Hiển thị các bài đăng có nhãn Gia đình. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Gia đình. Hiển thị tất cả bài đăng

Lá thư từ thiên đường

Khi bạn mất đi một ai đó và bạn nghĩ rằng bạn đã dành cho người đó nhiều tình cảm hơn người đó dành cho bạn, thì khi họ mất đi, họ sẽ là người bị mất mát nhiều nhất.

***

Sally vội vã tiến đến cửa phòng cấp cứu khi thấy cánh cửa bên trong mở ra. Sally hỏi vị bác sĩ: "Con trai của tôi thế nào rồi... Thằng bé sẽ ổn chứ?... Tôi có thể nhìn nó ngay bây giờ không!..." Vị bác sĩ trả lời từ tốn

"Tôi rất lấy làm tiếc, chúng tôi đã làm hết sức mình có thể!"

Sally tự hỏi với lòng mình "Tại sao những đứa trẻ có thể chịu được căn bệnh ung thư, Chúa hầu như không ngó ngàng đến chúng sao. Chúa, người ở đâu trong khi con trai con lúc này cần một đặc ân của người!"

Vị bác sĩ trả lời bên cạnh Sally: "Ít phút nữa sẽ có ý tá đưa chị vào thăm cháu bé, trước khi chúng tôi chuyển cháu đi."

Sally muốn nói với người y tá rằng cô muốn ngay lúc này được gặp mặt con trai bé bỏng của cô để nói lời tạm biệt cậu bé, trước khi không còn dịp nào để có thể nhìn thấy cậu bé nữa.



Sally đưa nhanh những ngón tay của mình lên mái tóc còn bối rối. "Bà đã chuẩn bị mang bao trùm tóc chưa..." người y tá nói. Sally nhanh chóng nhận bao trùm tóc dành cho người thăm bệnh lên đầu, vừa trùm tóc xong Sally khẽ nói: "Jimmy đã từng có ý nghĩ sẽ hiến thân xác của mình cho trường đại học y. Thằng bé bảo rằng như thế sẽ có lúc giúp được cho một ai đó, và đó là điều thằng bé muốn.

Câu trả lời đầu tiên của tôi là không thể, nhưng Jimmy nói với tôi rằng "Mẹ à, con muốn mình trở nên có ích ngay cả khi con không còn sống nữa, có thể điều đó sẽ giúp được cho một cậu bé cô bé nào giống như con để bạn ấy có thêm thời gian sống với gia đình của bạn ấy!"

Sally bảo rằng: "Jimmy của tôi là một cậu bé có trái tim bằng vàng, thằng bé luôn luôn nghĩ đến người khác, luôn muốn giúp đỡ những mọi người bằng một cách nào đó khi thằng bé có thể"

Sally từ từ bước chậm rãi đến phòng bệnh nhi lần cuối sau khi cô đã từng túc trực tại nơi này hơn 6 tháng ròng. Cô ngồi lên chiếc giường bệnh của Jimmy và thu dọn những món đồ chơi của Jimmy cho vào túi. Cô lẳng lặng xách chiếc túi nhỏ cho vào băng ghế của chiếc xe và từ từ lăn bánh. Bệnh viện lùi dần về phía xa như thể cô càng chạy xa bệnh viện chỉ còn như một cái chấm nhỏ nhoi. Sally không hề quay đầu lại nhìn, cô sợ mình lại trở đầu xe và chạy đến Jimmy một lần nữa.

Sally lái xe về nhà một cách khó nhọc và hầu như càng khó hơn khi bước chân vào nhà. Một cảm giác trống rỗng khiến cho Sally buốt tim. Cô mang chiếc túi đựng đồ chơi từ bệnh viện của Jimmy về phòng, và để mọi thứ bày biện đúng như khi Jimmy vẫn còn ở nhà, chiếc xe đồ chơi cứu hỏa được để góc kệ sách. Rồi Sally ngồi xụp xuống bên chiếc giường của Jimmy, cô ôm ghì chiếc
gối của Jimmy vào lòng và nước mắt cứ lặng lẽ tuôn rơi.



Sally tỉnh giấc vào khoảng nửa đêm và nằm dài trên giường bỗng một lá thư rơi ra từ chiếc gối. Cô nhặt nó lên và đọc

"Mẹ ơi!

Con biết rồi mẹ sẽ rất nhớ con, nhưng mẹ đừng bao giờ nghĩ rằng con sẽ quên mẹ hoặc con không còn yêu mẹ nữa, bởi vì dù con không còn ở cạnh mẹ để nói con yêu mẹ rất nhiều.

