Tình cờ lướt mạng, chúng tôi đọc được tâm sự của bạn Tuấn Anh qua bài 20 tuổi có thể ra sống riêng? và nghĩ rằng đây củng là một câu hỏi làm trăn trở rất nhiều bạn trẻ cùng trang lứa. Xin mời các bạn cùng đọc tâm sự của bạn Tuấn Anh và những lời chia sẻ, những góp ý đa chiều, những câu chuyện của chính các bạn trẻ đã sớm tự lập, những suy nghĩ, tâm sự của mọi người, nhất là của các bậc phụ huynh về vấn đề này.
********************************
20 tuổi có thể ra sống riêng?
Tôi 20 tuổi, đang học đại học năm 3, là con trai út trong nhà (anh trai tôi đã lấy vợ, đang ở chung nhà). Gia đình tôi xưa nay sống rất hạnh phúc, chính xác là tam đại đồng đường ấm êm.
Nhưng vừa qua, theo như lời cha mẹ, tôi đã làm dậy sóng trong nhà, phá vỡ mọi gia phong nề nếp và học đòi làm bọn... giang hồ. Mọi cớ sự xảy ra khi tôi quyết định sẽ dọn ra riêng sống chung với thằng bạn thân, vừa đi làm vừa tự kiếm sống (cả hai chúng tôi đang làm marketing online bán thời gian, kiếm tiền rất khá, ngoài ra tôi còn phục vụ ở một quán cà phê để thực tập tiếng Anh).
Sống chung với ba mẹ thì mỗi lần về khuya hoặc đi đứng bất thường hay bị ba mẹ cằn nhằn, đi thưa về trình rất rắc rối... Tôi đã thành niên, có quyền chọn lựa cách sống và chịu trách nhiệm về mọi quyết định của mình, nhưng thật sự tôi vẫn chưa thoải mái lắm về quyết định của mình, cứ mãi cật vấn: từng ấy tuổi có thể ra khỏi nhà được chưa?
Ba tôi thì thẳng thừng: “Mày muốn đi thì cứ đi luôn đi, đừng trở về nhà nữa”; mẹ tôi thì khóc lóc, năn nỉ tôi ráng ở nhà thêm ít năm nữa, hết đại học chẳng hạn; còn anh tôi thì nước đôi: “Mày nhắm được không? Coi chừng quay về là mất mặt lắm nha...”.
Hiện tại thằng bạn tôi đã thương thảo với gia đình thành công vì gia đình nó sống rất Tây. Ba của bạn tôi từng đi du học năm 18 tuổi, tự mình sống nơi đất khách nên rất hiểu con, còn khuyến khích bạn tôi tự lập. Chỉ có mẹ bạn tôi ngại ngần, nhưng rốt cuộc cũng đồng ý với điều kiện bạn tôi phải cung cấp đầy đủ địa chỉ, điện thoại nơi ở mới, lúc nào cũng phải mang theo di động và mỗi tuần phải về nhà ngày chủ nhật để mẹ kiểm tra “coi có sứt mẻ gì không”. Chỉ còn tôi vẫn đang trong quá trình “đấu tranh” với cả nhà.
Tôi sẽ ra đi, đó là điều chắc chắn, cho dù cả nhà có đồng ý hay không. Nhưng điều tôi muốn hỏi cho mình mà cũng là hỏi cho rất nhiều bạn trẻ như tôi, liệu chúng tôi có quyền ra khỏi nhà ở lứa tuổi này? Điều này có gì sai trái? Tại sao các bậc phụ huynh VN lại không mừng khi thấy con mình có ý thức tự lập, tự trưởng thành, mà lại cản trở và có suy nghĩ không đúng về chúng tôi?
TUẤN ANH
Tôi 20 tuổi, đang học đại học năm 3, là con trai út trong nhà (anh trai tôi đã lấy vợ, đang ở chung nhà). Gia đình tôi xưa nay sống rất hạnh phúc, chính xác là tam đại đồng đường ấm êm.
Nhưng vừa qua, theo như lời cha mẹ, tôi đã làm dậy sóng trong nhà, phá vỡ mọi gia phong nề nếp và học đòi làm bọn... giang hồ. Mọi cớ sự xảy ra khi tôi quyết định sẽ dọn ra riêng sống chung với thằng bạn thân, vừa đi làm vừa tự kiếm sống (cả hai chúng tôi đang làm marketing online bán thời gian, kiếm tiền rất khá, ngoài ra tôi còn phục vụ ở một quán cà phê để thực tập tiếng Anh).
Sống chung với ba mẹ thì mỗi lần về khuya hoặc đi đứng bất thường hay bị ba mẹ cằn nhằn, đi thưa về trình rất rắc rối... Tôi đã thành niên, có quyền chọn lựa cách sống và chịu trách nhiệm về mọi quyết định của mình, nhưng thật sự tôi vẫn chưa thoải mái lắm về quyết định của mình, cứ mãi cật vấn: từng ấy tuổi có thể ra khỏi nhà được chưa?
Ba tôi thì thẳng thừng: “Mày muốn đi thì cứ đi luôn đi, đừng trở về nhà nữa”; mẹ tôi thì khóc lóc, năn nỉ tôi ráng ở nhà thêm ít năm nữa, hết đại học chẳng hạn; còn anh tôi thì nước đôi: “Mày nhắm được không? Coi chừng quay về là mất mặt lắm nha...”.
Hiện tại thằng bạn tôi đã thương thảo với gia đình thành công vì gia đình nó sống rất Tây. Ba của bạn tôi từng đi du học năm 18 tuổi, tự mình sống nơi đất khách nên rất hiểu con, còn khuyến khích bạn tôi tự lập. Chỉ có mẹ bạn tôi ngại ngần, nhưng rốt cuộc cũng đồng ý với điều kiện bạn tôi phải cung cấp đầy đủ địa chỉ, điện thoại nơi ở mới, lúc nào cũng phải mang theo di động và mỗi tuần phải về nhà ngày chủ nhật để mẹ kiểm tra “coi có sứt mẻ gì không”. Chỉ còn tôi vẫn đang trong quá trình “đấu tranh” với cả nhà.
Tôi sẽ ra đi, đó là điều chắc chắn, cho dù cả nhà có đồng ý hay không. Nhưng điều tôi muốn hỏi cho mình mà cũng là hỏi cho rất nhiều bạn trẻ như tôi, liệu chúng tôi có quyền ra khỏi nhà ở lứa tuổi này? Điều này có gì sai trái? Tại sao các bậc phụ huynh VN lại không mừng khi thấy con mình có ý thức tự lập, tự trưởng thành, mà lại cản trở và có suy nghĩ không đúng về chúng tôi?
TUẤN ANH
**********************************
Tự lập cho tôi thành công
Tôi sinh ra và lớn lên ở một vùng đất miền Trung nghèo khó, từ nhỏ đến năm 18 tuổi, ngoài mảnh đất nơi tôi lớn lên thì tôi chẳng biết nơi nào khác nữa. Thế giới xung quanh đối với tôi vô cùng nhỏ bé. Tuy nhiên, nhìn hoàn cảnh của gia đình, của bà con ở quê một nắng hai sương suốt đời lam lũ, tôi nhận ra chỉ có một con đường là thoát ra khỏi gia đình, tìm một con đường khác để đi thì mới có thể thay đổi và phát triển được.
Và tôi đã quyết định vào Sài Gòn thi đại học và thực hiện ước mơ của mình. Với hoàn cảnh gia đình vô cùng khó khăn, cộng với việc từ nhỏ tôi chưa đi đâu xa bao giờ nên ba má tôi và cả bản thân tôi cũng rất lo lắng khi tôi bắt đầu cuộc hành trình của mình. Nhưng ai cũng hiểu được rằng, có lẽ đó là con đường duy nhất của tôi, chính vì vậy mà tôi nhận được sự ủng hộ và động viên của ba má và một niềm tin tuyệt đối dành cho tôi khi tôi bắt đầu cuộc sống mới của mình.
Trải qua bao nhiêu khó khăn và sóng gió trong suốt quá trình học tập và bắt đầu khởi nghiệp ở đất Sài Gòn này, từ một thằng nhà quê nghèo khó chẳng biết thành phố hay đô thị là gì cả, đến bây giờ, 28 tuổi, tôi đã là một quản lý một bộ phận trong một tập đoàn hùng mạnh hàng đầu của Việt Nam. Đồng thời, lãnh đạo tập đoàn cũng đã tạo điều kiện cho tôi thành lập công ty riêng và hiện tại tôi đang rất thành công trong cả hai vai trò này.
Tôi nói điều này để thấy rằng, ba má rất yêu thương con cái và mong muốn những điều tốt đẹp nhất dành cho chúng ta, nhưng chính chúng ta mới nhận ra mình cần làm gì và phải làm gì, phải có kế hoạch và ước mơ và có đủ nghị lực để theo đuổi những điều ấy đến cùng.
Môi trường bên ngoài tuy rất nhiều khó khăn và bất trắc chờ đợi phía trước, nhưng nó sẽ giúp chúng ta trưởng thành hơn. Tôi tin là nếu thuyết phục được gia đình của mình, bằng những kế hoạch và hành động cụ thể, đồng thời biết lắng nghe những ý kiến đóng góp từ các thành viên trong gia đình, chúng ta có thể bắt đầu tự lập. Khi có được sự đồng thuận từ phía gia đình, khi đó, mỗi người chúng ta sẽ được chắp thêm đôi cánh cho ước mơ của mình.
