Hiển thị các bài đăng có nhãn Nàng và Tổ Cúc Cu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nàng và Tổ Cúc Cu. Hiển thị tất cả bài đăng

P05: Nhắn lộn ( Tiếp Theo )

Đan lẩm bẩm: “Nên hay không nên?”. Tin nhắn gửi đi tức thì, và cũng tức thì cô ân hận. Cô mở toang cánh cửa bước ra ban-công. Trăng đầu tháng mỏng môi đến... ghét. Một cơn gió lập đông gù mình kéo theo chút se lạnh hiếm hoi giữa Sài Gòn.
Trong vô thức cô vỗ cặp môi đầy đặn hơn trăng kia leo lẻo tiếng rao “Ai vịt lộn...” thì “tít... tít... tít” tin nhắn: “Tắc kè. Em lại nhầm nữa rồi. Thắng là ai?”. “Tắc kè” là bí danh mà hắn gọi Đan. Đan đáp lại, xen lẫn chút vui: “Xin lỗi, nhắn lộn!”.
Đan thích hắn. Mọi người nói Đan... dại hắn, nôm na một chút cho dễ nghe tức... dại trai. Hắn không có gì đặc biệt theo như bạn bè Đan nói. Một anh thiết kế đồ họa mới ra trường đam mê công việc, suốt ngày vật lộn với sự mưu sinh, làm giàu, với ước vọng mở một công ty riêng giữa đất Sài thành này. Nhưng Đan thích cái bản mặt nhơn nhơn đầy góc cạnh có chút phớt đời của hắn. Đặc biệt trên cái bản mặt đó là cái nhếch môi cười, theo Đan nghĩ là... “chết người”.
Sau này quen hắn rồi Đan mới biết, mỗi khi căng thẳng hay bế tắc hắn thường xách cần câu ra bên sông này dưới bóng rặng dừa kia câu cá. Đan thường đi dạo bên sông, một hôm tự dưng có thằng cha lạ hoắc “đốp” mình một câu:
- Tôi ghét cái áo bảy sắc cầu vồng cô mặc...
Đan ngạc nhiên nhìn hắn rồi nhìn cái áo của mình:
- Thì liên quan gì đến anh?
- Chói mắt!
- Ai chói?
- Lũ cá!
- Chói tai!
- Tắc kè! - Hắn nói mà không thèm để ý có lọt vào tai Đan hay không.
Buổi chiều hôm sau, vẫn chiếc áo ấy Đan mặc và dạo bên sông. Vẫn hắn ngồi câu cá. Trong ý nghĩ của Đan thì chính cô đang chọc tức hắn. Cô nói:
- Không cắn câu à?
- Sao biết hả Tắc kè?
- Lũ cá bị chói mắt. Hihihi
Hắn vụt đứng dậy khua cần câu vung vít rồi cười nhại theo đúng âm sắc “hihihi” mà Đan vừa cười.
Vậy là quen nhau. Hắn lười biếng gặp Đan, lười biếng cả gọi điện và nhắn tin. Suy đi tính lại chỉ mình Đan quan tâm đến hắn, hay gọi điện cho hắn. Đôi lúc có đứa bạn độc miệng nói: “Mày là cọc sao cứ tự nhổ mình lên đi tìm trâu vậy Đan?”. Chẳng biết. Nhưng những lúc đó Đan thấy nhớ hắn, và, cần hắn! Đơn giản thế thôi. Suy đi tính lại thì bạn bè Đan nói cũng có lý. Từ chỗ Đan đến nơi hắn chạy xe khoảng 10 phút thôi. Có xa xôi gì. Thời gian nghỉ trưa hai giờ đồng hồ có bao giờ hắn chạy qua Đan đâu? Nếu như hắn cần Đan giống như Đan cần hắn thì sẽ khác, đằng này...
Nhìn thấy Đan hắn có vẻ vui, sau đó khuôn mặt chau lại tức thì: “Lần sau em đừng chạy trưa nắng như vậy nữa, không tốt cho sức khỏe, xe tải lại chạy nhiều giờ đó...”. Đan im lặng, chợt nghĩ: “Hay là hắn không muốn gặp mình nên cố tìm ra những lời đạo đức giả ấy?”, nhưng rồi lại trấn an ngay: “Có lẽ hắn muốn tốt cho mình thật nên mới nói thế!”. Nhỏ Vy nói: “Kẻ dại trai luôn tìm một nghìn không trăm lẻ một lý do để bào chữa, để bấu víu cho tình cảm của mình”. Có phải vậy chăng mà bất cứ một hành động, một cử chỉ, một lời nói nào của hắn cũng được Đan bào chữa theo chiều hướng tốt đẹp nhất, rằng, như vậy là hắn thích mình.
Hôm đó Đan đến chỗ hắn làm để cùng đi ăn trưa, nhưng hắn không có ở công ty mà đang ngồi ở một chỗ khác. Hắn bảo Đan chạy xe qua đó. Hắn thừa biết rằng Đan là một con bé mù tịt về đường. Ngoài đường đến trường và đến chỗ làm, Đan chẳng biết đường nào hết. Và cái sự tìm đường của Đan thì thật khó khăn biết dường nào. Cả buổi trưa đó Đan đi tìm đường.
Mệt bở hơi tai. Đến nơi, hắn bảo Đan đi về. Đan chỉ tròn vo mắt lên ngạc nhiên và tủi thân chạy xe về. Dọc con đường ven sông về nhà, nước mắt Đan ào chảy. Nằm bẹp dí cả một buổi chiều, những thước phim được quay chậm trong đầu một cách kỹ lưỡng, Đan mới chợt nhận ra: Hắn chỉ nổi hứng quen mình thế thôi chứ chưa bao giờ thích Đan, nếu không, cuối tuần sao hắn không đưa Đan đi chơi, đi xem phim giống những người khác? Đan mè nheo thì hắn chở Đan lòng vòng ra đồi cỏ ven sông. Hai đứa ngồi như hai pho tượng. Hắn ít nói và chẳng bao giờ mở lời trước nên Đan chẳng bao giờ hiểu gì về hắn...
Cái Vy bảo: “Mày ngu lắm Đan ạ, hắn có thích mày đâu mà mày cứ lao đầu vào như con thiêu thân ấy. Giờ này hắn đang hẹn hò với đứa khác. Mày ngồi đây mà khóc à? Khóc làm quái gì, sưng mắt!”. Đan nhìn Vy: “Tao với mày uống nhé. Người ta nói rượu vào thì tình tan, có lẽ tan rồi thì sẽ thấy nhẹ!”. “Ok, tao chiều mày!”.
Hôm đó Đan uống rất nhiều, cô thấy trong đầu choáng váng, hình ảnh hắn lúc ẩn lúc hiện ở bãi lau ven sông hôm nào nhiều hơn là tan. Vẫn không gạt được hình bóng hắn khỏi đầu. Đan cầm máy và gọi điện, giọng cô lè nhè trong điện thoại.
Hắn lên tiếng.
- Em uống rượu?
- Ờ... ờ...
- Anh không thích con gái uống rượu! - Giọng hắn dửng dưng.
- Thì đã sao? Anh có bao giờ thích gì đâu. Cứ uống đấy sao nào...
Đan thả máy và nằm gục xuống giường. Cô biết trong cơn say cô đã rất tỉnh.
Thắng đến đón Đan ở cổng trường: “Đi với anh nhé, đừng từ chối nữa!”. Đan chợt nghĩ đến hắn. Thế là không gặp nhau cũng đã được hơn một mùa trăng rồi. Mọi lần chỉ ba, bốn ngày không gặp hắn là Đan gọi điện rối rít. Vậy mà lần này... Cơ hồ như Đan đã mệt...
- Em nghĩ gì vậy? - Giọng Thắng ấm áp làm tan suy nghĩ trong cô - Anh mới phát hiện ra có một hồ sen cách đây không xa. Anh nghĩ em sẽ thích.
Đan gật đầu một cách vô thức: “Bèo dạt mây trôi”.
Tối. Nằm nghe những tình khúc Ngô Thụy Miên buồn đến nao lòng. Tin nhắn của Thắng: “Đi xem phim với anh nhé! Hôm nay có Dạ yến của Phùng Tiểu Cương!”. Ném chiếc điện thoại vào bụng con gấu bông, Đan lăn bên này, lăn bên kia trên giường, như bức bối muốn vứt tung tất cả mọi thứ. Cô lẩm bẩm: “Không được khóc, không được buồn! Tại sao lại phải khóc? Tại sao lại phải buồn? Vô lý thật!”. Cô đưa tay vớ điện thoại và nhắn tin: “Thắng à, ừ, anh đến đón em sau 30 phút nữa nhé!”.
Tin nhắn đã được gửi đi. Cô ngồi ôm gối và ân hận, tự hỏi không biết mình làm vậy có đúng không nữa, mình có thích Thắng đâu? Lúc sau có tin nhắn: “Lộn số rồi Tắc kè!”. Và lập tức thêm một tin nhắn nữa: “Sao không trả lời hả nhóc?”. Thì ra tên của Thắng và hắn âm đầu giống nhau nên Đan nhắn nhầm sang hắn... 
