Hiển thị các bài đăng có nhãn gia-dinh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn gia-dinh. Hiển thị tất cả bài đăng

Cho em thêm thời gian

Vô tình bắt gặp em lén lút xem nhật ký cuộc gọi trong điện thoại của anh, anh không nói gì, lẳng lặng đi ra ngoài.

 
Cho em thêm thời gian
Em biết mình đã làm anh buồn và cũng thấy xấu hổ với bản thân khi làm việc đó. Nhiều lúc em tự nhủ: chuyện đã qua rồi đừng bận lòng nữa, hãy gạt sang một bên để sống thoải mái bên anh và các con. Những ngày qua, em cũng đã thấy anh toàn tâm toàn ý với gia đình, làm tất cả để bù đắp những tổn thương anh gây ra cho em. Biết là vậy, nhưng không hiểu sao em vẫn không vượt qua được sự hoài nghi trong lòng; biết đâu anh và cô ấy vẫn lén lút liên lạc với nhau, rồi nơm nớp lo sợ nhỡ đâu hai người không dứt được nhau thì sao? Sự hoài nghi đã làm em khổ sở và biến em thành một người nhỏ nhen, ích kỷ.

Em vẫn âm thầm theo dõi các mối quan hệ của anh qua điện thoại, email, facebook. Chỉ cần một cái nick lạ xuất hiện trong list bạn bè của anh là em tìm cách kiểm tra. Chỉ cần một cuộc điện thoại gọi đến vào giờ “nhạy cảm” là em đặt dấu hỏi. Anh đi làm về muộn em hỏi cặn kẽ lý do. Em đã giấu tấm thiệp mời đám cưới của bạn anh, sợ cô gái ấy cũng sẽ là khách mời. Em giả vờ bệnh để níu chân anh ở nhà những khi anh có tiệc tùng với bạn bè, nơi mà cô gái kia có thể cũng sẽ xuất hiện. Vì những “chiêu trò” đó của em mà các mối quan hệ của anh ngày càng thu hẹp lại.

Có những việc anh biết nhưng cũng có nhiều việc anh chẳng mảy may hay biết. Khi em giả vờ kêu đau bụng, anh lo cuống lên vì nghĩ bệnh dạ dày của em quay trở lại. Khi em gọi điện kêu quên chìa khóa, đang giữa cuộc nhậu anh phải bỏ dở chạy về nhà vì không muốn em phải đợi lâu. Cũng có lúc, đang bông đùa vui vẻ em buông những lời bóng gió xa xôi khiến tâm trạng anh chùng xuống. Những lúc như thế, em thấy mình có lỗi vô cùng với anh, nhưng lại tự biện minh là mình đang làm những việc cần thiết để bảo vệ hạnh phúc gia đình. Càng ngày em càng thấy hoang mang vì không biết bao giờ mới tìm lại được niềm tin vào anh, vào cuộc sống và vào chính mình như em từng có trước đây.

Nếu lòng em không thể khép lại chuyện cũ thì những cố gắng của anh đều vô nghĩa. Anh buồn bã nói như thế với em. Bản thân em cũng thấy khổ sở, dày vò khi phải sống trong hoài nghi, lo sợ. Em đang tìm cách thoát ra nhưng chẳng dễ chút nào. Vì vậy, mong anh đừng thôi cố gắng, hãy cho em thêm thời gian để em tìm lại sự cân bằng niềm tin, được không anh?

Những “tai nạn” cười ra nước mắt của người chăm đẻ chuyên nghiệp

Mỗi tháng kiếm được cả chục triệu đồng nhưng một số người chăm đẻ dù tuổi đã lên chức bà ngoại cũng không tránh khỏi “tai nạn” cười ra nước mắt với những ông chồng đang có vợ nằm ổ.

Với những người dân nam miền Trung và Tây Nguyên, việc chăm sóc phụ nữ sau sinh là khâu rất quan trọng. Bởi phụ nữ sau khi sinh cơ thể rất yếu, mất nhiều máu nên dễ mắc nhiều chứng bệnh kinh niên, không chỉ vậy, việc làm cho sản phụ “thay da đổi thịt” đúng như câu “gái một con trông mòn con mắt” là khá quan trọng. Nên với những sản phụ sống ở nam miền Trung và Tây Nguyên thì khi chuẩn bị sinh đều được đón về mẹ đẻ để tiện chăm sóc sau lúc lâm bồn. Còn với nhiều gia đình, vì nhiều lý do mà phải thuê người về chăm đẻ.
Thời gian thuê người chăm đẻ thường 1-2 tháng (tùy điều kiện gia đình). Người chăm đẻ sẽ ở luôn nhà sản phụ và được bao ăn, ở. Chính vì vậy, những người chăm đẻ thường là phụ nữ có tuổi đời từ 50-60 tuổi, có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc mẹ con sản phụ.
Cô Lan (57 tuổi, trú phường Yên Đổ, TP Pleiku, Gia Lai) cho biết, cô làm nghề chăm đẻ đã được gần chục năm nay, nghề này đã giúp cho kinh tế gia đình cô khá ổn định. Cô cũng được rất nhiều người tìm đến nhờ chăm đẻ “mát tay”. Vậy mà cách đây khoảng 2 năm cô Lan từng gặp một “tai nạn” nhớ đời khiến cô chỉ nhận lời chăm đẻ trong thành phố Pleiku và chỉ ở ngày chứ không ở đêm.
Cô Kĩ một người có kinh nghiệm chăm đẻ lâu năm đang tắm cho em bé
Cô Kĩ một người có kinh nghiệm chăm đẻ lâu năm đang tắm cho em bé
Cô Kĩ một người có kinh nghiệm chăm đẻ lâu năm đang tắm cho em bé
Chả là trong một lần chăm đẻ cho một sản phụ, vì vợ đẻ không “làm ăn” được gì, khiến ông chồng bức bối về mặt sinh lý. Trong một lần đi nhậu về, anh chồng đã không làm chủ được hành vi liền mò vào phòng cô Lan và có ý định sàm sỡ. Vừa giật mình, vừa hoảng sợ cô Lan liền hét toáng và tìm đường chạy ra ngoài, sáng hôm sau cô Lan dọn đồ một đi không trở lại.
“Tai nạn” này cứ ám ảnh cô Lan mãi nên cô quyết không bao giờ ở lại đêm khi chăm đẻ, trừ khi ông chồng làm ở xa, vắng nhà: “Mình đáng tuổi mẹ mấy đứa mà do nó say quá không biết mình đang làm gì, thông cảm nhưng mình rất xấu hổ và sợ hãi. Người ngoài không biết thì thôi chứ biết thì còn mặt mũi nào nữa, rồi tội mấy đứa vừa đẻ xong, nó biết chuyện thì dễ bị sản hậu lắm. Nên từ đó, tôi không bao giờ ở lại đêm nữa, bớt tí tiền nhưng đỡ gặp chuyện không hay”, cô Lan chia sẽ.
Một câu chuyện khác của một gia đình ở phường Ia Kring (TP Pleiku) khiến nhiều người không khỏi xót xa. Khi người chị sinh con đầu lòng, cô em gái chưa chồng từ quê Bình Định lên giúp chị các công việc nhà… Thời gian chị nằm cữ chưa đầy tháng, ông anh rể đã không nhịn được, “dụ dỗ” luôn em vợ. Người em do còn trẻ người non dạ nên cũng phải lòng anh rể và 2 người đã đi quá giới hạn, khiến cô em có thai.
Khi sự việc vở lỡ thì mọi chuyện đã rồi, vừa tức giận, vừa xót xa nhưng cô em quyết không chịu rời xa “anh rể” và họ đã phải sống chung trong một gia đình, bất chấp sự dèm pha của hàng xóm. Và qua nhiều năm nay, 2 chị em đã hạ sinh cả chục đứa con với người đàn ông này: “Cứ cô chị sinh thì cô em chăm sóc và ngược lại”, một người hàng xóm cho biết.
Tuy nhiên, việc 2 chị em chung chồng lại sống chung một mái nhà nên nhiều lúc đã nảy sinh mâu thuẫn, rồi bi kịch đã xảy ra: “Bà dì mình sống khá ích kỉ, thường xuyên xúi ba mình đánh mẹ. Vừa tức giận, vừa xấu hổ và quá buồn nên cách đây vài năm mẹ đã thắt cổ để giải thoát cuộc đời mình”, một người con của người chị buồn nói.
Mỗi nghề đều có những khó khăn riêng của nó, và nghề chăm đẻ cũng vậy, những “tai nạn” trên chỉ là hy hữu mà không phải ai cũng gặp.

Đi để trả ơn đời

Sinh ra với hình hài gầy gò, ốm yếu, xanh xao đã là một dấu hiệu bất lành cho sự sống. Có phải tạo hóa ưu ái khi để tôi rời bụng mẹ sớm hơn gần hai tháng so với một đứa trẻ thông thường? Hay chính ông trời muốn tôi nhanh chóng đối mặt với cuộc đời đầy sóng gió?

 
Đi để trả ơn đời
Bất hạnh tiếp theo bước qua cuộc đời tôi khi tôi chưa đầy bốn tháng tuổi. Mẹ lẳng lặng ra đi bỏ lại tôi trong sự ghẻ lạnh, hờ hững của cha. Tuổi thơ có thể nói là khoảng thời gian tôi hạnh phúc nhất (bảy năm đầu đời) bởi tôi chưa biết gì cả: Chưa biết mình thừa sống thiếu chết khi mất đi hơi ấm của mẹ; chưa biết nội và các cô đã phải vất vả như thế nào để lo chạy thuốc thang như “cơm bữa” cho tôi và chi phí sữa hoặc nước dừa cũng không phải là chuyện đơn giản, có khi tôi phải uống nước cơm để sống qua ngày; chưa biết cả chuyện mình chưa bao giờ có được thứ tình cảm thiêng liêng mà người ta gọi là phụ tử, mẫu tử. Với những đứa trẻ khác, tôi không biết chúng hình dung về cha mẹ như thế nào nhưng với riêng tôi thì đó chỉ là một cách gọi, rỗng tuếch về ý nghĩa. Khi lớn lên, tôi chỉ biết rằng mình vượt qua được những năm tháng sơ sinh là nhờ công sức và tình thương của các cô cùng ông nội.

Năm tôi lên bốn tuổi, cha đi bước nữa rồi có thêm đứa con trai khác. Tôi ngày càng thừa thãi hơn trong cái gia đình nhỏ bé, chật hẹp của cha. Nhưng mọi thứ vẫn chưa nghiêm trọng bởi ngay từ bé tôi vốn dĩ đã có một khoảng cách rất lớn với cha mà tôi cũng chưa từng để ý. Bi kịch đến với tôi khi tôi bước dần sang tuổi tám. Các cô đều lần lượt theo chồng, chỗ dựa tinh thần duy nhất của tôi chỉ còn lại ông nội. Đó cũng chính là lúc tôi nhận ra bi kịch của cuộc đời mình, một con người thừa thãi trong cái gọi là gia đình - tổ ấm. Tôi khóc một mình khá nhiều.

Không hiểu sao tôi có quyết tâm học tập ngay từ rất bé. Bỏ quên mọi thứ, trên lớp tôi vẫn học tập một cách bình thường, hiệu quả như biết bao đứa trẻ khác. Có lẽ vì những cô giáo đầu tiên của tôi quá tuyệt vời.
           
Lâu dần tôi học được cách nép mình trong sự im lặng, trong bóng tối của chính cuộc đời mình. Tôi chỉ thật sự thoải mái khi sống với ruộng đồng sông nước, với trường làng, lớp học, thầy cô, bạn bè. Có lẽ thấu hiểu vết thương lòng của tôi mà ông nội đã xây cho tôi một căn chòi nhỏ sau vườn như một không gian riêng tư, một bóng tối thật sự khi tôi mới mười ba tuổi. Nhưng căn chòi ấy còn chưa chống chọi được với mưa nguồn suối lũ của tự nhiên thì làm sao đủ sức che chở cho tôi khỏi phong ba bão táp của cuộc đời. Ít lâu sau nó đã bị chôn vùi trong mưa nắng và tôi cũng bị giông tố cuộc đời thổi bạt đến những miền đất xa lạ. Tôi  thuê một căn phòng nhỏ ở chợ xã và bắt đầu cuộc mưu sinh, tiếp tục con đường học vấn. Tôi thử sức với nhiều nghề từ phụ quán cà phê, quán cơm, quán cháo, rửa bát đến phụ việc trong lò bánh mì. Tôi tiếp xúc với công việc dạy kèm từ năm lớp 8 và chẳng bao lâu thì nó trở thành thu nhập chính của tôi. Tôi nghĩ rằng đây mới chính là công việc phù hợp nhất dành cho mình. Vậy là tạm nhẹ gánh về kinh tế nhưng tôi lại nhọc nhằn với nơi ở. Nhà trọ không phải là nơi dừng chân lâu dài. Tôi may mắn được người cô thứ ba cho ở nhờ một thời gian để yên tâm đèn sách. Vài tháng sau, khi để lại mọi thứ cho gia đình cha tôi, nội đã mang tôi về sống cùng nội. Hai ông cháu nương nhờ trong một căn chòi nhỏ lúp xúp cạnh mé sông. Cuộc sống ổn định hơn nhiều.
           
Tưởng chừng mọi giông tố đã qua đi nhưng căn bệnh tim mạch, cao huyết áp của nội lại trở nặng, sức khỏe tôi cũng không mấy đảm bảo. Thế là những năm tháng sắp tới lại ngập tràn bóng tối. Dù bệnh tình có trở nặng, hàng tuần nội vẫn đèo chiếc ghe cũ kĩ già nua như cuộc đời của nội đến tận chợ nổi Cái Răng để buôn bán kiếm tiền. Tôi cũng chạy đôn chạy đáo dạy thêm. Chác hẳn tạo hóa đã thương tình cho tôi vượt qua kì thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học khá an toàn mặc dù tôi không có thời gian đụng đến một con chữ thậm chí tôi còn có ý định bỏ thi đại học, năm sau sẽ thi lại.

Chọn nghề báo tôi phải lên Sài Gòn bắt đầu cuộc sống mới. Điều tôi lo ngại nhất là nội đơn chiếc chốn thôn quê. Những khi trái gió trở trời, nội có trở bệnh hay không? Nơi góc bếp chái hè mỗi chiều lấy ai dọn dẹp? Liệu căn nhà lá liêu xiêu kia còn chống đỡ được qua mấy mùa mưa nắng? Bao nhiêu gánh nặng cứ chất chồng. Đó là chưa kể khi bắt đầu với hoàn cảnh mới, tôi phải rũ bỏ tất cả và làm lại từ đầu. Tôi lại là một kẻ vô công rỗi nghề chạy xuôi chạy ngược với cuộc mưu sinh. Tôi không biết đã đi qua bao nhiêu trung tâm gia sư, bao nhiêu hàng quán, nhà hàng tiệc cưới nhưng đáng thương cho một đứa sinh viên nhà quê, chẳng ai thật sự đồng cảm để cho nó một công việc đường hoàng. Tôi chợt nhớ ra rằng mình đang đứng trên đất Sài Gòn chứ không phải miền quê quen thuộc. Cuối cùng tôi cũng tìm được công việc phát tờ rơi xem như món thu nhập tạm thời, thấy mình thật bé nhỏ và yếu đuối.

Trước mắt tôi vẫn còn đó bốn năm trời đằng đẵng, còn bao nhiêu sóng gió đang sẵn sàng vùi dập cuộc đời tôi, đôi chân tôi còn đứng vững được bao lâu? Điều khiến tôi dằn vặt nhất, ân hận nhất chính là tôi quá yếu đuối, quá dại khờ, đã đánh mất nụ cười trong sáng. Song tôi vẫn tiếp tục cuộc hành trình, vẫn trải dài bước chân trên những đoạn đường đời rộng hẹp. Dù đôi chân có trầy sướt, dù con người có xanh xao gầy guộc, có tiều tụy, tàn phai thì tôi vẫn cứ đi nhưng không tự huyễn hoặc mình rằng cứ đi ắt sẽ đến. Tôi đi để trả nghĩa cho những tấm lòng, để trả ơn đời và trả luôn những món nợ của cuộc đời.

Có phúc cùng hưởng, có họa đổ lỗi con dâu

Chị về làm dâu cả thoắt đã hai chục năm. Có chị tận tụy quán xuyến, đại gia đình nhà chồng luôn đầm ấm, hòa thuận. Duy có một việc dâu con trong nhà vẫn canh cánh không yên là chưa tìm ra mộ cha.

Bố chồng chị hi sinh ở chiến trường miền Nam. Người thân không ai biết chính xác ông ngã xuống vào tháng, năm nào. Mẹ chồng kể ngày hòa bình lập lại cũng chính là ngày nhận được giấy báo tử của bố. Mảnh giấy nghiệt ngã ấy ghi vỏn vẹn họ tên, đơn vị. Thời gian, địa điểm mất chỉ báo là không rõ. Từ đấy mẹ làm giỗ bố vào ngày 30/4, gần 40 cái giỗ như thế trôi qua, năm nào mẹ cũng xót xa dạy các con phải đưa bố về chôn cất, thờ cúng đàng hoàng. Chồng chị và các em chồng đã ba, bốn lần vào Nam tìm hài cốt bố nhưng đều vô vọng vì thông tin quá ít ỏi, các mặt trận, căn cứ xưa giờ thay đổi quá nhiều.

Năm ngoái một người họ hàng xa mách nước có thầy ngoại cảm rất giỏi tìm mộ, bao nhiêu gia đình liệt sĩ đã nhờ ông mà tìm lại tro cốt người thân. Chị mừng như bắt được vàng, về bàn với cả nhà đến cậy ông thầy này. Mấy đứa em chồng ban đầu tỏ vẻ nghi ngờ, bảo chẳng nên dây vào trò mê tín nhưng mẹ chồng chị một mực ủng hộ. Mẹ chồng chị đã quyết thì chẳng ai còn dám cãi.
 
Có phúc cùng hưởng, có họa đổ lỗi con dâu

Khi gia đình đến ngỏ lời nhờ, thầy quả quyết rằng sẽ thành công, mọi người khấp khởi hi vọng. Ngày vào Nam, con cái dâu rể, cháu chắt đều xin nghỉ 3 ngày để lên đường đi tìm ông, cha. Thầy dắt cả nhà đến một bãi đất lớn miết vùng Tây Ninh. Suốt đường thấy thầy thành khẩn khấn vái, ai cũng tin là đã tìm đúng người. Thời khắc quyết định, thầy làm phép nhập đồng gọi hồn, khoảng 15 phút sau thì hô lớn cho cả nhà hay bố chồng đã nhập vào người chị. Lúc đấy chị đau đầu đến choáng cả người, chỉ biết nghe theo lời ông thầy. Chị đưa tay chỉ một mô đất chếch về hướng phải, thầy lại hô “Thấy rồi, thấy rồi”. Quả nhiên đào chỗ đó lên thì có vài mẩu xương. Mẹ chồng chị sụp xuống khóc như mưa “cuối cùng tôi cũng được nhìn ông trước khi nhắm mắt xuôi tay”. Cả nhà quỳ lạy theo, mừng mừng tủi tủi, họ ôm nhau khóc. Phải đến ngày hôm sau chị mới hoàn toàn tỉnh, hầu như không nhớ gì về lúc lên đồng.

Đưa bố về an táng ở quê cha đất tổ, cả gia đình thấy ấm lòng khôn tả, họ như trút bỏ được gánh nặng lớn trên vai. Bẵng đi một thời gian thì người họ hàng xa báo lại tin dữ. Gia đình họ cũng nhờ thầy ngoại cảm đấy đi tìm mộ người thân, đợt vừa rồi thấy báo chí phanh phui nhiều vụ thầy bà lừa đảo, họ đâm nghi bèn đi xét nghiệm ADN. Chuyện động trời bị bại lộ, nằm trong mộ cha ông họ chỉ là bộ xương lợn. Cả nhà chị bàng hoàng, dù chẳng dám hé răng nửa lời, ai cũng biết bấy lâu nay mình đã thờ cúng một nắm xương động vật.

Từ bận ấy, mẹ chồng chị sức khỏe yếu đi hẳn, bà cũng ít khi chuyện vãn thân mật với chị như trước kia, mấy việc trong nhà xưa nay chị quán xuyến giờ mẹ chị trao lại cho các em dâu. Mỗi lần có giỗ chạp về quê, chị nghe sau lưng tiếng xì xào chê trách cô dâu cả già đầu còn rước kẻ lừa đảo về để đến nước cả nhà phải thờ nắm xương hoang. Chị thấy lạnh cả sống lưng, nước mắt rơi mặn đắng mà không biết tâm sự cùng ai. Chị thà bị chửi thẳng vào mặt, bị đuổi ra khỏi nhà còn hơn nửa đời còn lại mang tiếng xấu oan uổng thế này.

“Thứ vợ” gì như tôi?

Mãi đến khi máy bay cất cánh, tôi mới tin chắc rằng lần này mình sẽ được về nhà. Tôi nghĩ đến mẹ tôi, 7 năm không gặp, chắc mẹ đã yếu đi nhiều, tóc sẽ bạc nhiều hơn. Còn ba tôi, vốn dĩ đã gân guốc, bây giờ chắc lại càng gầy gò hơn.

 
“Thứ vợ” gì như tôi?
Từ sân bay Tân Sơn Nhất về nhà, tôi thuê taxi để mẹ con đi cho khỏe. Hai đứa nhỏ lần đầu tiên đi xa nên rất quậy khiến tôi mệt đừ với chúng. Tuy vậy tôi rất vui khi mường tượng đến cảnh, chỉ lát nữa thôi, ba mẹ và các anh tôi sẽ vui mừng, ngạc nhiên thế nào khi mấy mẹ con đột ngột xuất hiện...

Thế nhưng những gì tôi tưởng tượng đã không xảy ra. Ngôi nhà của ba mẹ tôi vốn rất rộng giờ như càng thêm rộng. Ba tôi ngồi ở bàn nước ngoài thềm ba. Anh hai thì đi đâu đó chưa về. Chị hai và mấy đứa cháu cũng ở ngoài rẫy. Trông thấy tôi, ba tôi lập cập đứng lên, không nói được lời nào. Tôi bước nhanh tới chỗ ba, nắm lấy tay ông, nghẹn lời: “Ba khỏe không ba?”. Rồi tôi nhìn dáo dác: “Mẹ đâu ba?”.

Ba tôi cúi xuống xoa đầu hai đứa nhỏ đang giương mắt nhìn mẹ và ông ngoại: “Lớn quá rồi. Sao về mà không báo anh hai lên đón? Ba nó đâu sao không về chơi?”. Tôi không trả lời mà bước nhanh vào nhà. Tôi đã có câu trả lời về sự vắng mặt của mẹ. Ở giữa nhà, bàn thờ mẹ tôi nghi ngút khói hương...

Anh hai tôi bảo khi mẹ tôi hấp hối, anh đã gọi điện cho Phùng, chồng tôi, bảo đưa mẹ con tôi về cho bà nhìn mặt lần cuối. Thế nhưng Phùng bảo đường sá xa xôi, anh lại đang đi công tác ngoài Quảng Ninh nên không thể cho tôi và mấy đứa nhỏ về. “Khi mẹ mất, anh cũng có báo cho nó nhưng chờ mãi vẫn không thấy tăm hơi mẹ con bây... Lúc liệm, phải vuốt mãi mẹ mới chịu nhắm mắt” - giọng anh hai nghèn nghẹn.

Phùng giấu tôi mọi chuyện. Tôi có thể không truy cứu nhưng khi mẹ tôi mất mà anh cũng không cho hay, không cho tôi về chịu tang thì tôi làm sao có thể tha thứ ? 7 năm trước, khi chấp nhận theo anh về ngoài kia sinh sống, tôi cứ đinh ninh rằng bây giờ giao thông thuận tiện, đi lại dễ dàng, từ Hải Phòng vô Sài Gòn có đường bay thẳng, bất cứ lúc nào tôi muốn thì cũng có thể về nhà. Vậy mà ra đến ngoài đó, tôi như bị biệt giam, bị cách ly khỏi gia đình, họ hàng, quê hương của mình.

Anh có cha mẹ già phải phụng dưỡng, một đứa em trai bị ảnh hưởng chất độc da cam không thể tự chăm sóc bản thân. Khi tôi vừa về tới, ngay lập tức ông anh cả của anh dọn ra ở riêng. Tôi phải bỏ công việc hướng dẫn du lịch yêu thích của mình vì anh bảo một mình anh đủ sức lo cho gia đình.

Thế giới của tôi bây giờ là ngôi nhà ngói 3 gian rộng thênh thang, con đường từ nhà ra ngôi chợ đầu làng. Tôi chăm sóc ba mẹ chồng và em chồng, mỗi tháng anh đưa cho tôi một khoản tiền đủ để trang trải mọi chuyện, thậm chí có dư. Nhưng ngay cả khi có tiền, tôi cũng không biết phải làm gì ở chốn đìu hiu ấy.

Tết năm đầu tiên tôi không được về nhà với lý do “mới ra mà đã về làm chi cho tốn kém”. Năm thứ hai, mẹ anh bệnh; năm thứ ba, tôi sinh bé út; năm thứ tư bé út còn nhỏ anh không cho tôi mang đi xa... Cứ vậy, mà đến 7 năm. Đến khi tôi quyết định giấu anh, tự mình đặt vé, tự mình dắt các con về thăm ngoại thì tôi vẫn nghĩ, chỉ là một chuyến về thăm nhà, rồi tôi sẽ trở ra, tiếp tục làm dâu, làm vợ, tiếp tục phục vụ gia đình anh vì sau 7 năm bị cách ly với thế giới công việc, tôi đã bắt đầu thấy sợ hãi, bắt đầu muốn an phận thủ thường...

Vậy mà giờ đây mọi suy nghĩ trong tôi đã đảo lộn. Tôi gọi điện cho anh ngay buổi chiều của cuộc đào tẩu: “Tại sao anh giấu em? Tại sao mẹ bệnh anh hai báo tin mà anh không cho em biết? Tại sao mẹ mất anh cũng không cho em về? Tại sao... Tại sao...”. Tôi hỏi và không chờ anh trả lời. Tôi hỏi chỉ để trút bỏ cơn cuồng nộ, uất ức trong lòng. Tôi bảo anh muốn gì thì vào trong này nói chuyện với tôi, với ba và anh hai chứ tôi không trở ra nữa. Thế nhưng anh chần chừ: “Anh đang bận... Em ra đi rồi tới mùa hè, anh sẽ đưa em vào thưa chuyện với ba”.

Nhưng tôi không còn niềm tin với anh nữa. Nếu tôi trở ra thì chắc chắn anh sẽ tiếp tục giam cầm tôi trong ngôi nhà 3 gian cùng với những nghĩa vụ thiêng liêng, cao cả mà suốt ngày anh ra rả bên tai tôi. Tôi đã quá chán ghét sự ích kỷ của anh. Nó đã biến tôi từ một người có công ăn việc làm, một người hoàn toàn độc lập trong cuộc sống trở thành một con rối chỉ biết phụ thuộc vào sự giật dây của người khác.

“Em sẽ không trở ra nữa, anh tự sắp xếp chuyện nhà” - tôi nói dứt khoát. Anh hết năn nỉ rồi quát lên trong điện thoại: “Em thật quá quắt. Thuyền theo lái, gái theo chồng chớ có thứ vợ gì mà như em? Chỉ chuyện em dắt mấy đứa nhỏ bỏ trốn thì cũng đủ cho anh bỏ em rồi. Anh kỳ hạn cho em 1 tuần lễ, nếu không về thì anh sẽ gởi đơn ra tòa, sẽ bắt 2 đứa nhỏ...”.

Thứ vợ như tôi là thứ vợ gì? Tôi quay chậm lại những thước phim của cuộc hôn nhân và thấy rằng, mình đã đánh mất chính mình trong cuộc hôn nhân này. Cái được lớn nhất là tôi có 2 đứa con. Tôi chỉ sợ anh bắt con tôi, còn chuyện ly hôn thì mấy đêm nay tôi đã nghĩ đến...

Tôi phải làm sao để giành lấy tài sản quý báu nhất ấy trong cuộc chiến mà nếu anh hay tôi châm ngòi thì cũng đều khủng khiếp đối với những đứa trẻ...


Không muốn phải hối hận

Anh hẹn sau giờ làm việc chiều nay sẽ bàn với chị về chuyện phân chia tài sản. Họ sẽ ra tòa một cách nhẹ nhàng nhất có thể.

 
Không muốn phải hối hận
Chị nhìn đồng hồ, càng gần đến giờ chị càng hồi hộp. Chị thấy xấu hổ khi phải đối diện với điều này. Chị ước gì mình đủ giàu có để kiêu hãnh dắt hai đứa con đi ra khỏi nhà mà không cần nghĩ đến chuyện chia chác.

Nhưng, chị đang không có tiền và cũng chẳng có việc làm. Thành vợ anh, chị đã tự nguyện làm người nội trợ vì tiền lương của chị lúc đó chỉ đủ trả công người giúp việc, trong khi nghề xây dựng buộc anh phải thường xuyên đi theo những công trình xa. Nếu lúc đó, chị vượt qua được sự khó khăn chỉ mang tính nhất thời, bây giờ ít nhất chị cũng đã là trưởng phòng. Bạn bè cùng thời với chị có người còn lên đến chức giám đốc. Ai cũng nói chị sướng, chẳng phải làm gì, chẳng phải lo toan gì. Lúc này đây, chị thật sự thấm thía thân phận tầm gửi của mình. Anh chị em bạn bè ai nấy đều e ngại cho chị trong vụ ly hôn này, rõ ràng thiên hạ ai cũng thấy chỉ mình anh vất vả làm lụng, còn chị thì…
Chăm sóc con cái học hành giỏi giang, ngoan ngoãn và chu toàn chợ búa cơm nước, nhà cửa gọn gàng có đáng gọi là công việc không? Mỗi khi về đến nhà anh được thư thái không phải vướng bận gì nữa, có đáng được đánh giá cao không? Chị tự hỏi trong nỗi tức giận. Nhưng, chẳng còn nhiều thời gian để tự dằn vặt mình nữa. Chị nhìn đồng hồ, gần đến giờ anh về rồi. Chị bật máy tính, vào mạng, nhấp chuột, đọc đi đọc lại những điều đã thuộc lòng nhưng vẫn không ngăn được nỗi phập phồng. Có khi nào… anh sẽ vin vào điểm yếu của chị... Hoặc, chị phải ở lại cùng hai đứa con? Hoặc, hai đứa con ở với anh, chị ra đi với hai bàn tay trắng? Nghĩ tới cảnh đã đến tuổi 40 mà phải làm lại từ đầu, chị không thể không rùng mình.

Hiện ra email của anh: “Không có em chăm sóc con thì anh chẳng yên tâm đi làm xa, không có em thu vén thì anh làm ra bao nhiêu cũng chẳng giữ được, của chồng công vợ, ý anh là mọi thứ để dành cho hai đứa con. Từ nay anh sẽ không về nhà nữa. Tiền lương cuối tháng anh sẽ gửi vào tài khoản như trước đây khi anh đi làm xa, nhờ em chăm sóc con giùm anh. Mong em đồng ý”.

Chị đọc đi đọc lại và phát cáu. Chị không cần sự cao thượng đó. Chị nhấn phím reply và gõ thật nhanh: “Tốt nhất là chia đôi và chấm dứt, em muốn rõ ràng, không muốn ai phải hối hận”. Nhưng, khi đưa con trỏ đến phím send, ngón tay chị ngập ngừng dừng lại…

Những chữ cái trước mặt chị bỗng nhảy nhót, như một bức màn vừa được vén lên, cho chị thấy một người rất khác với người mà từ khi quyết định ly hôn, chị luôn lo sợ người đó sẽ hất chị ra đường với hai bàn tay trắng. Chị đã chuẩn bị để chiến đấu với người đó, chị sục sạo tìm hiểu những quy định có lợi nhất cho mình, bookmark các trang web tư vấn hôn nhân, đọc đi đọc lại những điều khoản a, b, c… và tính toán xem nếu người đó không nương tay thì luật pháp quy định cho chị được chia bao nhiêu… Chị sẽ không tiếc tiền thuê luật sư và chị cũng đã tự trang bị cho mình lý lẽ bằng cách đọc đến thuộc lòng các trang web tư vấn luật…

Không thể không tự đỏ mặt với những tính toán của mình khi đối diện với email anh vừa gửi. Chị nhận ra mình đang quyết chiến với một người chỉ do mình tưởng tượng ra.

Chị bỗng thấy hoang mang và có gì đó như là nuối tiếc. Cuộc sống xa nhà thường xuyên của anh khiến chị luôn có nhiều tưởng tượng. Anh em thợ xây dựng lại thường có những câu giật gân trong bàn nhậu để rồi hôm sau họ quên béng, còn chị thì nhớ… Anh thường ngạc nhiên và cáu kỉnh hỏi lại chị: “Em nghe ai nói điều đó vậy?”. Trong cuộc nhậu, làm sao mà nhớ rõ ai là ai.

Chị đọc lại email mình vừa gõ, mắt chăm chăm nhìn dòng chữ “không muốn ai phải hối hận”. Có phải chị gõ cho chính mình không?

Chầm chậm, chị xóa dần từng chữ rồi thừ người trước màn hình trống không như chính chị. Chị không nghĩ được gì rõ ràng trong đầu, ngoài cảm giác bất an kinh khủng…

Nối ghép những mảnh đời sau hơn 40 năm lưu lạc

Như một phép mầu khi những dòng thông tin trên báo Dân trí được đăng tải về bài viết “Mẹ và những trang nhật ký chưa viết”. Điều lạ lùng, sau khi báo đăng những tia hy vọng, những thông tin và những mảnh ghép của cuộc trùng phùng đang dần trở thành hiện thực.

Chân dung cựu chiến binh Võ Hạnh.
Chân dung cựu chiến binh Võ Hạnh.

Tôi đã từng tin vào lời khuyên ấy nhưng đã có lúc tôi thất vọng và dường như vô phương trong cuộc tìm kiếm người thân của gia đình bị thất lạc sau bốn mươi năm bởi chiến chinh. Nhưng rồi, vào một đêm, như là một định mệnh - một tia hy vọng lóe lên và bừng sáng trong tôi! Điều kỳ diệu đã đến và hôm nay đây tôi vẫn cứ tưởng là mình đang sống trong một câu chuyện cổ tích!
Kể từ hôm báo điện tử Dân trí đăng tải bài viết: “Mẹ và những trang nhật ký chưa viết”. Tôi lướt đọc lại nhưng tim bỗng như muốn ngưng đập - “Anh chết thật rồi sao? Anh Thạnh ơi...”. Tại sao không phải là một cái tên khác mà lại là “...Anh Thạnh”? Và rồi, từng chữ, từng lời trong bài viết dường như dẫn tôi trở về với câu chuyện của người ông ngoại - câu chuyện về người em trai liệt sỹ và cô em dâu sau gần sáu mươi năm lưu lạc.
Tôi không thể nhớ hồi ấy là năm tôi bao nhiêu tuổi, nhưng câu chuyện mà ông ngoại tôi kể cho tôi ngày ấy thì lại in sâu vào tâm khảm tôi không thể mờ phai. Gia đình ông ngoại tôi có ba trai, một gái; người anh cả là Võ Hiếu, ông ngoại tôi thứ hai là Võ Hạnh, ông Thạnh là người con thứ ba và cô út tên Sang.
Cha của ông ngoại tôi mất sớm và khi cô út Sang lên sáu tuổi thì bà mẹ cũng qua đời. Vào một buổi chiều, sau ba ngày chôn cất mẹ, ba người anh trai lén gửi út Sang lại cho một nhà hàng xóm rồi rủ nhau trốn lên Núi Chúa theo kháng chiến và cuộc ly tán của gia đình ông tôi bắt đầu từ đó.
Sau một năm thì ông Hiếu bị giặc Pháp bắt và bị xử bắn cùng với 26 du kích ngay tại chân núi Chúa. Một năm sau nữa, ông ngoại tôi cũng bị địch bắt và đày ra Côn Đảo với án tù 10 năm. Còn ông Thạnh thì được tập kết ra miền Bắc.
Ông ngoại tôi kể ngày ông đặt chân lên Côn Đảo cũng là ngày địch xử bắn chị Võ Thị Sáu. Ông tôi cùng với một số tù nhân tìm cách vượt ngục nhiều lần nhưng thất bại. Sau mỗi lần vượt ngục bại lộ ông bị địch tra tấn hết sức dã man.
Chân dung liệt sỹ Võ Thạnh.
Chân dung liệt sỹ Võ Thạnh.
Năm 1963, ông tôi mãn hạn tù và được trả tự do, rồi lại tìm cách bắt liên lạc với cách mạng. Ông tôi được tổ chức phân công trở lại hoạt động bí mật tại xã Văn Hải, nay là phường Văn Hải của TP Phan Rang -Tháp Chàm (Ninh Thuận).
Thời gian này, làng quê của ông tôi là thôn Thái An thuộc xã Thuận Mỹ, huyện Thuận Bắc, nay là huyện Ninh Hải (Ninh Thuận) đã bị địch dồn dân lập ấp để cách ly với chiến khu cách mạng núi Chúa. Cô út Sang theo nhà hàng xóm dạt về Dư Khánh cách quê cũ ba mươi cây số. Chồng cô út cũng đi theo cách mạng và đã hy sinh ngoài mặt trận.
Ông ngoại tôi lấy vợ tại vùng quê mà ông nằm vùng hoạt động. Vào những năm ấy, trong bối cảnh khốc liệt của cuộc chiến và cảnh mưu sinh vì gia đình, ông tôi chưa kịp nghĩ đến việc liên lạc tìm người thân thì vào một ngày của năm 1968, một người phụ nữ dắt hai đứa con nhỏ tìm đến nhà ông tôi và họ đã nhận ra anh em-người phụ nữ đó chính là út Sang của ông ngoại tôi.
“Sao mấy anh ác quá vậy, sao ngày ấy không dẫn theo em lên núi Chúa mà bỏ em lại một mình...”- Cô Út nghẹn ngào nức nở, họ ôm nhau cùng khóc.
Miền Nam giải phóng, ngày vui chưa được tày gang thì bà Sang nhận được một lá thư từ Nghệ An gửi vào. Người viết thư, bà Lê Thị Tuyết Mai nhận là vợ của liệt sỹ Võ Văn Thạnh và kể rõ ngày tháng năm chồng bà hy sinh. Ông ngoại tôi lập tức viết thư về nông trường Hạnh Lâm (ở Nghệ An) - nơi cô em dâu đang công tác nhưng không hiểu sao lá thư bị trả lại.
Vậy là manh mối để tìm người em dâu và tung tích người em trai liệt sỹ của ông ngoại tôi lại mất hút nhưng nỗi niềm mong ngóng tìm lại người thân vẫn khắc khoải nung nấu trong lòng ông ngoại tôi.
Vào một ngày mưa rơi rả rích khoảng năm 2001-2002 đoàn thanh niên nơi ông ngoại tôi làm chủ tịch xã đi thăm nghĩa trang Trường Sơn và tình cờ tìm được ngôi mộ của ông Thạnh. Hy vọng để tìm được người em dâu, người đang thờ phụng liệt sỹ Thạnh lại được nhen lên.
 
Bằng tổ quốc ghi công liệt sỹ Võ Hiếu.
Bằng tổ quốc ghi công liệt sỹ Võ Hiếu.
Ông ngoại tôi bệnh tình và ngày một già yếu, ông kể hết những gì liên quan đến ông Thạnh cho tôi nghe và hy vọng đứa cháu ngoại có thể làm được điều ông ao ước. Từ đó, trong suốt cả thời gian đang ở trong trường đại học cho đến ngày ra trường, bằng mọi cách tôi cố tìm kiếm thông tin về quê của bà Mai.
Người ta bảo rằng nơi đó là rừng núi heo hút khó tìm lắm; tôi hỏi tin tức về người phụ nữ Lê Thị Tuyết Mai ở nông trường Hạnh Lâm thì người ta nói không có địa chỉ ấy. Tôi gọi điện hỏi Sở Lao động thương binh và Xã hội Nghệ An, người ta bảo nông trường đã giải thể. Tôi không nhớ là đã gọi đến bao nhiêu số điện thoại nhưng rồi cũng chỉ nhận được những câu trả lời: Không có, không biết, đã giải thể...
Khi mọi hy vọng, tim đèn le lói trước cơn bão lớn với tôi dường như đang dần tắt lại thì bỗng dưng nó được thổi bùng lên trong cái đêm kỳ diệu ấy. Cái đêm mà bài đăng trên báo điện tử Dân trí đã có rất nhiều cuộc điện thoại về hỏi thăm, động viên tôi. Trong số đó, có những người ở tận trời Nam (Sài Gòn) đã tiết lộ cho tôi biết tất cả các địa danh, tên các nhân vật và tình tiết câu chuyện là có thật được viết dựa theo ba cuốn nhật ký của bà Lê Thị Tuyết Mai - vợ của liệt sỹ Thạnh và một phần qua lời kể của cô giáo Phan Thị Hằng, con của bà Mai hiện đang thay mẹ thờ phụng Liệt sỹ Thạnh.
Bà Mai vợ liệt sỹ Thạnh và Bằng Tổ quốc ghi công.
Bà Mai vợ liệt sỹ Thạnh và Bằng Tổ quốc ghi công.
Và tôi, được PV báo điện tử Dân trí thường trú tại Nghệ An cho số điện thoại của cô Hằng - người đã đọc bài trên báo Dân trí khẳng định những tình tiết, cốt truyện trong bài viết trên là người thân của mình. Rồi những sau đó, những cuộc đàm thoại giữa tôi và Hằng chỉ là nước mắt và nước mắt vì chúng tôi quá hạnh phúc bởi tất cả các thông tin qua lại của hai gia đình đều trùng khớp.
Sau đó tôi còn gửi bút tích lá thư của Bà Mai gửi vào năm 1975 và di ảnh của ông Thạnh cho cô Hằng “giám định” và đối chiếu - Tất nhiên là không có gì sai sót.
Ông ngoại tôi vui lắm, niềm vui không thể nào tả nổi. Lần đầu tiên trong đời, tôi thấy những giọt nước mắt lăn trên gò má tuổi tác của ông ngoại tôi - Những giọt nước mắt hạnh phúc của sự đoàn tụ trở về; nước mắt của một quá khứ thương đau, ly tán!
Tôi cũng khóc, tôi khóc vì đã tìm thấy ông Tư Thạnh của tôi, tìm được bà Mai người vợ Liệt sỹ, người đã chôn vùi tuổi thanh xuân của mình để chờ chồng, tìm chồng và thờ chồng suốt cả cuộc đời. Tôi khóc vì quá hạnh phúc bởi biết thêm ở cuộc đời này có những người phụ nữ can trường chịu đựng, hy sinh và thủy chung như bà Mai, như cô giáo Hằng.
Trong những ngày chờ đợi cuộc gặp gỡ đoàn tụ của hai gia đình, tôi vội vã kể lại câu chuyện này và một lần nữa mong bạn đọc hãy chia vui với gia đình chúng tôi; và mong những gia đình khác có hoàn cảnh tương tự xin hãy đừng thôi hy vọng - Hãy tin vào cuộc đời, vào những điều tốt đẹp của ngày mai. Xin cảm ơn báo Dân trí đã làm chiếc cầu nối kỳ diệu cho sự gặp gỡ đoàn tụ của những cuộc đời.

Cụ lang làng

Mẹ gọi điện báo tin, con về ngay cụ lang làng vừa mất rồi. Nước mắt tôi trực òa ra, chạy ngay sang phòng sếp xin nghỉ việc rồi bắt vội xe về nhà. Chặng đường chỉ có hơn 90 cây số mà sao hôm nay dài thế.

 
Cụ lang làng
Xét về máu mủ thì nhà tôi với cụ chẳng họ hàng gì, tôi ở Hà Nam, cụ ở Nam Định. Nhưng nếu không có cụ, chắc sẽ chẳng có tôi, và sẽ chẳng có gia đình tôi bây giờ. Mẹ tôi lấy bố hơn 4 năm trời hết thuốc nọ thuốc kia chạy chữa mà vẫn không sinh nổi mụn con. Tiền bạc cạn kiệt, ý chí chán nản, bố mẹ định chia tay thì được người ta mách đến cụ.

Sau ba tháng thuốc men của cụ, mẹ mang bầu tôi. Tiền công, tiền thuốc suốt ba tháng, phải nài ép lắm cụ mới chịu nhận dăm cân gạo nếp. Rồi lúc tôi nghịch ngợm bị chệch khớp tay, rồi dạ dày, đến thằng em tôi bị sỏi thận… đều tìm đến cụ. Chẳng lần nào cụ lấy tiền. Tiền thuốc cho không, tiền công cũng chẳng lấy. Đến ngày lễ tết, cụ chỉ lấy duy nhất 1 cái bánh chưng, hay 1 gói kẹo để thắp hương tổ tiên, còn lại cụ bắt mang về.

Lúc còn bé, theo mẹ xuống thăm cụ tôi vẫn thắc mắc, sao lại gọi cụ là cụ lang làng, phải chăng là vì cụ chỉ chữa bệnh trong làng, hay y thuật của cụ chỉ ở mức độ làng xã? Mẹ cười nhẹ nhàng giải thích, y thuật của cụ rất cao, không những gia đình ta được cụ cứu giúp, mà còn rất nhiều người khác ở nơi rất xa tận hai miền đất nước tìm đến cụ. Cụ giúp người chẳng bao giờ suy tính thiệt hơn, chẳng đè nặng của cải vật chất nên làng xóm ai cũng quý mến gọi cụ là cụ lang của làng rồi gọi tắt là cụ lang làng.

Ngày nhỏ, chị em tôi đã rất thích xuống nhà cụ chơi. Lần nào xuống cũng được cụ cho biết bao quà bánh, toàn đồ của bệnh nhân này biếu, cụ lại chia hết cho bệnh nhân kia. Nhà nào nghèo, thường được cụ thương nhiều hơn. Sau này lớn lên, dù không theo nghề thuốc nhưng cứ vài tháng tôi lại xuống thăm cụ một lần, nghe cụ hướng dẫn các vị thuốc đơn giản có thể tìm thấy ngay trong vườn, ngoài ruộng. Chồng cụ là bác sĩ quân y, con trai duy nhất của cụ cũng là bác sĩ quân y. Hai con người thương yêu nhất của cụ đã hy sinh anh dũng tại chiến trường. Kể từ đó cụ ở vậy, theo nghề thuốc gia truyền bốc thuốc cứu đời. Thuốc trồng được trong vườn thì cho không, tiền công cũng chẳng lấy, thuốc phải mua thì cụ kê đơn cho người bệnh tự mua, đến tiền xe gửi thuốc cho người bệnh ở xa thường cụ cũng chẳng lấy. Lý giải cho việc làm của mình cụ chỉ cười trừ giải thích: “ Tao có một mình, lại có nhà nước nuôi thì lấy tiền bạc làm gì, chỉ mong chúng mày luôn mạnh khỏe, làm nhiều việc thiện là tao vui rồi”.

Tôi về vừa kịp lúc đưa tang cụ, đoàn người quấn khăn trắng kéo dài nửa cây số, ai cũng sụt sùi thương nhớ, đau xót như mất đi phần máu mủ. Có người làng, có người tứ xứ, có cả cụ già tám, chín mươi, cả em nhỏ vài tháng tuổi, có chị đang bụng bầu, tất cả quy tụ tại đây tiễn đưa cụ tới nơi vĩnh hằng.

Vợ... hết xí quách

Bà xã tôi mới ngoài 40 một chút. Khoảng 2 năm trước cô ấy còn rất khỏe, cuộc sống bình thường cũng như chuyện gối chăn đều viên mãn. Thế nhưng chẳng hiểu vì sao khoảng 3 tháng trở lại đây, lúc nào cô ấy cũng sầu não, thở than về tuổi tác, sức khỏe, bệnh tật.

 
Vợ... hết xí quách
Đặc biệt, chuyện vợ chồng thì hình như cô ấy có vẻ ngán ngại, mỗi lần tôi đụng đến thì lại giãy nãy, phủi tay, cằn nhằn; khi nào tôi làm quá thì lại bị mắng là “đồ mất nết”. Mà tôi đã già gì cho cam? Mới 43 tuổi thôi, vẫn còn hừng hực sức trai. Có lần tôi không chịu nổi, lén bà xã đi ăn bánh trả tiền thì tôi thấy mình có thể chiến đấu không mệt mỏi.

Tôi xem kết quả khám sức khỏe định kỳ ở cơ quan bà xã thì thấy mọi thứ đều bình thường, chưa phát hiện bất kỳ bệnh lý nào ngoài huyết áp hơi cao (13/8). Thế thì cớ sao cô ấy lại xuống sức, mất lửa như vậy? Tôi để ý thấy cô ấy chẳng có ai khác bên ngoài, hết giờ làm việc thì về nhà cơm nước, dọn dẹp, chẳng đàn đúm bạn bè như nhiều chị em khác.

Có phải bà xã tôi đang trong thời kỳ “gió heo may đã về” rồi hay không? Nếu cô ấy “nghỉ hưu” sớm như vậy, tôi biết phải làm sao đây? (thanhlong… @gmail.com)

Anh bạn thân mến,

Chuyện của vợ chồng anh cũng không phải là cá biệt, nếu không nói là khá phổ biến hiện nay. Ở người phụ nữ ngoài 40 tuổi thì cùng với những biến đổi sinh lý cũng sẽ có những rối loạn về tâm lý. Điều nổi rõ, dễ thấy nhất là các chị cứ hay nghĩ mình đã già, đã hết xí quách, đã sắp… xuống lỗ! Chính vì vậy mà chuyện kia cũng bị ảnh hưởng.

Theo quy luật, đối với đa số chị em thì đây là thời kỳ tiền mãn kinh tiến tới mãn kinh. Nhưng đã gọi là thời kỳ thì quá trình sẽ từ từ, chầm chậm chứ không ào ào kéo đến như giông bão. Thoạt tiên là sự suy giảm nội tiết tố nữ estrogen sẽ dẫn đến nhiều rối loạn khác. Khi ấy, chị em rất dễ cáu gắt, giận dữ, trầm cảm, hay quên; tim đập nhanh, huyết áp cao, nguy cơ bị béo phì, mỡ máu cao, động mạch bị xơ vữa, giãn tĩnh mạch; đau nhức khớp, loãng xương, nám da, rụng tóc và đặc biệt đó là tình trạng… ruộng đồng bị khô hạn làm cho khó cấy cày!

Nhiều chị em khi lâm vào tình trạng này, bỗng dưng thấy bi quan, nghĩ rằng mình đã xuống sắc, cả bên trong lẫn bên ngoài đều “mất giá”. Chính suy nghĩ này góp phần làm cho những cơn bốc hỏa… càng bốc cao hơn.

Ai rồi cũng phải già, ai rồi cũng phải chết, đó là quy luật của cuộc sống. Vấn đề là chúng ta đối diện với chuyện ấy thế nào? Xử lý chúng ra sao? Hiện nay, khoa học phát triển, có nhiều nghiên cứu cho thấy những thực phẩm quanh ta có tác dụng rất tốt để làm chậm lại quá trình “lão hóa” toàn thân cũng như… một vài bộ phận. Chị em nên tìm hiểu để áp dụng.

Thật ra thì đến độ tuổi này, cơ thể cần được chăm sóc nhiều hơn chứ chị em không nên ỷ y như thời tuổi trẻ. Ngoài ra, liệu pháp bổ sung nội tiết tố cũng đã được áp dụng hiệu quả, thậm chí nó còn giúp cho nhiều chị em ở độ tuổi ngoài 40 cảm thấy phấn khích, sung sức và trông trẻ hơn rất nhiều so với tuổi của mình.

Chị em hãy quên đi suy nghĩ “mình đã già” bởi có ai không già, không chết đâu mà lo? Nên nhớ rằng mãn kinh không đồng nghĩa với mãn dục; chị em vẫn có thể làm tốt chuyện ấy nếu được quan tâm, chăm sóc, yêu thương. Thế nhưng điều quan trọng cũng không kém là chính chị em phải yêu thương, chăm sóc bản thân mình trước khi đòi hỏi người khác quan tâm. Tập thể dục thường xuyên, ăn uống hợp lý, giữ trạng thái tinh thần lạc quan vui sống và nhất là “phải làm chuyện ấy” thì các chị sẽ thấy tự tin, yêu đời và chẳng còn bận tâm chuyện tuổi tác.

Trở lại vấn đề của chị nhà, nếu sau khi đã tìm hiểu, trinh sát không phát hiện điều bất thường ở bên ngoài thì anh bạn phải sâu sát tình hình bên trong. Chắc chắn chị nhà đang trãi qua giai đoạn khủng hoảng tâm lý khi thấy kinh nguyệt trồi sụt không đều, nhan sắc xuống dốc, thể trọng tăng lên hoặc có thể công việc đang gặp một số rắc rối gì đó.

Vợ chồng là bạn đời của nhau, có phúc cùng hưởng, có họa cùng chia. Anh bạn nên tìm hiểu tận tường, có biện pháp giúp đỡ để chị nhà vượt qua khó khăn chứ không nên bực tức, chán nản rồi bỏ ra ngoài… ăn bánh. Nói thiệt, nếu chuyện đó mà đổ bể, có khi càng làm “bệnh” của chị nhà nặng thêm. Hơn nữa, chuyện “1 hiệp đá banh” là với đối tác lạ và lâu lâu một lần chớ với “người nhà” thì chắc gì anh bạn đã giữ được phong độ như vậy mà khoe?

Tóm lại, ngoài việc duy trì sức khỏe tốt thì ham muốn của phụ nữ phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố tâm lý. Nếu các đấng ông chồng yêu thương, biết khơi gợi thì các chị sẽ tự tin, phấn chấn và đáp ứng dễ dàng hơn. Đúng là bà xã của anh bạn đang trong thời kỳ “gió heo may đã về” nhưng mùa thu có nét đẹp riêng của nó, nếu không thì thơ ca đã chẳng có nhiều bài viết để ca ngợi như thế…

Tuổi hai mươi của mẹ

Vậy là con gái đã chính thức rời vòng tay mẹ để đi học xa nhà, mẹ lo lắng y như ngày đầu đưa con đi nhà trẻ, con khóc mẹ khóc. Con đã lớn hơn xưa rất nhiều. Mẹ biết sớm muộn cũng có ngày con rời vòng tay mẹ bay xa.

 
Tuổi hai mươi của mẹ
Mẹ mong con sẽ sáng suốt để đón nhận những luồng kiến thức cả cũ lẫn mới. Hi vọng dần dà con sẽ hiểu, có những sai lầm không phải để dằn vặt suốt đời, mà là để biến nó trở thành kinh nghiệm sống. Và có bị ngã rồi tự mình đứng lên vững vàng hơn, thì con mới có thể trưởng thành được.

Nhớ ngày xưa mẹ mười chín tuổi, cũng sống xa bố mẹ, trong khi các bạn mượt mà, xinh xắn thì mẹ vẫn gầy đen. Mẹ vừa học vừa làm, do may mắn tìm được công việc bán hàng, để trang trải một phần chi phí học hành. Suốt ngày đi làm thêm, mẹ chẳng còn thời gian nào mà chăm sóc, làm đẹp. Học cách nhà chưa đầy trăm cây số nhưng một năm mẹ chỉ có thể về với ông bà ngoại con đúng hai lần. Thi thoảng bà đáp tàu xuống thăm và tiếp tế cho mẹ. Tuy ở xa nhưng mẹ thường viết thư và luôn nghĩ về bố mẹ, gia đình.

Từ đó đến nay mẹ không có nhiều điều để phải ân hận, tuy nhiên chỉ là tiếc nuối cho một thời tuổi trẻ đã qua, mà mình chưa làm được nhiều thứ có ý nghĩa. Tiếc vì mình đi chưa được nhiều nơi, vì cứ mải mê cặm cụi tìm kế sinh nhai, cuộc sống ấy khiến mẹ chưa thể làm bất cứ gì mình thích.

Song nó cũng mang đến cho mẹ những suy nghĩ tích cực và thú vị. Mẹ thương ông bà hơn, thấu hiểu cho những khó khăn họ đang trải qua. Ai cũng muốn mang đến cho con mình cuộc sống đầy đủ tuy nhiên, không phải ai cũng làm được. Đương nhiên mẹ không bao giờ muốn con cũng phải bon chen từ sớm, nhưng biết được giá trị, công sức lao động cũng là một trải nghiệm hết sức táo bạo và đáng giá con ạ.

Mỗi khi gặp khó khăn mẹ lại nhớ đến những ngày chạy ngược chạy xuôi và vô cùng biết ơn vì nhờ nó mẹ có thêm kinh nghiệm về giao tiếp, về tính toán mà các bạn cùng lớp hiếm người có được. Để rồi ra trường mẹ nhanh chóng tìm được công việc tốt, đúng chuyên môn.

Mới đầu trong khi đồng nghiệp cứ ỉ eo chê lương thấp, mẹ chỉ im lặng, vì cảm thấy đã đóng góp được gì nhiều đâu. Có việc làm để tích lũy thêm kinh nghiệm là tốt rồi, mọi người sống được thì không có lý gì mà mình lại không. Hai nữa trân trọng những gì mình đang có, thì sẽ kiếm được nhiều hơn. Còn nếu chỉ tập trung vào cái không có, sẽ chẳng bao giờ có đủ.

Nhìn con mẹ lại thầm ước được trở lại cái tuổi tươi đẹp ấy, để có thêm thời gian đi nhiều nơi, để tầm mắt được mở rộng, thế giới cũng ít nhiều nhỏ bé phía sau lưng mình, để dặn mình nói ít đi và làm những gì mình muốn vì tuổi trẻ không bao giờ trở lại. Để thử làm một công việc yêu thích bằng niềm đam mê…


Con hãy học tập cho tốt, chịu khó đọc sách, tạo dựng cho mình những kỹ năng cần thiết. Nên biết cho đi để có thể nhận về, năng đi giao lưu, kết nhiều bạn mới và đừng quên những người bạn cũ, bởi họ đều là những cuốn sách giá trị khiến cuộc sống của con thêm phong phú, sự hiểu biết, cách nhìn nhận, đánh giá con người từ đó cũng sâu sắc hơn.

Bên cạnh việc hưởng thụ thành quả, con đừng quên tích lũy không chỉ tri thức mà cả tiền bạc, để bất cứ khi nào có cơ hội sẽ đi khám phá những nơi mình chưa đến.

Nên làm việc chăm chỉ hơn nữa để thỏa mãn nhu cầu của mình, tạo tiền đề vững chắc cho mai sau, và hãy gắng tự tách dần sự bao bọc của bố mẹ.

Có thể những bài học, quan điểm của mẹ chưa hẳn là đúng hết, nhưng mẹ đã luôn cảm thấy cuộc sống khá ổn. Và nếu có chuyện không như ý mẹ sẽ không nản, mà chỉ tìm cách cân bằng lại, tìm cách sửa chữa và tự động viên rằng, mình đã cố hết sức.

Trả hận

Anh vừa cúp điện thoại là nghe tiếng vợ mắng chó ngoài sân: “Suốt ngày mày chỉ thích đú đởn với lũ nặc nô, có giỏi thì cút luôn theo chúng cho tao nhờ, cái nhà này có nhờ cậy gì vào mày đâu…”. Anh nghẹn đắng, vợ đang đánh chó để mắng chủ.

Lúc nãy, vợ anh đã biết thằng bạn thân gọi điện rủ anh lai rai vài ly cuối tuần. Anh lầm lũi dắt xe ra, vợ anh đóng sầm cánh cổng.
 
Trả hận

Vợ chồng anh mới về sống lại với nhau được hơn nửa năm, sau nhiều lần hòa giải, thậm chí anh phải năn nỉ, van xin. Anh biết mình sai nên câm lặng mà sống. Chị đã thay đổi hẳn tính nết, từ một người phụ nữ dịu dàng, hiền thục thành người đàn bà chua ngoa, đá thúng đụng nia suốt ngày. Anh hiểu, nỗi đau bị phản bội đã khiến chị trở nên như vậy. Chị muốn đày đọa anh cho thỏa lòng ghen hận. Ngày trước, cô nhân tình của anh do một người bạn giới thiệu nên giờ chị ám ảnh với tất cả bạn bè của anh. Hiếm người nào đến chơi mà được chị đối đãi tử tế, không mắng chó chửi mèo thì chị mắng thẳng vào mặt. Nhiều lần, anh phải bẽ mặt với đồng nghiệp. Anh góp ý, chị xua đuổi quyết liệt: “Cút đi, có giỏi thì cút luôn đi”. Thực tế, căn nhà và tài sản hiện tại đều thuộc quyền sở hữu của chị, anh chỉ là kẻ ở nhờ không hơn không kém. Bao nhiêu tiền của được tòa phân chia khi ly hôn anh đã bị người tình lừa lấy mất.

Anh trở về tay trắng trong sự bẽ bàng, cầu xin chị để có chốn nương thân. Hai người sống cùng một căn nhà nhưng là hai thế giới cách biệt, cơm ai nấy ăn. Anh chỉ khác người ở trọ vì hàng tháng chị không lấy tiền nhà mà anh tự nguyện trả một phần tiền điện nước. Hai con đi học xa, biết tình hình gia đình nên hiếm khi về thăm nhà. Không chỉ trong nhà mà dù có gặp nhau ngoài đường, vợ chồng anh cũng như hai người lạ. Thậm chí, hai người tình cờ cùng vào ăn sáng ở một quán nhưng mỗi người ngồi một bàn, ăn xong tự thanh toán rồi đi. Nhiều người khuyên anh nên dọn ra ngoài ở trọ, vợ chồng chỉ có danh nghĩa thì sống chung làm gì cho khổ. Nhưng, anh vẫn không thôi hy vọng một ngày nào đó chị sẽ nghĩ lại, khi con cái đã có gia đình, chị sẽ cần một bờ vai để nương tựa lúc về già. Có lẽ, ý nghĩ ấy của anh xa xôi quá. Chị chỉ mới ngoài bốn mươi, trẻ trung và độc lập về tài chính. Liệu anh có chịu đựng được cảnh sống này vài chục năm nữa để chờ chị thay đổi suy nghĩ…

Anh đâu biết, đồng ý để anh về ở trong nhà, đơn giản chỉ là một cách trả hận của chị. Chị muốn anh có vợ cũng như không, muốn anh ăn không ngon, ngủ không yên, suy nghĩ nhiều mà tàn tạ. Với chị, ngày anh bỏ rơi ba mẹ con chị để đi theo người tình là ngày giỗ của anh rồi….

Bố chồng khó tính

Nhiều người khen và bản thân tôi cũng tự nhận mình nội trợ không đến nỗi, vậy mà bố chồng rất hay chê bai nặng nề. Ngon hay không tất nhiên do khẩu vị cảm nhận của mỗi người, song cái cách ông thể hiện rất thiếu suy nghĩ khiến tôi thấy ông thật nhỏ bé.

 
Bố chồng khó tính
Hôm nhà có giỗ, một tay tôi sắp đặt tất cả, để rất đông đủ mọi người ăn đều ngon lành, ông vẫn cứ chê tôi nấu cơm không thơm, không dẻo. Trong khi thằng cháu ăn hết bốn bát nên hết sạch cơm thì ông lại kêu “tao đói, tao không thích bánh chưng”. Hỏi “ông ăn mỳ hay miến để con nấu?”, ông tỉnh khô “tao muốn ăn cơm” khiến chồng tôi cũng bất bình. Tôi buông bát hì hục xuống bếp nấu cơm, lúc sau thấy ầm ĩ trên nhà. Ra chồng tôi nói một câu “ông cứ thích bắt tội người khác” làm ông chửi bậy, rồi ném chén bát đuổi chồng tôi ra khỏi nhà.

Về chơi nhà nội bao hôm là ngần ấy ngày đầu tôi căng như dây đàn, vì cảm thấy bao năm nay lối sống của ông bà càng ngày càng khó tính, khó chịu. Một năm con cháu về có được nhiều đâu mà ông cứ chửi bới, rủa xả. Có mỗi việc dép guốc ông để gọn bọn trẻ lấy ra nghịch làm đoàn tầu, nhắc nhở nhẹ nhàng là được, đằng này ông quát tháo chửi “bố tiên sư bọn mất dạy”. Tôi cố vuốt cho ông nguôi giận nên cười cười bảo: “Ông cứ bảo cho cháu về ông trông, cháu về mới được ba ngày mà ông quát mắng dữ thế!”. Ông lừ mắt: “Ở với tao mà thế á, tao đập chết. Còn mày nữa, cái loại vô học, bố chồng nói một câu cãi phăng một câu” khiến tôi đứng tim, không thốt nổi tiếng nào. Các cháu thì sợ ông một phép, cứ nghe "lại ông bế" là xanh cả mặt.

Ngày Tết những năm trước cứ về đến là tôi tối mắt tối mũi, cắm mặt vào bếp lo cho đủ cỗ, cúng, rồi rửa bát đĩa dọn dẹp hết nguyên ngày. Ông đao to búa lớn mắng tôi chả hiểu lễ nghĩa, không biết đường mà đi chào hỏi khắp lượt bà con láng giềng. Năm vừa rồi rút kinh nghiệm, tôi cùng chồng chúc tết quanh xóm, vậy mà về mặt ông hằm hằm: “Loại lười nhác chỉ biết nhót đi chơi, không chịu lo cơm nước, không có tí trách nhiệm gì với nhà chồng”. Câu nào ông nói cũng thêm vài từ đệm tục tĩu làm tôi sợ lũ trẻ sẽ tiêm nhiễm theo ông.

Hôm mùng ba Tết tôi xin phép về sớm hóa vàng ở nhà thì ông thản nhiên quát “cái loại sống không có tâm không có đức thì thắp hương thắp khói làm gì để người ta chửi vào mặt cho”.

Không phải là kể lể, kể công mà tôi chỉ muốn nói rằng mình là đứa biết nghĩ chứ không phải phường “phổi bò” luộm thuộm. Từ trước tết tôi đã dành thời gian đi chợ mua sắm đầy đủ tất thảy đồ lễ và quà tết, tha lôi từng tí một chất đầy lên taxi, từ cân măng, cái giò, chục nem cho đến hộp mứt, cái kẹo, giấy ăn… vì về quê hẻo lánh muốn mua đồ cũng khó. Vậy mà hôm ấy ông còn tức giận mắng “Từ giờ tao cấm tiệt, đ… cho mang cái gì đi nữa”. Tôi nghe mà thấy nực cười quá. Khi ra xe ông giúi cho cái bánh chưng, với nửa con gà hôm trước ăn chẳng hết, không lẽ trả lại thì ra xé chuyện thành to, nhưng tôi tự thề sẽ không bao giờ động vào bất cứ gì ông cho.

Cảm thấy mình sống cũng biết điều, được nhiều người kính trọng mà về nhà chồng thì bị xúc phạm, chà đạp vùi dập như rơm như rác là tôi lại ứa nước mắt. Sống hết lòng hay không cũng bằng nhau, vẫn bị chửi thậm tệ thì cố gắng về đó làm gì cho khổ thân mình ra nữa?

Lấy chồng để đau đầu vì tiền?

Vợ chồng tôi là công nhân cùng công ty. Tôi vào trước nên ổn định sớm, lương bốn triệu, hơn chồng một triệu. Với số ấy không phải thuê nhà, ở quê vật giá rẻ nên cũng không đến nỗi. Tôi tự tin đi lấy chồng. Bước vào gia đình chồng mới thấy mọi việc không đơn giản.

 
Lấy chồng để đau đầu vì tiền?
Nhờ tằn tiện từ thời con gái nên ngày cưới tôi có chút vốn lận lưng, tuy nhiên chồng tôi thì vì mải chơi từ lúc thanh niên nên tài sản chẳng có gì ngoài chiếc xe máy bố mẹ cho. Tất tật đồ dùng tư trang ngày cưới là tôi phải tự sắm, tiền mọi người mừng được hơn sáu triệu chúng tôi gửi hết mẹ chồng để lo trả tiền cỗ bàn, vậy mà rốt cuộc thống kê lại bà vẫn kêu rên: “Lỗ mất gần chục triệu”.

Mới về tôi cũng ái ngại không muốn chuyện tiền nong làm mất vui, nên bàn với chồng, một tháng sẽ gửi bà hai triệu tiền ăn (chúng tôi chỉ ăn cùng có một bữa tối, sáng đi làm sớm, trưa thì ăn ở công ty), đồng thời đưa thêm hai triệu nữa để bà trả dần nợ cỗ, vậy là
vừa xoẳn suất lương của tôi. Còn lại sẽ tiêu lương của chồng cho việc ăn sáng, xăng xe đi lại, giao tế… trong khi đó bản thân tôi cũng nợ bạn bè một ít do mua giường tủ.

Tôi nhẩm tính chỉ sau năm tháng sẽ trả hết nợ đám cưới, sẽ yên tâm sinh con và vun vén cho tổ ấm nhỏ của mình. Tuy nhiên lại chẳng được xuôi chèo mát mái như thế, vì mãi sau tôi mới nhận ra mẹ chồng là người không biết thu vén, hay hoang phí. Không phải bỗng dưng mà bố chồng khư khư ôm tiền về mình và chơi bời gần hết.

Có dạo nghe chồng kể, hồi bố chồng đi làm cũng có tiền, bà coi ông như cái máy ATM, thi thoảng lại lục ví hoặc chìa tay hỏi tiền. Ông hỏi chi phí cho sinh hoạt một tháng hết bao nhiêu, bà không liệt kê được. Có tháng ông đưa cho bà một cục để bà tự tính toán chi dùng, vậy mà chưa đến nửa tháng nửa suất lương của ông được bà tiêu hết khiến ông choáng váng bất ngờ. Từ đó ông hay cằn cặn mỗi khi bà hỏi tiền. Khi ông về hưu thì kinh tế túng hẳn, ông lại hay thua đề nên nợ nần cứ chồng chất, bà thì tiêu vốn quen tay nên có nhiều sẽ tiêu lắm. Thành ra số tiền suốt nửa năm qua chúng tôi đưa bà chẳng trả được cho ai tí nào mà hoàn toàn tiêu hết, vì bà mua sắm không tính toán, lại không kiếm ra thêm được, do chỉ làm ruộng đơn thuần, đồng thời thi thoảng bố chồng thua đề lại đến vay bà để đánh. Đã vậy cưới được một tháng thì tôi có thai, bà trách tôi sao để có thai sớm thế, từ từ giúp bà trả hết nợ đã, tôi nghe mà buồn.

Lương hưu của bố chồng hơn lương chồng tôi cày cục cả tháng, tuy nhiên ngay sau đám cưới ông đã tuyên bố: “Nợ nần mặc mẹ con mày, tao không liên quan”.

Chồng tôi cũng có trong người cái máu mê của bố. Lương anh hồi trước một ngày được chín mươi ngàn nhưng có hôm ngồi đánh bài đã hết hơn năm trăm, gọi điện thì tắt máy, rồi thì không liên lạc được và đến năm giờ sáng mới về. Tôi đang mang bầu phải khóc vì lo lắng, không ngủ nổi.

Tết vừa rồi mấy anh em họ ngồi “vặt” của nhau, đêm ba mươi tôi xuống gọi về, anh vằn mắt lên khiến tôi uất ức. Bà bác thấy thế hắt đuổi cả bọn anh mới miễn cưỡng ra về.

Ở nhà chồng nên tôi cũng đâu dám nói to, góp ý với chồng thì vẫn cứ trơ trơ ra, chẳng thấm vào đâu, mẹ chồng còn trách tôi không khuyên được chồng. Có lần bà bảo mọi người, có ý khen tôi lành, chẳng ghê như chị dâu cả, nhưng tôi thì tự hỏi hiền để làm gì, để khóc mỗi khi bất lực, để thở dài mỗi khi gặp sự bất công thôi, đúng không? Lấy chồng mới được nửa năm đã cảm thấy cuộc sống sao mà khó khăn quá!

Chửa sang tháng thứ sáu mà tôi mới tăng được đúng hai cân, gầy như mõ mương, ai cũng quở cũng trách, nói tôi phải ăn nhiều vào và chú ý đến chế độ dinh dưỡng. Tôi chẳng biết bày tỏ, giải tỏa cùng ai, cứ phải nín nhịn, cố chịu đựng một mình với suy nghĩ ăn uống chỉ là một phần thôi, quan trọng là tư tưởng không thông, tâm lý chẳng thoải mái suốt ngày lo nghĩ thì an dưỡng, béo tốt sao được. Trong lòng lúc nào cũng chán và ngán thì có ăn ngon nổi?

Mẹ chồng - nàng dâu, sao cứ phải bất hòa?

Mâu thuẫn giữa mẹ chồng, nàng dâu là bình thường như cơm bữa nhưng đừng vì thế mà xa cách mẹ chồng. Hãy thử những cách sau để gần gũi hơn với người phụ nữ đáng kính đã sinh ra chồng bạn.

 
Học nấu nướng
Học nấu nướng

Mẹ chồng nào cũng muốn chia sẻ bí quyết nấu ăn cho con dâu, người sẽ thay bà quán xuyến gia đình và chăm sóc con trai, cháu nội của bà. Nắm bắt tâm lý này, bạn có thể tạo nên mối gắn kết với mẹ chồng, học được cách nấu ăn ngon và còn hơn thế nữa. Hãy học nấu món ăn bà ưa thích nhất, đề nghị nấu vài món mới lạ hay chỉ đơn giản phụ giúp mấy việc vặt trong bếp. Bạn sẽ nhận ra giữa mẹ chồng, nàng dâu không chỉ có những bất đồng mà còn có điểm chung là thú vui nấu nướng.

Ngược dòng kí ức

Xin mẹ cho xem album ảnh gia đình, hai mẹ con thích thú ngắm lại những hình ảnh cũ của các thành viên nhà mình. Mẹ chồng sẽ sẵn lòng kể lại chuyện ngày xửa ngày xưa khi chồng bạn còn là một cậu bé ngốc nghếch và nghịch ngợm. Còn gì vui hơn được nghe kể về những năm tháng ấu thơ của người đàn ông mình yêu. Cùng chia sẻ tràng cười thoải mái khi lục lại ảnh cũ, hai “địch thủ” sẽ quên hẳn những mâu thuẫn vặt vãnh hàng ngày.

Học ngôn ngữ nhà chồng

Thời đại này, các cuộc hôn nhân xuyên biên giới, đẳng cấp, nền văn hóa và tôn giáo xảy ra ngày càng nhiều. Vì tình yêu, các cặp vợ chồng bất chấp khoảng cách địa lý và sự khác biệt văn hóa, tôn giáo, chính trị để đến với nhau. Dù vậy bạn chắc chắn gặp phải cú sốc văn hóa, bạn không biết phải hành xử thế nào cho đúng với bản sắc địa phương ở quê chồng. Ít nhất, nếu sinh sống cùng nhà chồng, bạn cần học ngôn ngữ nơi đó. Trong trường hợp bạn không ở đất nước họ, hãy cứ học những câu đơn giản, không nhất thiết phải thông thạo nhưng ít ra cũng nên chào hỏi vài tiếng khi đến thăm họ.

Giữ liên lạc

Nếu không ở cùng mẹ chồng, thỉnh thoảng hãy gọi điện cho bà để biết tình hình sức khỏe, công việc, bạn bè của bà. Khỏi phải nói mẹ chồng sẽ quý bạn thế nào khi bạn tỏ ra quan tâm và thường xuyên kể cho bà biết mình đang ở đâu, làm gì.

Sinh cháu cho bà

Nếu bạn có con, mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu ngày càng được cải thiện. Bạn sẽ thấy biết ơn khi có bà ở bên giúp đỡ bạn chăm cháu nhỏ, chia sẻ những kinh nghiệm quý báu về cách nuôi con.

Cùng đi du lịch

Bàn với chồng chọn một địa điểm thú vị. Một chuyến du lịch ngắn ngày cùng chồng, mẹ chồng và các con sẽ mang lại những cảm xúc trìu mến, thân thương. Điều này giúp bạn ghi điểm trong mắt mẹ chồng, bà nhận ra cố gắng của bạn trong việc xóa mờ khoảng cách mẹ chồng, nàng dâu.

Ngày nào cũng vụng trộm với chồng hàng xóm

Năm năm trước, vì yêu cầu công việc, vợ chồng tôi khăn gói rời thành phố Đà Nẵng để vào Sài Gòn. Chuyển đến thành phố lạ, tôi từ bỏ công việc văn thư trước đây, chuyên tâm ở nhà làm ô sin cao cấp, chăm con và tề gia nội trợ.

 
Ngày nào cũng vụng trộm với chồng hàng xóm
Khác với cuộc sống cũ khi còn ở Đà Nẵng, bây giờ vì thời gian rỗi có nhiều, nên khi đến môi trường sống mới, tôi cũng tăng cường kết thân, tạo được mối quan hệ láng giềng tốt. Có 13 căn hộ trên tầng 22 của khu chung cư tôi đều thân thiết, hàng ngày đều gặp gỡ hỏi han trò chuyện. Đặc biệt, có anh chồng hàng xóm là tôi thân hơn cả.

Một năm trở lại đây, gần như ngày nào chồng tôi và cô hàng xóm cũng đều đi làm trùng giờ nhau, để lại tôi và anh chồng nhà bên một ngày 8 tiếng qua lại hàn huyên. Anh ấy là mẫu người đàn ông nồng ấm, lại là đầu bếp cừ khôi do đó vào bữa trưa tôi và anh thường ngồi ăn cùng nhau, rồi cùng tâm sự trao đổi một chủ đề nào đó.

Tôi chẳng biết tự khi nào, cảm xúc của mình dành cho hàng xóm thay đổi. Hình ảnh anh chồng hàng xóm xuất hiện nhiều hơn trong những giấc mơ ngọt ngào hàng đêm. Tôi đã lảng tránh anh, thường cáo bận dọn dẹp nhà để không gặp nhau nữa. Nhưng càng cố gắng tránh mặt, tôi càng nhớ anh đến điên cuồng. Tôi biết tôi đã yêu anh chồng nhà hàng xóm.

Anh biết những bối rối mà tôi đang gặp phải, nhưng vẫn để cho tình cảm lất át lý trí, để cho mối quan hệ vụng trộm của chúng tôi ngày càng lún sâu. Sau những bữa ăn trưa, sau những lần tôi nhờ anh sang giúp đóng cây đinh hay sửa đường ống nước… tôi đã không thể cưỡng lại những nụ hôn mãnh liệt của anh, những cái vuốt ve có nghề. Mà cưỡng làm sao được khi chính bản thân tôi dù rất căm ghét mình vì đã để tình cảm sai trái này đi quá xa nhưng lại rất thích được gần gũi anh, thích mùi hương ở cơ thể và thích cả cảm giác chăn gối tuyệt vời mà anh hàng xóm mang lại.

Tôi bây giờ đang bấn loạn. Lo sợ một ngày chuyện vỡ lở. Tôi không muốn ly hôn chồng, càng không muốn phá huỷ gia đình ai. Vậy tôi có thể làm gì khi mà ngày nào cũng đụng mặt với anh ở ngay sát vách, và ngày nào cũng gặp nhau, cũng lén lút, cũng tằng tịu vụng trộm. (Thu Hồng, TPHCM)

Bạn thân mến,

Một phụ nữ và một người đàn ông thường nếu cứ bên nhau thời gian dài dễ phát sinh tình cảm. Đặc biệt theo như lời bạn kể, anh chồng hàng xóm lại là người biết cách quan tâm, chu đáo. Lý do khiến bạn rơi vào vòng quan hệ luẩn quẩn với anh hàng xóm có thể là vì anh chàng này thực sự chăm sóc lo lắng cho bạn, mang đến cho bạn cảm giác mới lại; phần khác là vấn đề giữa bạn và chồng của mình. Hai bạn có gặp trắc trở, bất hoà gì không, có hoà hợp trong chuyện chăn gối…

Bạn biết mình đang sai lầm, nhưng sao vẫn để nó diễn ra và kéo dài. Bạn bảo mình không muốn ly hôn chồng, càng không muốn phá huỷ gia đình ai khiến tôi có cảm giác bạn là con người tham lam, bạn vẫn nuối tiếc anh chàng hàng xóm lại muốn không để chồng mình biết. Bạn có thể giấu giếm và kéo dài chuyện này được bao lâu? Giấy có bọc được lửa hay không? Tôi nghĩ vấn đề mấu chốt ở đây chính là bạn. Chỉ khi nào bạn chấm dứt tình cảm với anh chàng này, bạn quyết tâm và cứng rắn thì khi đó dù muốn anh ta cũng chẳng còn cơ hội mà lại gần tán tỉnh bạn.

Mẹ thật mâu thuẫn

Dạo này bố không còn gọi mẹ “mẹ còi ơi” nữa, (hơn sáu mươi cân rồi còn còi nỗi gì) mà gọi “mẹ bầu ơi” có khi lại gọi “Bầu ơi”, làm mẹ cứ khúc khích. Rất nhiều người quen lẫn lạ gọi mẹ là bầu, và mẹ tự hào về cái bụng tròn xoe của mình lắm lắm.

 
Mẹ thật mâu thuẫn
Thi thoảng mẹ lại nghịch ngợm áp bụng vào lưng bố lúc con đang đạp thùm thụp, để bố có thể cảm nhận dần những hoạt động của con. Bố có vẻ cũng xao động, cứ lóng ngóng chăm sóc mẹ và trò chuyện với con để thể hiện tình cảm. Mẹ cảm nhận từ bố con sự gần gũi, gắn bó hơn bao giờ hết.

“Gian phòng” có vẻ đã chật chội, nên con cũng bị bí bách đúng không? Mẹ thấy con đạp nhiều lắm. Dù thế nào cũng gắng chờ đủ chín tháng mười ngày hẵng vui vẻ chào đời bình yên con nhé.

Với mẹ, thêm một đứa con là thêm một nỗi lo toan, tuy nhiên cũng là có thêm niềm vui, cùng một trái tim nồng ấm để sẻ chia yêu thương và tâm sự nhiều điều trong cuộc sống. Làm gì mẹ cũng nghĩ đến con và biết rằng con đang đồng hành cùng mẹ, mẹ có ý thức và trách nhiệm hẳn lên.

Để rồi những giai đoạn này đã xuất hiện đầy ngập lòng mẹ những mâu thuẫn. Mẹ muốn con gần bố để học các đức tính tốt, nhưng đôi khi cũng sợ con quá nguyên tắc giống bố. Muốn rèn cho con tính tự lập, tự chủ nhưng lại sợ buồn khi con xa cách mẹ. Mẹ muốn con sống bằng lý trí, nhưng lại thấy nhụt chí nếu con không biết thể hiện tình thương.

Mẹ luôn muốn mang đến cho con một cuộc sống đầy đủ bằng bạn bằng bè, tuy nhiên lại lo con không có chí tiến thủ, không biết vươn lên, không hiểu giá trị của lao động. Như bố mẹ từng bảo nhau, nếu không có những ngày khốn khó, nếu ông bà có điều kiện, bố mẹ cứ muốn gì được nấy thì liệu có được như ngày nay.

Mẹ loay hoay và trăn trở, khi xuất hiện quá nhiều thông tin và bài học quanh mẹ. Có bạn vì mẹ cứ để tự do ăn, nên thiếu chất, còm nhom suy dinh dưỡng, có những anh chị vì bị nhồi nhét mà trở nên ục ịch nặng nề. Chẳng biết thế nào mới là đúng, là đủ. Cho vui chơi nhiều quá thì sợ con mải mê, mà không cho giải trí thì thương con đánh mất tuổi thơ, như thế nào mới là vừa phải? Chuyện học hành sau này cũng thế, vừa muốn con có sự hiểu biết nhất định, vừa không muốn con “ngộ” chữ. Biết bao bạn học nhiều quá rồi có khi trở thành bất thường, như thế nào mới là bình thường? Mẹ vừa muốn là một người mẹ năng động, có sự nghiệp riêng và kinh tế vững, song lại cũng muốn ở bên con mọi lúc mọi nơi, theo sát sự trưởng thành và từng bước chân con đi.

Có thể mẹ không phải là một người mẹ hoàn hảo, nhưng mẹ đang trong quá trình mày mò, tìm hiểu để luôn hướng tới đó. Mẹ chưa biết mình sẽ phải làm thế nào và cho con được những gì, song chắc chắn sẽ trao cho con một tình yêu thương bao dung và che chở. Cả cuộc đời này lòng mẹ sẽ luôn bên con, hãy vững tin nhé, vì con giỏi hay dốt, tốt hay xấu thì cũng là con của bố mẹ.