ĐÔNG DƯƠNG
****************************************
Mỗi người chỉ có một cuộc đời
Đọc những lời tâm sự của Tuấn Anh, tôi nhớ lại ba mươi năm về trước. Thời ấy, cũng trạc tuổi như Tuấn Anh bây giờ, tôi cũng vấp phải sự phản đối quyết liệt của ba mình - ông cụ là người cực kỳ gia trưởng - khi tôi quyết định rời gia đình lập nghiệp.
Ngay cả sau khi tôi thành công nơi đất khách, ông cụ vẫn chưa nguôi giận, mãi cho đến lúc cuối đời, cha tôi mới hiểu những việc tôi đã làm. Tôi nói thế để Tuấn Anh thấy sự bao bọc đã ăn sâu vào người phương Đông chúng ta như thế nào!
Nhưng Tuấn Anh à, mỗi người chỉ có một cuộc đời, không ai có thể sống thay ta được. Hồi con trai tôi - trạc tuổi Tuấn Anh - từ Sài Gòn ra Hà Nội học đại học, ngoài tôi ra, hai bên nội ngọai ai cũng phản đối ầm ầm. Và nay, con trai tôi cũng đã ra trường và đi làm đàng hoàng ở Hà Nội.
Tôi ủng hộ suy nghĩ của Tuấn Anh. Chỉ cần giữ mình, thường xuyên thăm hỏi ba mẹ, và bắt đầu cuộc sống tự lập.
BÙI MINH LƯƠNG
Đọc những lời tâm sự của Tuấn Anh, tôi nhớ lại ba mươi năm về trước. Thời ấy, cũng trạc tuổi như Tuấn Anh bây giờ, tôi cũng vấp phải sự phản đối quyết liệt của ba mình - ông cụ là người cực kỳ gia trưởng - khi tôi quyết định rời gia đình lập nghiệp.
Ngay cả sau khi tôi thành công nơi đất khách, ông cụ vẫn chưa nguôi giận, mãi cho đến lúc cuối đời, cha tôi mới hiểu những việc tôi đã làm. Tôi nói thế để Tuấn Anh thấy sự bao bọc đã ăn sâu vào người phương Đông chúng ta như thế nào!
Nhưng Tuấn Anh à, mỗi người chỉ có một cuộc đời, không ai có thể sống thay ta được. Hồi con trai tôi - trạc tuổi Tuấn Anh - từ Sài Gòn ra Hà Nội học đại học, ngoài tôi ra, hai bên nội ngọai ai cũng phản đối ầm ầm. Và nay, con trai tôi cũng đã ra trường và đi làm đàng hoàng ở Hà Nội.
Tôi ủng hộ suy nghĩ của Tuấn Anh. Chỉ cần giữ mình, thường xuyên thăm hỏi ba mẹ, và bắt đầu cuộc sống tự lập.
BÙI MINH LƯƠNG
********************************
Dám chịu trách nhiệm với chính mình
Trên VTV3 có chiếu bộ phim "Gia đình đá quý", nói về một gia đình giàu có và gia giáo. Ông bố của gia đình này rất nghiêm khắc. Ông đã yêu cầu con trai cưng của mình phải sống ở bên ngoài 1 năm, không được liên lạc với gia đình, không được chu cấp tiền bạc, không được hưởng những tiện nghi từ gia đình kể cả điện thoại di động... Tuy vậy ông vẫn âm thầm lặng lẽ dõi theo từng bước của con mình. Đây là một trong những thử thách cần thiết trước khi cậu con trai chính thức bước vào đời.
Nhân vật thứ hai là một cô gái cũng con nhà giàu có và gia giáo. Bố mẹ cô gái quyết định hiến toàn bộ gia tài cho một tổ chức từ thiện chứ không hề để lại cho con gái mình bất cứ thứ gì chỉ vì ngày xưa hai ông bà cũng từ tay trắng lập nên sự nghiệp.
Rõ ràng, cách giáo dục con cái của họ trong bộ phim này thật đáng để chúng ta suy nghĩ. Chúc những đứa con muốn ra ở riêng sống tự lập sẽ thuyết phục được ba mẹ mình. Suy nghĩ muốn tự lập chứng tỏ phần nào sự trưởng thành, chắn chắn không dễ trở thành kẻ hư hỏng. Hãy tự tin lên. Hãy dám đương đầu với những thử thách và dám chịu trách nhiệm với chính mình.
Tôi là giáo viên, cũng có những đứa con cùng thế hệ với Tuấn Anh. Tôi hoàn toàn ủng hộ và chúc Tuấn Anh mọi sự tốt đẹp nhất
THẢO ANH
*************************************
Hãy dám nghĩ, dám làm
Mình thấy chuyện ra sống riêng cũng bình thường thôi, đâu có gì gọi là hư hỏng hay "học đòi làm bọn... giang hồ" đâu. Hãy thử nhìn xung quanh đi, bao nhiêu bạn sinh viên, hoặc những học sinh cấp ba có gia đình ở vùng sâu, vùng xa, hết lớp 9 là đã phải ra thị trấn trọ học rồi, chẳng lẽ hư hỏng hết sao?
Mình rất thích tính dám nghĩ dám làm của Tuấn Anh, mong ba mẹ của Tuấn Anh sẽ đọc được bài báo này để thấy con trai của mình đã lớn rồi.
Chúc Tuấn Anh sẽ là một chàng thanh niên thực sự trưởng thành nhé.
ANH MINH
*************************************
Hãy thuyết phục gia đình bạn
Mình ủng hộ việc bạn muốn ra ở riêng để tự lập. Vì bạn đã học Đại học năm thứ 3 rồi, và cũng có việc làm (dù là làm tạm) để có thu nhập lo cho cuộc sống riêng mình. Dù rằng bạn không cần gia đình lo về vật chất nhưng về tinh thần, về sự dạy dỗ của cha mẹ vẫn rất cần đấy bạn ạ! Mình nghĩ bạn thuyết phục gia đình cho bạn ra ở riêng nhưng phải cho gia đình biết rõ là ở đâu, ở với ai, và bạn làm những gì...
Và thời gian rỗi bạn nên về nhà, nên tâm sự với gia đình về cuộc sống của bạn để rủi có việc gì thì có gia đình góp ý, kịp thời giúp bạn những khó khăn, khúc mắt trong cuộc sống. Dù có thể bạn tự lo cho mình được nhưng có rất nhiều thứ bạn cần phải có sự chăm sóc của gia đình đấy.
Nhưng bạn là nam dù sao cũng đỡ hơn. Cá nhân tôi, hồi mới học lớp 11 mà đã tự lập rồi, thân gái 1 mình bước ra đời có rất nhiều thứ phải lo lắng, muốn có sự quan tâm của gia đình cũng không có được. Tôi đã phải cố gắng rất nhiều, đến nay cũng đã học đại học và sắp ra trường.
Cho nên, tôi rất ủng hộ bạn, nhưng phải rất cẩn thận, cân nhắc vì trong cuộc sống có nhiều điều mà bạn không thể lường trước được, có thể bây giờ bạn cho rằng sự quan tâm của gia đình là thừa nhưng 1 ngày nào đó bạn sẽ thấy gia đình vẫn là trên hết...
THÙY DUNG
**********************************
Nên làm
Tôi nghĩ việc quan trọng bây giờ của bạn là phải làm cho người thân tin ở bạn, tin bạn sẽ làm được nhiều điều hơn họ nghĩ. Và việc “sống riêng” vì mục đích tự lập là nên làm. Bạn thấy đó, đa số các bạn ở các vùng quê, khi bước chân vào giảng đường đại học là họ đã phải chấp nhận cuộc sống xa nhà, xa người thân và mọi thứ đều phải tự lập. Và đa số họ đã thành công.
Tôi nghĩ bạn đã may mắn hơn tôi là 20 tuổi vẫn có quyền chọn lựa sống riêng hay không, vì năm 18 tuổi tôi đã phải xa người thân, xa gia đình để đi học đại học cách nhà gần 2.000km (quê tôi ngoài Bắc nhưng học ĐH trong Nam). Cuộc sống tự lập, xa gia đình suốt năm năm đại học đã dạy cho tôi nhiều điều và làm tôi lớn lên rất nhiều.
Tôi tin bạn sẽ làm được nhiều điều hơn thế! Cố lên bạn nhé!
HẢI LƯU
Tôi nghĩ việc quan trọng bây giờ của bạn là phải làm cho người thân tin ở bạn, tin bạn sẽ làm được nhiều điều hơn họ nghĩ. Và việc “sống riêng” vì mục đích tự lập là nên làm. Bạn thấy đó, đa số các bạn ở các vùng quê, khi bước chân vào giảng đường đại học là họ đã phải chấp nhận cuộc sống xa nhà, xa người thân và mọi thứ đều phải tự lập. Và đa số họ đã thành công.
Tôi nghĩ bạn đã may mắn hơn tôi là 20 tuổi vẫn có quyền chọn lựa sống riêng hay không, vì năm 18 tuổi tôi đã phải xa người thân, xa gia đình để đi học đại học cách nhà gần 2.000km (quê tôi ngoài Bắc nhưng học ĐH trong Nam). Cuộc sống tự lập, xa gia đình suốt năm năm đại học đã dạy cho tôi nhiều điều và làm tôi lớn lên rất nhiều.
Tôi tin bạn sẽ làm được nhiều điều hơn thế! Cố lên bạn nhé!