Sáng. Sài Gòn đổ mưa. Trời se lạnh. Thắng nhắn tin: “Nhớ mặc thêm áo vào cho ấm. Ở nhà đi. Anh sẽ qua chở em đến trường!”. Đan nhắn lại: “Ừ, biết rồi. Tuân lệnh anh!”. Tin nhắn gửi đi, lúc sau có tin nhắn trả lời lại: “Hẹn hò rồi à Tắc kè?”.
Những tin nhắn nhầm lúc đầu là vô tình, lúc sau là cố tình được Đan liên tiếp gửi cho hắn đã có tác dụng trong chuyện tình cảm giữa Đan và hắn. Ít ra là hé lộ cho Đan biết rằng hắn không dửng dưng như những gì Đan nghĩ, Đan thấy. Nhưng rồi không thể chịu nổi mọi sự lập lờ kéo lê thê, Đan quyết định nhắn một tin cho hắn, xem mọi chuyện thế nào rồi khép lại. Tin nhắn đó là: “Em nhận lời làm bạn gái của anh, Thắng ạ!...”. Tin nhắn send đi mãi mà không có tin trả lời.
Tan trường, Đan đang rảo bộ ra cổng. Chiếc phân khối lớn vượt lên rồi dừng lại. “Lên xe đi Tắc kè!”. Hắn không quay lại, nhưng giọng ấm và mềm pha chút lạnh lùng rất hắn không lẫn vào đâu được. Đan lấy hết can đảm:
- Tôi có hẹn!
- Gặp một chút thôi. - Hắn nói như ra lệnh.
Đan lại thụ động đi theo mà chẳng biết mình làm vậy có đúng không nữa.
Bên sông nơi Đan quen hắn, Đan và hắn im lặng đứng cạnh nhau. Bất chợt hắn quay lại nhìn sâu vào mắt Đan:
- Từ chối đi, anh biết em không yêu gã Thắng nào đó mà!
- Nhầm rồi!
Đan bỏ đi.
Cái Vy: - Thế nào, hắn có đuổi theo và kéo tay mày lại, ôm mày vào lòng giống như trong phim Hàn Quốc không?
Câu chuyện này có hai cái kết tùy bạn chọn.
Một:
Đan: - Có.
Vy: - Sao mày có vẻ buồn vậy?
Đan: - Đột nhiên tao thấy chán.
Hai:
Đan: - Không.
Vy: - Sao tao thấy mày có vẻ vui vậy?
Đan: - Tao thích. Vì hắn biết dừng lại để luôn là hắn...
Sài Gòn trăng đầu mùa

LÊ THÙY VÂN ( Bao Tuoi Tre Online )

P03: Đoản khúc một tình yêu

Nhím nằm sấp, hai chân co lên đu đưa, ô cửa sổ dây leo bò ngỗ ngược. Từ radio giọng Quang Lý cất lên trầm buồn da diết: “… Xin cám ơn đất trời lặng lẽ, để anh nghe được lời trái tim em. Xin cám ơn cả giấc chiêm bao vội vã, nồng nàn hơi thở của em…”.
Không dưng... buồn. Sao lại buồn nhỉ?. “Bắc kim thang cà lang bí rợ…”. Tiếng nhạc di động vang lên. Giọng Đăng nhát gừng:
- Anh đang đứng ở con dốc nhà em.
Nhím choàng thêm chiếc áo khoác, vừa bước ra cửa, va vào mẹ.
- Lại hẹn hò hả?
Nhím hôn chụt vào má mẹ rồi chạy tọt xuống sân.
Quán “Gió núi” nằm nép trên con dốc nhỏ, đầy hoa dại. Đèn tắt chỉ loi thoi lửa nến, loi thoi lửa củi lò sưởi - đặc trưng những ngôi nhà và quán nhỏ Đà Lạt. Đăng cầm guitar vừa gảy vừa hát một bản nhạc của Đoàn Chuẩn, Nhím hứng chí gọi một ly cà phê đen thay thế cho nước cam. Nhạc tin nhắn tít tít, liếc thấy số của Khôi, Nhím đóng máy bỏ vào túi, lẩm bẩm: “Lúc nào cũng nhắn, nhắn, trùm sò  quá!”.
Nhím đang cuộn mình trong chăn ngủ, ngày chủ nhật ngủ bù, ngủ thả phanh. Tiếng nhạc chuông điện thoại vang lên, Nhím đưa tay tắt, lập tức lại vang lên nữa. Nhím tức quá:
- Ê, đang ngủ!
Giọng Đăng cũng hét to không kém:
- Ê, tôi cũng đang ngủ!
Vừa tức vừa buồn cười. Ngày nào Đăng cũng gọi điện để hỏi thăm và chọc cười Nhím như vậy.
Tin nhắn của Khôi, sao mà dai thế, rách việc! Nó liếc qua, đóng máy lại. Nhưng rồi đêm, không hiểu sao nó lại tò mò mở tin nhắn của Khôi ra xem chuyện gì mà gã cà kê thế.
Ngày xưa có cô sơn nữ ở vùng này rất đẹp, khuôn mặt nàng thánh thiện, cây cỏ cũng hờn ghen. Đến tuổi cập kê các chàng trai tứ phương kéo đến cầu hôn, nàng đều từ chối. Thế rồi một chiều mưa, nàng thẫn thờ khi nghe tiếng sáo từ vách núi vọng lại. Chiều chiều nàng ngồi đợi tiếng sáo như một thói quen mà chẳng biết chủ nhân của tiếng sáo là ai. Tiếng sáo chỉ cất lên vào những ngày có mưa. Nàng cứ sống khắc khoải mộng mị trong tiếng sáo mà không hiểu thực hư thế nào. Những ngày sau đó không còn nghe tiếng sáo nữa.
Một chiều trời tầm tã mưa, nàng khăn gói mơ hồ theo tiếng sáo, cứ đi, đi mãi, rồi mệt quá nàng gục ở một vách núi thiếp đi. Nơi vách đá nàng nằm ấy, người ta thấy mọc lên một loài hoa màu tím, bông bé, nhưng để ý kỹ thì thấy chỉ vào những ngày mưa hoa mới nở, khi nở giống như miệng của một thiếu nữ đang cười, xung quanh đó chim chóc ca hát nghe thánh thót như tiếng sáo. Dân gian gọi đó là “Hoa chớp mưa”…
Tan học Nhím đang thả bộ xuống dốc về nhà. Gió từ con đường mòn thổi ngược phía sau làm tung hai bím tóc bé xíu của Nhím. Bỗng một bó hoa dại “thập cẩm” từ trên cao thả lủng lẳng trước mặt Nhím, Nhím đưa tay lấy, bó hoa lại dấm dẳng nhấc lên theo sợi dây thòng lòng. Nhím tức quá đi thẳng. Có tiếng nói:
- Ê…
Nhận ra giọng Đăng, Nhím đi tiếp.
- Con chuột!
Nhím sợ quá ngồi thụp xuống, hai tay cầm chiếc cặp che ngang mang tai hét lên theo bản năng của những cô bé sợ chuột.
Đăng lại gần đưa bó hoa cho Nhím.
- Giận à? - Hai mắt Đăng tròn lên, giọng như chọc cười.
Nhím làm bộ nhăn mặt.
- Lên xe đi! Cà phê “Gió núi”.
Tối.
Đang cuộn mình trong chăn, mẹ đẩy cửa vào.
- Sinh ra vào tháng 7, mưa ngâu nhiều nên lúc nào cô cũng sợ lạnh.
- Không phải đâu mẹ, đừng đổ tội cho Ngưu Lang - Chức Nữ gặp nhau, tại con gái mẹ… gầy nhẳng đấy mà!
Nhím chùm chăn kín mặt, chiếc điện thoại trong chăn rung bần bật.
- Alô, Đăng à, lạnh quá!
- Có cần mang lò sưởi vào trong chăn không?
- Ừa! - Giọng nhõng nhẽo.
Lúc sau Đăng đến đưa cho một hộp diêm.
- Chui vào trong chăn, bật một que diêm lên sẽ sưởi ấm cả mùa đông xứ mộng mơ này đấy!
Nói xong Đăng lao vút đi.
Tin nhắn của Khôi:
“Ngày xửa ngày xưa có một cô bé và cậu bé chơi rất thân với nhau. Cô bé thì yêu những bông hoa dại, cậu bé thì yêu những con dế. Hai đứa thường trốn bố mẹ đi bắt dế và hái hoa. Mùa hè năm ấy nắng hạn, nơi cô bé sống hoa dại không mọc nữa. Cô bé thấy vậy buồn lắm. Thương cô bé, cậu bé bèn rủ cô đi tìm hoa. Cô bé và cậu bé cứ đi mãi thì tới một khu đồi hoang, ở đó mọc rất nhiều hoa dại. Cô bé lí lắc chạy nhảy hái hoa. Từ đâu không biết những âm thanh rầm rầm làm lay chuyển cây cối quanh đó. Bỗng một đoàn người và ngựa xuất hiện.