Con luôn nghĩ đến mẹ mỗi ngày và con luôn muốn yêu mẹ mỗi ngày mỗi nhiều hơn. Một ngày nào đó mẹ với con sẽ được gặp lại nhau. Mẹ à, nếu mẹ muốn những đứa trẻ giống con không thấy cô đơn và buồn chán, mẹ hãy cho các bạn ấy phòng của con, cho các bạn ấy những món đồ chơi con đã từng chơi. Hoặc nếu như mẹ mang các món đồ chơi của con cho một bé gái nào đấy, bạn ấy sẽ không thể nào chơi những món đồ chơi của bọn con trai chúng con, lúc ấy mẹ nên mua cho bạn ấy một con búp bê hay món đồ chơi mà bạn ấy thích.

Mẹ đừng buồn khi nghĩ về con mẹ nhé, nơi này thực sự rất tuyệt. Ông và bà sẽ gặp con sớm thôi nếu con đã có mặt ở đây và chạy vòng quanh nhìn ngắm mọi nơi, nhưng hẳn là sẽ không lâu nữa đâu. Các thiên thần rất thân thiện và con rất thích nhìn họ bay lơ lửng trên cao.

Con mãi yêu mẹ

Jimmy của mẹ."

Khi bạn mất đi một ai đó và bạn nghĩ rằng bạn đã dành cho người đó nhiều tình cảm hơn người đó dành cho bạn, thì khi họ mất đi, họ sẽ là người bị mất mát nhiều nhất.



Vào một lúc nào đó bạn sẽ có thể lại yêu ai đấy theo cách mà bạn đã yêu người đấy, nhưng vĩnh viễn sẽ không có ai có thể yêu người ấy như bạn đã yêu.

Giáng sinh ấm áp

Andy ngồi trên tuyết, cậu bé thấy lạnh hơn từng giây một. Andy không đi ủng - thứ mà người ta vẫn thường đi trên tuyết vào mùa đông. Cậu bé không thích ủng và dù sao cậu bé vẫn không có ủng cơ mà. Đôi giày vải, mỏng dính, mòn vẹt mà Andy đang mang đã có vài lỗ thủng và chúng không thể làm được việc là giữ ấm cho đôi chân cậu bé.

***

Andy đã ngồi trên tuyết thật là lâu rồi. Và dù cố đến mấy, cậu bé vẫn không thể nghĩ ra được món quà Giáng sinh cho Mẹ. Cậu bé buồn bã lắc đầu: " Vô ích thôi, dù rằng mình có nghĩ ra món quà gì, mình cũng không có tiền mà ."

Từ khi bố Andy mất 3 năm về trước, gia đình cậu bé suy sụp nặng nề. Ban đêm Mẹ cậu làm việc ở bệnh viện, nhưng với đồng lương ít ỏi chỉ đủ mấy mẹ con sống tạm qua ngày. Chúng còn nhỏ lắm, chẳng biết có nghĩ ra món quà gì để tặng Mẹ hay không. Thật không công bằng, bây giờ đã là chiều tối đêm Giáng sinh mà cậu bé vẫn ngồi đây, chẳng thể nghĩ được điều gì cả.



Chú chùi những giọt nước mắt, Andy đứng dậy đi xuống phố - nơi có rất nhiều cửa hàng. Cuộc sống thật khó khăn khi mà cậu bé mới 6 tuổi và không có bố, đặc biệt là khi mà người ta cần một người đàn ông để tâm sự. Andy đi từng cửa hàng này sang cửa hàng khác, nhìn vào từng cửa sổ rực rỡ một. Mọi thứ đều đẹp và ngoài khả năng của cậu.

Trời đã bắt đầu tối, Andy buồn bã định quay về nhà thì bỗng nhiên cậu bé nhìn thấy một vật gì đó ánh lên trong tuyết. Andy cúi xuống: 1 đồng xu nhỏ bóng loáng dưới đất. Hẳn chưa ai có cảm giác được giàu có như là Andy cảm thấy vào lúc ấy.

Khi Andy nắm chặt "kho tàng mới nhặt được " của mình, cậu bé cảm thấy như có hơi ấm chạy qua cơ thể, và cậu mạnh dạn bước vào cửa hàng đầu tiên, niềm hân hoan của Andy ngay lập tức bị đóng băng lại khi từng nhân viên bán hàng bảo với cậu rằng chẳng thể làm gi với đồng xu nhỏ xíu đó. Cậu bé đi ra, nhìn thấy một của hàng hoa, Andy liều đứng lại xếp hàng

Khi người chủ cửa hàng hỏi Andy cần gì, cậu bé đưa một đồng u và e dè hỏi liệu mình có thể mua được 1 bông hoa tặng Mẹ trong đêm Giáng sinh với đồng xu nhỏ xíu này không, người chủ cửa hàng nhìn Andy, đặt tay lên vai cậu bé và nói :" Đợi một chút, con trai, để ta xem có thể làm gì cho con."