HẢI LƯU
******************************************
Đừng ra đi vì nông nổi
Trước hết tôi không đồng ý với bạn khi bạn cho rằng “sống chung với ba mẹ thì mỗi lần về khuya hoặc đi đứng bất thường hay bị ba mẹ cằn nhằn, đi thưa về trình rất rắc rối... “Sao bạn lại cho rằng việc đi thưa về trình là rắc rối?
Theo tôi nghĩ, tự lập lúc này cũng không phải không đúng nhưng có phải bạn muốn rời khỏi gia đình vì có chút mâu thuẫn? Ra đi khi có mâu thuẫn với người thân theo tôi là sự nông nổi. Chính sự nông nổi ấy mà cha mẹ không muốn bạn ra đi dù bạn cũng muốn tự lập!
Tôi có một người bạn, đã có nhà riêng sau ít năm anh ra trường. Anh ấy tự do đúng nghĩa: muốn làm gì thì làm, như thường xuyên dẫn bạn gái về ở như vợ chồng hết cô này đến cô khác mà không muốn cưới ai. Hàng xóm chê cười, cha mẹ tỏ ra xấu hổ nhưng anh lại tỉnh bơ như không. Họ cứ thở dài ngao ngán!
Ở các nước phương Tây, ý thức tự lập ở mỗi người có rất sớm, mọi người đều có thể ra riêng và tự chịu trách nhiệm về cuộc sống của mình, bởi ở nước ngoài họ được rèn luyện kỹ năng sống ngay từ khi còn nhỏ, chưa kể an sinh xã hội của họ tốt hơn mình, được mượn tiền đủ để trang trải cuộc sống và học phí từ chính sách của nhà nước. Còn ở nước ta chưa được như thế, nhiều người vẫn mang tư tưởng của đứa trẻ, vẫn lệ thuộc cha mẹ mặc dù họ đã có gia đình riêng.
Tôi mong bạn chứng tỏ cho cha mẹ thấy khả năng tự lập của mình thì chắc các bậc sinh thành sẽ yên tâm.
ĐÀM THỊ XUÂN UYÊN
*********************************
Đừng quên trách nhiệm làm con
Theo tôi ra tự lập là một điều chính đáng, thực ra đây chả phải là điều gì mới mẻ, đây chỉ là cái bản năng "Con" của con người chúng ta, loài động vật nó cũng vậy chứ có khác gì đâu. Nhưng tôi không đồng ý lắm lý lẽ của bạn Tuấn Anh về việc ra tự lập là "Đi khuya về hay bị cằn nhằn, đi thưa về trình"....
Cha mẹ có quan tâm con cái thì cha mẹ mới làm thế, khi mình tự lập rồi mới biết được rằng, trong cuộc đời này không có người nào thương mình bằng cha mẹ mình. Bạn ra tự lập là chuyện chính đang nhưng cũng đừng có quên trách nhiệm của một người con với cha mẹ mình, gia đình mình,....
Nguyễn Thanh Quân
*****************************************
Tự lập : Bắt đầu từ những việc nhỏ
So với văn hóa Phương Tây, khi đã 18 tuổi mà còn sống chung với cha mẹ là một điều gì đó không bình thường. Hầu hết sinh viên nước ngoài đều tự kiếm tiền trang trải cho việc học và các khoản chi phí khác. Đấy là một điều tốt, chúng ta hảy học theo phương Tây, thế thì sao không học điều đó?
Cha mẹ không thể sống và theo ta hết cuộc đời này và cũng không chịu trách nhiệm cho chính những quyết định mà cha mẹ áp đặt cho con cái. Bên ngoài trách nhiệm của cha mẹ, đó là sự thương yêu vô bờ bến nhưng thương yêu đòi hỏi chúng ta phải sáng suốt suy nghĩ đâu là điều tốt.
Tôi sinh ra trong gia đình 6 anh chị em. Một tay cha tôi làm lụng vất vả với công việc ruộng nương chân lấm tay bùn qua năm tháng. Từ nhỏ thiếu tình thương của mẹ và chứng kiến sự vất vả của cha, anh em chúng tôi đã tự lập rất sớm. Tự lập ở đây không có nghĩa là tách ra sống riêng, độc lập tài chính, điều đó không khả dĩ, ý tôi muốn nói là tự bản thân lo những công việc mà không phải nhờ vả, lệ thuộc vào ai từ áo quần, sách vở, học trường nào, thi ngành gì đến cơm nước trong gia đình.
Cha tôi đã quá nhiều việc không thể cáng đán hết những việc như thế. Lên đại học, vì tai nạn trong lúc lao động, cha tôi vĩnh viễn không thể đi lại được, chỉ nằm yên bất động. Thực sự gia đình lâm vào tình cảnh khốn cùng, trong lúc 5 anh em chúng tôi đều đang đi học. Với niềm tin và nền tảng ý chí cha tôi đã hun đúc từ nhỏ "phải thoát khỏi cảnh nghèo, hy sinh đời bố cũng cố đời con, mình có thể nghèo về vật chất nhưng kiến thức, tinh thần không thế nghèo được" tôi vừa học vừa làm, tự trang trải cho cuôc sống của mình bằng rất nhiều công việc mà một sinh viên có thể làm.
Cũng may nhà nước có chính sách vay vốn dành cho sinh viên để trang trải học phí và sinh hoạt. Tôi nghĩ đây là một cơ sở tốt để các bạn sinh viên có thể tự tin nếu muốn tự lập. Các bạn sử dụng số tiền này như chính của các bạn và trong tương lai các bạn có công việc ổn đinh đi làm để trả nợ, giảm gánh nặng cho cha mẹ, không sao cả.
Hiện nay, tôi đang là sinh viên năm cuối trường đại học Bách Khoa TP.HCM, cũng sắp bước vào bươn chải với đời. Tôi vẫn thường nói với những đứa em ở chung ký túc xá với tôi rằng "sinh viên hãy kiếm một việc gì đó để làm". Mục đích là có thêm chi phí học hành, và cũng để tích góp kinh nghiệm, bây giờ sinh viên ra trường thiếu kỹ năng mềm và thiếu hoạt động xã hội nhiều lắm.
Tôi rất ngưỡng mộ những ai tự lực cánh sinh vươn lên bằng chính sức lực của mình. Tuy nhiên nói thế không phải là không cần sự hỗ trợ của người khác. Người xưa có câu "tự cứu rồi Trời cứu", hãy cứ làm hết sức mình có thể, muốn được người khác giúp thì hãy đứng vững trên đôi chân của mình đã. Tôi không có ý chê trách các bạn được cha mẹ bao bọc, lót đường đi nước bước.
Quanh tôi có rất nhiều bạn giàu có đi học với đầy đủ phương tiện: xe tay ga, điện thoại hạng sang, quần áo sành điều. Kể cả mua sẵn cho nhà cửa, đất đai để khi ra trường lập gia đình có chỗ ở. Tất cả điều từ tiền cha mẹ cả. So với tôi ra trường tay trắng với tài sản là gánh nặng gia đình và nợ nần chồng chất. Không sao cả. Nếu bạn có điều kiện hãy tận dụng nó cho tốt, xem nó là bàn đạp để tiến xa hơn.
Chỉ tiếc là nhiều bậc cha mẹ làm nhụt chí con cái, không còn chút ý chí phấn đấu. Nếu thương con hãy "dạy cho con cách câu cá chứ đừng chỉ cho cá mà thôi". Hãy cho con cái nền tảng kiến thức và để chúng tự xây dựng cuộc sống riêng của mình. Cha mẹ hãy đóng vai trò người cho lời khuyên. Tôi cho rằng các bạn nên tự lập khi các bạn nhận thấy rằng mình đủ khả năng. Các bạn đủ 18 tuổi đã có thể chịu trách nhiệm pháp lý và đủ khả năng để nhận biết đâu là đúng sai, tốt xấu, thiện ác...
Hãy tự lập bắt đầu từ những việc nhỏ nhất khi các bạn còn lệ thuộc gia đình.
Hồ Hạ Vũ
So với văn hóa Phương Tây, khi đã 18 tuổi mà còn sống chung với cha mẹ là một điều gì đó không bình thường. Hầu hết sinh viên nước ngoài đều tự kiếm tiền trang trải cho việc học và các khoản chi phí khác. Đấy là một điều tốt, chúng ta hảy học theo phương Tây, thế thì sao không học điều đó?
Cha mẹ không thể sống và theo ta hết cuộc đời này và cũng không chịu trách nhiệm cho chính những quyết định mà cha mẹ áp đặt cho con cái. Bên ngoài trách nhiệm của cha mẹ, đó là sự thương yêu vô bờ bến nhưng thương yêu đòi hỏi chúng ta phải sáng suốt suy nghĩ đâu là điều tốt.
Tôi sinh ra trong gia đình 6 anh chị em. Một tay cha tôi làm lụng vất vả với công việc ruộng nương chân lấm tay bùn qua năm tháng. Từ nhỏ thiếu tình thương của mẹ và chứng kiến sự vất vả của cha, anh em chúng tôi đã tự lập rất sớm. Tự lập ở đây không có nghĩa là tách ra sống riêng, độc lập tài chính, điều đó không khả dĩ, ý tôi muốn nói là tự bản thân lo những công việc mà không phải nhờ vả, lệ thuộc vào ai từ áo quần, sách vở, học trường nào, thi ngành gì đến cơm nước trong gia đình.
Cha tôi đã quá nhiều việc không thể cáng đán hết những việc như thế. Lên đại học, vì tai nạn trong lúc lao động, cha tôi vĩnh viễn không thể đi lại được, chỉ nằm yên bất động. Thực sự gia đình lâm vào tình cảnh khốn cùng, trong lúc 5 anh em chúng tôi đều đang đi học. Với niềm tin và nền tảng ý chí cha tôi đã hun đúc từ nhỏ "phải thoát khỏi cảnh nghèo, hy sinh đời bố cũng cố đời con, mình có thể nghèo về vật chất nhưng kiến thức, tinh thần không thế nghèo được" tôi vừa học vừa làm, tự trang trải cho cuôc sống của mình bằng rất nhiều công việc mà một sinh viên có thể làm.
Cũng may nhà nước có chính sách vay vốn dành cho sinh viên để trang trải học phí và sinh hoạt. Tôi nghĩ đây là một cơ sở tốt để các bạn sinh viên có thể tự tin nếu muốn tự lập. Các bạn sử dụng số tiền này như chính của các bạn và trong tương lai các bạn có công việc ổn đinh đi làm để trả nợ, giảm gánh nặng cho cha mẹ, không sao cả.
Hiện nay, tôi đang là sinh viên năm cuối trường đại học Bách Khoa TP.HCM, cũng sắp bước vào bươn chải với đời. Tôi vẫn thường nói với những đứa em ở chung ký túc xá với tôi rằng "sinh viên hãy kiếm một việc gì đó để làm". Mục đích là có thêm chi phí học hành, và cũng để tích góp kinh nghiệm, bây giờ sinh viên ra trường thiếu kỹ năng mềm và thiếu hoạt động xã hội nhiều lắm.
Tôi rất ngưỡng mộ những ai tự lực cánh sinh vươn lên bằng chính sức lực của mình. Tuy nhiên nói thế không phải là không cần sự hỗ trợ của người khác. Người xưa có câu "tự cứu rồi Trời cứu", hãy cứ làm hết sức mình có thể, muốn được người khác giúp thì hãy đứng vững trên đôi chân của mình đã. Tôi không có ý chê trách các bạn được cha mẹ bao bọc, lót đường đi nước bước.
Quanh tôi có rất nhiều bạn giàu có đi học với đầy đủ phương tiện: xe tay ga, điện thoại hạng sang, quần áo sành điều. Kể cả mua sẵn cho nhà cửa, đất đai để khi ra trường lập gia đình có chỗ ở. Tất cả điều từ tiền cha mẹ cả. So với tôi ra trường tay trắng với tài sản là gánh nặng gia đình và nợ nần chồng chất. Không sao cả. Nếu bạn có điều kiện hãy tận dụng nó cho tốt, xem nó là bàn đạp để tiến xa hơn.
Chỉ tiếc là nhiều bậc cha mẹ làm nhụt chí con cái, không còn chút ý chí phấn đấu. Nếu thương con hãy "dạy cho con cách câu cá chứ đừng chỉ cho cá mà thôi". Hãy cho con cái nền tảng kiến thức và để chúng tự xây dựng cuộc sống riêng của mình. Cha mẹ hãy đóng vai trò người cho lời khuyên. Tôi cho rằng các bạn nên tự lập khi các bạn nhận thấy rằng mình đủ khả năng. Các bạn đủ 18 tuổi đã có thể chịu trách nhiệm pháp lý và đủ khả năng để nhận biết đâu là đúng sai, tốt xấu, thiện ác...
Hãy tự lập bắt đầu từ những việc nhỏ nhất khi các bạn còn lệ thuộc gia đình.
Hồ Hạ Vũ
****************************************
Tự lập về mặt nào?
So sánh việc một sinh viên sống xa nhà và một người tách ra riêng (tự lập) là tương đối khập khiểng. Một mặt được chu cấp vật chất, một mặt phải tự kiếm sống. Chúng ta khi đi làm cũng đã thấy chuyện kiếm đồng tiền nó phức tạp thế nào, giải quyết những vấn đề phát sinh từ việc kiếm tiền cấu thành bao nhiêu % những "sự kiện" của một cuộc sống thực.
Vì thế tôi bỏ phiếu cho tự lập khi có thu nhập ổn định cho dù đó là tiền vay ngân hàng hay từ nguồn nào đó mà bạn phải trả nó bằng những con số cụ thể. Thứ khác, vấn đề này phụ thuộc vào độ tuổi tâm lý chứ không phải tuổi sinh lý, tôi không đặt ra là bạn 18 hay 20 hay 22 tuổi thì tự lập.
Về phía cha mẹ, tôi đồng ý với một số ý kiến nói về tâm lý Á Đông, phần lớn khá lo lắng trước những sự thay đổi như vậy. Tuy nhiên, chỉ cần suy ngược lại, lúc các cha mẹ bằng tuổi con mình hiện giờ thì thế nào, lấy độ tuổi trung bình các cha mẹ hiện giờ có con 20 tuổi là 48, tôi lấy ví dụ thế. Lúc các cha mẹ 20 tuổi, vào năm những 1982, nếu không bươn chải liệu họ có được như ngày hôm nay không? Rốt cuộc thì họ vẫn nuôi được con mình khôn lớn trong một giai đoạn rất khó khăn. Ý tôi là như vậy. Vậy nên tôi ủng hộ việc "ra riêng" với tất cả những bạn có khả năng nuôi được bản thân, kiểm soát được những vấn đề phát sinh từ đó. Dần dần chúng ta sẽ có một xã hội đầy những cá nhân tự lập, thông thoáng trong cách nghĩ từ đó thông thoáng mọi thứ.
Nguyễn Đình
**************************************
Nên tự lập
Mình đang là lưu học sinh sống xa nhà và hiện năm nay là năm cuối đại học, mình nghĩ 18 tuổi nên ra ngoài tự lập riêng, có thể là sớm hơn cũng được nếu mình cảm thấy mình có đủ khả năng. Tự lập là chuyện trước sau gì mình cũng phải làm, và hơn thế nữa tự lâp còn có thể thể hiện mình có trách nhiệm với gia đinh, đơn giản vì khi mình có khả năng lo cho mình trước thì mới nói đến chuyện lo cho gia đình, cho người khác sau.
Còn điều này nữa : chỉ có mình mới biết là mình muốn gì? sở trường của mình là gì?
Tự lập mới phát huy được hết khả năng của mình và là con đường dẫn đến thành công.
TRẦN THỊ BÍCH NGỌC
*************************************************
Sống riêng được
Theo mình nghĩ thì 20 tuổi đã hoàn toàn có thể ra sống riêng tốt rồi, dù đầu tiên thì có khó khăn, chật vật. Nhưng phải cố gắng và quyết tâm rồi cái gì cũng qua, chỉ cần sống tốt, sống có ích, sống tích cực là sẽ sống được đàng hoàng.
Những bạn sinh viên năm thứ nhất, thứ hai khi đó tuổi đời của họ mới 19-20 tuổi mà họ vẫn xa nhà đi học, tự đi làm dạy thêm để sống. Có bạn còn gửi tiền về cha mẹ phụ giúp gia đình đang gặp khó khăn.
20 tuổi là đã tự chịu trách nhiệm mọi hành vi trước pháp luật và đã được tham gia bầu cử cách đó hơn một năm rồi vì thế các bạn trẻ cũng phải tìm hướng mà tự lập, và cố gắng mà sống tự lập.
Nguyễn Hải Bình
*************************************
Hãy tự rèn mình trước khi bước vào đời
Có lẽ như bao ý kiến khác, tôi đồng ý với các bạn rằng chúng ta nên tự lập và mạnh dạn dám nghĩ, dám làm.
Nhưng trước hết bạn ạ, mình phải xác định một điều là mình có thể làm gì? Sẽ làm gì và làm như thế nào khi bước chân ra đi "tự lập"? Cuộc sống không đơn giản như trên phim ảnh hay trong những diễn đàn nào đó, có thể nó suôn sẻ và nhiều may mắn đối với ai đó nhưng cũng có thể sóng gió phong ba mà ta phải đương đầu. Vì vậy, mỗi chúng ta cần phải chuẩn bị cho mình một hành trang đầy đủ khi bước vào đời.
Không phải cứ có tiền hay một công việc ổn định là bạn có thể "ra ở riêng" mà trước tiên là bạn cần có một chút "bương chải" gọi là "tập sự". Đối với tôi, ngay từ khi còn nhỏ tôi đã có một hoàn cảnh không thuận lợi cho lắm khi cha tôi qua đời, lúc đó tôi mới 8 tuổi và mẹ tôi thì chỉ là một nông dân nghèo với mái nhà tranh vách đất ở một làng quê cũng không hơn gì.
Một đứa trẻ 8 tuổi thì chưa có thể nói là mình biết gì, hiểu gì về cuộc đời, nhưng có lẽ tôi cũng có chút gì cảm nhận. Lớn lên với một lý trí của cậu học trò nghèo sống nhờ gia đình anh chị khi mẹ không còn sức để trụ vững gia đình, một buổi đi học, một buổi phụ giúp anh chị kiếm sống qua ngày... bạn hiểu cái gì đến với tôi.
Ba lần suýt bỏ học vì kinh tế gia đình rồi tôi cũng cố gắng học xong đại học bằng chính nỗ lực nghèo khó. Cầm tấm bằng đại học trên tay rồi lại phải xếp vào góc khuất để rồi làm hồ sơ xin việc lao động phổ thông với tấm bằng cấp 3 mãi đến 2 năm sau tôi mới xin được việc mà tôi đang làm hiện nay với tấm bằng đại học.