Từ trên yên ngựa, một chàng trai khôi ngô bước xuống, tiến lại gần cô bé: “Đây rồi, cô bé mà ta đã chờ từ rất lâu!”. Thế rồi không để cho cô bé nói, chàng trai bế thốc cô bé lên yên ngựa cùng đoàn tùy tùng lao đi. Cậu bé chới với gọi, cô bé quay lại nhìn nhưng đoàn ngựa phóng nhanh như tên bay… Nơi khóm hoa cô bé đang hái dở, một chú dế con bò lên ngoe nguẩy râu…
Từ đó dân gian gọi loài hoa màu trắng, cánh bé xíu thường mọc ở những ngọn đồi hoang là “Hoa con dế””.
Khuya.
Nhật ký.
“Thế đấy, có hai gã đang tấn công mình, kể ra cũng thích!”.
Khôi lại nhắn tin khi Nhím đang ngồi uống cà phê cùng Đăng ở một quán sang trọng nhất Đà Lạt nằm trên đồi. Đà Lạt vào đông lạnh cắt da cắt thịt. Bên hồ Xuân Hương mấy chú ngựa lộc cộc kéo xe chở mấy ông khách du lịch béo bụng. Nhím nhìn tin nhắn rồi cất vào túi. Tự dưng Nhím không quan tâm đến nó, cùng Đăng lên xe ngựa đi về phía Thung lũng Tình yêu.
Nhím quyết định từ chối trả lời tất cả những tin nhắn của Khôi, từ chối cả đọc những câu chuyện về sự ra đời của các loài hoa trong trí tưởng tượng của Khôi mà phải thú thật rằng Nhím cũng rất thích. Chợt mẹ nói một câu rất vu vơ: “Sự galăng thường đến đích trái tim những cô bé mới lớn rất nhanh, và ngược lại”. Tuy vậy, Nhím vẫn nhận ra rằng, hình ảnh Khôi trong Nhím mờ nhạt dần qua những tin nhắn với những câu chuyện tưởng tượng…
Đăng gọi điện:
- Tối, ca nhạc nhé, có nhóm “Bức tường” lên đây biểu diễn. Rock 100% đấy!
Ngồi sau chiếc xe phân khối lớn của Đăng lao vun vút trên những con dốc. Bạn bè thường xì xụp: Bạn trai của mày ga lăng thiệt! Nhím tự cười: Bạn trai? Và Nhím ngạc nhiên vì sao đến lúc này sau chữ “bạn trai” kia vẫn là một dấu hỏi...
Giờ ra chơi, nhỏ Phương - hàng xóm gần nhà Khôi - chạy đến:
- Mày biết không, Khôi sắp về quê đấy?
- Thì sao?
- Hình như “lão” sẽ ở lại quê luôn đấy.
- Còn gì nữa không?
- Chấm hết.
Phương ngúng nguẩy đi. Khi Phương đi rồi Nhím mới thấy, hình như mình cũng hơi buồn khi nghe tin đó thì phải. Nhím cảm thấy Nhím có lỗi gì đó với Khôi. Nhím bèn cầm điện thoại nhắn tin cho Khôi. Đây là lần đầu tiên Nhím chủ động nhắn tin trước.
- Nghe nói sắp về quê à?
Không thấy Khôi nhắn lại. Lạ thiệt, Khôi chưa bao giờ từ chối một cuộc gọi, hay một tin nhắn nào của Nhím. Nhím bấm số và gọi, đầu dây bên kia chỉ là hồi chuông tít tít kéo dài. Tức quá, sự không dưng của Khôi - không trả lời tin nhắn, không nhấc máy - làm chạm tự ái trong Nhím.
Tan học, Nhím phóng xe đến phòng Khôi trọ.
Gã trai phòng bên thò đầu ra:
- Nó đi từ sớm, sớm nào cũng lang thang trên khắp các đồi hoang như thằng dở hơi…
Mở cửa bước vào phòng, căn phòng đúng nghĩa của một gã con trai, bề bộn, sổ sách ném lung tung. Nhím sắp xếp lại, chợt gió mạnh lật tung cuốn sổ để ở góc bàn làm việc của Khôi. Nhím ngạc nhiên thấy khuôn mặt ngồ ngộ của mình nằm ngay ngắn bên trong cuốn sổ, bên dưới là những dòng tin nhắn của Nhím được Khôi viết lại khá cẩn thận.
Giờ… phút… giây…
ngày… tháng…
- Không đi, bộ tưởng con gái Đà Lạt dễ làm quen lắm à?
Giờ… phút… giây…
ngày… tháng…
- Câu chuyện “Hoa con dế” tưởng tượng rất hay. Nhưng làm gì ở đời có hoa con dế ấy. Dù sao cũng cám ơn.
Giờ… phút… giây…
ngày… tháng…
- Hoa kiến trắng, hoa hứng sương… Tên loài hoa gì lạ quá ha. Anh có trí tưởng tượng phong phú đấy, phát huy nhé! (hi hi hi). Cám ơn.
Ở đầu cuốn sổ Nhím thấy dòng chữ Khôi viết:
Ta sẽ lưu lại tất cả tin nhắn của em, ngốc ạ. Lời tán tỉnh có thể bay mất theo thời gian, những cuộc hẹn hò rồi cũng vào quên lãng, nhưng những tin nhắn sẽ còn lại mãi. Và, ta tin rằng một ngày nào đó em sẽ nhận ra những câu chuyện kia đâu phải là tưởng tượng mà nó có thật, rất thật, ta đã tìm thấy giữa thiên nhiên này mà ai đó vô tình không để ý, mình ta tìm thấy và dâng tặng riêng em…”.
Tiếng nhạc điện thoại làm Nhím giật mình. Không phải điện thoại của Nhím. Nhìn xung quanh cũng không thấy chiếc điện thoại nào. Tiếng rung và chuông kéo dài. Nhím chạy đến bên chiếc áo treo ở góc tường của Khôi, đến nơi thì tắt ngấm. Cầm điện thoại của Khôi trên tay mân mê, vì tò mò Nhím mở ra xem, những ngón tay gầy lướt trên bàn phím, mắt Nhím nhòe đi vì hàng trăm tin nhắn của Nhím mà Khôi lưu lại, khi hết chỗ lưu tin thì Khôi chép tin ra sổ. Hình ảnh Khôi giữa đồi hoa dại hiện lên.
Cầm chiếc điện thoại, Nhím chạy như bay tới phía chân đồi. Tiếng gã trai khi nãy vang lên:
- Ê, ê, quên đóng cửa!...
LÊ THÙY VÂN ( Bao Tuoi Tre )

P04: Nhắn lộn

Đan lẩm bẩm: “Nên hay không nên?”. Tin nhắn gửi đi tức thì, và cũng tức thì cô ân hận. Cô mở toang cánh cửa bước ra ban-công. Trăng đầu tháng mỏng môi đến... ghét. Một cơn gió lập đông gù mình kéo theo chút se lạnh hiếm hoi giữa Sài Gòn.
Trong vô thức cô vỗ cặp môi đầy đặn hơn trăng kia leo lẻo tiếng rao “Ai vịt lộn...” thì “tít... tít... tít” tin nhắn: “Tắc kè. Em lại nhầm nữa rồi. Thắng là ai?”. “Tắc kè” là bí danh mà hắn gọi Đan. Đan đáp lại, xen lẫn chút vui: “Xin lỗi, nhắn lộn!”.
Đan thích hắn. Mọi người nói Đan... dại hắn, nôm na một chút cho dễ nghe tức... dại trai. Hắn không có gì đặc biệt theo như bạn bè Đan nói. Một anh thiết kế đồ họa mới ra trường đam mê công việc, suốt ngày vật lộn với sự mưu sinh, làm giàu, với ước vọng mở một công ty riêng giữa đất Sài thành này. Nhưng Đan thích cái bản mặt nhơn nhơn đầy góc cạnh có chút phớt đời của hắn. Đặc biệt trên cái bản mặt đó là cái nhếch môi cười, theo Đan nghĩ là... “chết người”.
Sau này quen hắn rồi Đan mới biết, mỗi khi căng thẳng hay bế tắc hắn thường xách cần câu ra bên sông này dưới bóng rặng dừa kia câu cá. Đan thường đi dạo bên sông, một hôm tự dưng có thằng cha lạ hoắc “đốp” mình một câu:
- Tôi ghét cái áo bảy sắc cầu vồng cô mặc...
Đan ngạc nhiên nhìn hắn rồi nhìn cái áo của mình:
- Thì liên quan gì đến anh?
- Chói mắt!
- Ai chói?
- Lũ cá!
- Chói tai!
- Tắc kè! - Hắn nói mà không thèm để ý có lọt vào tai Đan hay không.
Buổi chiều hôm sau, vẫn chiếc áo ấy Đan mặc và dạo bên sông. Vẫn hắn ngồi câu cá. Trong ý nghĩ của Đan thì chính cô đang chọc tức hắn. Cô nói:
- Không cắn câu à?
- Sao biết hả Tắc kè?
- Lũ cá bị chói mắt. Hihihi
Hắn vụt đứng dậy khua cần câu vung vít rồi cười nhại theo đúng âm sắc “hihihi” mà Đan vừa cười.
Vậy là quen nhau. Hắn lười biếng gặp Đan, lười biếng cả gọi điện và nhắn tin. Suy đi tính lại chỉ mình Đan quan tâm đến hắn, hay gọi điện cho hắn. Đôi lúc có đứa bạn độc miệng nói: “Mày là cọc sao cứ tự nhổ mình lên đi tìm trâu vậy Đan?”. Chẳng biết. Nhưng những lúc đó Đan thấy nhớ hắn, và, cần hắn! Đơn giản thế thôi. Suy đi tính lại thì bạn bè Đan nói cũng có lý. Từ chỗ Đan đến nơi hắn chạy xe khoảng 10 phút thôi. Có xa xôi gì. Thời gian nghỉ trưa hai giờ đồng hồ có bao giờ hắn chạy qua Đan đâu? Nếu như hắn cần Đan giống như Đan cần hắn thì sẽ khác, đằng này...
Nhìn thấy Đan hắn có vẻ vui, sau đó khuôn mặt chau lại tức thì: “Lần sau em đừng chạy trưa nắng như vậy nữa, không tốt cho sức khỏe, xe tải lại chạy nhiều giờ đó...”. Đan im lặng, chợt nghĩ: “Hay là hắn không muốn gặp mình nên cố tìm ra những lời đạo đức giả ấy?”, nhưng rồi lại trấn an ngay: “Có lẽ hắn muốn tốt cho mình thật nên mới nói thế!”. Nhỏ Vy nói: “Kẻ dại trai luôn tìm một nghìn không trăm lẻ một lý do để bào chữa, để bấu víu cho tình cảm của mình”. Có phải vậy chăng mà bất cứ một hành động, một cử chỉ, một lời nói nào của hắn cũng được Đan bào chữa theo chiều hướng tốt đẹp nhất, rằng, như vậy là hắn thích mình.
Hôm đó Đan đến chỗ hắn làm để cùng đi ăn trưa, nhưng hắn không có ở công ty mà đang ngồi ở một chỗ khác. Hắn bảo Đan chạy xe qua đó. Hắn thừa biết rằng Đan là một con bé mù tịt về đường. Ngoài đường đến trường và đến chỗ làm, Đan chẳng biết đường nào hết. Và cái sự tìm đường của Đan thì thật khó khăn biết dường nào. Cả buổi trưa đó Đan đi tìm đường.
Mệt bở hơi tai. Đến nơi, hắn bảo Đan đi về. Đan chỉ tròn vo mắt lên ngạc nhiên và tủi thân chạy xe về. Dọc con đường ven sông về nhà, nước mắt Đan ào chảy. Nằm bẹp dí cả một buổi chiều, những thước phim được quay chậm trong đầu một cách kỹ lưỡng, Đan mới chợt nhận ra: Hắn chỉ nổi hứng quen mình thế thôi chứ chưa bao giờ thích Đan, nếu không, cuối tuần sao hắn không đưa Đan đi chơi, đi xem phim giống những người khác? Đan mè nheo thì hắn chở Đan lòng vòng ra đồi cỏ ven sông. Hai đứa ngồi như hai pho tượng. Hắn ít nói và chẳng bao giờ mở lời trước nên Đan chẳng bao giờ hiểu gì về hắn...
Cái Vy bảo: “Mày ngu lắm Đan ạ, hắn có thích mày đâu mà mày cứ lao đầu vào như con thiêu thân ấy. Giờ này hắn đang hẹn hò với đứa khác. Mày ngồi đây mà khóc à? Khóc làm quái gì, sưng mắt!”. Đan nhìn Vy: “Tao với mày uống nhé. Người ta nói rượu vào thì tình tan, có lẽ tan rồi thì sẽ thấy nhẹ!”. “Ok, tao chiều mày!”.
Hôm đó Đan uống rất nhiều, cô thấy trong đầu choáng váng, hình ảnh hắn lúc ẩn lúc hiện ở bãi lau ven sông hôm nào nhiều hơn là tan. Vẫn không gạt được hình bóng hắn khỏi đầu. Đan cầm máy và gọi điện, giọng cô lè nhè trong điện thoại.
Hắn lên tiếng.
- Em uống rượu?
- Ờ... ờ...
- Anh không thích con gái uống rượu! - Giọng hắn dửng dưng.
- Thì đã sao? Anh có bao giờ thích gì đâu. Cứ uống đấy sao nào...
Đan thả máy và nằm gục xuống giường. Cô biết trong cơn say cô đã rất tỉnh.
Thắng đến đón Đan ở cổng trường: “Đi với anh nhé, đừng từ chối nữa!”. Đan chợt nghĩ đến hắn. Thế là không gặp nhau cũng đã được hơn một mùa trăng rồi. Mọi lần chỉ ba, bốn ngày không gặp hắn là Đan gọi điện rối rít. Vậy mà lần này... Cơ hồ như Đan đã mệt...
- Em nghĩ gì vậy? - Giọng Thắng ấm áp làm tan suy nghĩ trong cô - Anh mới phát hiện ra có một hồ sen cách đây không xa. Anh nghĩ em sẽ thích.
Đan gật đầu một cách vô thức: “Bèo dạt mây trôi”.
Tối. Nằm nghe những tình khúc Ngô Thụy Miên buồn đến nao lòng. Tin nhắn của Thắng: “Đi xem phim với anh nhé! Hôm nay có Dạ yến của Phùng Tiểu Cương!”. Ném chiếc điện thoại vào bụng con gấu bông, Đan lăn bên này, lăn bên kia trên giường, như bức bối muốn vứt tung tất cả mọi thứ. Cô lẩm bẩm: “Không được khóc, không được buồn! Tại sao lại phải khóc? Tại sao lại phải buồn? Vô lý thật!”. Cô đưa tay vớ điện thoại và nhắn tin: “Thắng à, ừ, anh đến đón em sau 30 phút nữa nhé!”.
Tin nhắn đã được gửi đi. Cô ngồi ôm gối và ân hận, tự hỏi không biết mình làm vậy có đúng không nữa, mình có thích Thắng đâu? Lúc sau có tin nhắn: “Lộn số rồi Tắc kè!”. Và lập tức thêm một tin nhắn nữa: “Sao không trả lời hả nhóc?”. Thì ra tên của Thắng và hắn âm đầu giống nhau nên Đan nhắn nhầm sang hắn... 
Sáng. Sài Gòn đổ mưa. Trời se lạnh. Thắng nhắn tin: “Nhớ mặc thêm áo vào cho ấm. Ở nhà đi. Anh sẽ qua chở em đến trường!”. Đan nhắn lại: “Ừ, biết rồi. Tuân lệnh anh!”. Tin nhắn gửi đi, lúc sau có tin nhắn trả lời lại: “Hẹn hò rồi à Tắc kè?”.
Những tin nhắn nhầm lúc đầu là vô tình, lúc sau là cố tình được Đan liên tiếp gửi cho hắn đã có tác dụng trong chuyện tình cảm giữa Đan và hắn. Ít ra là hé lộ cho Đan biết rằng hắn không dửng dưng như những gì Đan nghĩ, Đan thấy. Nhưng rồi không thể chịu nổi mọi sự lập lờ kéo lê thê, Đan quyết định nhắn một tin cho hắn, xem mọi chuyện thế nào rồi khép lại. Tin nhắn đó là: “Em nhận lời làm bạn gái của anh, Thắng ạ!...”. Tin nhắn send đi mãi mà không có tin trả lời.
Tan trường, Đan đang rảo bộ ra cổng. Chiếc phân khối lớn vượt lên rồi dừng lại. “Lên xe đi Tắc kè!”. Hắn không quay lại, nhưng giọng ấm và mềm pha chút lạnh lùng rất hắn không lẫn vào đâu được. Đan lấy hết can đảm:
- Tôi có hẹn!
- Gặp một chút thôi. - Hắn nói như ra lệnh.
Đan lại thụ động đi theo mà chẳng biết mình làm vậy có đúng không nữa.
Bên sông nơi Đan quen hắn, Đan và hắn im lặng đứng cạnh nhau. Bất chợt hắn quay lại nhìn sâu vào mắt Đan:
- Từ chối đi, anh biết em không yêu gã Thắng nào đó mà!
- Nhầm rồi!
Đan bỏ đi.
Cái Vy: - Thế nào, hắn có đuổi theo và kéo tay mày lại, ôm mày vào lòng giống như trong phim Hàn Quốc không?
Câu chuyện này có hai cái kết tùy bạn chọn.
Một:
Đan: - Có.
Vy: - Sao mày có vẻ buồn vậy?
Đan: - Đột nhiên tao thấy chán.
Hai:
Đan: - Không.
Vy: - Sao tao thấy mày có vẻ vui vậy?
Đan: - Tao thích. Vì hắn biết dừng lại để luôn là hắn...
Sài Gòn trăng đầu mùa
LÊ THÙY VÂN ( Bao Tuoi Tre Online )

P02: Gã đầu đinh - Đêm Noel

Dậy sớm hơn mọi ngày, Khuê ngồi trước gương chải lại mái tóc rồi thắt bím để lửng lơ trên vai. Vẫn có thói quen tự ngắm mình trong gương, Khuê khẽ nói: “Trông mình cũng dễ thương, nhất là đôi mắt…”. Mẹ dí ngón tay lên trán Khuê: “Bố cô, lớn rồi mà tính tình như trẻ con ấy!”.
Khuê cười, đưa chân vào đôi xăngđan anh tặng mấy hôm trước, anh bảo: “Con gái đi xăngđan trông nhu mì”. Khuê chào mẹ và ngồi lên xe.
Đường đến trường dọc sông Chu, mùa thu, nước ngắt xanh, những con thuyền neo bến, chênh chếch phía xa những dải cát trắng như tà áo dài con gái. Đi một quãng đến thị trấn xe cộ náo nhiệt. Trường cấp III nằm dưới vòm phượng vĩ, những cây bàng già đang còn ngái ngủ bị đánh thức bởi sự ồn ào của lũ học trò.
Tính Khuê trầm và ít nói, cô đứng nép ở hành lang tầng ba nhìn lũ học trò chơi đùa với tâm trạng thích thú. Chợt có ai đó véo tai Khuê, Khuê đau điếng quay lại. Một gã trai to sồ, cao ngổng, đầu đinh, lên tiếng: “Trông được! Mới chuyển trường à em?”. Khuê tức nghẹn cổ nhưng cũng đủ bình tĩnh lấy lại tinh thần,  nghiêm mặt:
- Cậu sẽ biết tay tôi!
Gã trai đi, tràng cười sảng khoái còn lởn vởn đến tận cuối dãy hành lang.    
Khuê bước vào lớp. Sau tràng pháo tay kéo dài, Khuê tự giới thiệu: 
- Tôi là Khuê, từ nay sẽ đảm nhận dậy môn văn.
Có tiếng xì xào của mấy đứa con gái: “Cô trẻ và dễ thương như tụi mình thế này, dễ bị bọn con trai lớp mình bắt nạt lắm!”.
“Bụp”. Một cuộn giấy được chủ nhân của nó quấn khá công phu lăn đến chân Khuê rồi từ từ rải ra, bên trên ghi dòng chữ: “Thưa cô, cho em vào lớp”. Một chiếc đầu đinh thập thò. Thì ra là gã đã véo tai Khuê ở hành lang. Một cách lấp liếm lỗi khá ấn tượng. Khuê nghĩ không thể không cho vào vì đây là buổi học đầu tiên Khuê nhận lớp.                   
Gã vào lớp, vẫn cái bộ dạng bụi bặm bất cần ai, chiếc áo pull đen kết hợp với chiếc quần màu ghi lỗ chỗ túi, không dưng lại làm Khuê “ngứa con mắt bên phải, đỏ con mắt bên trái”. Cả lớp chăm chú ngồi nghe giảng, gã cũng chăm chú chống tay lên cằm nhưng để nhìn chằm chằm vào Khuê. Bỗng dưng gã đứng lên: “Thưa cô! Áo cô bị… sút nút!”.
Như không còn tin ở tai mình nữa, cảm giác như mạch máu từ chân Khuê đang chạy rần rần lên mặt, nếu có một cái lỗ thì Khuê sẽ chui ngay xuống. Không biết ở đâu thòi ra đứa học trò bạo mồm bạo miệng thế này!
Đêm trăng, Khuê vẫn có thói quen ngắm trăng, bài vở soạn chưa xong nhưng hễ có trăng thì Khuê quên hết, ngồi nhìn trăng có khi chẳng nghĩ gì. Mẹ thường nói con gái học văn thì lãng mạn lắm, con gái yêu trăng thì đa đoan lắm! Nhưng rồi yêu trăng và yêu những bài thơ tình như là một duyên nợ mà Khuê không cưỡng nổi.
Nghĩ đến đây Khuê chợt nhớ ra có bài kiểm tra của học trò chưa chấm. Lật lật sấp bài kiểm tra xem, Khuê dừng lại trước một tờ giấy để trắng 1/4. Lại của gã đầu đinh ư? Gã làm bài kiểu gì thế nhỉ? Đề ra: “Cảm nghĩ của em về mối tình Kim Trọng - Thúy Kiều”. Có khó gì đâu mà gã không làm được? Khuê phết con “0” to tướng.
Giờ ra chơi gã gặp Khuê:
- Tại sao bài của em lại “được” ẵm trứng ngỗng?
- Anh tự hỏi lại anh!
- Em ư? Nếu như cô nghĩ em làm như vậy là không đúng với đề ra thì… em… đã nhầm!
Gã bước ra cửa hòa cùng đám bạn đang chơi đá bóng ở sân trường.
Về nhà, Khuê giở lại bài kiểm tra của gã ra xem, vỏn vẹn chỉ có mấy câu:                         
… Mối tình Kim Trọng - Thúy Kiều không có gì để nói và cũng không đáng để cho Nguyễn Du phải tốn nhiều giấy mực đến thế! Một chàng thư sinh trói gà không chặt – một nam tử hán không hết mình vì tình yêu… Có gì đâu mà phải bàn luận về tình yêu đó?  Quá thương cho thân phận nàng Kiều!
Gã dám nói mối tình này không đẹp! Gã dám đạp vào bức tường thành kiên cố - biểu tượng của tình yêu mà Khuê luôn lấy đó làm gương! Không biết “ý văn học” của gã ta là gì đây? Khuê cắn môi suy nghĩ.
Gã quay ngược, quay xuôi, quay ngang, quay ngửa, đùa cùng mấy bạn gái bàn dưới, không chép bài, không nghe giảng. Khuê cảm giác như gã không nghĩ có sự tồn tại của cô. Các thầy cô trong trường nói đúng, gã là một học sinh cá biệt không hơn không kém. Khuê hối hận về những lời bào chữa thay gã. Khuê là một cô giáo, Khuê không thể mềm lòng và yếu đuối được. Nghĩ đến đây Khuê dừng lại nhìn thẳng vào mặt gã, gã như không để ý đến, vẫn đùa. Khuê quát lên vẻ mặt đầy giận dữ:
- Anh đứng lên!
Gã đứng lên răm rắp như một pho tượng. Cả lớp nín lặng.
- Tại sao anh không chép bài?
Gã im lặng chỉ có đôi mắt là sáng trên cái bản mặt góc cạnh đáng ghét.
- Đây không phải là cái chợ cũng không phải ngoài đường mà anh thích làm gì thì làm!
Tại sao lúc này Khuê bí từ thế. Một khoảng lặng xâm chiếm. Khuê hơi bối rối, cô cảm giác mặt cô đang đỏ lên.
Gã lên tiếng
- Cô có hỏi gì nữa không? Em học theo cách của em!
- Theo cách của anh? Mời anh ra khỏi lớp!
Gã không một lời thanh minh, xách cặp đi thẳng.
Khuê đứng lặng, không biết mình làm như vậy là đúng hay không nữa?
Buổi sáng.  
Khuê vào lớp. Những tiếng vỗ tay. Một dòng chữ thả theo chiều dọc từ trên bục giảng xuống được xếp bằng những cánh hoa hồng trắng: “Chúc mừng cô nhân ngày mồng 8- 3”. Những sợi dây hoa từ trên rơi xuống, không gian tràn ngập hương hoa. Một ngày thật đáng nhớ đối với Khuê. Khuê đảo mắt không thấy gã đâu, chẳng lẽ gã giận Khuê nên không đi học ư?       
Trống trải và chẳng nghĩ gì, hôm nay anh không tới thăm, chuyện tình cảm cứ nhạt như gió thoảng mây trôi. Anh hiền lành, ít nói, không phải là mẫu người mà thời sinh viên Khuê mơ tưởng. Nhưng không hiểu sao Khuê lại yêu anh. Mẹ nói: “Đời người con gái như 12 bến nước, tìm được người đàn ông hiền lành yêu mình là hạnh phúc rồi…”.
Buổi chiều.
Khuê lang thang lên đê, trời nhá nhem tối, cơn mưa từ đâu ập đến nhanh như chớp, Khuê dầm trong mưa cùng mấy đứa trẻ chăn trâu ướt như chuột lột. Về nhà bị lạnh Khuê nằm trong phòng trùm chăn. Mẹ mang vào ly sữa nóng, mắng yêu:
“Bố cô, sắp lấy chồng rồi mà còn như trẻ con ấy! Lãng mạn cho lắm vào rồi sau này sẽ khổ đấy, con ạ”. Khuê khẽ mỉm cười nheo mắt nhìn mẹ: “Con cũng giống như mẹ ngày xưa thôi, nhưng mẹ đâu có khổ, được bố nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa đấy thôi!”. Khuê rúc vào người mẹ, ấm áp.
Buổi tối.
Một bó babi trắng buộc trên đầu một thanh kẹo mút được đặt ở cửa sổ nơi cô thường soạn giáo án tự lúc nào, không biết chủ nhân của nó là ai. Kệ! Khuê mang cắm vào lọ để trước bàn.
Sáng hôm sau gã được nêu lên trước cột cờ vì tội ăn mặc dị hợm, nghịch ngợm, đá banh trong sân trường và cuối cùng là tội, tối qua vượt tường đi ăn trộm hoa nhà người ta. Khuê ngớ người, thì ra…
Lần đầu tiên anh dẫn Khuê về nhà anh. Ngôi nhà nằm lọt dưới phố với vườn cây ăn trái và giàn thiên lý nở đầy bông. Đang bước vào nhà, trái ổi đào chín lựng không dưng rơi, vỡ. Trên chiếc bàn nhỏ có đặt tấm hình anh chụp cùng một người mà anh giới thiệu là cậu em trai. Khuê trố mắt ngạc nhiên. Anh tiếp lời: “Hôm nay nó biết anh dẫn em về chơi nên nó đi từ sáng, giờ vẫn chưa về”…
Khuê nhìn ra ngoài, nhìn trái ổi đào vỡ toác trên sân, rồi nhìn khuôn mặt có gì đó buồn tẻ đến nhạt nhẽo của anh, nhìn mái tóc trải chuốt đến điệu nghệ, và chợt giật mình khi nghe giọng anh đều đều êm dịu. Tự dưng Khuê nghĩ đến gã đầu đinh ấy, rồi vô tình buột miệng: Giá như…
LÊ THÙY VÂN ( Bao Tuoi Tre )
===================
Đêm Noel
Sau cái tin nhắn nhận được, nó chỉ kịp bấm trong vô thức “Xin lỗi, có lẽ tôi nhầm” rồi send đi. Hạ máy, cánh tay nó thẳng đuột rớt trên đệm. Nước mắt trào ra. Nó lại khóc. Nó chợt lóe lên ý nghĩ phóng xe ra đường giữa khuya khoắt này, để làm gì nó cũng không biết nữa, chỉ biết cần phóng xe ra đường vậy thôi.
Có lẽ những cơn gió trời về đêm sẽ thổi bay đi cơn giận trong nó. Trong cơn giận nó thường không làm chủ được mình… Nó giận lắm, nó giận mà khóc không bật thành tiếng “rưng rức” như mọi khi, hay “hu hu” đại loại vậy, mà chỉ ư ứ nghèn nghẹn ở cổ, ứa ra những giọt nước sền sệt lăn rát má…
Nó nhầm gì? Nó nhầm cho linh cảm về một tình yêu mà nó đã ấp ủ hơn bốn năm qua… Tại sao lúc nào nó cũng cố chấp và bảo thủ, rằng, linh cảm của nó là đúng, là đúng? Rằng, người ấy yêu nó, rất yêu nó, nhìn nhau, tự cảm nhận sẽ thấy nhau, thấy những yêu thương dành cho nhau. Nó thật ngốc… Hôm nay nó mới nhận ra, nhìn nhau lâu quá, nên người ấy và nó đã không thấy nhau. Ai đó có nói, nếu là của nhau, dù lạc nhau ở đâu cũng sẽ tìm thấy nhau. Trong ý nghĩ điên rồ lúc này, nó muốn thử để xem câu nói ấy có đúng không?
Chiếc xe tay ga Piaggio màu trắng mà ba mua tặng nó trong ngày tốt nghiệp đại học với thành tích loại giỏi, lướt nhanh trên những con phố đêm. Đèn đường vàng vọt, những hàng cây về đêm rũ lá như một dải lụa xanh vắt dọc những con đường, đâu đó hàng quán, cửa hiệu nhấp nháy đèn chuẩn bị cho mùa giáng sinh tới. Nó chợt chạnh lòng. Nó chưa bao giờ có một giáng sinh trọn vẹn bên người nó yêu. Không dưới ba lần người ấy nói với nó, giáng sinh sẽ đưa nó đi nhà thờ Con Gà ở Đà Lạt, người ấy khoe là đẹp lắm, tất cả những nhà thờ khác chẳng là cái đinh, cái tăm gì.
Nhưng nó chờ hoài, chờ hoài mà chẳng thấy con gà trống cất… tiếng gáy ở đâu. Giáng sinh năm ngoái, trong lúc người ấy trốn biệt đẩu đâu, nó ngồi trên tầng cao nhất của tòa Diamond gần nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, gọi một ly kem và nhâm nhi nhìn ngắm dòng người qua lại nghìn nghịt như kiến vỡ tổ phía dưới. Hai tuần nữa lại tới giáng sinh rồi, tự dưng nó buồn ghê ghớm, điều ước giáng sinh đi cùng người ấy vào nhà thờ, chụp chiếc mũ hình phễu đỏ có “búi tó” trắng lủng lẳng, giờ xa quá đỗi.
… Nó dừng ở quán bar Seventeen, nơi đây có không khí về đêm nhất, tiếng nhạc và cô ca sĩ thân hình bốc lửa nhảy rất… lửa và đẹp mắt, làm nó thấy nhẹ lòng. Cô mặc áo để lộ cái rốn sâu, mẹ nó nói, con gái có rốn sâu là sướng lắm, không biết cô ấy có sướng không nhỉ. Nó nghĩ và thấy buồn cười cho cái hành động cứ nhìn chăm chăm vào cái lỗ rốn của cô ca sĩ. “Đồng tính à?”. Tiếng nói làm nó giật mình.
Nó không nói gì, nhìn thẳng vào mắt gã trai đối diện. Nó kịp quan sát, gã có hàng lông mày rậm như sâu róm, đôi mắt lại ươn ướt… Nó buột miệng: “Mắt ướt đa tình!”. “Sao cô không hỏi, tôi có đa tình không?”, gã lại lên tiếng. Nó nói, giọng thách thức đầy trẻ con: “Sao anh không nói anh thích tôi, một con... bóng?”. “Cô đoán xem?”, gã hỏi bằng giọng rất tưng tưng.
Chàng phục vụ mặc cái áo đỏ, quàng chiếc khăn đỏ lệch một bên, có lẽ gần giáng sinh nên cái gì cũng cho màu đỏ, hỏi nó gọi gì. Nó cố tỏ ra là sành điệu, gọi một lon Heineken, mặc dù nó rất ghét loại nước này, mỗi lần đi đâu đó chiều lòng bạn bè nó cố uống một chút, uống xong toàn người bị nổi mẩn đỏ, ngứa đến năm ngày chưa hết.
Nhưng vào đến đây rồi, không bia thì rượu chứ không thể là nước ngọt, huống chi lại có một gã trai lạ hoắc ngồi trước mặt mình như thế này, đang nghi kỵ nó dính hệ “nhập nhằng” thì cho gã ấy tin sái cổ luôn, nó tự nhủ. Nó cắm phập chiếc ống hút màu trắng có uốn một đường vòng rất điệu đà vào lon Heineken, hút một hơi dài điệu nghệ, không nhăn mặt nhíu mày như những lần trước. Gã có hàng lông mày sâu róm nhìn nó phì cười.
- Anh cười gì?
- Không cười gì.
- Chắc chắn anh cười gì!
- Không cười gì. Rất chắc chắn!
- Xạo!
Nó lắc lư cái đầu theo điệu nhạc, tiếng nhạc, tiếng khui bia, những vòng nhảy của cô ca sĩ cứ xoay đều trước mặt nó méo dần và ngã nghiêng. Nó cười và kéo cưa giai điệu “là lá la…” rồi gục xuống bàn.
Nó mở mắt khi có ánh đèn pha ôtô chiếu thẳng vào mặt. “Đây là đâu?”, nó dáo dác. Mái hiên lạ hoắc, vỉa hè lạ hoắc. Nó phà miệng, toàn mùi bia. Chợt nó thấy sau gáy có tiếng “phì phì”, nó quay lại, rống lên “Giời ạ!” khi nhận ra đôi mắt nhắm tịt với hàng lông mày sâu róm. Chị quét rác xoẹt xoẹt cây chổi đến gần nó, buông một câu đến... đểu:
- Anh chị đi bụi ngủ ngon nhỉ?
Nó cứ đần người ra khi thấy vệt trăng mắc trên ngọn cây dầu đang sắp tan ra loãng vào ban mai. Tự dưng nó thấy có gì đó ấm áp từ phía lưng và gáy của nó. Nó thấy nhồn nhột khi những cọng tóc tơ của nó theo hơi thở của gã lay lay cà vào gáy. Nó nghĩ đây là cuộc gặp định mệnh và phá lên cười. Tiếng cười của nó làm gã thức giấc. Gã hé đôi mắt tí hin nhìn nó. Nó cũng nheo nheo mắt nhìn lại
- Anh muốn cưới tôi không?
Gã dường như không có gì bất ngờ, mắt vẫn không mở căng. Nó đế tiếp:
- Nhưng, kèm theo một điều kiện…
Ba nó đập bàn: “Hai đứa yêu đương lúc nào mà cưới? Miên, ba chưa bao giờ nghe con nói đến…”. Ông lướt nhìn gã. Mẹ nó thì im lặng không nói gì.
- Ba à, tình yêu đâu phải trò để phô trương. Chỉ cần ba nói đồng ý hay không thôi… Con gái ba đã lớn rồi mà…
Rồi cuối cùng ba mẹ vì thương nó nên cũng đồng ý cho nó cưới. Đám cưới diễn ra như dự định. Trước ngày cưới, nó đóng cửa phòng, ngồi gấp những con hạc giấy. Người ta nói có một nghìn con hạc giấy thì một điều ước sẽ thành hiện thực. Có lẽ nó đọc tiểu thuyết và cổ tích nhiều quá nên hay tưởng tượng viển vông chăng? Nó nghĩ đến ngày, giữa thánh đường nhà thờ khi cha xứ hỏi: “Miên, con có đồng ý làm vợ người đàn ông bên cạnh con không?”, thì người ấy xuất hiện, người ấy sẽ lôi nó đi, và…
Con hạc thứ một nghìn được gấp xong và đã gửi đi. Nó cười miên man với ý nghĩ của mình.
Váy trắng, đôi giày búp bê cô Tấm trắng, mũ cài hoa trắng, nó bước bên cạnh gã trai có hàng lông mày sâu róm vào thánh đường nhà thờ trước bố mẹ bạn bè, dàn đồng ca nhà thờ vang lên. Tim nó đập mạnh. Nó không biết là nó có đang phiêu quá không, tại sao nó lại lấy cuộc đời của nó ra cá cược như vậy… Nó muốn mọi việc kết thúc ở đây…
Nó không muốn trò chơi tiếp diễn nữa. Tự dưng nó sợ hãi. Gã trai như thấy được điều đó trong mắt nó, cầm tay nó bấm nhẹ. Không biết điều ước một nghìn con hạc giấy có thành hiện thực không, nó tự nhủ, người ấy sẽ đến, sẽ đến, sẽ đến… Nó vẫn tin như thế.
Khi lời của cha xứ cất lên, hàng trăm con mắt nhìn nó, nó quay lại dáo dác nhìn trong đám đông, người ấy có lẫn đâu đó không…
Khách sạn “Đồi thông xanh” Đà Lạt. 
Phòng 1. Gã trai có hàng lông mày sâu róm điện thoại:
- Một vòng xe ngựa hồ Xuân Hương nhé!
Phòng 2:
- Không thích.
Phòng 1:
- Thế lên Đà Lạt làm gì?… Tuần trăng mật đấy!
Phòng 2. Nó giận dữ tung chăn, gào vào ống nghe:
- Anh quên giao kèo rồi sao? Đừng làm phiền tôi nữa!
Nói xong, cúp máy, nó đóng sầm cửa và đi ra phố.
Đà Lạt về đêm lạnh thấu da, nó ngồi trên bậc tam cấp nhìn ra hồ Xuân Hương. Nó nhớ người ấy đến lạ. Người ấy đã từng cầm tay nó và nói luôn muốn nó được an toàn trong thế giới này, nó sờ bàn tay với những ngón thon dài gầy guộc và cảm thấy ân hận về việc mình làm. Nó nhớ những ngày Sài Gòn giáp đông se lạnh người ấy chở nó đi ăn kem, nó ăn không hết, người ấy đã ăn hết phần kem bỏ dở của nó… Nó cứ di di ngón chân trên bậc tam cấp. Tiếng mời chào của gã xe ngựa:
- Cô gái, một vòng xe ngựa nhé, tôi lấy giá rẻ.
Nó không ngước lên, vẫn di di ngón chân trên bậc tam cấp:
- Không!
- Đêm nay giáng sinh, tôi vẫn chưa có cữ nào, miễn phí vậy.
- Không đi.
Nó nhìn những chiếc xe ngựa chở các đôi tình nhân đang tới tấp lượn qua mắt nó. “Ế khách ư? Lão này xạo!...”. Nó chợt ngước lên nhìn người đàn ông đánh xe ngựa… Thùm thụp trong bộ đồ giáng sinh, đôi mắt mở to với hàng lông mày sâu róm nhìn nó nháy mắt đầy tinh nghịch. Nó ré lên cười.
- Vậy là đêm giáng sinh em đã cười. Lên xe nhé!
- Sao anh dai như đỉa vậy?
- Còn hơn thế cơ, như kẹo singum.
Gã nói rồi bế thốc nó lên xe ngựa.
Giáng sinh cũng là những ngày Đà Lạt tổ chức Lễ hội hoa, các con đường đâu đâu cũng tràn ngập hoa.
Xe ngựa tiến về phía nhà thờ Con Gà. Gã cởi chiếc áo giáng sinh khoác lên người nó, trùm lên đầu nó chiếc mũ ông già Moel. Nó cảm thấy ấm áp đến lạ.. Gã khom người, đưa một tay trước mặt nó đầy kiểu cách: “Bắt đầu từ hôm nay, anh muốn được chính thức hẹn hò với em, cô bé ạ. Đồng ý nhé?”. Tự dưng vang lên trong đầu nó câu thơ nó đọc đâu đó: “Em và người ấy có thể chẳng là chi/ nếu một ngày kia anh không bỏ em về xứ lạ…”.
Nó chợt nhìn gã và bắt gặp một ánh nhìn thật lạ. Nó hơi chút bối rối. Ngập ngừng nó đặt bàn tay lên tay gã. 12 tiếng chuông khẽ ngân mừng ngày Chúa ra đời… Lần đầu tiên nó đón Giáng sinh cùng một gã trai ở nơi xứ lạ…
LÊ THÙY VÂN ( Bao Tuoi Tre )

P01: Nàng & tổ cúc cu

Giới thiệu sách
 
Nàng & tổ cúc cu
Tác giả: Lê Thùy Vân
Nhà xuất bản: Tủ sách Tuổi Trẻ - NXB Trẻ
Năm xuất bản: 2009
Giá: 23.000 đồng
Giới thiệu:
Nàng và tổ cúc cu gồm 18 truyện ngắn được viết với một bút pháp rất trẻ. Những nhân vật trong tập truyện này cùng trẻ măng, đặc biệt là nhân vật nữ chính, thường lúc nào cũng như sống… trên mây, không giống chút nào với mẫu người trẻ nhan nhản chen chân kiếm sống trong xã hội thực dụng bây giờ.

Nàng và tổ cúc cu gồm 18 truyện ngắn được viết với một bút pháp rất trẻ. Những nhân vật trong tập truyện này cùng trẻ măng, đặc biệt là nhân vật nữ chính, thường lúc nào cũng như sống… trên mây, không giống chút nào với mẫu người trẻ nhan nhản chen chân kiếm sống trong xã hội thực dụng bây giờ. Tuổi Trẻ Online xin giới thiệu tập truyện ngắn đầu tay này của tác giả trẻ Lê Thùy Vân.
Hương vị đặc biệt trong Nàng và tổ cúc cu còn có ở các truyện ngắn viết về nông thôn miền Bắc, những truyện đồng quê đời mới nhuốm chút sex được quan sát tinh tế qua một đôi mắt trẻ. (Nguyễn Đông Thức)
Nàng mân mê tay qua ô cửa sổ, đôi mắt mông lung xa vắng như đang trôi suy nghĩ vào miền không định. Bỗng nàng quay lại phía tôi, giọng như một đứa trẻ được mẹ cho quà:
- Muội sẽ sinh con với anh, sinh 10 đứa luôn... Muội sẽ cho chúng học đàn, học hát, học vẽ...
Nàng bắt đầu mơ màng, hình ảnh cô gái con nàng, ngồi bên một ô cửa sổ với mái vòm thật lớn và chơi dương cầm, nàng tưởng tượng đến cậu trai con nàng mỗi buổi chiều đi lang thang vẽ, và nàng tưởng tượng...
Bỗng mắt nàng chùng xuống phụng phịu
- Nhưng mà, Muội không biết dỗ trẻ con, không biết xi trẻ con ị...
Nàng. 23 tuổi. Hom hem như một ả mèo con. Lần đầu tiên gặp nàng tôi đã bị choáng bởi một câu nói của nàng: “Suốt đời này Muội luôn cần sự trợ cấp của người thân để theo đuổi những giấc mơ ngẫu hứng của mình”.
Tôi bắt đầu thấy nóng mặt khi tìm hiểu lý lịch của nàng:
Nàng, sinh ra ở miền trung du Bắc bộ. Quê cha bên dòng sông Chu, quê mẹ bên dòng sông Mã. Tuổi thơ nàng tắm nước sông Chu. Thời thiếu nữ của nàng là sống cùng ông chú già bất mãn với thời cuộc ẩn dật ở một ngôi nhà nhỏ thuộc ngoại ô Sài Gòn. Ngôi nhà mới nhìn vào như một hộp diêm được sơn phết màu mục rũa của rêu, cỏ mọc quá đầu người và dây leo bám nhằng nhợ. Nàng được vỗ ấm ở ngôi nhà đó từ năm nàng 15 tuổi...
23 tuổi, tốt nghiệp đại học, tất cả bạn bè quanh nàng đều có một công việc ổn định ở một cơ quan nhà nước hay tư nhân nào đó, còn nàng thì vẫn vi vu với những giấc mơ được nàng tô vẽ, óng ánh màu của tiểu thuyết.
Tôi - trai phố - thành đạt. Cực kỳ ghét những đứa con gái sống dựa vào người khác. Lần đầu tiên gặp nàng tôi đã cười khẩy vào mặt nàng. Nhưng có vẻ như nàng không quan tâm đến điều đó. Chính điều đó làm cho tôi nóng... lỗ mũi, xì một hơi thật dài tẩy lập tức hình ảnh của nàng khỏi bộ nhớ của tôi.
Thế rồi một chiều ngẫu hứng tôi xách xe đi dạo...
Một đứa con gái gầy nhẳng, với chiếc váy trắng lùng thùng chạy ngược triền dốc mặt tái mét cắt không ra giọt máu, trên tay là chiếc máy hình bé tí hin. Chẳng biết có chụp được gì không nhưng có vẻ nàng hả hê khi quay lại phía chiếc xe đạp trong giỏ chất đầy hoa, dựng gần chiếc xe to bành của tôi, dí sát cái máy hình vào mặt tôi:
- Đẹp chưa?
Tôi chẳng thấy gì ngoài bức hình hoàng hôn dần tắt phía chân dốc đen thùi lùi... Tôi khẩy cười.
Không dưng nàng tu hu khóc ngon lành. Thì ra là nàng không thấy cái túi có hai cái dây rút hai bên giống như cái túi trẻ con bỏ đồng xu đựng máy hình cùng đôi giày búp bê của mình đâu. Có lẽ nó mắc trên ngọn cây cọng cỏ nào gần đó, tôi nghĩ vậy.
Thế rồi nàng nói như đinh đóng cột, đổ vấy cho tôi:
- Chắc chắn là anh lấy của Muội. Nếu không tại sao nó mất?! Hu...hu...hu...
Tôi cũng đành bó tay lúc đó. Chưa thấy một đứa con gái nào lại trơ mặt đổ thừa người khác đến thế. Tôi đứng đực ra vì không biết làm cách nào dỗ nín trẻ con. Không dưng nàng im bặt. Tôi hơi hoảng, nàng lên tiếng.
- Đưa đôi giày của anh cho Muội...
Thế rồi đôi bàn chân bé tí hin của nàng nhét vào đôi giầy của tôi một cách tội nghiệp... Rồi nàng chun chun mũi quay đi, lúc sau ngoắc đầu lại hẹn tôi hôm nào thích thì đến nhà nàng lấy lại đôi giày...
Tôi đến nhà nàng vào một chiều Sài Gòn ẩm ướt mưa. Nàng ngồi khoanh chân trên chiếc sopha cũ có nhiều chỗ bị bục hay là do chân mèo cào tôi không rõ. Quanh nàng quấn một cái chăn màu xanh cốm. Tóc nàng dài, lòa xòa quệt vào mấy cuốn sách được ném vương vãi.
Nhà nàng rất nhiều sách. Tôi vốn rất mê sách. Chính vì qua những lần mượn sách và trả sách cho nàng mà tôi gần nàng hơn, hiểu nàng hơn...
Nàng thường buồn, và những nỗi buồn của nàng thường vô cớ chỉ có trời mới biết. Lá rơi nhiều, lá rơi ít, trời nắng hay mưa, hay trời nhiều gió..., nàng đều có thể buồn. Cách sống của nàng cũng tội nghiệp. Nàng sống hầu như tách biệt hẳn với thế giới sôi động bên ngoài.
Nàng không biết đến bar, vũ trường như những cô gái thời thượng mà tôi quen, họ hút thuốc phì phèo, nốc rượu như nước và thay đàn ông như thay áo. Nàng không biết đi giày cao gót. Nàng không biết chải tóc làm sao cho hết rối. Nàng không biết giặt cả cái mền làm sao cho sạch, mỗi lần giặt đồ nàng cứ sờn sợt đến nỗi ông chú già phải “ngứa con mắt bên phải, đỏ con mắt bên trái”. Nàng không biết cả đi chợ, bằng chứng là ông chú già thường la nàng vì nàng đi chợ không biết trả giá.
Nàng còn là người quá ưa luộm thuộm, bằng chứng là phòng của nàng chẳng lúc nào ngăn nắp, sách báo, hoa khô, tranh ảnh, thú nhồi bông lộn tùng phèng, chỗ này để quần áo, chỗ kia ném mấy thứ linh tinh, ông chú già thường ngoác cái miệng như miệng con Bim mắng nàng: “Chú sống đến... hói đầu cũng chưa từng thấy một đứa nào bề bộn như cháu!...”.
Nàng còn có cái tật hay ngồi bệt, chiến tích của những lần nàng ngồi bệt là dính bã kẹo singum sau váy, và chiến tích nữa là những váy trắng của nàng nhò nhọ vết nồi.  Nàng còn thêm tật ăn gì xong là chùi ngay tay vào gấu váy, bằng chứng là nàng hay nhai rộp roạp trái cây và những gấu váy của nàng thuốc tẩy glixerin năm muỗng cũng không sạch. Nàng còn thêm tật hay ăn vụng, bằng chứng là mẹ nàng than ngắn thở dài “chết mất, kiểu này sau lấy chồng thì không ổn con ạ...”... vv và vv...
Vậy mà tôi lại yêu tất cả những tật đó ở nàng.
Tôi muốn được chăm sóc nàng. Được bảo bọc cho cái thân thể yếu đuối đến tội nghiệp kia của nàng.
Nàng thường rúc mình ở cái tổ cúc cu ấy và làm công việc mà với nhiều người cho là “trời ơi”, là “dở hơi”, đó là viết... linh tinh. Nàng thường ăn thức ăn sót lại của ngày này qua ngày khác đến bằng hết mới lệt sệt đôi dép râu của ông chú già lười biếng đi ra ngoài bổ sung vào cái tủ lạnh cũ kỹ với tiếng máy kêu rè rè những thứ phục vụ tiếp những ngày sau. Từ khi quen nàng, tôi luôn chất vào tủ lạnh của nàng tất cả những gì ăn để tốt cho sức khoẻ của nàng.
Một ngày Sài Gòn sang đông, nàng nói với tôi là nàng đang mơ đến một tổ... cúc cu. Nàng vẫn gọi gia đình nhỏ là tổ cúc cu, đó là cách ví von của nàng. Tổ cúc cu ấy có chim bố, chim mẹ và những chú chim con...
Hôm đó tôi đang họp ở công ty thì nhận được tin nhắn của nàng, tôi lao xe như điên đến nhà nàng. Nàng đang hì hục trong bếp làm món mỳ Ý sốt cà chua mà tôi có lần nói với nàng là rất thích món này, mồ hôi nhễ nhãi bết đầy tóc. Tôi đứng nhìn nàng qua cửa sổ mà thấy lòng rưng rưng...
Tôi quyết định đưa nàng về ra mắt bố mẹ tôi. Bữa cơm ấm cúng được diễn ra. Mẹ tôi có vẻ rất thích nàng. Dùng cơm xong bà còn rôm rả gọi nàng vào trong bếp cắt trái cây.
Nhưng sau hôm đó tôi không gặp lại nàng nữa. Tôi không biết nàng đã đi đâu. Tôi đến tìm nàng nhiều lần ở ngôi nhà hộp diêm mọc rêu rũa ấy nhưng cửa lúc nào cũng đóng im ỉm. Cỏ dại mọc cao hơn đầu người.
Tôi lao vào những cuộc nhậu nhẹt thâu đêm để quên nàng. Nhưng hình ảnh nàng gầy nhẳng trong bộ váy thùng thình chạy trên triền đồi chụp hoàng hôn cứ mãi ám ảnh trong tôi.
Một lần say bét, lẹt nhẹt về nhà, tôi nghe được cuộc nói chuyện giữa ba và mẹ.
- Lỗi tại bà.
- Chẳng phải ông cũng muốn con trai mình lấy một đứa danh giá sao. Gia đình con bé ấy đã không ra gì, vậy mà khi tôi hỏi cháu làm gì thì nó nhìn tôi chằm chằm, “cháu làm nghề tự do”, hỏi, nghề tự do là nghề gì, nó lại nhìn tôi chằm chằm, “viết lách”...
Tôi lao nhanh ra khỏi nhà, nghe sống mũi mình cay cay, hình ảnh người con gái hì hục trong bếp làm món mì Ý, tóc tai bết mồ hôi cứ thúc mãi tôi chạy như chong chóng...
(27-11-2008)
LÊ THÙY VÂN ( Bao Tuoi Tre )