Khi đứng chờ, Andy ngắm những bông hoa tuyệt đẹp và cậu đã hiểu vì sao Mẹ cậu cũng như bao người phụ nữ khác lại thích hoa đến thế

.

Tiếng đóng cửa sớm khi người khách cuối cùng rời khỏi cửa hàng đã đưa cậu quay về với hiện thực. Còn lại một mình trong cửa hàng, Andy bắt đầu cảm thấy cô đơn và hoảng sợ. Bỗng người chủ cửa hàng lại đi ra.

Trước mắt cậu bé là 12 bông hổng đỏ thắm, cuống dài, lá xanh cùng với những bông hoa gì đó trắng, nhỏ li ti, được bọc thành một bó có dây nơ màu bạc. Tim Andy ngừng một nhịp khi ông chủ cửa hàng đặt bó hoa vào một chiếc hộp trắng và bảo: "Tất cả là một đồng xu, con trai."

Andy chậm chạp đặt đồng xu vào tay ông chủ cửa hàng. Không thể là thật được! Không ai bán cho cậu cái gì với một đồng xu đâu! Nhận thấy sự băn khoăn trên mặt cậu bé, ông chủ cửa hàng giải thích: " May mắn là ta có mấy bông hoa bán với giá một đồng xu một bó. Con trai có thích không?"

Lần này thì Andy không ngần ngại nữa. Ra khỏi cửa hàng, Andy nghe thấy tiếng ông chủ nói với theo: "Giáng sinh vui vẻ, con trai."



Khi ông chủ cửa hàng quay vào trong nhà, vợ ông hỏi: "Ông vừa nói chuyện và đem hoa cho ai thế?" Nhìn qua cửa sổ và chớp chớp mắt để ngăn không cho nước mắt trào ra, ông chủ cửa hàng khẽ nói:" Một điều thật lạ lùng đã xảy ra. Sáng nay, khi tôi chuẩn bị mở cửa hàng, tôi có cảm giác như ai đang mách bảo mình để sang bên cạnh 12 bông hoa hồng thật đẹp vì đó sẽ là món quà đặc biệt. Tôi đã nghĩ là mình đã tưởng tượng ra, thế nhưng tôi vẫn cứ để 12 bông hồng ra một chỗ. Và ngay lúc nãy, một cậu bé vào cửa hàng và muốn mua hoa để chúc Giáng sinh cho Mẹ chỉ với 1 đồng xu. Nhìn vào cậu bé, tôi thấy tôi của nhiều năm về trước.

Tôi đã là một đứa trẻ nghèo khổ không biết mua gì cho Mẹ vào đêm Giáng sinh. Một người qua đường đã cho tôi 10 dolla không vì lý do gì. Khi tôi nhìn thấy cậu bé tối hôm nay, tôi biết người đã mách bảo tôi là ai...."

Tối Giáng sinh ấy, cả gia đình người chủ cửa hàng hoa và cả gia đình Andy nữa, không ai cảm thấy lạnh chút nào....

"Sáng rồi, bà ngủ đi"

Phát hiện đồng hồ báo thức đã hết pin, trời lại lạnh, anh không muốn ra ngoài mua pin, anh bèn gọi điện về cho mẹ...

***

Sau mấy tháng trời rong ruổi kiếm việc, cuối cùng anh cũng đã kiếm được một công việc ưng ý. Ngày hôm ấy anh cùng bạn bè ăn mừng, về đến phòng trọ trời cũng đã vào khuya.

Phát hiện đồng hồ báo thức đã hết pin, trời lại lạnh, anh không muốn ra ngoài mua pin, anh bèn gọi điện về cho mẹ...



"Mẹ ơi, ngày mai là ngày đầu tiên con đi làm, trước 6 giờ mẹ gọi điện kêu con dậy nhé !"

"Được ..." Đầu dây bên kia giọng nói nghe rất khàn.

Ngày thứ hai, 5 giờ 45 phút mẹ gọi điện đến...

"Con à, mau dậy đi làm..."

Anh có chút bực khi nhìn thời gian vẫn còn sớm chán, nhưng anh nghe tiếng của cha như đang đứng kế bên nói:

"Bà cũng nên ngủ đi!"

Bây giờ ba ở đâu?

Mẹ làm thư ký văn phòng nên dễ bị lôi cuốn. Tôi hơi khó chịu vì chiếc váy đầm mẹ đang mặc áo bó người, màu sắc lòe loẹt và cổ quá hở. Điều này khiến đôi lúc tôi phải mỉm cười, vì mẹ chơi trội còn hơn tôi và còn vượt mặt nhiều cô gái trẻ khác.

***

Tôi cố thu mình trong chiếc áo lông để thấy mình bé nhỏ hơn giữa bầu trời vắng lạnh đang nhuộm sắc sang đông. Những giọt sương thi nhau rơi xuống dưới mái hiên nhà.

Mấy con chim cu gù cánh trên cành cây đẫm sương đêm, giờ này tôi nhớ đến ba, nhớ đến gói quà đêm sinh nhật ba đã gởi tặng cho tôi. Sinh nhật của tôi đúng ngay vào muà đông giá lạnh, buổi sinh nhật ấy không có mặt ba. Tôi đã khóc suốt đêm ấy và nghe lòng mình băng giá như không khí mùa đông ngoài cửa sổ.

Tôi chưa mở gói quà ấy ra vì tôi nâng niu quý trọng nó như một bảo vật. Thấy nó tôi nghe lòng mình được an ủi phần nào. Món quà ấy là niềm vui lớn lao nhất của tôi và nó sẽ luôn luôn đúng nghĩa và xứng đáng với tình cha con.

Ba tôi làm chức thuyền phó, khá bận rộn. Đồng thời lương của người cũng đủ dư để nuôi mẹ và tôi. Tôi thương ba hơn mẹ vì... mỗi việc gì đều có lý do của nó thôi và giờ đây tôi đang dõi mắt về hướng chân trời để tìm một cánh buồm mang đầy tình thương.



- Kha đâu rồi con?

Nghe tiếng mẹ hỏi, tôi vội vã bước vào nhà. Căn nhà sáng trưng ánh điện, khác hẳn với cảnh vật bên ngoài làm nổi bật thân hình đầy sức sống của mẹ. Mẹ nhíu mày.

- Ngồi gì ngoài sương vậy con, vào đây giúp mẹ một tay?

Tôi biết mẹ sắp đi dạ hội vì mẹ đang trang điểm. Tôi chẳng bận hỏi đến điều đó làm gì. Tôi giúp mẹ sơn móng chân, móng tay và bới tóc. Mẹ còn nhiều nét đẹp lắm, trên khuôn mặt mẹ không vương một nét sầu, không giống như khuôn mặt bánh... bèo của tôi.

Tôi thầm trách Thượng đế đã ban cho ba tôi một người vợ đẹp nhưng phóng túng và lãng mạng. Mẹ làm thư ký văn phòng nên dễ bị lôi cuốn. Tôi hơi khó chịu vì chiếc váy đầm mẹ đang mặc áo bó người, màu sắc lòe loẹt và cổ quá hở. Điều này khiến đôi lúc tôi phải mỉm cười, vì mẹ chơi trội còn hơn tôi và còn vượt mặt nhiều cô gái trẻ khác. Mẹ dặn dò tôi qua loa rồi phóng xe đi.

Tôi đứng lặng giữa nhà và bật khóc. Không biết tôi khóc cho tôi hay tôi khóc cho ba. Mãi đến 11h đêm mẹ vẫn chưa về, tôi biết đêm nay mẹ sẽ không ngủ ở nhà, tôi tắt đèn lên giường và trằn trọc.

Có tiếng chim rúc ở ngoài cửa. Tôi trở mình và kéo chăn phủ kín cả khuôn mặt, trời lạnh quá sương phủ mờ cả cửa kính. Tôi nhìn căn phòng trong ánh sáng lờ mờ của ban mai. Trong nhà yên ắng không một tiếng động và tôi thấy một cánh buồm hiện ra.

Trên đó có người hùng mà tôi kính yêu đang sẵn sàng đưa tay đón tôi về phía người, nhưng sóng biển lại đẩy cánh buồm đó xa dần, xa dần và tôi như rơi xuống một vùng trời chao đảo.

11 giờ sáng, tôi nhận được thơ của ba từ tay chú đưa thơ quen thuộc. Mẹ không về, chắc đêm qua mẹ ngủ nhà bạn và sáng ra mẹ ghé vào sở. Tôi ấp lá thư của ba lên ngực và nghe lòng vui sướng. Tôi vào phòng kéo chăn đến cổ, tay run run xé bì thư.

"Tiểu Kha!

Con gái yêu dấu cuả ba. Con đừng buồn ba vì sinh nhật cuả con ba không có mặt. Dù hôm ấy ba đã viết thư cho con, nhưng sao ba vẫn ray rứt không yên. Ba luôn nhớ đến mười tám ngọn nến hồng mà trước khi con thổi tắt chắc trong mắt con đã long lanh. Con biết không bây giờ đã là mùa đông, khí trời lạnh, sương mù giăng lối, có đôi chỗ nước đã đóng băng. Tàu bè đi rất khó khăn, ba ở bên này không biết lúc nào mới về thăm con được, con hãy siêng năng học tập, và luôn nhớ rằng có ba đang nhìn con bước trên đường đời...

TB: "Con à! ba đã viết nhiều lá thư cho mẹ, sao không thấy mẹ hồi âm cho ba, ba rất buồn khi phải viết thư cho mẹ và con, đáng ra ba viết thư chung cho mẹ cùng vui đọc thư ba, đây là theo ý của con mà thôi. Chúc con luôn vui vẻ trong cuộc sống và con nhớ nhắn với mẹ những gì ba viết trong thư. Hôn con".

Ba của con."

Bây giờ tôi đã hiểu rằng mẹ không còn thương tôi và ba nữa. Tôi đút lá thư vào hộc giường và nghe nước mắt mặn môi.



Hôm nay mẹ về khuya, tôi lục đục mở cửa cho mẹ, mẹ vịn lấy vai tôi miệng nghe nồng hơi rượu. Mẹ ngồi sà xuống ghế tháo giày, tôi vội đi rót nước cho mẹ uống. Khi tôi lên thì mẹ đã ngủ gục nơi ghế. Tôi lắc đầu ngán ngẩm, giá như tính tôi giống tính mẹ thì...

Tôi dìu mẹ vào phòng và về phòng mình. Tôi nhìn chăm chăm lên trần nhà và không khóc được, tôi không biết nói gì để khuyên mẹ, mẹ đã làm cho tôi khổ nhiều rồi: Nếu như tôi có một người mẹ như mẹ nhỏ Trâm ở cạnh nhà. Tiếng con thạch sùng tắc lưỡi giữa đêm khuya, chắc nó cũng hiểu tâm trạng của tôi bây giờ.

Sáng ra mẹ đi làm sớm. Tôi cũng dậy đi học, mẹ nhìn tôi dặn.

- Đi học về con nhớ lau chùi nhà sạch sẽ và cắm hoa nữa nhé!

Tôi gật đầu dạ nhỏ và không muốn nói cho mẹ hay là đêm qua mẹ bị say? Điều này sẽ làm cho mẹ bị xúc phạm. Tôi lẳng lặng ôm cặp dắt xe ra cổng và đạp xe giữa buổi sáng mùa đông lạnh buốt.

Tiếng chuông chấm dứt giờ học vang lên. Tôi đạp xe về và nhớ đến nhiệm vụ mẹ giao, chắc mẹ có khách bởi vì không ngày nào tôi không lau nhà cả, hôm nay bỗng dưng mẹ lại... Tôi nhớ đến sinh nhật nhỏ Hạnh vào tối nay nó dặn tôi tan học thì phải đến giúp nó. Chắc sinh nhật cuả nó vui lắm. Có mẹ có ba và anh chị, sao nó sướng thế nhỉ, còn tôi... Con bé tủi thân này... Nhưng mà còn phải cất cặp sách, thay đồ đã và làm nhiệm vụ chớ.

Tôi trờ đến trước cổng nhà. Ngôi nhà có cửa đóng kín mít vẫn đứng đợi tôi về mở cửa như mọi ngày. Tôi lấy chìa khoá loay hoay mở cổng rồi mở cửa. Ngôi nhà tĩnh mịch quá nhưng tôi đã quen rồi, tôi không sợ, cất cặp sách , thay quần áo và lau chùi nhà xong, tôi đạp xe đến nhà nhỏ Hạnh, tôi muốn ghé vào sở báo cho mẹ hay, nhưng tôi lật đật quá lại sợ nhỏ Hạnh trách, cũng chẳng sao mẹ có chìa khóa riêng rồi và chắc mẹ cũng chả trách tôi. Vì mẹ ít quan tâm đến sự vắng mặt cuả tôi.

Nhưng tôi không phải vì vậy mà tôi hư hỏng được, và tôi luôn luôn kính trọng mẹ. Nhỏ Hạnh đón tôi ở ngã tư đường với nụ cười hớn hở, nó giao cho tôi hai cái giỏ to tướng và chúng tôi cùng đạp xe vào chợ...

Anh Trường, anh hai của nhỏ Hạnh đưa tôi về đến cổng, tôi đưa tay xem đồng hồ đã 11 giờ 30 khuya rồi còn gì, rối rít cám ơn anh, tôi bước nhanh vào nhà trong chiếc áo len của nhỏ Hạnh. Đêm lạnh quá, bầu trời xám xịt sương mù bao phủ làm cho cảnh vật đen ngòm. Tôi đẩy cánh cửa khép hờ bước vào và gọi nhỏ:

- Mẹ ơi!

Không có tiếng trả lời, tôi bước về phía phòng mẹ, có tiếng động và tiếng nói. Tôi đứng lặng lại và nghe tim mình đập mạnh. Tiếng nói rì rầm của một người lạ trong phòng mẹ... Bây giờ tôi phải làm gì đây? Tôi thẫn thờ bước ra thềm và lao nhanh xuống con dốc, gió phần phật quanh tôi cắt xé da thịt tôi.



Tôi vẫn chạy miết, chạy miết cho đến khi tóc tôi ướt đẫm sương đêm, và thân hình tê dại khụy xuống dưới gốc thông già. Cành thông vi vu điệu nhạc muôn thuở làm rơi lộp độp những hạt sương đêm trên tóc, trên mặt tôi. Mưa! mưa lớn lắm, nước dâng ngập cả địa cầu, tôi thấy mình trôi đi trong tiếng gọi mơ hồ của ba vọng lại "Tiểu Kha con"...
 

Và tôi bật khóc

Tôi đã không bật khóc khi được biết con tôi là một đứa trẻ bị bệnh tâm thần. Tôi vẫn ngồi im và không nói gì khi vợ chồng tôi được thông báo rằng Kristi đứa con hai tuổi của chúng tôi - đúng như chúng tôi đã nghi ngờ – thật sự bị chậm phát triển trí não.


***

"Cứ khóc đi," bác sỹ khuyên tôi thân ái. "Nó giúp tránh được các khủng hoảng về tâm lý." Những khủng hoảng tâm lý không xảy ra, tôi không thể khóc trong những ngày tháng tiếp theo. Chúng tôi đăng ký cho con vào trường mẫu giáo khi cháu được bẩy tuổi.

Thật dễ bật khóc khi tôi để con mình ở lại trong căn phòng toàn những đứa trẻ năm tuổi đầy tự tin, háo hức, nhanh nhẹn. Kristi đã chơi một mình ở nhà rất nhiều giờ, nhưng vào bữa đó, khi cháu là đứa khác biệt hẳn giữa hai mươi đứa trẻ khác, có lẽ lúc đó là lúc cháu nó cảm thấy cô đơn nhất. Mặc dù vậy, những điều tốt đẹp hơn cũng dần dần tới với Kristi và những bạn cùng lớp của cháu.



Khi khoe về mình, những đứa bạn của Kristi cũng cố gắng khen thêm: "Hôm nay Kristi đã đọc tất cả các chữ chính xác." Không đứa trẻ nào nói thêm rằng những chữ mà Kristi phải đọc dễ hơn nhiều so với các bạn khác.

Trong năm thứ hai ở trường, cháu nó gặp một trường hợp rất khó khăn. Một cuộc thi lớn cho học sinh về năng khiếu âm nhạc và thể thao. Kristi lại rất kém về âm nhạc và khả năng vận động. Vợ chồng chúng tôi cũng rất sợ khi nghĩ đến ngày đó.

Hôm đó, Kristi tính giả bộ bệnh. Tôi cũng muốn liều để cho cháu ở nhà. Tại sao phải để cho Kristi thua trong một phòng thể thao ngập những phụ huynh, học sinh và thầy cô giáo? Cách giải quyết đơn giản nhất là để cháu ở nhà. Chắc chắn rằng vắng mặt trong một chương trình như vậy cũng không có vấn đề gì xảy ra. Nhưng lương tâm tôi không cho phép tôi đầu hàng dễ dàng như vậy. Và cuối cùng thì tôi phải đẩy Kristi - lúc đó đã tái nhợt và rất miễn cưỡng - lên xe học sinh và chính tôi lại giả bộ bệnh.

Nhưng một khi tôi đã ép con gái mình tới trường, thì tôi cũng phải ép mình tới tham gia chương trình. Dường như thời gian kéo dài tới vô tận khi chưa tới nhóm của Kristi trình diễn. Cuối cùng thì chúng cũng tới lượt, khi đó tôi biết Kristi rất lo sợ. Lớp của cháu được chia thành từng nhóm. Với những động tác ì ạch, chậm và lóng ngóng, chắc chắn cháu sẽ làm đội kém điểm.



Cuộc thi đấu lại diễn ra rất suôn sẻ một cách đáng ngạc nhiên, cho đến khi cuộc thi chạy trong bao tải. Mỗi đứa trẻ phải nhảy vào trong bao từ tư thế đứng, ôm bao nhảy đến đích, quay vòng lại nơi xuất phát và nhảy ra khỏi bao.

Tôi thấy Kristi đứng gần cuối hàng và trông có vẻ hoảng loạn.

Nhưng khi gần tới lượt Kristi, có một thay đổi trong đội của cháu. Cậu con trai cao nhất trong đội đứng ra sau Kristi và đặt hai tay lên eo của cháu. Hai đứa con trai khác đứng lệch ra phía trước của cháu. Khi đứa trẻ trước Kristi nhảy ra khỏi bao, hai đứa con trai đằng trước giữ bao trong khi đứa con trai đằng sau nhấc Kristi lên và đặt cháu chính xác vào trong bao. Đứa con gái đứng đằng trước Kristi giữ tay cháu và giúp cháu giữ thằng bằng. Cuối cùng cháu cũng bắt đầu nhảy, mỉm cười và tự hào.



Giữa tiếng hoan hô cổ vũ của các giáo viên, học sinh và phụ huynh, tôi đã cảm ơn trời vì những con người tốt bụng kia có mặt trong cuộc đời đã giúp cho đứa con gái khuyết tật của tôi có thể cảm thấy mình như là một con người thật sự.

Và tôi đã bật khóc.

Xem xiếc cùng cha

Những đứa trẻ nói huyên thuyên một cách đầy phấn khích về những chú hề, những con voi và những trò xiếc khác mà chúng sẽ được xem tối nay. Rõ ràng chúng chưa từng đến rạp xiếc bao giờ. Buổi tối ngày hôm nay thật sự rất đặc biệt với cả 8 đứa trẻ ấy.

***
Lúc còn là một thiếu niên, một lần, tôi được cha dẫn đi xem xiếc. Khi nhập vào hàng người đang xếp dài trước quầy vé, tôi chú ý đến một gia đình đứng ngay trước chúng tôi. Họ có đến những 8 đứa trẻ mà đứa lớn nhất có lẽ chưa đến 12 tuổi. Nhìn dáng vẻ những đứa bé ấy có thể đoán được gia đình chúng không giàu có.

Quần áo chúng không phải loại đắt tiền nhưng sạch sẽ và tươm tất. Và đó là những đứa trẻ biết cách cư xử. Cứ nhìn cái cách từng 2 đứa một nắm tay nhau xếp hàng sau bố mẹ chúng thì rõ. Chúng nói huyên thuyên một cách đầy phấn khích về những chú hề, những con voi và những trò xiếc khác mà chúng sẽ được xem tối nay. Rõ ràng chúng chưa từng đến rạp xiếc bao giờ. Buổi tối ngày hôm nay thật sự rất đặc biệt với cả 8 đứa trẻ ấy.



Cha mẹ chúng đang đứng ở đầu hàng với vẻ mặt hãnh diện nhất mà họ có thể. Người phụ nữ nắm lấy tay chồng, nhìn ông một cách dịu dàng. Ngay lúc ấy, người bán vé ngẩng lên và hỏi người đàn ông số vé ông ta cần. Người đàn ông trả lời đầy hứng khởi: "Cho tôi 8 vé trẻ con, 2 vé người lớn để tôi có thể dẫn cả nhà mình vào xem xiếc."

Nhưng, khi người bán vé báo giá của 10 chiếc vé, bàn tay người vợ đột ngột rời khỏi tay chồng, đầu bà ta gục xuống. Mặt người đàn ông hơi tái đi. Ông ta tiến lại quầy vé gần hơn và hỏi : "Anh nói giá bao nhiêu?"

Người bán vé bình thản lập lại giá của 10 chiếc vé, nhưng người đàn ông không có đủ tiền. Làm sao ông ta có thể quay lại và bảo với 8 đứa con của mình rằng ông ấy không đủ tiền để dẫn chúng vào xem xiếc?

Chứng kiến tất cả những gì xảy ra, cha tôi lặng lẽ lấy từ trong túi ra tờ 20 đô và thả xuống đất. Sau đó, ông cuối xuống nhặt lên và vỗ vai người đàn ông, nói rất tự nhiên: "Xin lỗi, thưa ông, cái này vừa rơi ra từ túi ông".



Người đàn ông hiểu những gì đang diễn ra. Ông không cầu xin của bố thí nhưng rõ ràng ông có thể đoán đây là sự giúp đỡ trong một tình huống ngặt nghèo.

Bối rối trong giây lát rồi ông ấy nhìn thẳng vào mắt cha tôi, chụp lấy tay cha bằng cả hai bàn tay như muốn vắt kiệt tờ 20 đô, một giọt nước mắt rơi lặng lẽ xuống má, đôi môi mấp máy một cách khó khăn: "Cảm ơn, cảm ơn ông rất nhiều. Điều này thật sự ý nghĩa với gia đình tôi lúc này".

Sau khi nhìn cả gia đình người đàn ông khuất sau cánh cổng rạp xiếc, tôi và cha đón xe buýt về nhà, đơn giản bởi vì số tiền còn lại trong túi cha không đủ để mua vé cho hai cha con. Thật sự thì chúng tôi cũng chẳng dư dả gì! Nhưng tôi không hề giận cha. Những gì cha đã làm lúc đó đáng giá hơn cả ngàn buổi xem xiếc.

TruyenNgan dot Com

Bí quyết của hạnh phúc

Thỉnh thoảng chúng tôi quay lại cái thời trẻ trung nghịch ngợm. Mới hôm qua, trong siêu thị, khách mua hàng tròn mắt khi thấy hai ông bà già (chúng tôi tự cho mình là như vậy) hùng hổ mua hàng như ăn cướp. Chẳng là chúng tôi chia đôi danh sách những món cần mua và cá độ xem ai mua xong trước.

***

Tôi lấy chồng đã gần 40 năm. Tuổi tác làm cho Scott đẫy đà hơn. Từng là vận động viên marathon, giờ anh ấy chỉ có thể chậm rãi đi trong hành lang bệnh viện. Mái tóc anh thưa dần, lưng đã hơi còng xuống vì những năm tháng lao động vất vả. Thế nhưng ánh mắt vừa dịu dàng vừa sôi nổi của Scott vẫn khiến tôi muốn kéo anh chạy ùa ra đồng cỏ, hệt như thủa chúng tôi còn trẻ.



Khi người xung quanh hỏi tôi : "Điều gì khiến cho tình yêu của bạn kéo dài mãi mãi ?", tôi thầm điểm qua trong óc những lý do như sự ràng buộc, cùng chia sẻ những mối quan tâm, không ích kỷ... Còn gì nữa nhỉ ? Vui nhộn, ngạc nhiên. Thỉnh thoảng chúng tôi quay lại cái thời trẻ trung nghịch ngợm.

Mới hôm qua, trong siêu thị, khách mua hàng tròn mắt khi thấy hai ông bà già (chúng tôi tự cho mình là như vậy) hùng hổ mua hàng như ăn cướp. Chẳng là chúng tôi chia đôi danh sách những món cần mua và cá độ xem ai mua xong trước. Scott giành được giải thưởng là một cây kem. Nhưng mới ăn được mấy miếng thì bị bể mánh: "Ông già" láu cá đã đẩy xe tới chỗ khuất và nhờ mấy cô bán hàng trong siêu thị lựa hàng giùm.

Tôi yêu Scott vì lúc nào anh cũng tặng tôi những điều ngạc nhiên. Ngày sinh nhật tôi năm nọ, vừa bước chân về nhà tôi nhìn thấy mẩu giấy dán trên cửa ra vào. "Có tin nhắn quan trọng trong ngăn kéo bàn trang điểm của em. Hôn em".

Mảnh giấy trong ngăn kéo viết : "Anh vội đi. Em nhớ mở tủ quần áo ngay kẻo hư hết đồ. Chìa khóa giấu dưới thảm chùi chân trong bếp". Lo lắng không hiểu đã xảy ra chuyện gì, tôi hớt hãi tra khóa mở tủ. Scott Diện một bộ đồ mới cứng, mồ hôi đầm đìa như tắm, chồng tôi đứng trong tủ, một tay cầm bó hoa tay kia cầm một cái ấm đun nước điện làm quà!



Giữa chúng tôi có sự hiểu biết. Tôi chẳng phàn nàn nếu thỉnh thoảng sau những trận bóng rổ, đám đàn ông rủ nhau làm vài vại bia. Anh cũng hiểu tại sao mỗi năm một lần, tôi giao con cái nhà cửa cho anh cai quản vài ngày để vượt vài trăm cây số tới chỗ mấy bà chị gái... tán gẫu cho sướng miệng.

Ngoài việc cùng gánh vác những công việc gia đình, Scott cố chia sẻ với tôi cuộc sống tinh thần. Biết tôi thích tiểu thuyết tình cảm, Scott chịu khó tranh thủ những lúc ngồi trên máy bay giữa các chuyến công tác để đọc chúng. Tôi biết anh chỉ thích truyện trinh thám và rùng rợn thôi, nhưng anh đã ép mình đọc tiểu thuyết tình cảm để tôi có người giãi bày, để tôi không cảm thấy đơn độc.

Chúng tôi sẵn sàng tha thứ cho nhau. Anh không bao giờ cằn nhằn nếu tôi vì bực bội ở sở làm mà lỡ to tiếng ở nhà. Và khi anh thú thật là đã để thua lỗ trong khi dùng tiền tiết kiệm của chúng tôi để đầu tư chứng khoán, tôi ôm hôn anh và nói : "Kệ nó. Dù sao cũng chỉ là tiền thôi mà, anh yêu".



Làm nghề bác sĩ, cảnh chết chóc hàng ngày có thể làm cho con tim người ta chai đi, nhưng điều này không xảy ra với Scott.

Tuần trước, anh đi làm về với ánh mắt buồn rầu. Sau bữa cơm tối, để anh chơi với các con một lát rồi tôi mới kéo anh xuống bếp. Sau một thoáng im lặng, Scott giải thích lý do. Hôm nay, anh đã chứng kiến một người chồng đứng cạnh vợ đang hấp hối trên giường bệnh. Nhìn người chồng đau khổ vì bất lực, không thể cứu được vợ sau 40 năm chung sống, Scott cảm thấy bị dằn vặt. Nghe anh kể, tôi không cầm được nước mắt. Tôi khóc vì thương người đàn ông bất hạnh kia, tôi cũng khóc vì mừng rằng trái tim của người mà tôi yêu chưa hề nguội lạnh.

Sưu tầm: Internet