sống. Năng khiếu của cô nhanh chóng được phát hiện khi cô được chọn vào đội tuyển khuyết tật bóng rổ Hà Lan. Năm 1997, Vergeer cùng đồng đội giành chức vô địch châu Âu. Song song đó, Vergeer cũng chơi quần vợt và thi đấu khá tốt.
Không lâu sau, từ lời khuyên của HLV Kalkman, Vergeer quyết định chuyển hẳn sang quần vợt. Đây có thể xem là một sự lựa chọn đúng đắn làm thay đổi cuộc đời cô. Cô giành được danh hiệu vô địch Giải Mỹ mở rộng năm 1998, một năm sau đó vươn lên vị trí số 1 thế giới dành cho người khuyết tật và sự nghiệp quần vợt của Vergeer bắt đầu được viết bằng một trang mới.
Tại Paralympics 2000 ở Sydney (Úc), Vergeer giành HCV đơn nữ mà không để thua bất kỳ một ván nào. Ngoài ra, cô cũng giành thêm HCV nội dung đôi cùng đồng đội Maaike Smit. Ở các kỳ Paralympics Athens 2004 và Paralympics Bắc Kinh 2008, Vergeer tiếp tục thống trị nội dung đơn nữ.
Dù vậy, những thành tích kể trên chưa thể sánh bằng với việc kể từ năm 2003 đến nay, cô chưa thua một trận đấu nào.
Hơn thế, Vergeer đã năm lần được đề cử ở hạng mục vận động viên khuyết tật xuất sắc nhất năm của giải thưởng thể thao danh giá Laureus và hai lần thắng giải vào các năm 2002 và 2008.
NGỌC ĐIỆP (New York Times, CBSSports, Bloomberg, Northjersey)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét