Hiển thị các bài đăng có nhãn Sống. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Sống. Hiển thị tất cả bài đăng

Câu chuyện về sự lựa chọn

Hai người nông dân rời quê đi kiếm sống. Một người muốn đi Thượng Hải, còn người kia muốn đi Bắc Kinh. Trong phòng chờ, họ đã thay đổi ý định, bởi vì họ nghe người xung quanh bàn luận rằng: Người Thượng Hải khôn ngoan lắm, người nơi khác đến hỏi đường, họ cũng thu lệ phí. Còn người Bắc Kinh thì thật thà chất phác, thấy ai không có cái ăn, không những họ cho bánh bao mà còn cho cả quần áo cũ nữa.

***

Người trước đây muốn đi Bắc Kinh nghĩ bụng, Thượng Hải hay hơn, chỉ đường cho người khác cũng có thể được kiếm tiền, thế thì chẳng có việc gì là không kiếm được tiền cả. May quá mình vẫn chưa lên tàu, nếu không đã đánh mất một cơ hội làm giàu.

Người trước đây muốn đi Thượng Hải nghĩ bụng, Bắc Kinh hay hơn, không kiếm được tiền cũng không bị chết đói. May mà mình vẫn chưa lên tàu đi Thượng Hải.



Thế là, họ gặp nhau tại quầy trả vé, người trước đây muốn đi Bắc Kinh đổi vé đi Thượng Hải, người muốn đi Thượng Hải đổi vé đi Bắc Kinh.

Người đi Bắc Kinh nhận thấy rằng, Bắc Kinh thật là tuyệt vời. Tháng đầu tiên, anh ta không phải làm gì cả, nhưng vẫn không bị đói. Không những anh ấy có thể uống nước lọc miễn phí trong đại sảnh của những nhà hàng lớn, mà còn được ăn các món miễn phí trong các siêu thị.

Người đi Thượng Hải phát hiện rằng. Thượng Hải quả là một thành phố có thể kiếm được nhiều tiền. Làm việc gì cũng có thể kiếm ra tiền. Chỉ đường cho người khác cũng có thể kiếm được tiền, bưng một chậu nước cho người khác rửa mặt cũng có thể kiếm được tiền. Chỉ cần chịu khó động não một chút, rồi chịu khó lao động là có thể kiếm được nhiều tiền.

Dựa vào kinh nghiệm và sự hiểu biết của mình đối với đất trồng, người đi Thượng Hải ra vùng ngoại ô lấy những bao đất, trộn lẫn với lá cây và cát, để bán (dưới danh nghĩa là đất trồng cây cảnh) cho người những người Thượng Hải yêu hoa mà chưa nhìn thấy đất trồng hoa bao giờ. Ngày đầu tiên, ông đi đi lại lại giữa thành phố và vùng ngoại ô tổng cộng 6 lần, kiếm được 50 nhân dân tệ.

Một năm sau, nhờ vào loại "đất trồng cây cảnh" ấy, ông đã có một cửa hàng nho nhỏ. Sau nhiền năm đi lại trong các ngõ hẻm, ông nhận thấy: một số cửa hàng tuy được quét dọn sạch sẽ như chùi, nhưng biển hiệu lại rất dơ bẩn. Dò hỏi, ông mới được biết, đó là do những công ty vệ sinh chỉ chịu trách nhiệm lau chùi sàn nhà, mà không chịu trách nhiệm lau chùi bảng hiệu. Thế là, ông thành lập một công ty chuyên lau chùi bảng hiệu. Đến nay, công ty của ông có hơn 150 người, công việc làm ăn cũng được mở rộng từ Thượng Hải đến Hàng Châu và Nam Kinh.

Sau đó, ông đi tàu lên Bắc Kinh khảo sát tiềm năng của dịch vụ vệ sinh ở đây. Khi đến ga Bắc Kinh, ông thấy một người nhặt rác thò đầu vào toa giường mềm, xin vỏ lon bia. Khi ông đưa vỏ lon bia cho người đó, họ mới giật mình nhận ra nhau, hoá ra, 5 năm trước đây, họ từng đổi vé cho nhau.



Thành bại của con người nằm ở chỗ họ nhìn nhận thế giới và xác định chỗ đứng của mình như thế nào. Nếu bạn có những suy nghĩ tích cực, thế giới theo cách nhìn của bạn sẽ là điểm tựa tốt nhất để bạn hoàn thiện bản thân. Nếu bạn có những suy nghĩ tiêu cực và thái độ ỷ lại, thế giới theo cách nhìn của bạn chỉ có thể là vốn liếng để bạn tiêu xài phung phí. Những người luôn nhìn thấy và nắm bắt cơ hội ở bất cứ nơi nào thì rất ít khi thất bại.

Bạn còn nhớ bài hát đấy không?

Trong cuộc đời, chúng ta từng hát rất nhiều bài hát, cũng thích rất nhiều bài hát, có bài nhớ rất rõ, có bài thì quên mất lời, nhưng cũng có những bài ca qua bao năm tháng mà ta vẫn nhớ.

***

Bạn còn nhớ bài hát về ngôi trường thời trung học không?

Rời xa trường lớp đã bao nhiêu năm, ngày họp mặt bạn học cũ tự nhiên có người nhắc đến "Có còn nhớ bài hát về trường chúng ta không?"

Ngại quá, tôi chi còn nhớ một đoạn thôi. Mọi người xúm lại cùng hát, cuối cùng cũng "hợp sức" hát hết được trọn bài.



Ai trong chúng ta cũng từng thuộc những bài hát về trường học của mình như trường thời mẫu giáo, tiểu học, trung học, đại học. Mỗi khi đến ngày hội trường, mọi người tụ họp nhau lại và hát, những lúc đó không có ai rảnh rỗi đi nghiên cứu lời cũng như đi học thuộc lời hát nữa, bởi chúng ta đã thuộc như cháo cả rồi.

Thế mà bao nhiêu năm sau, có lúc nào đó chúng ta cùng ngồi lại nhớ đến những bài hát thuở nào, muốn cùng nhau hát, nhưng chỉ được điệu nhạc, còn đa số lời ca đều đã không nhớ rõ nữa.

Chia tay trường lớp, bước chân vào đời, những khi thất bại, yếu lòng chúng ta tự nhiên lại nhớ về những giai điệu cũ, những ý thơ xưa, đó chẳng phải là những giai điệu về trường cũ sao? Trong những tháng ngày mơ mộng cũ, chúng ta ngày nào cũng từng hát đấy mà. Tự dưng một mình hát lại bài hát cũ, trong lòng cảm thấy bình yên lạ.

Trong cuộc đời, chúng ta từng hát rất nhiều bài hát, cũng thích rất nhiều bài hát, có bài nhớ rất rõ, có bài thì quên mất lời, nhưng cũng có những bài ca qua bao năm tháng mà ta vẫn nhớ. Nhưng bài hát về trường học cũ là mãi mãi. Là mãi mãi vì bài hát đó có thể giúp ta "trị liệu" những vết thương người lớn.

Trích "Tuyển tập tản văn hay" - Trương Tiểu Nhàn

Vợ chồng lười

Ngày xửa ngày xưa, ở thị trấn nọ có một anh chàng rất lười biếng và cố chấp. Chẳng hiểu trời xui đất khiến thế nào mà anh chàng lại cưới ngay một cô vợ cũng ngang bướng và lười biếng không kém.

***

Đám cưới của họ được tố chức rình rang kéo dài cả ngày trời.

Tiệc tan, khách khứa lần lượt kéo nhau ra về. Cô dâu và chú rể mệt mỏi rã rời trở vào nhà. Ngay lúc họ định nghỉ ngơi thì người chồng phát hiện ra cửa nhà chưa đóng. Anh chồng bèn nói:

- Em yêu, em có thể đứng dậy đóng cửa không? Gió sẽ lùa vào nhà mất.

Người vợ vừa ngáp vừa trả lời:

- Sao lại là em chứ? Em đứng suốt cả ngày và chỉ vừa ngồi xuống thôi. Anh đóng cửa đi.

- Tôi biết ngay mà! Ngay sau khi đeo được chiếc nhẫn vào tay mình thì em lại biến thành một ả vô dụng và lười biếng! - Người chồng ngắt lời.



Cô dâu quát lên:

- Sao anh dám nói thé hả? Chúng mình kết hôn chưa đầy một ngày mà anh đã dám gọí tôi là ả này ả kia. Lẽ ra tôi nên biết anh là loại chồng như thế từ trước mới phải!

Anh chồng làu bàu:

- Sao cô cứ lải nhải hoài vậy? Không lẽ suốt đời tôi phải nghe cô cằn nhằn mãi sao?

- Còn tôi thì phải nghe anh ca thán và rên rỉ suốt phải không? - Cô vợ vặn lại.

Thế là hai vợ chổng ngồi nhìn nhau trừng trừng trong suót năm phút. Đột nhiên một ý nghĩ lóe lên trong đầu cô vợ. Cô nói với chồng:

- Anh này! Hai ta không ai chịu đóng cửa và đều mệt mỏi vì những lời trách móc của người kia. Vậy nên em đưa ra một giao kèo như thế này nhé: ai mở miệng nói trước sẽ phải đứng dậy và đóng cửa lại.

- Đó là ý kiến hay nhất trong ngày. - Người chồng đáp. - Vậy chúng ta bắt đầu ngay nhé!

Họ thấy dễ chịu hơn, mỗi người một ghế, mặt đối mặt nhưng không nói một lời.

Hai giờ sau, có hai tên trộm cưỡi một cỗ xe ngựa đi ngang qua và thấy cửa nhà vẫn mở. Chúng lén vào ngôi nhà và cuỗm đi bất cứ thứ gì chúng thấy. Bọn chúng khuân bàn ghế, tháo tranh khỏi tường và thậm chí lấy cả tấm thảm trải sàn. Nhưng cặp vợ chồng kia vẫn không hé răng hay nhúc nhích gì.

Người chồng thầm nghĩ: "Không thể tưởng tượng được, chúng lấy mọi của cải của hai vợ chồng mà cô ta lại không nói một lời".

Cô vợ lại nghĩ: "Sao anh ta không kêu lên nhi? Anh ta định ngồi đó để bọn chúng lấy hết mọi thứ chúng muốn sao?".

Hai tên trộm tiến lại gần ghế ngồi của cặp vợ chồng mới cưới nhưng thấy họ vẫn không phản ứng gì. Chúng tưởng họ là hai pho tượng sáp nên lột sạch nữ trang, đóng hồ và cả ví tiền cúa họ. Nhưng tới lúc này, cả hai vợ chồng vẫn chẳng buồn hé môi.

Lũ trộm biến đi thật nhanh cùng với chiến lợi phẩm còn cặp vợ chồng kia thì vẫn ngồi đó cả đêm.

Rạng sáng hôm sau, một viên cảnh sát đi ngang và thấy cửa đang mở, ông bèn vào nhà hỏi thăm tình hình. Song tất nhiên, ông chẳng nhận được câu trả lời nào từ hai người đang im thin thít đó. Ông ta tức giận hét lên:

- Thế này là thế nào? Nhân danh luật pháp, hai người là ai? Đây là nhà hai người phải không? Chuyện gì xảy ra với đồ đạc trong nhà rồi?

Vẫn không nhận được câu trả lời, viên cảnh sát giơ tay tát vào mặt anh chồng một cái.

- Sao ông dám làm vậy! Đó là chồng mới cưới cúa tôi. Nếu ông còn động vào một ngón tay anh ấy, ông sẽ phải trả giá! - Cô vợ bật dậy quát viên cảnh sát.

Anh chồng vừa la vừa vỗ tay:

- Anh thắng rồi! Giờ em phải là người đóng cửa đấy!

Trích "Tuyển tập truyện hay dành cho thiếu nhi" - Tập 3 - William J. Bennett

Lòng tự trọng của loài chó

Năm ấy tôi quen một huấn luyện viên dạy chó nghiệp vụ trong quân đội. Tôi hỏi anh: "Loại chó thông minh nhất có thể đạt được tới trình độ như thế nào?". Anh trả lời: "Trừ chuyện không biết nói ra, chúng không khác gì người". Câu trả lời của anh khiến tôi sửng sốt.

***

Tôi hỏi tiếp: "Phải chăng câu này của anh có lẫn lộn nhiều màu sắc tình cảm?" "Không đâu!" - Anh nói. Rồi anh kể cho tôi nghe dăm ba câu chuyện về loài chó, đều là những chuyện chính anh từng trải qua. Có mấy chuyện tôi đã quên mất rồi, duy chỉ có một chuyện sau đây thì cho đến nay tôi vẫn còn nhớ như in.

Trong doanh trại của anh có một con chó cực kỳ thông minh tên là Đen. Để trắc nghiệm năng lực phản ứng của nó, một hôm mấy huấn luyện viên dạy chó nghĩ ra một biện pháp đặc biệt. Họ chọn hơn chục người xếp thành một hàng, sau đó cử một người trong số đó vào trong doanh trại "lấy cắp" một vật đem giấu đi, rồi lại trở về đứng trong hàng. Khi mọi việc đã xong xuôi, huấn luyện viên dạy chó dắt con Đen đến, bảo nó đi tìm vật bị mất.



Con Đen chạy đi, chỉ một loáng sau đã thấy nó ngoạm vật kia mang đến. Huấn luyện viên dạy chó cả mừng vỗ vỗ lên đầu nó tỏ ý khen ngợi. Rồi anh chỉ tay vào hàng người kia, bảo con Đen đi tìm kẻ đã lấy cắp vật ấy. Nó chạy đến dí mũi hít hít ngửi ngửi hết người này đến người khác, chẳng mấy chốc đã cắn quần một anh lôi ra ngoài hàng, đúng là anh "kẻ cắp" kia.

Phải nói rằng như vậy con Đen đã hoàn thành trọn vẹn nhiệm vụ được giao, thế nhưng huấn luyện viên dạy chó lại cứ một mực lắc đầu bảo nó: "Không, không phải người ấy! Tìm lại đi!" Con Đen tỏ ý hết sức ngạc nhiên, mắt nó ánh lên nỗi nghi hoặc, thắc mắc, vì nó tin chắc rằng mình không hề tìm nhầm người; nhưng mặt khác nó lại tuyệt đối tin tưởng vào huấn luyện viên của mình. "Đây, đây là chuyện thế nào nhỉ?" - nó nghĩ.

"Không phải người ấy! Đi tìm lại đi!" Huấn luyện viên cứ khăng khăng bảo. Con Đen tin vào huấn luyện viên, nó quay lại tìm... Nhưng sau nhiều lần thận trọng ngửi đi ngửi lại, cuối cùng nó vẫn cứ cắn quần anh chàng kia lôi ra.

"Không! Không đúng!" Huấn luyện viên lại lắc đầu. Tìm lại đi! Con Đen mỗi lúc một thêm nghi hoặc, đành chạy lại chỗ hàng người kia. Lần này nó đánh hơi ngửi rất lâu, rất lâu để xác định ai là kẻ cắp. Sau cùng, nó đứng lại bên cạnh anh "kẻ cắp" kia rồi quay đầu nhìn huấn luyện viên, tỏ ý - tôi cảm thấy chính là người này đây...

"Không! Tuyệt đối không phải người ấy!" Huấn luyện viên lại quát to, nét mặt trở nên nghiêm nghị. Lòng tự tin của con Đen bị đập tan tành. Dĩ nhiên nó tin vào huấn luyện viên hơn là tin vào bản thân nó. Rốt cuộc nó bỏ tên kẻ cắp kia và đi tìm người khác. Nhưng người khác... đều không đúng mà?

"Nó ở trong hàng người ấy đấy! Mau tìm ra ngay!" - Huấn luyện viên quát lên. Con Đen vô cùng thất vọng chán nản. Nó dừng lại bên chân mỗi người một lúc, nhìn nhìn ngó ngó xem người đó có giống tên kẻ cắp hay không, rồi quay đầu nhìn ánh mắt của huấn luyện viên, hy vọng có thể tìm thấy chút ít tín hiệu hoặc biểu thị gì đấy... Cuối cùng, khi nó nắm bắt được một chút xíu biến đổi trong ánh mắt của huấn luyện viên, nó cắn quần người đứng bên cạnh và kéo ra.

Tất nhiên, lần này thì nó đã nhầm. Nhưng huấn luyện viên của nó cùng mấy người kia thì lại cười ha hả. Tiếng cười khiến con Đen trở nên lú lẫn. Sau cùng huấn luyện viên gọi "kẻ cắp" bước ra ngoài hàng, rồi bảo con Đen: "Lần đầu mày tìm đúng rồi, nhưng mày sai ở chỗ không kiên trì mình đúng..."



Một điều khiến huấn luyện viên và tất cả mọi người có mặt lúc ấy không thể hiểu được và vô cùng kinh ngạc, vô cùng ân hận, là ngay trong khoảnh khắc ấy họ đã nhìn thấy: Khi con Đen hiểu ra chuyện vừa rồi là một vụ lừa dối, nó "ngoào" lên một tiếng vô cùng đau khổ, mắt ứa ra những giọt nước mắt nóng hổi. Sau đấy nó ủ rũ gục đầu nặng nề, thui thủi từng bước bỏ đi...

- Đen! Đen! Mày đi đâu thế hả? Huấn luyện viên sợ hãi đuổi theo hỏi tới tấp.

Con Đen chẳng hề đoái hoài tới người rèn dạy nó, cứ cắm cúi đi ra khỏi doanh trại.

- Đen! Đen! Tao xin lỗi mày! Huấn luyện viên òa lên khóc.

Nhưng con Đen chẳng hề xúc động, nó không thèm ngoái lại nhìn chủ mình.

- Đen! Đừng giận! Tao chỉ đùa mày một tí thôi mà! Huấn luyện viên chạy đến ôm chặt lấy con chó, nước mắt nóng hổi từ mặt anh lã chã rơi xuống con Đen. Con chó giãy giụa tuột ra khỏi vòng tay của huấn luyện viên, rồi nó thủng thẳng, lừ đừ từng bước đi lên quả đồi ở bên ngoài doanh trại, tìm một chỗ khuất gió xoài bốn chân nằm xuống đất...

Mấy ngày sau đấy con Đen không ăn không uống, ủ rũ chán chường. Mặc cho huấn luyện viên dỗ dành, nựng nịu thế nào đi nữa, nó cũng nhất định không chịu tha lỗi cho anh.

Lúc bấy giờ mọi người mới hiểu ra: Dù chỉ là con chó thôi, nó cũng cần sự tự trọng của mình!
 

Sức mạnh của lòng quyết tâm

Ngôi trường làng nọ được sưởi ấm bằng lò than lớn và cũ kĩ . Một cậu bé có nhiệm vụ là mỗi sáng phải đến trường sớm đốt lửa lò sưởi ấm cho căn phòng trước khi thầy giáo và các bạn đến.

***

Vào một buổi sáng, khi mọi người đi đến trường thì phát hiện ngôi trường đang chìm trong lửa . Họ kéo được cậu bé đã bất tỉnh ra khỏi cơn lửa cháy rừng rực . Cậu bé bị ngọn lửa đốt cháy nửa người dưới và được mọi người đưa vào bệnh viện tỉnh gần đấy.

Trên giường bệnh, cậu bé phỏng nặng, nửa mê nửa tỉnh nghe được tiếng bác sĩ nói chuyện với mẹ cậu . Bác sĩ nói rằng cậu sẽ không qua nổi - thực chất đó là điều tốt nhất - vì ngọn lửa khủng khiếp đã thiêu cháy toàn bộ nửa phần thân dưới của cậu.

Nhưng cậu bé kiên cường không muốn mình chết. Cậu tự động viên mình phải sống.





Không biết bằng cách nào mà cuối cùng cậu bé đã vượt qua được, trước sự kinh ngạc của các bác sĩ. Khi thời điểm nguy hiểm nhất đã qua , cậu lại nghe tiếng bác sĩ và mẹ nói chuyện . Họ nói với mẹ cậu rằng vì ngọn lửa đã phá huỷ quá nhiều nơi ở phần thân dưới , có lẽ sẽ tốt hơn nếu trước đó cậu bé chết đi , và vì cậu sẽ phải đau buồn với cuộc sống tàn tật .

Một lần nữa cậu bé dũng cảm lại tự động viên mình. Cậu sẽ không là một người tàn tật. Cậu sẽ đi được. Nhưng thật không may là từ chỗ thắt lưng trở xuống, cậu không có khả năng vận động. Đôi chân nhỏ bé của cậu chỉ đung đưa mà hoàn toàn không có cảm giác.

Cuối cùng, cậu bé được xuất viện. Mỗi ngày,mẹ cậu đều xoa bóp đôi chân bé bỏng của cậu, nhưng nó không có cảm giác gì cả, không điều khiển được. Thế nhưng lòng quyết tâm rằng cậu sẽ đi trở lại vẫn mạnh mẽ hơn bao giờ .

Qua thời gian nằm trên giường, cậu được chuyển qua ngồi trên xe lăn. Một ngày nắng đẹp, mẹ cậu đưa cậu ra sân để thay đổi không khí. Vào những ngày ấy, thay vì ngồi trên xe, cậu đã tự đẩy mình khỏi ghế ngồi. Cậu bé tự kéo mình băng qua bãi cỏ, lê theo đôi chân phía sau.

Cậu bé tiếp tục bò cho tới khi đụng phải hàng rào màu trắng bao quanh khoảng sân nhà. Với một nỗ lực lớn lao, cậu đã tự nâng mình lên theo những bờ rào. Sau đó, từng cọc một, cậu bé bắt đầu kéo thân mình dọc theo hàng rào, quyết tâm sẽ đi được. Cậu bé đã bắt đầu làm như thế mỗi ngày cho đến khi cậu tạo thành một lối mòn nhỏ dọc quanh sân, bên cạnh hàng rào. Cậu không muốn gì hơn ngoài việc tiến lên trong cuộc sống bằng đôi chân mình.

Và cuối cùng, bằng tập luyện hàng ngày, bằng sự kiên trì sắt đá và sự cương quyết của mình, cậu bé đã có thể đứng dậy và sau đó là đi lại khập khiễng, tiếp theo là tự đi lại và cuối cùng là chạy.



Cậu bé bắt đầu đi và sau đó là chạy đến trường, chạy trong niềm hân hoan lớn lao của sự chạy nhảy. Sau này khi vào đại học cậu tham gia đội chạy đua .

Mãi về sau ở quảng trường vườn Madison, chính người trai trẻ ấy - người mà người ta không tin rằng cậu sẽ sống sót, sẽ không bao giờ đi lại được, sẽ không bao giờ có hy vọng chạy nhảy - một thanh niên đầy nghị lực , Dr Glenn Cunningham, đã chạy một dặm nhanh nhất thế giới.

st

Xem xiếc cùng cha

Những đứa trẻ nói huyên thuyên một cách đầy phấn khích về những chú hề, những con voi và những trò xiếc khác mà chúng sẽ được xem tối nay. Rõ ràng chúng chưa từng đến rạp xiếc bao giờ. Buổi tối ngày hôm nay thật sự rất đặc biệt với cả 8 đứa trẻ ấy.

***
Lúc còn là một thiếu niên, một lần, tôi được cha dẫn đi xem xiếc. Khi nhập vào hàng người đang xếp dài trước quầy vé, tôi chú ý đến một gia đình đứng ngay trước chúng tôi. Họ có đến những 8 đứa trẻ mà đứa lớn nhất có lẽ chưa đến 12 tuổi. Nhìn dáng vẻ những đứa bé ấy có thể đoán được gia đình chúng không giàu có.

Quần áo chúng không phải loại đắt tiền nhưng sạch sẽ và tươm tất. Và đó là những đứa trẻ biết cách cư xử. Cứ nhìn cái cách từng 2 đứa một nắm tay nhau xếp hàng sau bố mẹ chúng thì rõ. Chúng nói huyên thuyên một cách đầy phấn khích về những chú hề, những con voi và những trò xiếc khác mà chúng sẽ được xem tối nay. Rõ ràng chúng chưa từng đến rạp xiếc bao giờ. Buổi tối ngày hôm nay thật sự rất đặc biệt với cả 8 đứa trẻ ấy.



Cha mẹ chúng đang đứng ở đầu hàng với vẻ mặt hãnh diện nhất mà họ có thể. Người phụ nữ nắm lấy tay chồng, nhìn ông một cách dịu dàng. Ngay lúc ấy, người bán vé ngẩng lên và hỏi người đàn ông số vé ông ta cần. Người đàn ông trả lời đầy hứng khởi: "Cho tôi 8 vé trẻ con, 2 vé người lớn để tôi có thể dẫn cả nhà mình vào xem xiếc."

Nhưng, khi người bán vé báo giá của 10 chiếc vé, bàn tay người vợ đột ngột rời khỏi tay chồng, đầu bà ta gục xuống. Mặt người đàn ông hơi tái đi. Ông ta tiến lại quầy vé gần hơn và hỏi : "Anh nói giá bao nhiêu?"

Người bán vé bình thản lập lại giá của 10 chiếc vé, nhưng người đàn ông không có đủ tiền. Làm sao ông ta có thể quay lại và bảo với 8 đứa con của mình rằng ông ấy không đủ tiền để dẫn chúng vào xem xiếc?

Chứng kiến tất cả những gì xảy ra, cha tôi lặng lẽ lấy từ trong túi ra tờ 20 đô và thả xuống đất. Sau đó, ông cuối xuống nhặt lên và vỗ vai người đàn ông, nói rất tự nhiên: "Xin lỗi, thưa ông, cái này vừa rơi ra từ túi ông".



Người đàn ông hiểu những gì đang diễn ra. Ông không cầu xin của bố thí nhưng rõ ràng ông có thể đoán đây là sự giúp đỡ trong một tình huống ngặt nghèo.

Bối rối trong giây lát rồi ông ấy nhìn thẳng vào mắt cha tôi, chụp lấy tay cha bằng cả hai bàn tay như muốn vắt kiệt tờ 20 đô, một giọt nước mắt rơi lặng lẽ xuống má, đôi môi mấp máy một cách khó khăn: "Cảm ơn, cảm ơn ông rất nhiều. Điều này thật sự ý nghĩa với gia đình tôi lúc này".

Sau khi nhìn cả gia đình người đàn ông khuất sau cánh cổng rạp xiếc, tôi và cha đón xe buýt về nhà, đơn giản bởi vì số tiền còn lại trong túi cha không đủ để mua vé cho hai cha con. Thật sự thì chúng tôi cũng chẳng dư dả gì! Nhưng tôi không hề giận cha. Những gì cha đã làm lúc đó đáng giá hơn cả ngàn buổi xem xiếc.

TruyenNgan dot Com