Tôi không tự ra ở riêng nhưng cuộc đời "bắt" tôi ra ở riêng. Tôi lấy vợ rất sớm, khi mới có 24 tuổi cũng một lý do đơn giản là để cùng gắng sức xây dựng cuộc sống. Khi tôi cưới vợ chỉ có ba trăm ngàn tiền lương đủ trả tiền thuê phòng và vợ tôi nhận lương bảy trăm ngàn, chắt chiu gây dựng gia đình.
Cố lên! Câu đó tôi tự rèn mình từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Bạn phải rèn mình từ cái nhỏ nhất và cái đặc biệt nhất là tính kỷ luật cá nhân, đạo đức, lối sống, nó quyết định đến cuộc đời của bạn.
Chúc bạn may mắn ! Bạn tự hiểu bản thân mình, đó cũng là một may mắn rồi bạn ạ !
Xuân Cảnh
****************************************
Tự lập nhưng không tách biệt
Tôi nghĩ bạn nên sẵn sàng để bắt đầu một cuộc sống tự lập được rồi đấy! 20 là cái tuổi quá chín chắn đối với những bạn trẻ nơi tỉnh lẻ. Vì nếu bạn nào lên phố theo học các trường ĐH, CĐ, học nghề thì phải tự lập từ lúc 18 tuổi. Còn bạn nào không theo nghiệp học thì cũng phải tự bươn chải để vào đời rồi bạn ạ!
Tâm lý của những người làm cha làm mẹ thì ai chả vậy, con cái luôn luôn khờ dại bé bỏng trong mắt họ. Đặc biệt tâm lý của những người phương Đông ảnh hưởng tới quan niệm của bậc làm cha làm mẹ rất nhiều. Con cái phải được bao bọc che chở cho tới lúc lập gia đình, nhất là con cái những gia đình có điều kiện ở thành phố.
Mình nghĩ ba của bạn cũng vì quá lo lắng cho bạn nên mới có những phản ưng thái quá như thế. Bạn không nên tự ái vì lời nói của ba mà dẫn tới những hành động không đúng đắn sau này. Tuy nhiên tôi rất ủng hộ việc tự lập của bạn. Cuộc sống tự lập sẽ mang lại cho bạn rất nhiều thứ. Bạn hãy trải nghiệm và rút ra cho mình những bài học cuộc sống. Bạn sẽ thấy mình trưởng thành hẳn lên sau một thời gian làm chủ cuộc sống.
Bên cạnh đó chắc chắn bạn sẽ phải đối mặt với những cạm bẫy cuộc sống. Đó là những tệ nạn xã hội, những cám dỗ cuộc sống, đồng tiền. Bạn phải thận trọng. Nếu ở trọ gần nhà ba mẹ, bạn nên thường xuyên ghé thăm nhà để mọi người vẫn có cảm giác gần gũi nhau. Bạn nên tâm sự cùng ba mẹ, anh chị về công việc, việc học của mình để nhận từ họ những lời khuyên bổ ích. Mình chỉ muốn nói với bạn rằng tự lập không có nghĩa là tách biệt với gia đình.
Chúc bạn thành công và vui vẻ với gia đình nhé!
Thanh Sơn
**************************************
Tự lập không đơn giản
Bạn Tuấn Anh thân mến!
Trước hết tôi muốn bạn hiểu được cuộc sống tự lập của giới trẻ sẽ có sự khác nhau giữa các khu vực, từ đó mong bạn có được một suy nghĩ chín chắn hơn trước khi bước ra thế giới bên ngoài. Ở các nước phương Tây, ví dụ như ở Úc, pháp luật không quy định cụ thể về độ tuổi thanh thiếu niên có thể bắt đầu một cuộc sống tự lập hoàn toàn. Tuy nhiên, chính phủ cũng đưa ra đề xuất rằng thiếu niên trên 16 tuổi có thể sống độc lập.
Mặc dù vậy, cha mẹ các em vẫn phải có trách nhiệm cho tới khi các em đủ 18 tuổi, trừ phi các em đã lập gia đình có sự đồng ý của cha mẹ. Đối với những thiếu niên dưới 16 tuổi sống độc lập, luật pháp ở một số bang quy định các bậc phụ huynh cũng phải có trách nhiệm kiểm tra kĩ lưỡng mọi điều kiện như công việc, nơi ăn, chốn ở của các em để đảm bảo trong trường hợp khẩn cấp xảy ra, các em có được sự trợ giúp cần thiết. Nếu các em phải sống ở những nơi nguy hiểm, thiếu thốn thì cha mẹ họ có thể sẽ bị truy tố theo Bộ Luật Hình sự Úc.
Còn thực tế ở các nước phương Đông, mà cụ thể là ở nước Việt Nam, pháp luật chưa mấy quan tâm tới vấn đề này. Như vậy có nghĩa là khi bạn “dứt áo ra đi” là phải tự lập hoàn toàn. Xa gia đình, xa cha mẹ có nghĩa là bạn sẽ thiếu sự chỉ dạy bảo ban thường xuyên của những người đi trước. Không còn sự giám sát dẫn dắt nữa nên bạn rất dễ “lạc hướng”.
Theo kinh nghiệm của một người tự lập quá sớm như tôi, những cám dỗ mà bạn phải đối mặt thường xuyên đó là rượu chè, cờ bạc, thuốc lá, sex… Dù tôi đã cố giữ mình hết sức nhưng vẫn không tránh khỏi được một số cảm dỗ đó. Tôi phải tính toán lo lắng quá nhiều thứ, hơn nữa nỗi nhớ nhà, sự cô đơn đã đưa tôi đến với khói thuốc lá và trở thành “tín đồ” trung thành của những buổi nhậu nhẹt tiệc tùng. Mặc dù trước đó tôi nghĩ rằng sẽ không bao giờ đụng tới một điếu thuốc và chén rượu. Trong lúc đó bạn đang hoàn toàn có đủ điều kiện để sống cùng gia đình thì không biết tận hưởng.
Ở cái tuổi của bạn tất nhiên cái tôi rất lớn và luôn muốn tự khẳng định mình nhưng theo mình nghĩ tự lập không chỉ có cách ra khỏi nhà mới gọi là tự lập. Hơn nữa tôi thấy động cơ của bạn để ra ngoài cũng chưa chín chắn lắm. Tôi thấy mẹ của bạn đã rất đúng khi khuyên bạn: “ráng ở nhà thêm ít năm nữa!”.
Chúc bạn hạnh phúc bên gia đình.
Nguyễn Mậu Trường
***********************
Hãy bình tĩnh và kiên trì
Bạn trẻ thân mến!
Tôi hơn bạn khoảng 12 tuổi. Cách đây 10 năm tôi cũng đã từng nằm trong hoàn cảnh của bạn. Tôi cũng nghĩ như bạn. Và tôi cũng đã hành động như bạn. Tôi đã ra đi để ở riêng bất chấp sự phản đối của ba mẹ mình. Điều bạn suy nghĩ là đúng. Mỗi người trong chúng ta cần cuộc sống tự lập khi đã trưởng thành.
Nhưng việc đề cập đến nguyên nhân ra đi của bạn không thực sự là nghiêm túc mà nó xuất phát từ việc bạn hay bị rầy khi về khuya. Điều này thể hiện sự trẻ con của bạn và nó làm cho các bậc cha mẹ cảm thấy lo lắng cho con của mình. Giá như bạn đặt vấn đề một cách "người lớn" hơn thì có lẻ ba mẹ bạn cũng đã suy nghĩ lại.
Một điều nữa, bạn có hỏi "liệu chúng tôi có quyền ra khỏi nhà ở lứa tuổi này?", xin thưa rằng pháp luật sẽ đồng ý với bạn, ba mẹ bạn không thể ngăn cản được bạn cũng như tôi đã từng cương quyết ra đi. Nhưng sau này khi lập gia đình có con rồi, tôi mới hiểu tấm lòng của cha mẹ. Đối với ba mẹ, con cái dù bao nhiêu tuổi vẫn còn là nhỏ dại, đó là tâm lý chung bạn ạ! Bạn mới 18 tuổi, liệu bạn có vượt qua được những cám dỗ của cạm bẫy ngoài đời không? Và liệu lúc ấy ba mẹ bạn có thể phủi tay không chịu trách nhiệm gì về con mình không?
Có lẽ nền văn hóa phương Đông đã tạo cho chúng ta cách sống như trên, thay đổi nó không phải là chuyện một sớm một chiều, bạn hãy kiên trì và bình tĩnh một chút. Thuyết phục ba mẹ, tạo sự tin tưởng nơi ba mẹ tìm thời cơ thích hợp, tôi nghĩ ba mẹ chác hẳn sẽ đồng ý. Có cần vì một vấn đề không lớn lắm mà phá bỏ đi tình cảm gia đình không? Nói như vậy vì mặc dù cho việc ra đi của bản thân mình là đúng, tôi cũng có một điều ân hận mãi cho đến suốt đời.
Sau khi tôi ra đi, vì giận ba mẹ tôi đã không liên lạc gì với gia đình. Mẹ tôi lo lắng và đổ bệnh rồi mất. Ba tôi giận con không cho bà con thân tộc báo tin. Suốt 20 năm trời mẹ chăm chút cho tôi từng ly từng tý, nhưng tôi chính là nguyên nhân làm bà mất và khi bà nằm xuống tôi đã không được nhìn thấy mặt lần sau cùng.
Mong bạn hãy cân nhắc, không phải việc gì cũng lấy cái lý mà tranh cải được. Cái tình của người Việt Nam mình nó vậy mà. Hy vọng bạn đừng đi theo vết xe đổ của tôi.
Lê Công Minh
*****************************************
Bạn có biết đi xe đạp nếu không té ngã lần nào khi tập đạp?
Hiện tại tôi cũng lâm vào hoàn cảnh tương tự của bạn Tuấn Anh. Tôi vừa mới trúng tuyển vào đại học Luật. Nhà tôi ở quận Bình Tân, khá xa trường nên tôi muốn chuyển về sống ở gần trường cho tiện việc đi lại và học tập. Người thân của tôi cũng có nhà ở trên Q.7, rất gần với nơi học.
Tuy nhiên ý định này của tôi vấp phải sự hoài nghi thậm chí là phản đối từ phía gia đình, và người phản đối mạnh nhất là mẹ tôi. Cũng giống như Tuấn Anh, mọi hành động và cử chỉ của tôi đều bị giám sát gắt gao. Mẹ tôi rất hay nói, nói liên tu bất tận, dù việc có lớn bé đến đâu.
Dường như mẹ tôi không thấy được rằng việc này gây ra sự phiền toái cho tôi và người thân xung quanh nên vẫn cứ mặc sức nói suốt vì nghĩ rằng mình có quyền làm vậy.
Mẹ tôi ngày xưa cũng từng phải xa nhà đi học, cũng từng phải trải qua những thất bại rồi mới thành công như bây giờ. Việc tôi làm bây giờ chẳng ngoài mục đích tự học bằng chính sức mình và tự tìm kiếm kinh nghiệm riêng cho bản thân. Vậy mà mẹ tôi không chịu hiểu. Với bà thì mọi hành động trái lời là sự hỗn láo, kiểu như "khỏi vòng cong đuôi" mà không chịu nhìn nhận hết vấn đề.
Tôi không muốn xa gia đình. Tôi chỉ muốn có một không gian sống riêng tự lo cho bản thân mình. Nếu gia đình thực sự lo lằng và mong muốn điều tốt đẹp cho tôi thì có thể hỗ trợ phần nào đó cho tôi, chứ đừng ép tôi phải sống theo sự sắp đặt.
Bài học tập xe đạp luôn luôn mới trong mọi thời đại, có vấp ngã rồi thì mới thành công. Thử hỏi bạn có thể biết đi không khi mà chưa bị ngã lần nào?
Đỗ Trần Thái Bảo
****************************************
Đây là việc làm không cần thiết !!!
Tôi là sinh viên năm 4, sống xa nhà và tôi thường hay so sánh cuộc sống giữa những bạn sinh viên xa nhà với các bạn sống ở thành phố và thấy rằng các bạn sống ở thành phố cũng không thua kém gì về mặt kinh nghiệm cuộc sống như chúng tôi.
Việc va chạm với xã hội bên ngoài đâu phải chỉ qua việc ra ở một phòng trọ cùng những người khác. Đó hoàn toàn có thể là những hoạt động xã hội mà bạn có thể tham gia, các công việc trong môi trường tiếp xúc nhiều, việc học hành và đi chơi cùng bạn bè... Mọi người hay nói ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn và khuyên bạn nên tự lập sớm, nhưng trong trường hợp này tôi thấy bạn muốn ra ở riêng phần nhiều là để bạn có thể tự do đi lại mà không phải chịu sự quản lý của ba mẹ hơn.
Tự do đi lại cho nhiều việc, có thể là học tập nhưng cũng có thể là để đi chơi với bạn bè, hoặc là những cuộc vui không lành mạnh vào những khoảng thời gian bị cấm. Những lời này có lẽ là không làm thay đổi được ý kiến của bạn, nhưng hy vọng mọi người có thể có một hướng nhìn khác về vấn đề này.
Ngô Trí Viễn
*************************************
Hằng năm có bao nhiêu bạn trẻ 18 tuổi bắt đầu sống xa gia đình?
Bạn thử suy nghĩ trả lời câu hỏi này chính xác và thấy rằng việc sống xa gia đình từ năm 18 tuổi là bình thường.
Bắt đầu từ năm học mới này, rất nhiều bạn sinh viên từ các tỉnh xa phải đổ về thành phố sinh sống học tập. Con số chính xác tôi không thể thống kê, nhưng chắc chắn là rất nhiều. Họ phải lo toan cuộc sống mới, xa gia đình, phải lo chuyện nhà trọ, chuyện đi lại ở nơi xa lạ, bạn bè mới, hàng xóm mới, văn hoá ứng xử mới... Nhưng rồi đa số các bạn đó vẫn vượt qua được, sống và học tập vẫn tốt. Một số ít không vượt qua được ..... Nhưng phần đông vẫn vượt qua được, nếu không thì sẽ không có bậc cha mẹ nào ở quê dám cho con lên thành phố học tập nữa.
Do đó tôi có thể nói việc sống xa nhà là bình thường, rất bình thường. Không phải đợi đến 20 tuổi mà ở tuổi 18 thì việc này đã xảy ra trên quy mô lớn rồi, mấy chục năm nay rồi.
Nhiều bạn đặt câu hỏi: Bạn có CHẮC CHẮN sẽ làm gia đình tự hào, không buồn phiền về mình. Theo tôi câu hỏi này là sai. Bạn không thể chắc chắn được điều gì sẽ xảy ra trong xã hội. Bạn chỉ có thể cố gắng hết sức mình. Ngay cả khi ở nhà, bạn cũng không chắc chắn là bạn sẽ làm gia đình tự hào, không buồn phiền. Vậy sao bạn lại đặt ra yêu cầu đó khi bạn ra sống nơi khác? Đòi hỏi đó là không phù hợp.
Khi ra sống riêng, bạn chuốc lấy cái rủi ro để được trưởng thành. Khi ở chung với gia đình, bạn hy sinh kinh nghiệm sống để lấy sự an toàn. Tất cả tùy thuộc vào bạn, nhưng tôi nhấn mạnh rằng, sống riêng, xa gia đình không có gì là ghê gớm. Hàng trăm ngàn sinh viên vẫn làm vậy hàng năm đó thôi.
Vinh Nguyên
****************************************
Cuộc sống tự lập sẽ giúp bạn trưởng thành hơn
Bạn Tuấn Anh ơi!
Ở bất cứ đâu trên thế giới, cha mẹ nào chẳng mừng khi thấy con mình trưởng thành, có ý thức tự lập. Chỉ có điều các bậc phụ huynh ở VN không có suy nghĩ “thoáng” như phương Tây vì nếp sống gia đình, truyền thống dân tộc và các điều kiện về mọi mặt của ta khác xa họ. Riêng với bạn, là một con út trong gia đình êm ấm, hẳn bạn được chiều chuộng, được chăm lo cho mọi việc. Do đó, cha mẹ rất lo lắng khi bạn ra ở riêng khi cuộc sống tự lập có vô số những việc không tên mà bạn phải tự lo cho mình.
Tôi năm nay cũng 22 tuổi, từ quê lên Sài Gòn và đi làm được 4 năm nay. Ngày đầu tiên ba mẹ cũng lo lắng và khuyên tôi nên ở nhà cho “lớn” thêm chút nữa rồi đi. Nhưng tôi xin ba mẹ cho đi bằng được và bây giờ tôi không hối tiếc vì điều đó. Ở tuổi 20 là quá đẹp cho việc khởi đầu cuộc sống tự lập. Bạn hãy làm những gì mình thích. Cuộc sống tự lập sẽ cho bạn biết bao điều mới mẻ, có cả niềm vui, nỗi buồn, cái tốt - xấu lẫn lộn sẽ cho bạn trưởng thành hơn.
Điều quan trọng là bạn hãy làm cha mẹ an tâm. Bạn hãy cố gắng làm việc thật tốt và cũng đừng bỏ bê việc học. Hãy “chấp nhận” những điều kiện của mẹ vì lúc nào mẹ chẳng là người lo lắng cho con nhất. Cố gắng tránh xa mọi cám dỗ bạn nhé.
Chúc bạn hạnh phúc.
THUẬN TUẤN
************************************
Hoàn toàn có thể!
Bạn Tuấn Anh thân mến!
Tôi thấy điều bạn đang băn khoăn nhất là ở tuổi 20, bạn đã có thể ra khỏi nhà hay chưa? Nếu bạn hỏi tôi điều đó, tôi sẽ nói là: Hoàn toàn có thể! Mỗi năm có hàng triệu bạn trẻ 18, 19 tuổi sống xa nhà để theo học nghề, học đại học và hàng triệu những bạn còn nhỏ tuổi hơn thế rời quê lên các khu công nghiệp, khu chế xuất làm công nhân.
20 tuổi là độ tuổi đánh dấu sự trưởng thành của mỗi con người, tuy chưa đạt độ chín chắn nhưng lúc đó, chúng ta không còn là con trẻ nữa. Nếu bạn rời khỏi nhà để tiện bề cho việc chơi bời hư hỏng thì thật đáng trách, còn nếu mục đích của bạn là để tiện lợi cho việc vừa học, vừa làm thì có gì sai trái?
Theo tôi, những lo lắng của cha mẹ và người thân dành cho bạn mới chính là những nỗi trăn trở nhất trong tâm trí bạn bây giờ. Bạn là con út trong một gia đình hạnh phúc, từ bé đến lớn được cha mẹ chăm lo mọi thứ, nay tự dưng “đòi” ra ở riêng, tất nhiên sẽ gây “sốc” cho mọi người. Hơn ai hết, cha mẹ hiểu cuộc sống tự lập sẽ vất vả thế nào, từ những việc nhỏ nhất bạn phải tự lo cho mình. Cha mẹ nào mà muốn con mình vất vả?
Bạn đã quyết tâm ra ở riêng, tôi rất ủng hộ bạn. Có thể người thân trong gia đình sẽ “giận” bạn một thời gian đơn giản vì....họ rất yêu thương bạn.
Bạn hãy chuẩn bị tâm lý đón chào cuộc sống mới, từ từ bạn sẽ quen với nó. Hãy thường xuyên gọi điện hỏi thăm cha mẹ, anh chị. Cuối tuần hãy về sum họp gia đình và “báo cáo” những thành quả tốt của việc học tập, làm thêm của bạn. Cha mẹ nào chẳng hạnh phúc và yên tâm khi thấy con mình trưởng thành và hiếu thảo như thế phải không bạn?
Chúc bạn hạnh phúc với cuộc sống mới!
LÊ MẠNH
*******************************************
Nên quý trọng những gì mình đang có
Chào bạn,
Mình 22 tuổi, đã đi làm, và hiện cũng sống xa gia đình (Giới thiệu vậy để dễ nói chuyện nhỉ). Mình thấy mọi người khuyên bạn đã nhiều, động viên có mà cản ngăn cũng có, chắc bạn cũng rối.
Mình chỉ muốn nói đơn giản thôi, rằng thường người ta không biết quý trọng những gì mình đang có. Mình là sinh viên tỉnh lẻ, năm 18 tuổi từng hăm hở hát vang bài ca tự do-xách vali ra khỏi nhà. Và chỉ một tuần sau đó đã bật khóc nức nở vì cảm giác cô đơn khi đau ốm một mình nơi đất lạ, chẳng còn bàn tay mẹ ân cần chăm nom. (Thế mà khi còn ở nhà, mỗi khi mẹ đến rờ trán và giục mình uống thuốc, mình lại gắt om sòm lên).
Sẽ còn rất nhiều, rất nhiều trải nghiệm kèm nuối tiếc và ân hận mà chỉ khi sống xa gia đình, bạn mới nhận thấy. Mình không phủ nhận điều đó làm ta trưởng thành hơn, nhưng trưởng thành ở góc độ BIẾT THƯƠNG YÊU CHA MẸ VÀ TRÂN TRỌNG CUỘC SỐNG GIA ĐÌNH HƠN.
Vậy, rốt cục, mình khuyên bạn, hãy cứ ra riêng đi, bạn sẽ thấy mình được gì và mất gì (Chứ nếu ở nhà mà trong đầu chỉ một mực tơ tưởng đến giấc mơ tự do, bạn sẽ chẳng bao giờ nhận cái gì là quý giá). Rồi cách này hay cách khác, bạn cũng sẽ phải "quay về". Vấn đề ở đây không phải là chứng minh ai đúng ai sai. Thôi thì cứ ra riêng, nhưng hãy làm sao nhẹ nhàng một chút.
Và thân chúc bạn sẽ tìm ra kho báu của cuộc đời mình một cách ngọt ngào nhất.
Nguyễn Hà Phương
*************************************************
20 tuổi có thể ra sống riêng?
Người ta thường nói: "Cuộc đời của chúng ta do chúng ta quyết định". Đó là khi chúng ta trưởng thành sống không phụ thuộc vào gia đình và cha mẹ nữa... Đó là lúc chúng ta có thể làm việc tự nuôi sống bản thân mình..nghĩa là chúng ta tự lập do chính bản thân mình.
Cuộc sống không đơn giản như chúng ta nghĩ nhưng tự lập là một điều hết sức cần thiết đối với mỗi con người chúng ta. Em hãy bản lĩnh chứng tỏ cho cha mẹ rằng: "Con có thể làm việc và tự nuôi sống bản thân mình nhưng con sẽ không bao giờ quên công lao sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ và con luôn luôn nhớ về gia đình mình".
Gia đình là một chỗ dựa vững chắc nhất đó em, những lúc em cảm thấy bế tắc và mệt mỏi em hãy trở về với gia đình mình... mọi người sẽ sẵn sàng đón nhận em.
Hãy tự lập: Đó là hai từ anh thích đấy. Anh đã sống xa gia đình từ năm lớp 9, từ đó bản tính tự lập của anh rất cao, anh sẽ dần nhận ra mình phải làm gì. Tự thu xếp và biết cách đối phó với những nghịch cảnh của cuộc đời, đến khi anh vào đại học anh đã đủ bản lĩnh tự nuôi sống bản thân mình, đôi khi cũng nhờ sự giúp đỡ của cha mẹ về khoảng tiền học phí chứ.....
Anh ủng hộ em, cha mẹ em sẽ hiểu và em hãy chứng tỏ cho ba mẹ của em là em đã đủ bản lĩnh của một công dân trưởng thành. Cuộc sống muôn màu..nhiều cạm bẫy, lắm chông gai, nhưng nó cũng thật là thú vị khi chúng ta chấp nhận và đương đầu với nó.
Và nhân tiện ở đây tôi muốn nhắn với tất cả bậc phụ huynh: "Hãy tập cho trẻ sống tự lập từ nhỏ, từ đó trẻ sẽ học tập tốt hơn, nghiêm khắc với bản thân trẻ hơn. Hãy dạy cho trẻ kỷ năng sống, từ đó giá trị sống của trẻ sẽ cảm nhận một cách tích cực hơn, nhân văn hơn".
Bạn thành nhân rồi bạn sẽ thành công!
Ke Ju
**********************************
Tự lập không có gì sai
Nói thật, tôi thấy bạn rất đáng phục, nhưng suy nghĩ của những ông bà mẹ VN hiện nay cũng không phải ai cũng đồng tình và chả mấy ai muốn "cục cưng" của mình chịu cực. Họ sẽ xem đó là ý nghĩ bồng bột, bướng bỉnh của 1 đứa con ko nghe lời!
Tôi cũng sống xa nhà, ba mẹ tôi cũng rất lo, nhưng vì việc học nên tôi muốn tự lập, ba mẹ không muốn cho làm sợ ảnh hưởng tới học tập và sức khỏe. Nhưng nếu thật sự công việc của bạn phù hợp và ko làm ảnh hưởng gì tới học tập thì hãy minh chứng cho ba mẹ và gia đình của mình thấy!
Sồng tự lập sẽ cho bạn những kỹ năng sống, cái khó của đồng tiền mình tạo ra.
Lúc trước tôi thiếu tiền cứ xin ba mẹ, nhưng khi tôi làm ra được nó thì thấy "đổ mồ hôi sót con mắt" chứ chẳng chơi! Ở các bạn trẻ, tự lập còn nhiều thứ để khám phá!
Thật sự bạn có ý chí tự lập thì hãy khám phá bản thân và cuộc đời chứ đừng theo kiểu "ra riêng cho địch nó khiếp sợ mà ôm cục nợ vào thân" của 1 số bạn trẻ chỉ muốn "chứng tỏ". Cha mẹ cũng nên cho con cái sự lựa chọn hướng đi cho bản thân của mình!
Hai Cù Nèo
*************************************
Chuyện này nên làm
Gửi bạn trẻ!
Tôi nghĩ bạn đang có 1 quyết định rất đúng đắn. Việc gia đình bạn lo ngại bạn ra "sống riêng" là vì họ luôn nghĩ rằng bên ngoài xã hội có rất nhiều phức tạp, rất nhiều cạm bẫy đối với 1 "cậu bé", có thể ở nhà bạn vẫn được gọi như thế. Tôi nghĩ việc quan trọng bây giờ của bạn là phải làm cho người thân của mình tin ở bạn, tin rằng bạn sẽ làm được nhiều điều hơn họ nghĩ. Và việc "sống riêng" vì mục đích tự lập là nên làm. Vì bạn thấy đó, đa số các bạn ở các vùng quê, khi bước chân vào giảng đường đại học là họ đã phải chấp nhận cuộc sống xa nhà, xa người thân và mọi thứ đều phải tự lập. Và đa số trong số đó, họ đã thành công.
Tôi nghĩ bạn đã may mắn hơn tôi là 20 tuổi bạn vẫn có quyền chọn lựa là "sống riêng" hay không, vì năm 18 tuổi tôi đã phải xa người thân, xa gia đình để đi học đại học cách nhà gần 2000km (tôi quê ngoài Bắc nhưng học ĐH trong này), ngày đó kinh tế còn khó khăn mỗi năm chỉ có được về thăm nhà 1 lần vào dịp tết bằng ô tô. Cuộc sống tự lập, xa gia đình trong suốt 5 năm Đại học đã dạy cho tôi được nhiều điều và đã làm tôi lớn lên rất nhiều trong suy nghĩ.
Tôi tin bạn sẽ làm được nhiều điều hơn thế! Cố lên bạn nhé!
HẢI LƯU
**********************************
Một quyết định đúng cần sự dẫn đường của lý trí
20 tuổi, nghĩa là bạn đã đủ tuổi công dân, được công nhận là "lớn" của pháp luật. Nhưng trong mắt bố mẹ, bạn vẫn còn là một cậu con trai ăn chưa no lo chưa tới. Bạn không phải là người đầu tiên muốn ra ngoài tự lập. Mà những bạn trẻ như tôi cũng đang chập chững lớn lên không có cha mẹ bên cạnh, chật vật với cuộc sống sinh viên xa quê. Và cuộc sống xa nhà đó cho tôi nhiều bài hoc cuộc đời đáng quý. Nhưng, có sự lớn lên cũng có sự mất mát. Đó là hai mặt của cuộc sống này.
Tôi nghĩ, bạn nên suy nghĩ vấn đề thật chín chắn. Tương lai của bạn còn dài, nhưng cha mẹ của bạn thì sẽ không thể sống trọn đời bên bạn. Hãy giữ những gì thật chặt trong vòng tay mình khi còn có thể. Tôi trân trọng quyết định của bạn. Đi hay ở là quyền của riêng bạn. Tôi chỉ xin tặng bạn hai câu thơ: "Ai còn Mẹ xin đừng làm Mẹ khóc. Đừng để buồn lên mắt Mẹ nghe không"
Nguyễn Thị Trâm Anh
**************************************
Nên cân nhắc và lắng nghe bản thân nhiều hơn
Tuấn Anh thân mến, năm nay mình 21 tuổi và cũng rất băn khoăn trước ý định ra riêng sống tự lập. Chuyện chi tiêu 1 tháng không phải là vấn đề đang lo ngại khi mình (và cả bạn) đều có thể có nguồn thu kha khá. Chuyện mà mình muốn nói tới đó là thái độ của mình đối với gia đình.
Mình cũng đang trong hoàn cảnh như bạn, cảm thấy rất khó khăn khi ở chung trong gia đình có ba thế hệ, mình có cảm giác như gia đình không còn là nơi tương trợ nữa mà chỉ là nơi kềm hãm khả năng của mình!
Song, nghĩ lại, lại thấy khi ra riêng lại có nhiều thứ không ổn! Khi đọc đoạn đầu tâm sự của bạn, mình nghĩ mình đã hiểu rất rõ hoàn cảnh của bạn!
Bạn đã xem xét mọi thứ thấu đáo chưa? Bạn và cậu bạn thân sẽ có thể ở riêng được với nhau trong khoảng bao lâu? Rồi bạn có dự trù tới những trường hợp khác không?
Hiện tại mình đang làm rất chi tiết bảng chi tiêu trong vòng 1 tháng của mình, mình kiếm được bao nhiêu trong 1 tháng, chi xài vào những việc gì? Bao nhiêu? Rồi mình tích lũy được bao nhiêu? Mình hy vọng cách làm này là một bước chuẩn bị để khi ra ở riêng mình sẽ tự tin và vững vàng hơn.
Chúc bạn có được 1 quyết định đúng đắn!
NGUYỄN BÌNH NGUYÊN
*********************************************
Cố lên
Trước hết mình xin được chia sẻ nỗi ray rức trong bạn. Mình cũng là một sinh viên ở địa phương khác vào Sài thành để tự tìm con đường tương lai cho mình. Với những sinh viên như mình thì việc tự sống độc lập, không còn sự đùm bọc, che chở của gia đình gần như là một điều bắt buộc rồi.
Mình nghĩ tất cả cha mẹ đều thương con ,chẳng ai muốn con mình gặp phải bất kì nguy hiểm nào cả. Đặc biệt, với bạn, có thể bạn là dân TP.HCM, hoặc ít ra cũng là một tỉnh giáp ranh, không xa trường, đúng không? Như vậy,cái ý thức cho con mình tự thân vận động, sống độc lập, khi vẫn còn nằm trong sự che chở của gia đình, đối với cha mẹ bạn thật sự là một điều mà họ chưa chuẩn bị được.
Với lại, phong cách sống tam đại đồng đường, một lối sống rất đẹp của người VN mình, mang hơi hấn của phong kiến, nên cũng không trách ba mẹ và người nhà bạn được. Bạn thì khác, một đại diện cho lớp trẻ, cho những con người của thế hệ mới, dễ dàng tiếp cận những cái mới...
Vấn đề ở đây là sau khi được sự đồng ý cho ra riêng của cha mẹ, bạn phải sống thế nào để cha mẹ phải tâm phục quyết định, ý chí của thằng con trai ngoan cố của mình!!! Đừng sa đà quá, hãy thể hiện bản lãnh của mình. Như thế, không chỉ cha mẹ bạn vui, hãnh diện, mà có thể bạn đã đánh tiếng, làm một tấm gương cho các bậc phụ huynh khác như trường hợp của bạn xem và suy nghĩ!
Vậy cố lên! Chúc bạn may mắn và thành công!
Sir MB_Q
**************************************
Một cuộc đàm phán thực thụ
Bạn Tuấn Anh mến!
Tôi hoàn toàn ủng hộ ý nghĩ tự lập của bạn. Nhưng để thuyết phục được cha mẹ cho phép bạn ra riêng, theo tôi bạn cần xác định các vấn đề:
1. Mục tiêu của bạn là gì khi ra tự lập? Kế hoạch cụ thể như thế nào? Bạn cần viết ra thật cụ thể và chi tiết. Trước tiên là cho mình đọc và ghi nhớ để làm theo. Sau đó là để trình bày cùng ba mẹ. Bạn có cam kết sẽ kiên định với mục tiêu đó không? Kế hoạch thì có thể thay đổi cho phù hợp với thực tế.
2. Tại sao ba mẹ ngăn cản bạn? Cần liệt kê ra càng nhiều lý do càng tốt. Ví dụ: Thương bạn, sợ bạn chưa đủ lớn, kế hoạch bạn không thuyết phục...
3. Làm thế nào để ba mẹ đồng ý? Điều này hoàn toàn nằm ở bản thân bạn. Hoàn toàn phụ thuộc vào bạn đấy nhé! Hãy nghĩ như như một nhà đám phán thực thụ. Cuộc sống tự lập của bạn sẽ còn gặp nhiều người khó chịu, ít thương bạn và khó thuyết phục hơn ba mẹ của bạn nhiều.
4. Hãy đặt mình vào vị trí của ba mẹ để hiểu được tình cảm và tâm tư ba mẹ đang dành cho bạn. Sau này bạn cũng phải đặt mình vào vị trí của người khác còn thường xuyên hơn gấp bội lần. Vì sao? Vì bạn tự lập nghĩa là bạn chỉ có một mình trong nhiều tình huống đàm phán.
5. Khi tự lập phải đảm bảo với ba mẹ rằng bạn là cha mẹ của chính bạn. Đầu tiên là tình cảm. Hai là trong vai trò quản lý, dạy dỗ con cái. Ba là thời gian chăm sóc. Hãy để ý kỹ đến vấn đề thứ ba, những lúc bạn phải tự chăm sóc mình sẽ vất vả, mệt mỏi, bất tiện như thế nào? Nếu ở cùng ba mẹ, người làm việc đó không phải là bạn. Bạn sẽ hiểu được ba mẹ thương bạn ra sao. Khi đứng trước các cám dỗ, bạn có thực sự quản lý và răn mình như ba mẹ đã, đang và sẽ làm hay không?
Vấn đề thứ 5 là vấn đề khó nhất và nói lên được bạn trưởng thành trong suy nghĩ. Đó sẽ là cơ sở để bạn thành công sau này!
Chúc bạn đàm phán thành công!
TRẦN THÀNH NGUYÊN
************************************
Ra riêng để học nhiều bài học
Mình thấy 20 tuổi ra ngoài sống tự lập là tốt rồi. Hơn nữa bạn là con trai, cần phải biết tự lập sớm hơn nữa là đằng khác. Biết rằng không có cha mẹ nào lại muốn con mình ra khỏi vòng tay của mình sớm, nhưng cũng chẳng có bậc phụ huynh nào lại muốn con mình thiếu kỹ năng sống.
Mình xa nhà, tính tới bây giờ đã được bảy năm rồi. Việc tự tính toán chi tiêu mình đã phải biết ngay từ hồi mình học xong lớp 9. Cho dù mình chưa va chạm nhiều với cuộc sống, thu nhập tự mình kiếm được vẫn nho nhỏ thôi, nhưng thời gian sống xa gia đình đã mang lại cho mình rất nhiều bài học.
Mặc dù khi sống xa gia đình, bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn, dễ đối diện với những cạm bẫy của xã hội, nhưng nếu vấp ngã từ bây giờ mình còn có thời gian để khắc phục, chứ nếu sau này thì liệu có được không?
Mình rất ủng hộ bạn về quyết định này, chúc bạn sẽ có đủ nghị lực để vượt qua những thử thách của cuộc sống.
Chúc bạn thuyết phục ba mẹ của bạn đồng ý.
THANH TUYỀN
*****************************************
Cần xác định rõ động cơ
Việc ra riêng là rất bình thường, khi đủ 18 tuổi thì đã có quyền công dân và tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Tuy nhiên, điều cần nói ở đây là động cơ của việc ra riêng đó là gì.
Nếu như bạn đã nói: "Sống chung với ba mẹ thì mỗi lần về khuya hoặc đi đứng bất thường hay bị ba mẹ cằn nhằn, đi thưa về trình rất rắc rối" - thì mục đích của việc ra riêng chỉ là để được tự do không bị ai nhìn ngó, quản lý mình. Nếu đúng như vậy thì bạn cần suy nghĩ cẩn thận, và việc ra riêng như thế e không phải vì muốn tự lập....
L.T.S
Tuổi Trẻ
0 nhận xét:
Đăng nhận xét